[Funland] Sự thật về các hệ thống phòng không: tốt và kém

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,105
Động cơ
146,500 Mã lực
Quay trở lại việc so sánh patriot, cá nhân tôi thấy so sánh S300 hay Pansirt-S1 vs Patriot là quá vô lý

Nếu so sánh, thì phải so với phòng không phóng nghiêng, chứ so với Pansirt-S1 và S300 ko hợp lý, các loại phóng nghiêng đa số là PK kiểu cũ như S75/125, Patriot quảng cáo bắn được mục tiêu bay thấp, tên lửa hành trình, nên đừng nói là ko bắn được

Patriot is a long-range, all-altitude, all-weather air defence system to counter tactical ballistic missiles, cruise missiles and advanced aircraft.

https://www.army-technology.com/projects/patriot/

S125 thành tích thực chiến ko hề kém, bắn hạ F117, ngoài ra Nam Tư tuyên bố bắn trọng thương 2 chiếc F117, trong các cuộc xụng đột tại Trung Đông nó bắn hạ kha khá máy bay Israel, Mỹ tại Syri nó bắn hạ nhiều tên lửa hành trình, Drone của Israel, nato năm ngoái

So kè thế này thì thấy Patriot thua xa SAM phóng nghiêng thời LX cũ, S125 bắn hạ được hầu hết các vũ khí mới nhất theo công nghệ Israel, nato, còn Patriot cả 2 bản 2/3 đều vô dụng trước vũ khí tự chế của Houthi mặc váy dép lê, Patriot chỉ nên so với con này thôi, đừng đu đưa so với S300/400 làm gì cho mang nhục, Patriot có bảo vệ được cái gì đâu, vài nước Ba Lan, Ai Cập vẫn còn trang bị S125 mặc dù là đệ ruột Mỹ, nhưng họ đâu có đặt mua Patriot làm gì


 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,105
Động cơ
146,500 Mã lực
Iraq mua HQ-16 ko thèm mua PAC-3

Kế hoạch mua vũ khí phòng không Trung Quốc được Bộ Quốc phòng Iraq đưa ra sau khi xuất hiện những thông tin Baghdad và Nga đã tiến hành những cuộc đàm phán về thương vụ S-300 hoặc S-400.

"Chúng tôi coi trọng vai trò của lực lượng phòng thủ trong tình hình mới và việc hiện đại hóa lực lượng bằng những vũ khí tối tân từ nước ngoài là hết sức cần thiết với chúng tôi vào lúc này.

Hiện nay hệ thống HQ-16 và FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của HQ-9) do Trung Quốc phát triển đang nằm trong kế hoạch mua sắm của chúng tôi", Bộ Quốc phòng Iraq cho biết trong tuyên bố hôm 1/10.

Hệ thống HQ-16.
Theo những thông tin được tiết lộ, nếu việc mua vũ khí phòng không Trung Quốc được hiện thực hóa, rất có thể thương vụ này có thể lên tới 2,5 tỷ USD. Điều đặc biệt là một phần của số tiền này là khoản tín dụng do chính phủ Trung Quốc cấp.

Trước khi xuất hiện thông tin này, Iraq từng coi Nga là ứng cử viên đầu tiên và họ đã có kế hoạch mua 7 tiểu đoàn hệ thống phòng thủ tên lửa S-300, cũng như tham gia thực hiện lắp ráp xe tăng T-90S theo dự án ở Basra thuộc Iraq. Tuy nhiên Nga đã từng chối cung cấp, hỗ trợ tài một phần tài chính, vì vậy Iraq chỉ mua tăng T-90S của Nga và chuyển sang mua vũ khí phòng không Trung Quốc.

Được biết, tổ hợp FD-2000 là vũ khí phòng thủ xuất sắc nhất của Trung Quốc, có thể dẫn đường vũ khí chính xác, đánh chặn máy bay không người lái, máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu, có thực lực không tồi về phòng không và phòng thủ tên lửa, có khả năng tác chiến phòng không khu vực trong mọi điều kiện thời tiết.

Hệ thống này có thể kiểm soát đồng thời theo dõi cùng lúc 100 mục tiêu và tham chiến với 50 mục tiêu khác. Tầm bắn tối đa của tên lửa khoảng 200 km, có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 25 km và thấp nhất 0.5 km. Chúng có khả năng phát hiện máy bay ném bom chiến lược ở cự ly 250 km, có thể quan sát mục tiêu xung quah và mang theo 16 tên lửa.

Những tính năng của FD-2000 được giới chuyên gia đánh giá tương đương với hệ thống S-300 của Nga. Tuy nhiên, chúng chưa hề chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy trong thực tế chiến đấu. Bất chấp thực tế đó, Iraq đã không hề giấu khi nói về kế hoạch mua sắm vũ khí Trung Quốc của mình.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-khong-uu-ai-iraq-mua-ten-lua-trung-quoc-3388684/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,105
Động cơ
146,500 Mã lực
Kết luận chính thức SPYDER chính là thủ phạm bắn hạ Mi-17 hồi tháng 2-2019

Ấn Độ thừa nhận, chính hệ thống phòng không Spyder nước này đã bắn nhầm chiếc Mi-17 khiến 6 người thiệt mạng hồi tháng 2/2019.




https://baodatviet.vn/anh-nong/an-do-thua-nhan-ten-lua-israel-ban-nham-3388867/

https://www.indiatoday.in/india/story/budgam-mi-17-crash-iaf-chief-admits-big-mistake-1606217-2019-10-04

Hệ thống SPYDER này rất vô dụng, thực chiến nhiều lần nhưng đều thất bại, từ chiến tranh biên giới Nga Gruzia 2008 cho tới xung đột biên giới Ấn Pakistan hồi tháng 2 vừa qua, ko bắn hạ được máy bay đối thủ nào, ngược lại còn bắn hạ cả máy bay phe ta thương vong lớn ko đáng có

Còn đây là chính đánh giá của VN cũng có trong tay SPYDER

Hệ thống tên lửa phòng không Spyder của Israel không đáp ứng được kỳ vọng của Việt Nam
© Ảnh : Pritishp333
QUAN ĐIỂM-Ý KIẾN
06:10 14.12.2018(cập nhật 12:44 14.12.2018)URL rút ngắn
Theo Dmitry Shorkov
41
Theo dõi Sputnik trên
Năm 2015, Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Rafael của Israel về cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn SPYDER.

Theo các nguồn mở, phía Việt Nam đã đặt mua 5-6 tổ hợp tên lửa phòng không và 250 quả tên lửa cho chúng. Tuy nhiên, mới đây trên báo chí xuất hiện thông tin trích dẫn một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết rằng, xét theo mọi việc Việt Nam sẽ không mua thêm các tổ hợp tên lửa của Israel. Trước hết bởi vì thiết bị này không chịu đựng được khí hậu nhiệt đới độ ẩm cao và gặp nhiều trục trặc. Thứ hai, hầu hết các lần bắn thử với các tổ hợp này được thực hiện trong năm nay đều không thành công. Thứ ba, tổ hợp không tương thích với các hệ thống phòng không mà Nga đã cung cấp cho Việt Nam trước đây.


© ẢNH: DEFENCE BLOG
Hệ thống tên lửa phòng không Spyder của Israel

© WIKIPEDIA / ERESHKIGAL1
Việt Nam bất ngờ phóng thử tên lửa phòng không Spyder hiện đại hàng đầu Đông Nam Á
Không có gì bí mật, hệ thống phòng không hoạt động hiệu quả chỉ khi tất cả các thành phần của nó hoạt động trong một gói, "có tiếng nói chung trong các vấn đề kỹ thuật". Và hầu như không thể hoặc rất khó kết hợp trong một hệ thống các thành phần được sản xuất ở những quốc gia khác nhau. Trong trường hợp này, khó có thể đảm bảo độ tin cậy cao của toàn bộ hệ thống.

Theo chuyên gia quân sự Nga Viktor Murakhovsky, Tổng biên tập của Tạp chí "Kho Vũ khí của Tổ quốc", quyết định của Việt Nam mua hệ thống phòng không Israel không phải là một sự lựa chọn tốt. Trong bài bình luận cho Sputnik, ông viết:

Tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER có thành phần rất đặc biệt. Radar — bộ phận riêng, bệ phóng — bộ phận riêng và các quả tên lửa — thích nghi với bệ phóng tên lửa không đối không trên mặt đất với đầu tìm ảnh hồng ngoại Python. Hệ thống tên lửa phòng không trên khung gầm ô tô không có đủ khả năng di chuyển trên địa hình mấp mô, rừng rậm, trên nền đất yếu không đủ sức chịu tải. Kết quả là, tổ hợp không có đủ tính năng cơ động. Một radar riêng cho toàn bộ tổ hợp không phải là giải pháp tốt nhất. Nếu radar bị triệt tiêu hoặc bị phá hủy, tổ hợp không thể hoạt động được. Ngoài ra, các phi cơ chiến đấu hiện đại có nhiều phương tiện để chống lại tên lửa phòng không có đầu hồng ngoại: mục tiêu giả (bẫy nhiệt), tổ hợp áp chế điện tử (President hoặc Vitebsk). Lực lượng không quân của các quốc gia láng giềng với Việt Nam đều sở hữu có các tổ hợp như vậy. Do đó, có vẻ như tính hiệu quả của hệ thống phòng không SPYDER trong điều kiện Đông Nam Á rất đáng nghi ngờ.


© SPUTNIK / MINISTRY OF DEFENCE OF THE RUSSIAN FEDERATION
"Bảo kiếm" giữ trời Hà Nội: Việt Nam đưa tên lửa SPYDER vào trực chiến cùng S-300PMU1
Cơ sở của hệ thống phòng không Việt Nam là các hệ thống của Liên Xô và Nga. Và Nga có loại hệ thống phòng không tầm ngắn hiện đại, có tính cơ động cao — hệ thống cùng lớp với SPYDER của Israel.

Ở đây nói về tổ hợp Tor-M2. Không ai sánh bằng Tor-M2 về khả năng chiến đấu, — ông Victor Murakhovsky nói. — Tổ hợp có thể dựa trên khung gầm khác nhau: có thể chạy bằng xích và chạy bằng bánh xe trên các địa hình. Mỗi tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2 đều hoạt động độc lập. Nó có radar riêng và vũ khí hỏa lực (16 tên lửa phòng không dẫn đường), có tầm nhìn quang học hình ảnh nhiệt tự động theo dõi mục tiêu. Ngoài ra, Tor-M2 là hệ thống phòng không tự hành duy nhất trên thế giới có khả năng bắn "khi đang di chuyển" mà không cần triển khai đến vị trí bắn. Các tên lửa của nó có đầu đạn phát xạ bán chủ động hoàn toàn không phản ứng trước các bẫy nhiệt và máy phát laser là một phần của hệ thống phòng không của nhiều quốc gia. Phạm vi và độ cao tiêu diệt mục tiêu của tổ hợp Tor-M2 sánh được với SPYDER của Israel. Tuy nhiên, tổ hợp của Israel chỉ có thể phóng tên lửa trong một khu vực nhất định, còn tổ hợp của Nga - trong khu vực 360 độ; quả tên lửa được phóng lên theo chiều thẳng đứng và được dẫn hướng bằng radar bay tới mục tiêu".

Cuối cùng, theo chuyên gia Nga, radar của tổ hợp chiến đấu Tor-M2 có khả năng phân biệt bẫy radar và các mục tiêu thực sự. Điều này đã được xác nhận cả trong quá trình bắn đạn trên bãi thử nghiệm cũng như trong quá trình sử dụng tổ hợp Tor-M2 để bảo vệ căn cứ không quân Hmeymim của Nga ở Syria.


https://vn.sputniknews.com/opinion/201812146746310-he-thong-ten-lua-phong-khong-spyder-cua-israel-khong-dap-ung-duoc-ky-vong-cua-viet-nam/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,105
Động cơ
146,500 Mã lực
Radar mới khắc phục điểm yếu chết người của Patriot
(Vũ khí) - Hãng Raytheon vừa chính thức công bố hệ thống radar mới giúp khắc phục điểm yếu và tăng hiệu quả đánh chặn mục tiêu.
Hệ thống mới được gọi là Bộ cảm biến Tên lửa Phòng thủ và Đánh chặn Tầm thấp (LTAMDS), là thế hệ radar cảnh báo tên lửa tiếp theo của phòng thủ Mỹ. Hệ thống này sẽ được trang bị cho tổ hợp Patriot PAC-3MSE nâng cấp mới.

LTAMDS mới sẽ giúp khắc phục điểm yếu lớn nhất của hệ thống "mắt thần" thuộc Patriot hiện nay đó là chúng chỉ bao phủ được một góc 90 độ và điều này sẽ để lại một khoảng trống nhất định trong khu vực mà hệ thống radar này theo dõi.

Hệ thống radar mới dành cho hệ thống Patriot.
Đại diện hãng Raytheon cho biết: "Những radar thế hệ mới sẽ giúp phiên bản nâng cấp Patriot có khả năng bảo vệ được 360 độ, trong khi vẫn duy trì được khả năng cơ động, cũng như giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng xuống còn 50%".

Raytheon cho biết, những hệ thống radar mới sẽ được ưu tiên trang bị cho quân đội Mỹ sau đó sẽ được dùng để nâng cấp Patriot của một số đồng minh. Phiên bản được trang bị radar mới được định danh PAC-3MSE với nhiều cải tiến về đạn tên lửa.

Đặc biệt là sử dụng thế hệ đạn tên lửa có tốc độ bay lớn và nguyên lý tấn công xuyên phá động năng để tiêu diệt mục tiêu. Đây là phương thức tấn công đạt hiệu quả cao đối với các mục tiêu nhỏ, có sơ tốc cao như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình của đối phương.

Ngoài ra, kết cấu động cơ đẩy nhiên liệu rắn hai tầng cho phép tăng gấp đôi tầm bắn hiệu dụng của đạn tên lửa đánh chặn. Đạn tên lửa đánh chặn mới cũng nhỏ gọn hơn cho phép tăng số lượng đạn tên lửa đánh chặn trang bị trên các bệ từ 4 lên 16 đạn.


Nhà sản xuất khẳng định, khi gói nâng cấp với radar mới hoàn thành, hệ thống Patriot sẽ khắc phục được nhược điểm không phát hiện được mục tiêu hoặc phản ứng chậm khi bị tấn công - giống trường hợp của Patriot của Saudi khi bị lực lượng Houthi tấn công và nhà máy dầu hồi tháng trước.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/radar-moi-khac-phuc-diem-yeu-chet-nguoi-cua-patriot-3389511/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,105
Động cơ
146,500 Mã lực
Muối mặt Mỹ phải copy kiểu radar của Nga để giúp Patriot tồn tại

Radar mới của Patriot xoay 360 độ copy nguyên dàn radar của S300 cụ thể là radar 30N6E , như vậy Mỹ thừa nhận radar cũ MPQ-53 và cả bản nâng cấp GaN dự kiến đã thất bại, vì ko thể xoay, bao quát 360 độ tóm lại là đồ đểu. Nhưng vì quá ngu nên Mỹ ko thể làm 1 radar xoay hoàn chỉnh như 30N6E được mà phải làm theo cách cố định và đặt nhiều radar trên 1 cụm (giống hệ thống SPY 1 của Aegis), tóm lại vẫn thua xa hệ thống S300 chứ đừng nói S400

https://www.c4isrnet.com/digital-show-dailies/ausa/2019/10/14/no-time-for-a-blind-spot-raytheon-goes-big-with-patriot-radar-replacement/




Nhưng dù có thay đổi ,sao chép S300 kiểu nào, thì vẫn ko thể giúp Patriot tốt hơn, bởi thiết kế phóng nghiêng của nó đã quá lỗi thời, lạc hậu, thay vì đó Mỹ nên sao chép hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống S300 luôn, bỏ đi mặc cảm ngu si thua kém Nga trong lĩnh vực phòng không

 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,105
Động cơ
146,500 Mã lực
Saudi Arabia bị Mỹ "lừa và trấn lột": Cay đắng vì hệ thống tên lửa "thần thánh" gục ngã?

Bảo Lam | 17/10/2019 02:53 PM

0



Tên lửa Patriot thần thánh của Saudi phản chủ, tự đâm đầu xuống đất


BQP Mỹ đã lần đầu tiên phải thừa nhận Patriot đã làm xấu mặt ngành CNQP nước này còn Saudi cay đắng nhận ra mình bị "trấn lột" và phải cố gắng khắc phục những điểm yếu chết người.
CẬP NHẬT: Trận chiến quyết định, Thổ đánh cực lớn vào Sere Kaniye - QĐ Syria khẩn cấp điều xe tăng chốt Ain Issa

Mỹ thừa nhận Patriot làm xấu mặt

Nhân vật đầu tiên trong giới lãnh đạo tối cao của Mỹ phải thở dài vì sự bất lực của các phương tiện phòng không/phòng thủ chống tên lửa tại Saudi Arabia là Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Trước chuyến bay khẩn cấp tới Ryad nhằm mục đích dập tắt "vụ cháy về phương diện ngoại giao", bị vây quanh bởi đám đông các phóng viên, ông đã tuyên bố rằng Mỹ đang sở hữu những vũ khí phòng không tốt nhất thế giới. Nhưng cả "các phương tiện phòng không tốt nhất đối khi cũng mắc lỗi". Còn thực ra, lần này lỗi quá lớn.

Thay vì nói rằng từ giờ, sau khi phân tích kỹ lưỡng sự việc và đưa ra những quyết định phù hợp, đối tác chiến lược của Mỹ sẽ được bảo vệ chắc chắn khỏi sự lặp lại của nỗi kinh hoàng tương tự thì ông Pompeo lại phát biểu hoàn toàn không tự tin:

"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng hạ tầng và những tài nguyên được bảo vệ để những cuộc tấn công tương tự của kẻ địch trong tương lai sẽ ít thành công hơn và không gây hậu quả lớn như đòn tập kích vừa rồi".

"Ít thành công hơn", đương nhiên, đã khiến cho Ryad rất không tán thành. Chính vì thế, ngày hôm sau, thái tử Muhammed ben-Salman đã gửi yêu cầu tới Tổng thống Hàn Quốc, nhờ giúp đỡ tăng cường hệ thống phòng thủ của nước mình bằng những tổ hợp tên lửa phòng không do Hàn Quốc chế tạo.

Saudi bị Mỹ "lừa và trấn lột"?

Cuối cùng, tình hình liên quan tới sự thất bại của hệ thống phòng không bảo vệ các giếng dầu của công ty Saudi Aramco đã tìm thấy nhân vật có thẩm quyền trong lĩnh vực quân sự lên tiếng - đó là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Danford.

Vị tướng này nói rằng không một hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa đơn độc nào có thể chặn đứng được cuộc tấn công với sự tham gia của 18 UAV và 7 tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, những năng lực phòng thủ nhiều tầng có thể giảm thiểu được rủi ro từ các cuộc tấn công tương tự.

Và ngay lập tức xuất hiện nhiều câu hỏi. Và nổi lên trong số đó là – cần gì Saudi Arabia phải mua của Mỹ vũ khí lên tới 100 tỷ USD? Và tại sao số tiền không tưởng này lại không thể thiết lập được hệ thống phòng không/phòng thủ chống tên lửa nhiều lớp?


Vụ tập kích bằng tên lửa hành trình và UAV vào cơ sở lọc dầu Saudi gây hậu quả khủng khiếp.

Và tại sao trong điều kiện, khi mọi thứ đã rõ rằng, các cuộc tấn công bằng tên lửa chính từ những nước láng giềng, sẽ nhằm vào các cơ sở quan trọng của ngành dầu khí, nhưng các lực lượng phòng thủ mạnh lại không được tập trung vào hướng này?

Nhưng hoá ra "không có cả những lực lượng phòng thủ mạnh". Trên thực tế, chứ không phải trong các báo cáo. Mỹ đã chuyển giao cho Saudi 96 bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC2 và PAC3.

Thậm chí những tổ hợp PAC3 biến thể mới nhất còn nhiều gấp đôi PAC2. Và các kíp chiến đấu bản địa đã được huấn luyện để vận hành chúng. Không phận Saudi được kiểm soát bởi 17 radar phát hiện tầm xa AN/FPS-117(V)3, tạo thành mạng lưới thống nhất, cùng với số lượng lớn các hệ thống radar cảnh giới chiến thuật.

Dường như con ruồi cũng không thể bay qua. Tuy nhiên, cả các UAV lẫn những tên lửa hành trình đã không bị các phương tiện cảnh báo tấn công tên lửa phát hiện. Tất cả các phương tiện tấn công đã bay tới mục tiêu mà không bị cản trở.

Thực ra, 3 phương tiện tấn công đã "lạc đường" và rơi cách xa nhà máy lọc dầu. Cho nên, không một tổ hợp tên lửa phòng không Patriot nào khai hoả. Trong lịch sử của tổ hợp tên lửa phòng không này tại Trung Đông từng có những trang đáng hổ thẹn, nhưng thất bại kiểu này xảy ra lần đầu tiên.


Tên lửa phòng không Patriot do Mỹ chế tạo.

Cần phải nói rằng, trong bài phát biểu của tướng Joseph Danford sự thật đã bị làm méo mó một cách cố ý.

Thứ nhất, mạng lưới radar cảnh giới rất mạnh của Saudi không chỉ có thể, mà phải phát hiện được tất cả 25 vật thể tấn công, bất chấp chúng có kích cỡ nhỏ. Và độ cao thấp cũng không được phép là tình huống không thể vượt qua khi triển khai đánh chặn. Bởi vì, tất cả các mục tiêu đều có vận tốc cận âm, còn UAV thậm chí còn di chuyển rất chậm.

Thứ hai, sự khẳng định mà được lan truyền tại Mỹ rằng, "Patriot" không có khả năng đánh chặn các UAV, là không chính xác.

Trong những tính năng kỹ-chiến thuật của nó có ghi bằng giấy trắng mực đen rằng tổ hợp đánh chặn được cả những thiết bị bay không người lái. Thực ra, đó là thú vui vô cùng đắt đỏ - một quả tên lửa "Patriot" có giá 1 triệu USD. Tuy nhiên, thiệt hại của Saudi Arabia hôm 14/9 còn lớn hơn nhiều.

Thứ ba, không đúng khi nói rằng Saudi không có hệ thống phòng không đa cấp, rằng "Patriot" đứng như các hòn đảo đơn độc rải rác trong một không gian khá rộng lớn của nước này. "Patriot" đó là tổ hợp đa năng tầm trung, mà phải giữ được tuyến phòng thủ với chiều sâu lên tới 80-100km.

Điều đó sẽ liên quan tới các mục tiêu động lực học như UAV và tên lửa hành trình. Nhưng nói rằng tên lửa hành trình khó đánh chặn do nó biết bay lượn so với tên lửa đạn đạo, trong thế kỷ XXI, có vẻ nghe không hợp lý đối với những đại diện của một đất nước phát triển về công nghệ.

Tên lửa chống tên lửa của "Patriot" rất "lanh lợi" – vận tốc của nó đạt 5M, còn khả năng chịu quá tải tới 30G.


Tên lửa hành trình và UAV được cho là đã tập kích vào cơ sở lọc dầu cảu Saudi.

Ở Saudi còn có thêm các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung với tầm bắn lên tới 40km. Đó là 128 bệ phóng của tổ hợp tên lửa phòng không I-Hawk. Chúng, tất nhiên, đã ra đời từ lâu – vào thập niên 70, nhưng qua hàng loạt các lần nâng cấp, chúng đã đạt được tới mức hoàn toàn hiện đại.

Ngoài ra còn có 600 tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn, nhưng không đồng bộ. 400 tổ hợp M1097 Avenger của Mỹ - đó là xe ôtô đa địa hình với 2 ống phóng các tên lửa "Stinger" và pháo phòng không 12,7mm. Tất cả chúng được điều khiển bởi hệ thống radar.

"Stinger" bất lực trước các UAV, bởi vì nó được trang bị đầu dò hồng ngoại nhưng với các tên lửa hành trình cận thanh, không phải hiện đại nhất, thì nó hoàn toàn có khả năng.

Còn thêm 40 tổ hợp tên lửa phòng không Crotale của Pháp. Đó là loại vũ khí đáng gờm hơn để bảo vệ các căn cứ quan trọng. Crotale có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 5km. Tầm bắn – 10km. Nó được đưa vào sử dụng vào năm 1971, nhưng biến thể mới nhất được sản xuất cuối những năm 2000.

Và thêm khoảng 160 tổ hợp tên lửa phòng không Shanine, mà được coi là biến thể của tổ hợp Crotale, do người Pháp chế tạo theo đơn đặt hàng của Saudi.

Thêm vào danh sách các phương tiện phòng không còn phải kể đến gần 1.000 khẩu pháo phòng không cỡ nòng từ 20-40mm.

Trong thành phần lực lượng phòng không Saudi cũng có các đơn vị radar cảnh giới. Hoàn toàn có thể phỏng đoán rằng họ có trong tay không chỉ các radar và phương tiện liên lạc, mà cả những tổ hợp tác chiến điện tử có khả năng gây nhiễu điều khiển các UAV.

Chính với những số tiền điên rồ mà Saudi đã trả cho Mỹ, hoàn toàn có thể yêu cầu cung cấp các tổ hợp tác chiến điện tử. Như chúng ta thấy, hệ thống phòng không hoàn toàn đa lớp. Và vai trò "đầu não chỉ huy và điều khiển" là khí tài của Mỹ.

Các phương tiện phát hiện mục tiêu bố trí phân tán đáng lẽ phải nhận diện được cuộc tấn công ồ ạt của các UAV và tên lửa hành trình ở giai đoạn đầu để nhanh chóng báo động và truyền tham số mục tiêu cho các radar điều khiển hỏa lực của những đơn vị hỏa lực để khai hỏa đánh chặn.

Nhưng điều đó đã không xảy ra. Vì thế mới xuất hiện những nghi ngờ liên quan tới sự kém năng lực của các phương tiện phòng không/phòng thủ chống tên lửa của Mỹ.

Còn bây giờ đề cập về việc "không một hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa đơn độc nào có thể ngăn chặn được cuộc tấn công này" như Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Danford đã nói.

Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 đang thực hiện nhiệm vụ phòng thủ cho căn cứ không quân Hmeimim của Nga tại Syria và trong 2 năm, nó đã bẻ gãy nhiều đợt tập kích của khủng bố, khi đánh chặn hơn 20 UAV và hơn 60 đạn phản lực – các tên lửa tự chế, bình ga, đạn phản lực dạng "Grad".


Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1

Ngoài ra, các UAV bị đánh chặn là những thiết bị tiên tiến nhất về mặt công nghệ. Chúng được trang bị các hệ thống điều khiển và liên lạc do Mỹ sản xuất.

Thậm chí, mật độ mục tiêu dày đặc của các cuộc tấn công đôi khi lên tới mức rất cao như ngày 19/5/2019, đã có tới 8 quả tên lửa và 12 UAV bị đánh chặn.

Vũ khí của Pantsir-S1 gồm 12 tên lửa với đầu dò radar và tầm bắn lên tới 20km, cũng như 1.400 viên đạn 30mm. Thời gian phản ứng – 4 giây. Các mục tiêu, bao gồm cả những kích cỡ nhỏ, sẽ bị đánh chặn ở độ cao từ 5m đến 15km.

Tốc độ bắn của khẩu pháo tự động đồng trục là 5000 phát/phút. Khoảng cách giữa các lần phóng tên lửa là 1,5 giây. Cùng lúc có thể phóng tên lửa nhằm vào 4 mục tiêu.

Một trong những tính năng độc đáo của tổ hợp này chính là ở khả năng phát hiện và tiêu diện các mục tiêu với diện tích phản xạ radar hiệu quả là 2-3cm2, nhờ việc sử dụng 3 hệ thống theo dõi – định vị radar, quang hồng ngoại, Pantsir-S1 của Nga có thể giải quyết được cả các UAV do thám cỡ nhỏ.

Washington không có khả năng đề xuất thứ vũ khí phòng thủ gì giống với tình năng kỹ - chiến thuật ưu việt của Pantsir-S1 cho Ryad. Bởi vì tại các đơn vị phòng không tầm thấp của Mỹ cũng đang hết sức bi đát khi 30 tổ hợp tên lửa phòng không "Roland" do liên doanh Pháp-Đức chế tạo sắp về hưu.

Trong khi đó, biến thể mới nhất của tổ hợp này còn lâu mới đạt được tới trình của Pantsir-S1 về cả khả năng phát hiện các mục tiêu kích cỡ nhỏ, lẫn về vận tốc khoá và tiêu diệt các tên lửa và UAV cỡ nhỏ. Tất nhiên, Ryad có thể mua tổ hợp của Nga. Nhưng chỉ nếu như không bị Washington bẻ quặt tay vì "những mối quan hệ phạm pháp với Moscow".

https://soha.vn/saudi-arabia-bi-my-lua-va-tran-lot-cay-dang-vi-he-thong-ten-lua-than-thanh-guc-nga-20191017142337655rf20191017142337655.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,105
Động cơ
146,500 Mã lực
Tướng Mỹ: Không còn lựa chọn nào khác khi dùng Iron Dome
(Vũ khí) - Thiếu tướng Lục quân Mỹ, Brian Gibson cho biết, việc mua Iron Dome và phát triển vũ khí tương tự là cần thiết, bởi Lầu Năm Góc không có lựa chọn khác.

Tuyên bố của vị tướng Mỹ đưa ra khi tiết lộ Mỹ đang phát triển phiên bản tương tự Iron Dome của Israel với định danh là SkyHunter, hệ thống đánh chặn mới có thể sẽ được bàn giao trong năm 2023. SkyHunter sẽ thuộc mạng lưới chỉ huy phòng không-phòng thủ tên lửa tích hợp (IBCS). Nguyên tắc hoạt động của tổ hợp vũ khí phòng thủ tên lửa mới của Mỹ đang được xây dựng dựa trên cơ sở của tổ hợp Iron Dome.

Israel và Mỹ đã ký thỏa thuận cung cấp ít nhất 2 tổ hợp tên lửa đánh chặn Iron Dome hồi tháng 8/2019. Nhiều khả năng, Quân đội Mỹ đã đặt mua phiên bản Iron Dome Block II được cải thiện khả năng kháng nhiễu và tỷ lệ đánh chặn thành công.

Hệt hống Iron Dome.
Phiên bản Block II có khả năng bao quát vùng lãnh thổ rộng tới 150km vuông, mỗi tiểu đoàn Iron Dome bao gồm một trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi và dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.

Điểm đặc biệt của phiên bản mới nằm ở chỗ, tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa mục tiêu không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tiêu.

Ngoài khả năng phòng thủ tên lửa, Iron Dome cũng có chức năng phòng không chống lại các mục tiêu bay thông thường. Việc Mỹ mua Iron Dome và phát triển SkyHunter nhằm đối phó với nguy cơ ngày càng tăng đến từ những vũ khí thế hệ mới của Nga cũng như sự phát triển công nghệ máy bay không người lái trong những nhóm khủng bố nhỏ lẻ.

Phản ứng với việc Mỹ phát triển vũ khí tương tự Iron Dome, truyền Mỹ đã thừa nhận rằng đây có thể là sai lầm. Bởi từ khi đi vào hoạt động và được quảng bá có thể đánh chặn đến trên 90%, Iron Dome vẫn chưa gặt hái được thành công trên thị trường quốc tế.

Vì vậy, việc Mỹ mua vũ và phát triển SkyHunter có theer là sai lầm lớn, đặc biệt là sau màn thể hiện tệ hại khi vũ khí này đối đầu với những cuộc tấn công bằng rocket từ Gaza vừa qua. Thành tích kém cỏi đã được chính Lực lượng quốc phòng Israel (IDF) thừa nhận.

Hồi đầu tháng 5/2019, hai nhóm vũ trang là Hamas và Jihad đã phóng tổng cộng 690 quả rocket từ Gaza vào lãnh thổ Israel. Những cuộc tấn công khiến 4 người Israel thiệt mạng và gần 200 người khác bị thương. Trong tổng số 690 quả rocket dội vào Israel, chỉ có 240 quả bị đánh chặn bởi Iron Dome được ghi nhận. Thành tích này đã được mang ra so sánh với hệ thống Pantsir-S1 của Nga tại Hmeymim.

Cụ thể, trong khi vũ khí Nga đã đánh chặn thành công gần như 100% đạn phản lực và rocket tấn công vào Hmeymim thì Iron Dome chỉ chặn được 240 quả trong tổng số gần 700 quả đạn từ Gaza. Với thành tích này, nếu Mỹ dùng Iron Dome để phòng thủ thực tế, rất có thể Mỹ sẽ lĩnh hậu quả nặng nề.

Còn nếu mua Iron Dome với mục đích giúp Israel kích thích bán hàng điều này trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi từ khi chính thức đưa vào trang bị tại Israel gần 10 năm qua, dù Iron Dome đã dành được sự quan tâm của nhiều khách hàng nhưng chưa có bất kỳ bản hợp đồng chính thức nào được ghi nhận.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tuong-my-khong-con-lua-chon-nao-khac-khi-dung-iron-dome-3389688/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,105
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ lết sang mà học Nga, lậy Nga dậy cho

Nga luôn đi trước một bước, UAV phiến quân ngơ ngác khi bị "tóm sống" ở căn cứ Khmeimim


Việc phiến quân Syria cùng các thế lực đứng sau sử dụng UAV tấn công để phá hoại căn cứ Khmeimim là kế hoạch hết sức âm hiểm, tuy nhiên điều đó đã nằm trong dự tính của người Nga.

Phương Tây bí mật tiếp sức, phiến quân "cố đấm ăn xôiZ" tấn công Khmeimim

Khi các cuộc tấn công bằng pháo và rocket vào căn cứ không quân Khmeimim không còn hiệu quả, đồng thời chịu tổn thất nặng nề sau các đợt không kích phản đòn của Nga. Tuy vậy, phiến quân khủng bố Syria vẫn không từ bỏ ý định tấn công Khmeimim và chúng bắt đầu chuyển sang hình thái tác chiến kiểu mới dưới sự hỗ trợ của một thế lực bí ẩn.

Trong năm 2018, đan xen với các cuộc tấn công bằng pháo và rocket lẻ tẻ phiến quân Syria bắt đầu lên một kế hoạch phá hoại tinh vi nhằm vào căn cứ Khmeimim của Không quân Nga với sự hỗ trợ từ các tổ chức tình báo và đặc nhiệm nước ngoài.

Điểm cơ bản của kế hoạch này là việc sử dụng các loại máy bay tấn công không người lái (UAV) tự chế mang theo những quả bom mini bí mật vượt qua hệ thống phòng không ở Khmeimim sau đó tấn công khu vực nhà chứa máy bay và một số cơ quan đầu não lực lượng viễn chính của Quân đội Nga ở Syria.


Cận cảnh UAV tấn công tự chế của phiến quân Syria bị lực lượng phòng không Nga bắt sống. Ảnh: RT.


Để làm được điều này những chiếc UAV tấn công của phiến quân được chế tạo từ những vật liệu hết sức đơn giản từ nhựa, ván ép và cả xốp, kết hợp với đó là một động cơ cánh quạt cỡ nhỏ. Thiết kế trên cho phép mẫu UAV này có thể bay ở tầm thấp với phạm vi tác chiến hiệu quả lên đến hơn 150km và khó bị phát hiện bởi các loại radar thông thường.

Với tầm tác chiến trên, UAV này hoàn toàn có thể cất cánh từ Idlib tấn công Khmeimim và quay lại, thế nhưng phiến quân Syria không có ý định thu hồi các UAV này mà biến chúng thành một loại vũ khí tấn công "tự sát".

Mặt khác khi sử dụng các loại vật liệu sẵn có cũng giúp việc chế tạo UAV tại Syria trở nên dễ dàng hơn, kể cả những quả bom mà UAV mang theo cũng là bom tự chế được chế tạo ở Syria với kích thước nhỏ và nhẹ nhưng thừa sức khiến các máy bay chiến đấu cơ Nga chịu thiệt hại nặng khi bị đánh trúng.

Tuy nhiên, chừng đó chưa đủ để mẫu UAV này trở thành mối đe dọa đối với căn cứ Khmeimim, mà điểm mấu chốt ở đây chính là việc UAV này được trang bị các công nghệ điều khiển và dẫn đường tiên tiến của phương Tây thứ mà phiến quân Syria không thể mua được hay chế tạo ra với cơ sở hạ tầng mà chúng hiện có.

Trong nhiều chiếc UAV của phiến quân bị Quân đội Nga hay Quân đội Syria (SAA) bắt sống gần căn cứ Khmeimim, hệ thống điều khiển và dẫn đường của chúng đều được chế tạo từ các linh kiện điện tử có nguồn gốc từ phương Tây thậm chí có cả hệ thống hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS.


Thiếu tướng Igor Konashenkov phát ngôn viên của Quân đội Nga giới thiệu UAV của phiến quân bị bắt sống cho các phóng viên phương Tây đến thăm căn cứ Khmeimim trong đầu tháng 10 vừa qua. Ảnh: CBC.


Một điểm lạ khác là các linh kiện trên dường như được chế tạo giành riêng cho UAV tấn công của phiến quân, bởi nếu mua lẻ trên thị trường các linh kiện này cần tới một đội ngũ kỹ sư có chuyên môn và cả thiết bị để kết hợp chúng lại với nhau. Việc gắn các linh kiện này lên trên một chiếc UAV tự chế làm bằng ván ép và nhựa cũng không hề dễ dàng.

Từ vài điểm trên có thể đưa ra nhận định rằng, phiến quân Syria không sở hữu đủ năng lực để chế tạo ra một mẫu UAV tấn công phức tạp như vậy nếu như không có sự hướng dẫn hoặc hỗ trợ từ bên ngoài, mà cụ thể hơn là các cơ quan tình báo của phương Tây.

Cùng bị UAV tập kích, Patriot của Mỹ đại bại, căn cứ Khmeimim lại thắng lớn

Nếu so sánh các vụ tấn công bằng UAV vào căn cứ Khmeimim với sự kiện nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia bị UAV và tên lửa hành trình Yemen tấn công, ta có thể thấy giữa chúng có nhiều điểm chung. Tuy nhiên, kết quả của hai vụ tấn công lại khác nhau 180 độ.

Về cơ bản ở cả hai vụ tấn công, UAV đều được sử dụng để thực hiện các đòn tấn công bất ngờ khi bí mật vượt qua hệ thống phòng không của đối phương bằng cách lợi dụng "điểm mù" của hệ thống radar cảnh giới cùng với đó là việc bay ở trần bay cực thấp, luồn sâu và tiếp cận mục tiêu rồi tung đòn tấn công.


Trong ảnh là UAV tấn công của phiến quân Syria (bên trái) và UAV tấn công Yemen (bên phải), nhìn sơ qua có thể thấy chúng có khác biệt quá lớn về công nghệ chế tạo. Ảnh: Sky News.


Các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia dù được bảo vệ bởi các vũ khí tối tân nhất của Mỹ nhưng lại không thể phát hiện hay đánh trả lại các cuộc tấn công bằng UAV của Yemen và chịu thiệt hại nặng. Những mẫu UAV có kích thước lớn hơn nhiều so với UAV phiến quân Syria thậm chí chúng còn dễ bị phát hiện khi có nhiều chi tiết làm bằng kim loại.

Rõ ràng hệ thống phòng không mà Mỹ bán cho Saudi Arabia có quá nhiều lỗ hỏng khiến chúng không thể tác chiến hiệu quả với các cuộc tấn công bằng vũ khí công nghệ cao như UAV hay tên lửa hành trình.

Còn trong trường hợp UAV phiến quân Syria tấn công căn cứ Khmeimim mọi việc lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại, khi các đợt tấn công của phiến quân bị chặn đứng ngay từ xa trước khi chúng có thể kịp nhìn thấy Khmeimim. Điều này cho thấy hệ thống phòng không của Nga ở căn cứ này đã làm việc hiệu quả như thế nào.


Hầu hết UAV của phiến quân sử dụng tấn công Khmeimim đều bị bắt sống hoặc đánh chặn trước khi chúng kịp đến đích, mặc dù để phát hiện ra các mục tiêu bay này là nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với phòng không Nga. Ảnh: Pinterest.


Hệ thống phòng không mà Nga xây dựng tại Khmeimim được tạo nên bởi sự kết hợp của nhiều nền tảng phòng không khác nhau từ tầm xa cho đến tầm gần, hỗ trợ cả tác chiến điện tử chống lại các mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng vũ khí công nghệ cao như UAV hay tên lửa hành trình.

Do đó cho đến nay, căn cứ Khmeimim vẫn giữ "sạch lưới" của mình khi chưa chịu bất cứ thiệt hại nào từ các cuộc tấn công bằng pháo, rocket hay cả UAV, dù nơi đây cách khu vực do phiến quân kiểm soát chỉ trên dưới 30km từ Bắc Latakia cho đến Hama.

Nếu như các tổ hợp phòng không tầm xa như S-300 và S-400 ở Khmeimim được sử dụng để đối phó với các cuộc không kích tầm xa, thì việc ngăn chặn các mục tiêu bay nhỏ, tầm gần và bay sát mặt đất như UAV lại là nhiệm vụ của các tổ hợp phòng không như Pantsir-S1 và Tor.

Ngoài các hệ thống radar cảnh giới sẵn có trên các tổ hợp phòng không, Nga còn triển khai đến Syria nhiều tổ hợp radar cảnh giới chuyên bắt bám các mục tiêu bay tầm thấp, cho tới tầm xa hỗ trợ cho tác chiến phòng không đa tầng như 48YA6-K1 "Podlet-K1", 1L125 "Niobium-SV", Kasta-2E2 và 1L122-1E "Harmon".

Trong đó, việc phòng không Nga ở Khmeimim có thể ngăn chặn nhiều vụ tập kích đường không bằng UAV của phiến quân trong thời gian qua, có một phần công lớn của 1L122-1E "Harmon".


Tổ hợp radar định vị mục tiêu 1L122-1E "Harmon" được triển khai bên trong căn cứ Khmeimim, ngay cạnh nó đài radar cảnh giới nhìn vòng tầm siêu xa 91N6 của tổ hợp phòng không S-400. Ảnh: CBC.


Tổ hợp 1L122-1E "Harmon" là hệ thống radar định vị mục tiêu được thiết kế để phát hiện, theo dõi giám sát các mục tiêu tầm thấp. 1L122-1E được Quân đội Nga sử dụng để cung cấp dữ liệu thông tin giám sát phòng không, hỗ trợ cho các radar tại sân bay và sân bay dã chiến, thực hiện nhiệm vụ phòng không chiến trường cho các đơn vị quân đội.

Cụ thể 1L122-1E có khả năng phát hiện, định vị, giám sát các mục tiêu đường không như máy bay các loại, tên lửa hành trình và các phương tiện bay không người lái trên không. Thực hiện xác định vật thể bay "địch – ta". Tự động truyền dữ liệu theo dõi tới các hệ thống kiểm soát, điều hành tác chiến tự động.

1L122-1E có phạm vi hoạt động lên đến 40km, góc hướng 360 độ, góc tầm từ -5 đến 45 độ, độ cao mục tiêu đến 10.000m, có khả năng theo dõi các mục tiêu có tốc độ bay 700 m/s.

Do kích thước nhỏ gọn, đài radar của 1L122-1E cho phép triển khai nhanh trên mọi địa hình tác chiến, bao gồm các khu vực địa hình khó khăn, phức tạp vùng rừng núi. Tự động xác định vị trí tọa độ, định hướng thông qua việc sử dụng định vị vệ tinh GLONASS và GPS.


Tổ hợp radar 1L122-1E đặt trên khung gầm bánh xích đa nhiệm MT-LB. Ảnh: roe.ru.


Từ các tính năng trên của 1L122-1E có thể dễ hiểu khi nó được Nga triển khai tại căn cứ Khmeimim nhằm đối phó với các cuộc tấn công từ UAV của phiến quân ngay trong đầu năm 2018, khi các cuộc tấn công đầu tiên diễn ra.

Với thông tin giám sát phòng không thu được 1L122-1E có thể cung cấp dữ liệu mục tiêu cho rất nhiều hệ thống phòng không tầm thấp khác nhau, mà ở Khmeimim chính là các tổ hợp Pantsir-S1 và Tor hay các tên lửa phòng không vác vai (MANPADS). Từ đó cho phép các tổ hợp này đánh chặn hiệu quả mục tiêu trước khi nó kịp đến Khmeimim.


Tổ hợp radar 1L122-1E tác chiến cùng Quân đội Syria trên chiến trường. Ảnh: @Syr_Mil_Wik.


Mặt khác, các dữ liệu từ 1L122-1E cũng có thể được sử dụng để phối hợp các tổ hợp tác chiến điện tử nhằm chiến quyền kiểm soát hay vô hiệu hóa UAV phiến quân ngay trên không.

Có thể nói, việc phiến quân Syria cùng các thế lực đứng sau sử dụng UAV tấn công tự chế để phá hoại Khmeimim là kế hoạch hết sức xuất sắc, tuy nhiên điều đó đã nằm trong dự tính của người Nga và những gì đang xảy ra trên chiến trường đã minh chứng cho điều đó, bởi không có chiếc UAV nào của phiến quân có thể tới được đích mà chúng được lập trình trước khi cất cánh.

Không chỉ được sử dụng để bảo vệ Khmeimim, Quân đội Nga còn cung cấp các tổ hợp 1L122-1E cho Quân đội Syria (SAA) để tăng cường khả năng phòng không của Syria trước các mối đe dọa của thế lực thù địch. Và hình ảnh 1L122-1E theo Quân đội Syria trên khắp các chiến trường không còn là điều hiếm thấy.

Việc Nga hết lần này cho đến lần khác ngăn chặn và làm thất bại các cuộc tấn công bằng pháo, rocket và sau này là cả UAV của phiến quân đã cho thấy Moscow đã chuẩn bị tốt ra sao để bảo vệ căn cứ Khmeimim trước mọi mối đe dọa từ chiến trường Syria.

Thành công trên cũng không thể không nhắc đến khả năng tác chiến tuyệt vời của các khí tài phòng không do Nga phát triển, có thể đáp ứng được mọi yêu cầu tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại, vô hiệu hóa tác chiến phi đối xứng và đối phó tốt với các loại vũ khí công nghệ cao, đây là điều chưa có quốc gia nào làm được.

https://soha.vn/nga-luon-di-truoc-mot-buoc-uav-phien-quan-ngo-ngac-khi-bi-tom-song-o-can-cu-khmeimim-20191023160256109.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,105
Động cơ
146,500 Mã lực
Điểm yếu của Iron Dome khiến Israel trả giá
(Vũ khí) - Lực lượng phòng thủ Israel với nòng cốt là hệ thống Iron Dome đã gần như bó tay khi lãnh thổ Israel hứng trận mưa tên lửa từ Gaza hôm 12/11.
Nhờ cách này, chị Hoan đã lấy lại được giọng nói trong sáng sau 3 năm KHẢN TIẾNG, HỤT HƠI
20 năm đau đớn phải bò lê, kéo lết vì VIÊM ĐA KHỚP, nay tôi đã có thể xách nước, cuốc vườn
Theo Times of Israel, các tay súng người Palestine ở Dải Gaza đã phóng khoảng 100 quả rocket vào miền Nam Israel. Cuộc tấn công đã gây nên cảnh tượng hỗn loạn khi còi báo động vang lên ở khắp nới, người đân nhốn nháo tìm nơi trú ẩn.

Vụ tấn công cấp tập xảy ra khi IDF thông báo đã không kích vào nhà ở của một chỉ huy nhóm Hồi giáo vũ trang Jihad của Palestine tại Dải Gaza, khiến hai người thiệt mạng, trong đó có một thủ lĩnh của nhóm là Baha Abu Al-Ata.

Vỏ quả đạn phản lực tấn công vào Israel.
Nhà nước Do Thái cáo buộc thủ lĩnh Jihad Baha Abu Al-Ata đứng sau loạt vụ tấn công nhằm vào nước này thời gian qua. Các nhà quan sát lo ngại việc Baha Abu Al-Ata thiệt mạng có thể kéo theo giao tranh dữ dội giữa Israel và Palestine.

Tổng thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erekat cho rằng Israel phải "chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả của tội ác" nhằm vào Baha Abu Al-Ata.

Trong khi đó, người phát ngôn của Chính phủ Palestine, ông Ibrahim Milhem nhấn mạnh trong "Israel đã phạm các tội ác thông qua việc ám sát người dân ở Dải Gaza để đẩy Gaza vào một cuộc chiến mới".

Chính quyền Hamas kiểm soát Dải Gaza cảnh báo trả đũa vụ tấn công nhằm vào chỉ huy nhóm Jihad và cả trăm quả rocket đã nã vào nhiều mục tiêu ở Nam Israel ngay sau đó.

Điều đặc biệt là trong khu vực bị tấn công, Israel đã triển khai hàng loạt hệ thống phòng thủ Iron Dome nhưng những hệ thống này gần như tê liệt hoàn toàn khi không có một quả đạn đánh chặn nào được phóng đi.

Theo hãng thông tấn Shehab News thân cận với phong trào Hồi giáo Hamas ở Palestine, cuộc tấn công hôm 12/11 đã được các tay súng người Palestine tính toán kỹ và đã đánh trúng điểm yếu của hệ thống Iron Dome.


"Chúng tôi áp dụng chiến thuật phóng lượng lớn rocket vào một mục tiêu duy nhất để đánh bại Iron Dome. Hơn 100 quả đạn pháo phản lực và rocket được khai hỏa trong thời gian ngắn, mật độ hỏa lực cao nhất trong lịch sử của chúng tôi đã khiến phòng thủ Israel tê liệt", nguồn tin cho biết.

Giới quân sự Israel cũng thừa nhận, tồn tại lớn nhất của Iron Dome là không thế phản ứng với các cuộc tấn công trong phạm vi cực ngắn. Phạm vi hoạt động tối thiểu chưa được nhà sản xuất công bố nhưng theo các chuyên gia Iron Dome không thể bắn hạ các quả đạn rocket trong phạm vi nhỏ hơn 5km

Đó là lý do tại sao, những khu vực dân cư sát với Dải Gaza, vốn là đối tượng bảo vệ hàng đầu của hệ thống vẫn phải sử dụng rất nhiều các biện pháp phòng ngự khác như xây dựng các hầm trú ẩn.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/diem-yeu-cua-iron-dome-khien-israel-tra-gia-3391305/
 

toothknight

Xe tải
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-94413
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
255
Động cơ
399,915 Mã lực
Nơi ở
hà lội
Khủng nhể. Công nghệ phòng không ngày càng hiện đại và tốn kém. Chỉ lỗi tí là bị đối phương khai thác điểm yếu sd những thiết bị đơn giản hơn làm thịt.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Israel xác nhận được Nga cho phép không kích - minh oan cho S400

Hãng tin NZIV của Israel cho hay, các đợt không kích bằng tên lửa của Israel nhằm vào khu vực ngoại ô thủ đô Damascus của Syria hồi tuần qua là một phần trong thỏa thuận giữa Nga - Israel.


Theo hãng tin NZIV của Israel, các đợt không kích của Israel vào khu vực ngoại ô thủ đô Damascus của Syria vào đêm ngày 19/11 và rạng sáng ngày 20/11 không làm Nga ngạc nhiên.

Nguyên nhân, đây là một phần trong thỏa thuận giữa Moscow và Tel Aviv liên quan tới việc Israel được quyền tấn công vào các mục tiêu của quân đội Iran hoạt động trên lãnh thổ Syria.

“Hoạt động điều phối giữa Nga và Israel dựa trên lợi ích của đôi bên. Nói cách khác, lợi ích của Israel là chiến đấu chống lại việc Iran củng cố lực lượng trên lãnh thổ Syria.

Thậm chí, các đợt tấn công của Israel chống lại lực lượng Iran ở Syria còn phục vụ lợi ích của Nga nhằm giảm bớt tầm ảnh hưởng của Iran ở Syria cũng như đe dọa tới khả năng kiểm soát của Nga ở Syria trong tương lai. Do đó, Nga và Israel cùng chung lợi ích là tránh những rắc rối cho hai bên”, NZIV cho hay.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, việc vắng bóng các hệ thống phòng không S-300 của Nga mới là lý do khiến dàn chiến đấu cơ Israel thản nhiên tấn công Syria. Dù trên thực tế, an ninh của lực lượng quân đội Nga ở Syria cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Về phần mình, Moscow đã lên tiếng chỉ trích cuộc không kích của Israel nhằm vào lãnh thổ Syria là hành động khiêu khích.

Cụ thể, trong tuyên bố hôm 20/11, Bộ Ngoại giao Nga cho biết các cuộc tấn công của Israel xuống lãnh thổ Syria là vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ và chỉ khiến căng thẳng trong khu vực leo thang hơn nữa.

“Trong lúc này, hành động của Israel chỉ làm căng thẳng và nguy cơ xảy ra xung đột quanh Syria gia tăng đồng thời đi ngược lại những nỗ lực nhằm bình thường hóa tình hình và đạt được sự ổn định tại Syria cũng như tìm kiếm một giải pháp chính trị cho quốc gia này”, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Trước đó, Israel đã cho tiến hành các đợt tấn công liên tiếp quy mô lớn nhằm vào phía nam và tây nam thủ đô Damascus của Syria vào đêm ngày 19/11 và rạng sáng ngày 20/11.

Một nguồn tin chia sẻ với hãng tin AMN rằng, trong số những mục tiêu bị không quân Israel tấn công có cả một kho chứa vũ khí phòng không của quân đội Syria .

Theo nguồn tin trên, không quân Israel đã cho phóng hai quả tên lửa vào kho chứa vũ khí phòng không của quân đội Syria nằm ở thị trấn Kesweh. Hậu quả, cả kho chứa vũ khí nổ tung và phát ra tiếng nổ lớn có thể nghe thấy ở trung tâm thủ đô Damascus.
https://soha.vn/thuc-hu-nga-cho-phep-israel-vo-tu-khong-kich-cac-muc-tieu-iran-o-syria-2019112608181219.htm

Russia gives Israel ‘green light’ to strike Iranian targets in Syria

https://www.timesofisrael.com/liveblog_entry/report-russia-gives-israel-green-light-to-strike-iranian-targets-in-syria/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,105
Động cơ
146,500 Mã lực
Ankara công bố kết quả thử nghiệm ấn tượng của S-400

(Bình luận quân sự) - Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố họ đã thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu đầy đủ.

Phương tiện truyền thông đã trích dẫn báo cáo từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf đã được thử nghiệm ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, cho phép Ankara có được tất cả thông tin về các chế độ hoạt động của vũ khí này.

Đáng chú ý là theo trang gazeta.ru, bài kiểm tra mà Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng cho hệ thống S-400 Triumf của mình có tính chất và các yêu cầu thậm chí còn khó khăn hơn cả bài kiểm tra của Nga.

Cụ thể trong cuộc thử nghiệm, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng 2 tiêm kích F-16, 1 tiêm kích F-4 và 1 trực thăng bay liên tục trong 8 giờ, chúng được tiếp nhiên liệu trên không và tiếp cận hệ thống S-400 từ nhiều hướng.



Theo báo cáo, các phương tiện đã cơ động ở các dải tốc độ và độ cao khác nhau, bao gồm cả độ cao rất nhỏ, thậm chí các phương tiện tiếp cận đã có lúc đưa tốc độ về bằng không nhưng radar của S-400 vẫn phát hiện và kết thúc bằng việc phóng tên lửa giả định (tín hiệu điện tử) tiêu diệt mục tiêu.


Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các bài kiểm tra nghiêm ngặt đối với tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf
Bên cạnh việc kiểm tra tính năng tác chiến giả định của tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf thì hệ thống nhận diện địch - ta (IFF) cũng được tích hợp một cách hoàn hảo vào hệ thống kiểm soát không phận quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ.

Về khả năng kết nối S-400 vào mạng lưới phòng không chung của Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề này cũng được nhận định là không có khó khăn gì về mặt kỹ thuật, chỉ là chưa rõ bao giờ Ankara sẽ chính thức tiến hành và chi phí yêu cầu bao nhiêu mà thôi.

Trở ngại chính của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay được xác định là nếu kết nối hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất vào mạng lưới quốc gia thì đồng nghĩa cũng phải gắn vào mạng chiến đấu của NATO, điều này đang bị ngăn cấm và có khả năng Ankara sẽ bị loại khỏi hệ thống trên bởi các đồng minh.


Tính năng kỹ chiến thuật của S-400 được Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố là rất ấn tượng

Được biết hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ tiếp nhận đầy đủ 1 hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf, đây chính là tổ hợp vừa tiến hành thử nghiệm, trong khi đó hệ thống thứ hai vẫn chưa được giao hàng đầy đủ.



Ankara cho biết họ đang cân nhắc khả năng sau khi tiếp nhận đầy đủ các thành phần của hệ thống S-400 Triumf thứ hai (có thể vào đầu năm 2020) sẽ tiếp tục ký hợp đồng mua sắm tổ hợp thứ ba.


https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/ankara-cong-bo-ket-qua-thu-nghiem-an-tuong-cua-s-400-3392828/

Thổ dùng S400 lock gọn F16, bằng chứng ko thể chối cãi, trong khi Israel phải được Nga bật đèn xanh để ném bom Iran tại Syri (nhưng ném bom hụt, trật lất), Mỹ thì sợ ko dám chuyển F35 cho Thổ vì nếu bán để Thổ dùng S400 lock thì còn gì mặt mũi nữa
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
S400 quá tốt Thổ tiếp tục mua thêm

Nga-Thổ sẽ ký kết thỏa thuận cung cấp thêm S-400
(Lực lượng vũ trang) - Người đứng đầu Tổng cục công nghiệp quốc phòng Ismail Demir cho biết rằng, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ ký thỏa thuận về việc cung cấp thêm hệ thống S-400.


Ngày 13/12, người đứng đầu Tổng cục công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir cho biết rằng, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ ký thỏa thuận về việc cung cấp thêm các hệ thống phòng không S-400.

Nga đã bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống phòng không S-400 đầu tiên.
“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục mua trung đoàn hệ thống phòng không S-400 thứ hai. Việc ký kết một thỏa thuận chỉ còn là vấn đề thời gian”, tờ Bloomberg dẫn lời ông Demir.

Ông Demir lưu ý rằng, trong trường hợp này Ankara không sợ Hoa Kỳ có thể ngăn chặn việc cung cấp phụ tùng cho vũ khí Mỹ được sử dụng bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện tại các trang bị của Hoa Kỳ đang phục vụ trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ như máy bay F-16, máy bay trực thăng vận tải quân sự Boeing CH-47F Chinook và máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk.

Ông Demir cũng cho biết, Ankara và Moscow có ý định ký thỏa thuận về việc sản xuất các bộ phận cho các hệ thống phòng không.

“Sau khi đồng ý về các chi tiết cuối cùng, chúng tôi sẽ ký một thỏa thuận liên quan đến việc cùng nhau sản xuất hệ thống phòng không hoặc cùng nhau sản xuất một số bộ phận ở Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Demir nói. Ông Demir nói rằng, thỏa thuận này cũng bao gồm chuyển giao công nghệ cho phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Người đứng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng để đưa hệ thống phòng không S-400 đầu tiên đi vào hoạt động vào tháng 4/2020. Ông Demir cũng cho biết rằng, Nga sẵn sàng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ máy bay chiến đấu Su-35 ở một mức giá hợp lý.

Trước đó, vào tháng 9/2017, Nga đã công bố hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ, giá trị của hợp đồng lên tới 2,5 tỷ USD. Hợp đồng cũng quy định sẽ chuyển giao một phần công nghệ sản xuất hệ thống này cho phía Thổ Nhĩ Kỳ. Việc bàn giao hệ thống phòng không S-400 đầu tiên bắt đầu vào ngày 12/7/2019.

Mỹ và NATO tích cực phản đối việc mua hệ thống phòng không S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào ngày 17/7, phát ngôn viên của Nhà Trắng tuyên bố rằng, quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp tục tham gia chương trình máy bay ném bom F-35 thế hệ thứ năm của Mỹ.

Ngày 11/12, Ủy ban Đối ngoại thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn một gói trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ và lĩnh vực tài chính của nước này liên quan đến hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông bắc Syria và mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người tham gia vào hoạt động quân sự ở Syria, đặc biệt là chống lại Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar.
[/QUOTE]
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Patriot bảo vệ sân bay và nhà máy dầu Saudi, mặc dù vậy nhà máy và sân bay Saudi vẫn luôn bị Houthi tấn công, do đó việc Thổ Nhỉ Kỳ, 1 thành viên lớn của NATO chọn S400 là quá đúng đắng





 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Tên lửa Scud "xóa sổ" doanh trại Mỹ, đánh tan Patriot: Đòn đánh hủy diệt của Iraq thời chiến tranh vùng Vịnh

Anh Tú | 13/12/2019 01:54 PM

1

Vụ tấn công ngày 25/2/1991 được xem là đòn đánh “hủy diệt nhất” của Iraq trong chiến chiến dịch “Bão táp Sa mạc” khi chỉ một quả tên lửa Scud đã “xóa sổ” toàn bộ một doanh trại Mỹ.
Quân đội quốc gia Lybia dọa dùng tên lửa Rubezh đánh chìm tàu Thổ Nhĩ Kỳ
LTS: "Bão táp Sa mạc" là chiến dịch quân sự kéo dài 42 ngày đêm (17/1/1990 - 28/2/1991) được thực hiện bởi liên minh gồm 34 nước do Mỹ đứng đầu nhằm giải phóng Kuwait khỏi sự xâm lược của Iraq trước đó.

Chiến dịch đã ghi nhận thắng lợi áp đảo của liên quân và sự thất bại nặng nề của quân đội Iraq, quốc gia vào thời điểm đó có lực lượng quân sự lớn thứ tư thế giới.

"Bão táp Sa mạc" đã mở ra kỷ nguyên mới trong chiến tranh hiện đại không chỉ với quân đội Mỹ mà còn với nhiều quốc gia khác thế giới: Kỷ nguyên tác chiến công nghệ cao với nhiều vũ khí tiên tiến lần đầu tiên được sử dụng: Máy bay tàng hình, tên lửa hành trình dẫn đường chính xác, bom thông minh…

Với mục đích cung cấp thêm cho độc giả những thông tin chi tiết, góc nhìn đa chiều về sự kiện quân sự lịch sử này, chúng tôi xin trân trọng gửi tới độc giả loạt bài viết có tựa đề: "Bão táp Sa mạc - Kỷ nguyên của chiến tranh công nghệ cao".

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Bài 1: QĐ lớn thứ 4 thế giới mất 700 xe tăng trong 1 ngày: Bẫy nghi binh kinh điển của tướng Mỹ!

Bài 2: Patriot Mỹ liên tục "vồ hụt" tên lửa Scud của Iraq: Lật tẩy chiến tích bẽ bàng

Bài 3: Tên lửa Scud "xóa sổ" doanh trại Mỹ: Đòn đánh hủy diệt của Iraq thời chiến tranh vùng Vịnh

Đêm 25/2/1991, một quả tên lửa Scud của Iraq đã phóng thẳng vào doanh trại lính Mỹ thuộc đơn vị số 475 ở Dhahran, Saudi Arabia. Vụ tấn công đã khiến 28 binh sĩ Mỹ thiệt mạng, 110 người phải đưa đi cấp cứu cùng hơn 150 khác phải chịu những chấn thương thể chất nhỏ hơn hoặc gặp phải những vấn đề về thần kinh sau này.

Bản tin đăng tải trên tờ New York Times ngày 26/2/1991 đánh giá đây là đòn tấn công “hủy diệt nhất” của Iraq trong chiến chiến dịch “Bão táp Sa mạc” khi chỉ một quả tên lửa Scud đã “xóa sổ” toàn bộ một doanh trại Mỹ.

Dữ liệu thống kê sau này cũng cho thấy, con số lính Mỹ bị tử vong chỉ trong vụ phóng tên lửa Scud ngày 25/2 của Iraq đã chiếm tới hơn 1/3 số lính Mỹ thiệt mạng trong cả cuộc Chiến tranh vùng Vịnh.

Cây viết tự do Greg Siegle kể lại, anh ta đã nhìn thấy một “vụ nổ khổng lồ” cách mặt đất khoảng 100 feet, tiếp sau đó là những mảnh kim loại lóe sáng lao xuống mặt đất rồi thiêu cháy doanh trại quân sự ở Al Khobar cách Dhahran vài dặm. Trong vòng một giờ, địa điểm này chỉ còn lại như một bộ khung xương bị cháy rụi.


Iraq phóng tên lửa Scud sang các thành phố của Israel trong chiến dịch Bão táp Sa Mạc

Một phóng viên truyền hình kể lại trên tờ New York Times rằng anh ta đã chứng kiến hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đánh chặn quả tên lửa Scud do Liên Xô chế tạo nhưng không thành công.

Đúng là vào thời điểm đêm 25/2, một hệ thống phòng Patriot đã được triển khai hoạt động ở Dhahran, Saudi Arabia nhưng nó đã không theo dõi và đánh chặn được quả tên lửa Scud tấn công của Iraq.


Sau này, kết quả điều tra do Văn phòng Tổng kiểm toán Mỹ thực hiện kết luận, tổ hợp Patriot đã gặp phải vấn đề về phần mềm trong máy tính điều khiển vũ khí của hệ thống. Sai sót kỹ thuật này đã dẫn tới những tham số tính toán không chính xác nên không xác định đúng vị trí của tên lửa Scud.


Vào thời điểm xảy ra sự việc, hệ thống Patriot đã hoạt động liên tục hơn 100 giờ đồng hồ. Do vậy, kết quả tính toán thiếu chính xác là hậu quả khiến Patriot xác định sai vị trí tên lửa Scud tấn công.

Trước đây, Patriot chưa từng được sử dụng để đánh trả tên lửa Scud và cũng chưa khi nào nó hoạt động liên tục trong một thời gian dài như thế.

Hai tuần trước đó, các quan chức Lục quân Mỹ đã nhận được dữ liệu từ Israel về tính thiếu chính xác của hệ thống sau khi nó hoạt động trong 8 giờ liên tục. Họ đã quyết định hiệu chỉnh phần mềm để nâng cao tính chính xác của hệ thống.

Tuy nhiên, phần mềm được hiệu chỉnh này chỉ được đưa tới Dhahran vào ngày 26/2/1991, tức một ngày sau khi sự cố nghiêm trọng trên diễn ra.
https://soha.vn/ten-lua-scud-xoa-so-doanh-trai-my-don-danh-huy-diet-cua-iraq-thoi-chien-tranh-vung-vinh-2019121312070661.htm

Ngược lại S400 bảo vệ căn cứ Nga an toàn 100%
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Tên lửa SPYDER kém hiệu quả không thực sự tốt như quảng cáo
1 chiến tranh Georgia 2008, tên lửa SPYDER đã bị Nga vô hiệu hóa 1 hệ thống và bắt sống 1 hệ thống. Hoàn toàn k thể hiện được gì qua cuộc chiến này https://defence-blog.com/news/vietnam-received-new-batch-of-surface-to-air-spyder-sr-air-defence-system.html http://pvo.guns.ru/book/cast/georgia_ru.htm



2 xung đột biên giới Ấn-Pakistan đầu năm 2019. SPYDER mù hoàn toàn trước máy bay Pakistan, để lọt máy bay JF17 tấn công vào lãnh thổ Ấn, trả đũa việc Ấn tấn công dọc biên giới, trong lãnh thổ Pakistan, đồng thời còn bắn hạ nhầm trực thăng Mi-17 của chính Ấn Độ https://www.indiatoday.in/india/story/budgam-mi-17-crash-iaf-chief-admits-big-mistake-1606217-2019-10-04
https://en.wikipedia.org/wiki/2019_Jammu_and_Kashmir_airstrikes
https://economictimes.indiatimes.com/news/defence/jf-17-used-to-shoot-down-indian-aircraft-says-pakistan-military/articleshow/68564241.cms?from=mdr



3 Theo 1 số nguồn tin của tùy viên quân sự Nga tại VN, thì SPYDER thử nghiệm cho thấy tính năng k thực sự tốt, bao gồm xét theo mọi việc Việt Nam sẽ không mua thêm các tổ hợp tên lửa của Israel. Trước hết bởi vì thiết bị này không chịu đựng được khí hậu nhiệt đới độ ẩm cao và gặp nhiều trục trặc. Thứ hai, hầu hết các lần bắn thử với các tổ hợp này được thực hiện trong năm nay đều không thành công. Thứ ba, tổ hợp không tương thích với các hệ thống phòng không mà Nga đã cung cấp cho Việt Nam trước đây. https://vn.sputniknews.com/opinion/201812146746310-he-thong-ten-lua-phong-khong-spyder-cua-israel-khong-dap-ung-duoc-ky-vong-cua-viet-nam/

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,105
Động cơ
146,500 Mã lực
Chuyên gia israel khen pk Nga chê pk mỹ

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực

Chìm trong xung đột liên miên, Trung Đông trở thành mảnh đất để Mỹ và Nga đọ sức các hệ thống phòng không. Vụ không kích tại Saudi Arabia khiến năng lực của Patriot bị hoài nghi trong cuộc phân định ưu việt so với hệ thống S-400.
Rạng sáng 14/9, tên lửa xé không trung, đánh thẳng vào những bể dầu của nhà máy Abqaiq rồi nhuộm bầu trời đêm thành phố đông bắc Saudi Arabia với màu cam của lửa và khói dầu

Cơ sở sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới lãnh đòn chí mạng bằng tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái. Những bể lọc dầu của nhà máy bị xuyên thủng, 5/18 tháp chưng cất bị phá hủy và bốc cháy. Mỏ dầu Khurais cách Abqaiq 185 km về phía tây nam cũng trúng không kích.

Tập đoàn dầu khí Aramco sau đó xác nhận ngành công nghiệp xương sống của Saudi Arabia thiệt hại gần 5,7 triệu thùng dầu/ngày sau vụ không kích, tương đương 50% năng suất mỗi ngày của cả nước và gần 5% tổng sản lượng dầu thế giới.

Giới chức tại Riyadh cho biết 25 tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái được sử dụng trong vụ tấn công. Đòn đánh với độ chính xác cực cao đã dễ dàng xuyên thủng lưới phòng không của Saudi Arabia, được vũ trang với “lá chắn thép” Patriot mà họ mua từ đồng minh Mỹ.


Những vũ khí được sử dụng trong vụ tấn công bị nghi ngờ do Iran phát triển. Theo Fabian Hinz, nhà phân tích tại Trung tâm James Martin về Nghiên cứu Chống phổ biến hạt nhân, những mảnh vỡ được tìm thấy gần nhà máy Abquaiq có hình dạng tương tự tên lửa hành trình Quds-1 của phiến quân Houthi, được cho là vũ khí được Iran hỗ trợ sản xuất.

Tại buổi họp báo ngày 18/9, giới chức Riyadh công bố nhiều mảnh vỡ máy bay không người lái và tên lửa với cáo buộc Tehran nhúng tay vào cuộc không kích. Giới chức Mỹ thì cho rằng vụ tấn công xuất phát từ phía nam Iran.

Hình ảnh vệ tinh thể hiện chiến dịch đã được thực hiện vô cùng tinh vi với độ chính xác cao. Khó có khả năng phiến quân Houthi tại Yemen, đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh và cô lập trong gần 4 năm qua, có thể đơn độc tổ chức đợt xuyên thủng lưới phòng không của Saudi Arabia mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Đòn tấn công không chỉ làm Riyadh thiệt hại về sản lượng dần thô mỗi ngày, mà còn đánh vào uy tín của chính phủ Saudi Arabia với vị thế người bảo vệ đáng tin cậy cho nguồn cung năng lượng toàn cầu.


Theo Economist, nước này chi khoảng 68-83 tỷ USD trong năm 2018 cho việc mua sắm vũ khí và trang thiết bị quân sự, xếp thứ 3 thế giới về chi tiêu quốc phòng chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.

Saudi Arabia đồng thời là một trong những khách hàng quốc phòng lớn nhất của vũ khí Mỹ. Chỉ vài tháng sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, giới lãnh đạo tại Riyadh cam kết mua gần 110 tỷ USD vũ khí Mỹ. Vương quốc rộng lớn trên bán đảo Arab trong gần nửa thập kỷ qua đã mua từ Mỹ gần 150 tỷ USD vũ khí công nghệ cao, bao gồm từ máy bay chiến đấu đến hệ thống phòng không, theo New York Times.

Saudi Arabia còn là một trong những khách hàng nước ngoài đầu tiên đặt mua hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ vào năm 1991 và hiện vận hành ít nhất 6 tổ hợp Patriot trong lưới phòng không của nước này.

Bất chấp tất cả những đầu tư mạnh tay vào vũ khí hiện đại, lực lượng quân sự Saudi Arabia vẫn thất bại trong việc ngăn chặn đòn tấn công. Giới chuyên gia cho rằng lưới phòng không của Saudi Arabia không đủ khả năng đối phó với tên lửa hành trình và máy bay không người lái, đặc biệt là những chiến dịch được tổ chức với số lượng lớn vũ khí.

Những thiết bị này có kích thước nhỏ cùng tầm bay thấp, giúp ẩn nấp sát theo địa hình và tránh được sự phát hiện của radar. Thủ phạm vụ tấn công cũng có thể điều khiển vũ khí từ xa, lách khỏi những địa điểm phòng không đã bị lộ của Saudi Arabia.

Một số đánh giá tình báo còn nghi ngờ số vũ khí đi đường vòng từ phía Kuwait. Hệ thống phòng không của Saudi Arabia được dàn trải khá mỏng ở phía đông do phần lớn nguồn lực đã được huy động về biên giới phía nam, đối phó các mối đe dọa từ phiến quân ở Yemen. Tuy nhiên, khả năng chống tên lửa của Saudi Arabia cũng khá khiêm tốn tại khu vực này trong những năm qua.



Đây không phải lần đầu tiên hệ thống phòng không Patriot thất bại trong việc ngăn chặn tên lửa của kẻ thù xâm nhập vùng trời Saudi Arabia, theo National Interest.

Ít nhất 5 tên lửa Patriot đã bắn hụt mục tiêu, gặp trục trặc kỹ thuật hoặc hỏng hóc khi các lực lượng quân sự Saudi Arabia cố ngăn chặn một vụ không kích từ Yemen nhắm vào thủ đô Riyadh vào ngày 25/3/2018. Phiến quân Houthi vào đêm đó phóng ít nhất 7 quả tên lửa. Phòng không Saudi Arabia đã sử dụng tên lửa Patriot PAC-2 để đánh chặn tên lửa của kẻ thù.

Trong khi chính quyền Riyadh tuyên bố 7 tên lửa Patriot đã bắn trúng mục tiêu, những đoạn video được phát tán trên mạng sau đó cho thấy nhiều tên lửa phòng không của Saudi Arabia dường như đã phát nổ giữa trời hoặc bay lệch hướng.

Các phân tích độc lập cho thấy tên lửa của phiến quân Houthi không gặp sự cản trở nào từ vũ khí của Saudi Arabia và suýt bắn trúng mục tiêu là sân bay quốc tế Khalid tại thủ đô Riyadh. Một đầu đạn phát nổ gần cửa quốc nội đến mức hành khách hoảng hốt bật khỏi ghế chờ, theo New York Times.

Vụ không kích này hôm đó khiến giới phân tích báo động về khả năng phòng thủ hiệu quả của Patriot PAC-2 cùng với công nghệ radar mà Saudi Arabia đang sử dụng.


Giới phân tích cho rằng tên lửa Patriot được phóng quá trễ, khi tên lửa đối phương đã tiến vào giai đoạn cuối chuẩn bị tiếp cận mục tiêu. Tên lửa phòng không chỉ nhắm đến vũ khí đối phương cách mặt đất vài nghìn mét. Điều này mở ra rủi ro đầu đạn tách khỏi tên lửa đẩy. Việc tiêu diệt một mục tiêu với kích thước nhỏ hơn, đủ khả năng biến mất trên màn hình radar, trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, các chuyên gia vũ khí cho rằng tên lửa đối phương hoàn toàn có thể đánh lừa được radar mặt đất của Patriot nếu được trang bị thêm thiết bị “chim mồi”. PAC-2 sử dụng phương thức đầu đạn nổ để đánh chặn.

Nhiều chuyên gia đánh giá Patriot không tạo ra được vụ nổ đủ lớn để hạ gục cả tên lửa và đầu đạn. Một quả tên lửa trong vụ không kích Riyadh năm 2018 được phát hiện gãy làm đôi. Điều này cho thấy tên lửa có thể bị bẻ gãy sau vụ nổ của Patriot và tiếp tục mang đầu đạn hướng đến mục tiêu, hoặc thật ra chỉ bị gãy đôi khi tiếp đất.

“Hệ thống vũ khí này chỉ gặp toàn thất bại thảm họa trong thời gian qua”, Theodore Postol, nhà vật lý tại Viện Công nghệ Massachussetts (MIT) và là chuyên gia về hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, từng bình luận.

Hệ thống Patriot đã gây tranh cãi ngay từ màn chào sân của hệ thống này trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Giới chức Mỹ khi đó khẳng định Patriot đã thể hiện năng lực gần như hoàn hảo, bắn hạ ít nhất 45 trong số 47 tên lửa của Iraq. Quân đội Mỹ sau đó điều chỉnh lại báo cáo của mình, giảm tỷ lệ thành công xuống gần 50%. Một báo cáo tiếp theo sau tiếp tục điều chỉnh tỷ lệ tên lửa Patriot bắn trúng mục tiêu xuống còn 25%, theo Economist.

Cuộc điều tra độc lập của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết số tên lửa Scud mà Patriot bắn hạ trong năm 1991 có thể còn thấp hơn nhiều so với số lượng mà quân đội nước này thừa nhận. Times of Israel dẫn báo cáo của Tư lệnh Không quân Avihu Ben-Nun cho biết “chỉ có một tên lửa của lực lượng Saddam Hussein bị bắn hạ bởi tên lửa Patriot”.

Dù có bản thành tích gây nhiều hoài nghi về khả năng đối phó một số tên lửa đạn đạo, hệ thống phòng không được Cơ quan Phòng vệ Tên lửa Mỹ và hãng Raytheon phát triển vẫn là một trong những hệ thống phòng không được bán chạy nhất trên thế giới. Nước này đã bán Patriot cho nhiều đồng minh gồm Đức, Hàn Quốc, Đài Loan. Ngoài Saudi Arabia và UAE, vũ khí này cũng được cung cấp cho hàng loạt nước tại Trung Đông như Kuwait, Qatar, Bahrain.


Giới chức tại Riyadh dường như cũng ý thức được họ cần cải thiện lưới phòng không của mình. Bloomberg từng tiết lộ Saudi Arabia đã bắt đầu liên hệ với Nga khả năng mua tên lửa phòng không tối tân S-400 sau khi một đồng minh khác của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua vũ khí này.

S-400 của Nga về mặt kỹ thuật cho thấy nhiều ưu thế so với hệ thống Patriot của Mỹ, dù không được kiểm nghiệm trên chiến trường nhiều bằng. Hệ thống phòng thủ tên lửa Nga có tầm bắn lên đến 400 km, vượt trội so với tầm bắn 160 km của các tên lửa Patriot.

Nó có thể tiêu diệt được mục tiêu di chuyển với vận tốc gấp đôi so với các tên lửa mà Patriot được thiết kế để đối phó. Hệ thống S-400 cũng có khả năng đặt vào trạng thái tác chiến chỉ trong vòng 5 phút, trong khi tên lửa Patriot phải được cố định từ trước do quá trình chuẩn bị kéo dài gần 1 tiếng, theo National Interest.

Tổ hợp phòng không của Nga thường bao gồm S-400 và hệ thống phòng thủ tên lửa Pantsir-S1 với kích thước nhỏ hơn. Cách phối hợp này cho phép lưới phòng không Nga khắc chế luôn cả những tên lửa hoặc vũ khí tầm ngắn và bay ở độ cao thấp mà các lá chắn tên lửa đạn đạo cỡ lớn có thể để lọt. Nga cũng tạo dựng được uy tín đáng kể cho hệ thống S-400 khi biên chế hệ thống này vào lưới phòng bảo vệ các căn cứ tại Syria và đối phó với máy bay không người lái do các nhóm vũ trang sử dụng.

Đầu tháng 9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống phòng không tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria đã bắn hạ hai máy bay không người lái của khủng bố tại Latakia, Syria. Trước đó gần 1 tháng, các phần tử vũ trang cũng sử dụng 6 máy bay không người lái để tấn công căn cứ Hmeymim nhưng đều bị lưới phòng không bắn hạ dễ dàng.


S-400 được đánh giá là một trong những vũ khí phòng không tiên tiến nhất của Nga và trên thế giới. Đây là phiên bản nâng cấp của hệ thống S-300 được phát triển và sản xuất từ thời Liên Xô để đáp lại Patriot của Mỹ trong giai đoạn chạy đua vũ trang Chiến tranh Lạnh. S-400 vượt trội với các hệ thống cũ khi có thể nhắm bắn và tiêu diệu cùng lúc nhiều thiết bị bay với khoảng cách trung bình 250 km và độ cao trên 24.000 m.

Trong phát biểu ngày 15/9, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga “sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ phù hợp cho Saudi Arabia” sau vụ tấn công vào hai nhà máy dầu khí trọng yếu ở phía đông bắc đất nước. Ông cho rằng Riyadh có thể bảo vệ các tài sản chiến lược và người dân của mình hiệu quả hơn “nếu đưa ra những quyết định sáng suốt, như Iran đã mua hệ thống S-300 của Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400”.

Nga mô tả hệ thống phòng không mới nhất của họ là “viên đạn thần kỳ” để đối phó với những máy bay tàng hình có khả năng tránh bị phát hiện bởi công nghệ radar hiện đại. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ hoạt động hiệu quả nhất khi được đặt trong một lưới phòng không bao gồm nhiều lớp phòng thủ các cấp độ khác nhau. Tại chiến trường Syria, Nga cũng sử dụng chủ yếu hệ thống đánh chặn tên lửa Pantsir kết hợp cùng radar của S-400 để đối phó với máy bay không người lái, theo National Interest.

“Sự thật là Saudi cần có nhiều lớp phòng thủ hơn, trong đó bao gồm những hệ thống phòng không tầm ngắn như Skyshield của Đức hay Pantsir của Nga để đối phó nhanh chóng trước các mối đe dọa từ vũ khí nhỏ và giá thành thấp, thay vì phụ thuộc vào hệ thống Patriot đắt đỏ và cồng kềnh”, Justin Bronk, chuyên gia về sức mạnh không quân và công nghệ hàng không tại Viện Hoàng gia Anh, nhận định.


Nhiều chuyên gia cho rằng vụ không kích vừa qua tại Saudi Arabia đã làm sụp đổ ảo tưởng về khả năng bảo vệ an toàn tuyệt đối của các hệ thống phòng không truyền thống trong thời đại của máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo tầm ngắn, những vũ khí có độ chính xác cao ngày càng rẻ và có kích thước nhỏ hơn.

“Có thực tế phũ phàng mà nhiều người không hiểu được, bao gồm những chuyên gia bình luận trong lĩnh vực quốc phòng: Các hệ thống phòng không dù tối tân và tinh vi đến mức nào cũng không thể tạo ra được phép màu. Chúng đều có những hạn chế rất lớn, đặc biệt là phần nhiều các hệ thống vẫn phụ thuộc vào cảm biến mặt đất”, bình luận viên Tyler Rogoway của chuyên trang phân tích quốc phòng The War Zone cho biết.

Ông nhấn mạnh các lực lượng phòng không đang gặp thách thức lớn trong thời đại mà hình ảnh vệ tinh với độ phân giải cao và khả năng định vị toàn cầu có thể được tiếp cận dễ dàng ở gần như mọi nơi trên thế giới.

Kết hợp hai công nghệ này, lực lượng thù địch đã vừa nắm được thông tin tình báo vừa có khả năng tổ chức các cuộc tấn công với độ chính xác đến từng chi tiết. Điều này nằm ngoài sức tưởng tượng của những nhà hoạch định sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, thời kỳ mà những lá chắn tên lửa ra đời để đối phó với hiểm họa hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Cuộc không kích bằng tên lửa đạn đạo tầm ngắn và máy bay không người lái tại Saudi Arabia được đánh giá là vụ tấn công chưa từng có tiền lệ, chính thức mở ra kỷ nguyên của chiến tranh bằng vũ khí không người lái.

Giới phân tích quốc phòng lẫn cơ quan quân sự vẫn không thể xác định chính xác được những vũ khí này xuất phát từ địa điểm nào trước khi xâm nhập vào vùng trời của Saudi Arabia. Nhiều chuyên gia còn đặt giả thuyết vụ tấn công được phối hợp với mức độ tinh vi, triển khai từ nhiều địa điểm bí mật ở các nước lân cận Saudi Arabia hoặc từ thuyền nhỏ trên Vịnh Ba Tư.

“Dù là ai đứng sau vụ không kích này, họ hiểu rất rõ những cơ sở mà mình nhắm đến vào khả năng của các thiết bị đang nắm trong tay, cũng như điểm yếu của mục tiêu và các hậu quả thứ cấp có thể xảy ra trong vụ tấn công. Nói cách khác, đây rõ ràng không phải kiểu dội mưa vào mục tiêu bằng máy bay không người lái trang bị chất nổ hay chọn bừa một công trình nào nhìn có vẻ quan trọng để tấn công”, Rogoway nhận định.

“Việc hoạch định mục tiêu đã diễn ra một cách có hệ thống và mang lại hiệu quả cao”, ông cho biết.





Chiếc ô an ninh của Mỹ không thể bảo vệ Saudi trước phi đội drone
https://news.zing.vn/cuoc-doi-dau-giua-ten-lua-patriot-voi-s-400-o-chien-truong-trung-dong-post993043.html
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top