[VOC] Những đồ dùng không thể thiếu cho dân offroad

VOCTài khoản đã xác minh

Vietnam Offroad Cup
Biển số
OF-70903
Ngày cấp bằng
18/8/10
Số km
1,661
Động cơ
437,583 Mã lực
VOC 2018 sắp sửa bắt đầu, những ngày không ăn không ngủ dãi nắng dầm mưa vào rừng lội suối lại đến. Ngoài những cặp giống-chã, những tay lái kỳ cựu đã lui về vườn chăn rau thả gà đã thừa biết khi đi cần gì thì những cổ động viên hay những người chơi mới cũng cần nên biết những món đồ cần mang theo khi đi offroad. Hoặc chí ít là cũng biết khi đi offroad cần chuyển bị đồ đạc thế nào.


Xin phép được trích lại bài của một chã chân to Hải Âu về vấn đề - Khi đi offroad cần mang theo cái gì.

Thời gian chuẩn bị luôn chiếm kha khá thời gian của mỗi chuyến đi, tìm hiểu xem đi đâu, đi thế nào, đường xá ra sao, ăn uống ngủ nghỉ…rất nhiều thứ cần phải lên kế hoạch chuẩn bị. Trong đánh trận người ta bảo rằng chuẩn bị kĩ càng là đã nắm chắc trong tay 50% chiến thắng, còn đi offroad chuẩn bị là mở đầu cho sự thành công của cuộc chơi. Có những đồ đạc chuẩn bị tốt khi đang ở trong rừng sâu núi thẳm chúng ta luôn tự tin đối mặt với mọi khó khăn đang rình rập. Một số thứ cơ bản nhất mà một dân chơi offroad nên chuẩn bị bao gồm:

- KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC ĐI OFFROAD MỘT MÌNH, kể cả là có đi trong địa hình khó hay dễ. Bộ môn này luôn có những bất ngờ xảy ra, một cú sa lầy hay sập hố sẽ khiến chúng ta bị mắc kẹt và không xoay sở được. Chính vì thế hãy chơi trong những câu lạc bộ và đi cùng nhau. Hiện nay các câu lạc bộ offroad cũng đang phát triển mạnh, sẽ không khó để các cụ/mợ tìm ra một sân chơi cho mình.

- Trước khi đi chúng ta nên thông báo cụ thể lịch trình cho người thân (vợ, bạn bè thân thiết…) nơi mà chúng ta sẽ đến, thời gian muộn nhất chúng ta sẽ trở về nhà để mọi người còn biết, trong trường hợp xấu có thể ứng cứu kịp thời.

- Điều quan trọng không kém trước mỗi chuyến đi đó là kiểm tra chiếc xe của mình. Các bộ phận quan trọng cần kiểm tra đó chính là, động cơ, hệ thống truyền dẫn, phanh, lốp, điện, tời, ắc quy…Nếu chưa có điều kiện để lắp ống thở cho xe thì các cụ mợ nên tìm mua loại ống cao su cốt sắt dài khoảng 1,5m vừa với cổ hút của mình thế là đã có thể lội nước vô tư. Về lốp thì ít nhất phải có một lốp dự phòng.

- Đồ nghề sửa chữa cần mang theo, kích, kích tay, tuýp lốp, kìm búa và phụ tùng sơ cua như dây cu roa, cút nước, bóng đèn pha, dây câu ắc quy, đặc biệt là một đèn pin led loại to.

- Các dụng cụ cứu hộ: Mỗi xe ít nhất có một sợi cáp dài 5m, 2 cái ma ní, gang tay bảo hộ, cuốc xẻng, xà beng, dao phát, cưa máy…Đặc biệt khi tời các cụ nên chuẩn bị một ‘áo phao’ để che chắn trên dây, vấn đề an toàn nên đặt lên trên hết các cụ ạ.

- Đổ đầy thùng nhiên liệu: xăng hoặc diesel trước khi vào đường offroad. Nếu quãng đường dài thì các cụ nên chuẩn bị theo một can nhiên liệu đi kèm cho chắc ăn.

- Kiểm tra áp suất lốp theo đúng tiêu chuẩn. Nếu các cụ muốn tang giảm áp suất lốp theo yêu cầu của địa hình thì nên trang bị một cái bơm điện để trong cabin. Bơm điện hiện có bán khá nhiều, giá giao động từ 1 triệu cho tới 3 triệu tùy loại.

- Công tác hậu cần cũng khá quan trọng trong việc chuẩn bị. Chúng ta cần chuẩn bị nước uống cho mọi người, chơi offroad chúng ta vận động nhiều nên cơ thể tiêu hao nhiều nước nên cần bù đắp lại. Chúng ta cần khoảng 2l nước cho 5 giờ offroad.

- Thức ăn, cơ bản là chuẩn bị đồ khô như xôi, bánh mỳ ruốc, thịt hộp, giò chả (tùy lịch trình mà các cụ nên chuẩn bị đồ ăn mang theo cho phù hợp). Các cụ có thể chuẩn bị bếp cồn để đun nước pha mì tôm hoặc chế café. Cũng nên chuẩn bị ít trái cây để ăn nhẹ bù đắp lượng đường trong máu sau khi tiêu tốn nhiều sức lực.

- Vào cung offroad, đa phần là rừng núi xa xôi nên việc liên lạc bằng điện thoại rất khó khan. Chưa kể tới việc đi vào vùng có nhiều quặng thì song điện thoại mất hẳn. Hãy trang bị cho mỗi xe một chiếc bộ đàm cầm tay để giữ liên lạc toàn đoàn.

- Đồ cứu thương, bao gồm các bang gạc để cấp cứu, cầm máu, thuốc mỡ chống hoại tử, miếng gạc bông, thuốc sát trùng, thuốc giảm đau, thuốc cầm máu, gang tay y tế (cái này các cụ có thể mua túi cứu thương của quỹ OF Vì Cộng Động cũng khá đủ cho việc sơ cứu)

- Đi vào rừng rậm ẩm thấp thứ ai cũng sợ chạm trán đó là rắn và đỉa/vắt. Trước tiên em đề cập tới việc gặp rắn. Loài này nó có lịch sử xuất hiện khá lâu trên trái đất rồi, nó còn có trước cả loài người. Khi gặp rắn, tốt nhất là chúng ta nên bình tĩnh và dời đi. Bản năng của rắn là lẩn trốn nên thấy động chúng sẽ rút lui, đợi chúng rút xong chúng ta lại tiếp tục lên đường. Nếu chẳng may bị rắn cắn (nếu các cụ không phân biệt được rắn thường và rắn độc thì cứ sơ cứu trước đã, mà đa phần những con rắn màu mè sặc sỡ toàn là rắn độc cái này giống phụ nữ các cụ nhể, càng đẹp thì càng độc) hãy lấy sợi dây để buộc trên phần vết cắn (làm sản trở máu độc chạy lên tim) sau đó dùng dao lam rạch nhẹ vết thương rồi hút máu độc ra ngoài. Kinh nghiệm dân gian là lấy nắm thuốc lào nhai sơ nước thì nuốt vào còn bã thì đắp vào vết thương. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Còn về phần vắt thì cũng dễ xử lí các cụ nhỉ.

- Ngoài ra khi đi offroad cần trang bị kính, mũ, quần dài, túi nhựa và vài cái bao cao su (tất nhiên không phải là để ấy ấy nha), tác dụng của bao cao su là để đựng các đồ quan trọng khỏi bị ngấm nước như điện thoại, tiền và các đồ điện tử có giá trị khác.

- Nạp đầy pin cho các thiết bị, máy bộ đàm, máy quay phim, máy ảnh, điện thoại. Nhớ mang theo thẻ nhớ dung lượng càng lớn càng tốt.

- Quần áo dài tay và giầy bộ đội là bắt buộc vì các Cụ sẽ phải đi bộ xung quanh rất nhiều, để bảo vệ đôi chân của các Cụ khỏi bị côn trùng đốt và sưng tấy

Em tạm liệt kê ra mấy ý này, cụ nào thấy cần thêm ý thì bổ sung thêm vào giúp em nhé. Hẹn gặp lại các cụ vào 29-30/9 tại Đồng Mô.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top