[Funland] Kỹ thuật bóng bàn (Sưu tầm)

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Kỹ thuật cắt bóng.

* Kỹ thuật cắt bóng đột kích thuận tay.


- Đặc điểm:
Do bóng đột kích có sức mạnh lớn, tốc độ nhanh nên cắt bóng đột kích thường ở vào điều kiện phòng thủ bị động. Đặc biệt là do đường bóng đột kích đều là đường bóng được tiến hành sau khi phát bóng và sau khi bỏ nhỏ bóng ngắn hoặc trong gò bóng và líp bóng có sự khác biệt rất lớn về tính năng và điểm rơi giữa cẳt bóng với đột kích, từ đó làm tăng thêm rất nhiều về độ khó cắt bóng.
Do đó cắt bóng đột kích cần phải phán đoán chính xác, di chuyển bước nhanh, nắm vững góc độ mặt vợt và phương hướng dùng sức mới có thể chống đỡ được thế tấn công của bóng đến, tranh thủ giành quyền chủ động.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Căn cứ vào bóng đến để nhanh chóng lùi ra sau, chân trái hơi đứng ra trước, tay phải co tự nhiên, cẳng tay nâng lên và xoay ngoài, đưa vợt lên phía trên trước bên phải thân làm cho mặt vợt tiếp cận vuông góc với mặt đất. Khi bóng đến bật lên khỏi bàn tới vị trí cao, tay cầm vợt nhanh chóng vung xuống dưới đón bóng. Khi bóng đến ở thời kỳ đi xuống, dùng mặt vợt gần vuông góc với mặt đất đánh vào phần giữa của bóng. Toàn bộ cánh tay dùng lực ma sát vào bóng theo hướng từ trên xuống dưới sang trái để miết bóng. Mượn lực bật trở lại của bóng đến để đánh trả.
Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà về phía dưới ra trước sang trái đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

* Kỹ thuật cắt bóng giật xoáy mạnh thuận tay.

- Đặc điểm:
Do bóng đến có độ xoáy lên rất mạnh, đường vòng cung lớn nên thời gian đánh cắt bóng muộn. Điểm đánh vào bóng thấp, động tác lớn. Cần chú ý khắc phục và lợi dụng lực bật trở lại theo hướng lên trên của bóng đến.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng cách xa bàn khoảng trên 1m, chân trái đứng hơi ra trước, thân người hơi xoay sang phải, tay phải co tự nhiên, cẳng tay nâng lên phía trên ra sau bên phải đồng thời xoay trong đưa vợt lên trên ra sau sang phải thân, biên độ đưa vợt tương đối lớn, đồng thời làm cho mặt vợt gần vuông góc hoặc hơi ngửa sau. Khi bóng đến bật lên khỏi bàn ở giữa thời điểm đi xuống, tay cầm vợt nhanh chóng vung vợt xuống dưới ra trước đón bóng. Cùng lúc, thân người xoay sang trái.
Khi bóng ở cuối thời điểm đi xuống, dùng mặt vợt ngửa sau hoặc gần vuông góc với mặt đất đánh vào phần giữa dưới hoặc phần giữa của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng chủ yếu là dùng cánh tay kéo theo cẳng tay tạo lực hướng xuống dưới và tăng cường dùng sức ra phía trước, đồng thời chú ý mượn lực bật trở lại theo hướng lên trên của bóng đến để cắt trả bóng. Khi cắt trẳ bóng, cổ tay cần giữ tương đối ổn định.
Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà ra trước và xuống dưới đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.

* Kỹ thuật cắt bóng giật vồng, giật xung thuận tay.

- Đặc điểm:
Do bóng đến xoáy lên rất mạnh, đường vòng cung nhỏ, sau khi rơi xuống mặt bàn lực xung ra trước lớn nên thời gian cắt đánh bóng muộn, điểm đánh bóng thấp, động tác lớn. Cần chú ý khắc phục và lợi dụng lực bật lên và lực xung trước của bóng đến.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở vị trí cách xa bàn khoảng trên 1m, thân người hơi xoay sang phải, tay phải co tự nhiên, cẳng tay nâng sang bên phải và hơi xoay trong, đưa vợt lên trên phía sau bên phải cơ thể. Biên độ đưa vợt tương đối lớn, cự ly tương đối dài. Đồng thời làm cho mặt vợt gần vuông góc với mặt đất hoặc hơi ngửa sau.
Từ thời điểm bóng bật lên khỏi mặt bàn đến giữa thời kỳ bóng đi xuống tay cầm vợt vung xuống dưới ra trước đón bóng. Cùng lúc thân người xoay sang trái. Ở cuối thời kỳ bóng đi xuống, dùng mặt vợt gần vuông góc với mặt đất hoặc hơi ngửa sau đánh vào phần giữa hoặc phần giữa lệch dưới của bóng đến.
Trong giây lát vợt đánh vào bóng thân người xoay sang trái, dùng sức chủ yếu của cánh tay, cẳng tay và cổ tay hướng xuống dưới ra trước cắt bóng, có sự nghiêng thân, co gối bổ trợ dùng sức xuống dưới, đồng thời phải chú ý mượn lực bật lên và xung trước của bóng đến để cắt trả bóng. Khi cắt bóng cổ tay cần giữ tương đối ổn định. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà xuống dưới ra trước đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái...

* Kỹ thuật cắt bóng trái tay.

Đây là kỹ thuật thường dùng của vận động viên bóng bàn khi vận dụng kết hợp tấn công và cắt bóng.
Kỹ thuật cắt bóng này cũng giống với kỹ thuật cắt bóng thuận tay và cũng có thể chia ra thành: cắt bóng gần, cắt bóng xa, cắt bóng đuổi thân, cắt bóng đột kích, cắt bóng giật vồng xoáy mạnh, cắt bóng giật vồng giật xung.
Đặc điểm động tác của các loại kỹ thuật này cơ bản cũng giống với các kỹ thuật cắt bóng thuận tay. Điểm khác biệt là ở chỗ phương hướng thực hiện ngược nhau giữa phải và trái. Ngoài ra điểm cắt bóng của vợt ngang trái tay hơi gần thân hơn so với cắt bóng thuận tay. Đồng thời phát lực của cẳng tay và cổ tay tập trung hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Kỹ thuật cắt bóng.

Kỹ thuật cắt bóng xoáy mạnh và không xoáy.


Khi thực hiện kỹ thuật cắt bóng, cần phải cố gắng dùng phương pháp tay gần giống nhau để thực hiện cắt bóng xoáy mạnh và không xoáy, làm cho đối phương khó phán đoán cường độ xoáy của bóng mà đánh bóng chúc lưới, hoặc đánh bóng ra ngoài bàn hoặc đánh bóng cao tạo cơ hội cho mình phản công, đột kích.

Bất kể cắt bóng thuận tay hay cắt bóng trái tay đều cần thiết phải nắm vững kỹ thuật cắt bóng xoáy mạnh và cắt bóng không xoáy.

Khi cắt bóng xoáy mạnh, cẳng tay và cổ tay trong giây lát vợt tiếp xúc vào bóng cần dùng lực thật mạnh, tăng nhanh tốc độ vuốt bóng, dùng lực ma sát vợt vào thân bóng.

Khi cắt bóng không xoáy, trong giây lát vợt tiếp xúc vào bóng, cánh tay kéo theo cẳng tay và cổ tay đẩy đưa ra trước và xuống dưới, nâng nhẹ phần giữa và dưới của bóng, giảm nhỏ sức mạnh ma sát vợt vào bóng. Đợi khi bóng đánh ra khỏi vợt cẳng tay và cổ tay cần đột ngột dùng lực tăng nhanh tốc độ vẩy bóng để động tác cắt bóng không xoáy cơ bản giống với cắt bóng xoáy mạnh làm cho đối phương khó phán đoán.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Các kỹ thuật khác.


Các loại hình kỹ thuật của bóng bàn hiện đại có rất nhiều, ngoài các kỹ thuật chủ yếu cơ bản như: giao bóng, đẩy bóng, chặn bóng, công bóng, giật bóng, gò bóng, cắt bóng…v.v. như đã giới thiệu ở các bài viết trên còn có các kỹ thuật khác nữa như: kỹ thuật đập bóng bổng, thả bóng bổng, bỏ nhỏ bóng ngắn…v.v.

*. Kỹ thuật đập bóng bổng.

- Đặc điểm:
Động tác lớn, sức mạnh lớn. Đây là một loại hình kỹ thuật chuyên môn tấn công bóng cao giành điểm. Do việc đập bóng bổng thuận tay có nhiều thuận lợi cho việc phát lực tập trung cho nên đập bóng bổng phần lớn sử dụng thuận tay.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Tùy thuộc vào vị trí bóng đến mà xác định vị trí đứng, nhưng nói chung thường đứng hơi xa bàn. Chân trái đứng ra trước, trọng tâm cơ thể dồn lên chân phải, toàn bộ thân người, tay cùng với lưng, hống xoay sang phải, cánh tay cố găng đưa vợt ra phía sau bên phải cơ thể. Đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt nghiêng trước.
Khi bóng tới chạm bàn bật lên tới điểm cao nhất, cùng với sức mạnh chân phải đạp đất di chuyển trọng tâm, lưng háng cũng xoay sang trái. Toàn bộ cánh tay vung lên trên và ra trước, sau đó dần dần chuyển hướng vung vợt xuống dưới phía trước để đón bóng. Khi bóng đến ở thời điểm đi xuống ngang độ cao giữa vai và đầu thì dùng mặt vợt nghiêng trước đập mạnh vào phần giữa bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, toàn bộ cánh tay tăng tốc độ phát lực vung vợt xuống phía dưới ra trước sang trái. Cùng lúc đó, lưng háng tích cực dùng lực phối hợp.
Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà xuống phía dưới ra trước sang trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.
Ngoài ra, đập bóng còn có một loại đánh được gọi là “Rơi xuống đất nở hoa”, tứ là khi đánh bóng sang bật bàn đến độ cao hơn hẳn mặt lưới, cánh tay cầm vợt đánh mạnh từ phía trên sau ra phía trước dưới vào phần giữa của bóng (đập chếch thẳng kiểu đập ruồi). Điểm then chốt của loại đập bóng này là cần phải làm cho đường thảng từ vị trí đập bóng đến điểm rơi bất kỳ trên mặt bàn đối phương không bị lưới ngăn bóng lại.
Cách đánh này đòi hỏi phải có sự phán đoán tinh tế, chuẩn xác đường bóng đi lên sau khi bóng đến bật lên khỏi bàn, nếu không dễ hụt bóng, tạo sai lầm dẫn đến mất điểm.

*. Kỹ thuật thả bóng bổng.

- Đặc điểm:
Vị trí đứng xa bàn, bóng đánh trả cao, đường vòng cung lớn có kèm theo xoáy lên hoặc xoáy nghiêng. Đây là một loại kỹ thuật phòng thủ đặc biệt.
Thả bóng cao tốt nhất là đánh bóng đến vạch đầu bàn của đối phương, lợi dụng sự biến đổi của xoáy lên và xoáy nghiêng tạo ra độ khó hoặc sai sót cho đối phương khi đánh trả. Đồng thời có thể lợi dụng thời gian bay của bóng để tranh thủ thời gian điều chỉnh vị trí đứng và động tác của mình tạo thế chủ động hoặc cơ hội phản công.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Vị trí đứng cách bàn khoảng trên 1m, khi thả bóng bổng thuận tay chân trái đứng ra trước, tay phải co tự nhiên, cẳng tay hơi thấp và xoay trong, đưa vợt xuống phía dưới, sau bên phải thân làm cho mặt vợt dựng dọc hoặc hơi nghiêng trước. Khi bóng đến bay qua thời kỳ điểm cao, cẳng tay và cổ tay vung vợt ra trước và lên trên đón bóng. Khi bóng ở thời điểm đi xuống, dùng mặt vợt vuông góc với mặt đất hoặc hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa hoặc phần giữa lệch trên của bóng đến. Trong giây lát vợt đánh vào bóng cẳng tay dùng lực nâng kéo lên trên.
Nếu cần líp bóng xoáy nghiêng thì cùng lúc vợt nâng kéo lên trên sẽ phải tăng thêm động tác và sức ma sát vợt vào bóng đến theo hướng sang trái hoặc sang phải. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà ra trước lên trên hoặc ra trước lên trên sang phải hoặc trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.
Thả bóng bổng trái tay về cơ bản giống với động tác thả bóng bổng thuận tay, điểm khác nhau là phương hướng đưa vợt là ngược lại.

*. Kỹ thuật bỏ nhỏ.

- Đặc điểm:
Vị trí đứng gần bàn, điểm rơi gần lưới. Khi đối phương rời xa bàn, bỏ nhỏ có thể điều động đối phương lên trước hoặc làm cho đối phương không kịp lên đỡ bóng mà bị mất điểm hoặc làm giảm chất lượng của bóng đánh trả.
Bỏ nhỏ thường được vận dụng khi bóng đến gần lưới hoặc khi điểm rơi không xa lắm.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở vị trí áp sát bàn, khi bỏ nhỏ thuận tay cánh tay phải co tự nhiên, cẳng tay lêch phải đưa vợt sang phải thân người. Cố gắng hết mức làm động tác giống với tấn công bóng, nhưng biên độ đưa vợt không quá lớn. Sau khi bóng đến bật lên khỏi bàn, cánh tay cầm vợt nhanh chóng vung vợt ra trước đón bóng, khi bóng đến ở thời kỳ đi lên, cẳng tay đột ngột xoay ngoài; nếu bóng đến có cường độ xoáy xuống lớn sẽ phải làm cho mặt vợt hơi ngửa sau, đánh nhẹ vào phần giữa và dưới của bóng.
Trong giây lát vợt đánh vào bóng, dùng lực nhẹ nhàng của cẳng tay và cổ tay là chính để đánh bóng. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà ra trước nhưng biên độ vung vợt cần cố hết sức nhỏ, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể đặt lên cả hai chân...
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Kỹ thuật di chuyển bước.

Tầm quan trọng của phương pháp bước chân.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật môn bóng bàn, sự biến hóa về đường bóng, biến hóa về điểm rơi khi đánh bóng cũng ngày một phát triển không ngừng. Điều này đòi hỏi vận động viên bóng bàn cần phải di chuyển bước chân nhanh hơn để đảm bảo tính chính xác của động tác chi trên và phát huy sở trường kỹ chiến thuật cá nhân.
Ngược lại, nếu như di chuyển bước không tốt thì không thể đảm bảo cho chi trên thực hiện động tác đánh bóng chính xác.
Tính chuẩn xác của bước chân và chất lượng đánh bóng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quảcủa việc sử dụng kỹ thuật sở trường của vận động viên.
Vì vậy để đánh bóng bàn được tốt, nhất định phải nắm vững kỹ thuật di chuyển bước.

Phương pháp di chuyển bước thường dùng.

*. Bước đơn.

- Đặc điểm:
Động tác nhanh và đơn giản, phạm vi di chuyển nhỏ, quá trình di chuyển bước trọng tâm cơ thể luôn vững vàng thích hợp với việc sử dụng trong khi bóng đến có cự ly gần với cơ thể.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Dùng một chân làm chân trụ, chân còn lại dựa vào đường bóng và điểm rơi của bóng đến để di chuyển bước ra trước, ra sau, sang trái hoặc sang phải.

*. Bước vượt.

- Đặc điểm:
Tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi di chuyển lớn hơn bước đơn. Có thể sử dụng khi bóng đến cách thân hơi xa. Vì bước di chuyển thứ nhất có biên độ lớn làm cho trọng tâm cơ thể hạ thấp nên không dễ sử dụng liên tục.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Dùng chân khác hướng với hướng bóng đến đạp đất, chân cùng hướng bước một bước dài về hướng bóng đến, trọng tâm cơ thể di chuyển theo chân này, còn chân kia nhanh chóng bước theo một bước.
Nếu điểm rơi của bóng đến cách than tương đối xa hoặ tương đối gần thì phương hướng di chuyển bước có thể lệch sau hoặc lệch trước.

*. Bước nhảy.


- Đặc điểm:
Phạm vi di chuyển tương đối lớn, trọng tâm cơ thể biến đổi rất nhanh, trước và sau khi di chuyển cự ly giữa hai chân cơ bản như nhau. Có thể sử dụng để liên tục đánh trả bóng đến, sử dụng thích hợp khi bóng đến cách cơ thể tương đối xa.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Trước tiên chân khác hướng với bóng đến bước sang hướng bóng đến, sau đó chân còn lại tiếp tục bước theo sang ngang.
Nếu điểm rơi của bóng đến tương đối xa hoặc tương đối gần thì phương hướng di chuyển đón đánh các loại bóng đến có thể lệch ra sau hoặc ra trước.

*. Bước đôi.

- Đặc điểm:
Biên độ di chuyển lớn hơn bước đơn và nhỏ hơn bước nhảy. Khi di chuyển không có động tác trên không, có lợi cho việc giữ trọng tâm cơ thể ổn định, thiíchhợp sử dụng cho cách đánh cắt bóng, cách đánh tấn công nhanh và giật vồng. Khi công cắt bóng sẽ di chuyển trong phạm vi nhỏ cũng thường sử dụng bước đôi.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Phương pháp di chuyển cơ bản giống với bước nhảy, chỉ khác nhau ở chỗ không nhảy lên trên không. Khi di chuyển, trước tiên chân khác với hướng bóng đến bước sang ngang gần chân cùng hướng bóng đến, sau đó chân cùng hướng bóng đến lại tiếp tục bước sang bên hướng bóng đến.

*. Bước chéo.


- Đặc điểm:
Bước chéo là một phương pháp di chuyển bước có biên độ di động lớn nhất, chủ yếu dùng để đối phó với bóng đến có khoảng cách quá xa với cơ thể, cách đánh tấn công nhanh hoặc giật vồng.
Khi né người tấn công sau đó tạt bóng thuận tay khoảng trống, hoặc khi líp cắt bóng trong lúc di động thường sử dụng bước chéo để đỡ bóng ngắn hoặc đỡ cắt đột kích.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Trước hết dùng chân gần với hướng bóng đến làm thành chân chống đất, bước nhanh chân xa bóng lên trước qua chân chống đất sang phía bóng đến 1 bước lớn, sau đó chân chống đất tiếp tục di chuyển một bước sang ngang theo hướng bóng đến.

*. Bước né người.

Khi bóng đến ở bên trái tay nhưng bản thân lại quyết định sử dụng kỹ thuật công bóng thuận tay để đánh trả thì đòi hỏi phải dùng bước né người. Bước né người căn cứ vào sự khác nhau về vị trí của bóng đến và thói quen của cá nhân có thể phân chia thành né người bước đơn, né người bước vượt, né người bước nhảy.

* Né người bước đơn.

- Đặc điểm:
Tốc độ di chuyển nhanh, biên độ nhỏ. Khi bóng đến thẳng vào vị trí thân người hoặc lệch phải thì sử dụng né người bước đơn.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Chân trái làm trụ, chân phải nhanh chóng di chuyển một bước ra phía sau bên phải.

* Né người bước vượt.

- Đặc điểm:
Tốc độ di chuyển so với né người bước đơn hơi chậm hơn, nhưng biên độ di chuyển lớn hơn so với né người bước đơn. Khi bóng đến ở vị trí về phía bên trái thân thì sử dụng kỹ thuật này.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Chân trái trước tiên bước 1 bước vượt ra trước sang trái, sau đó chân phải di chuyển 1 bước ra sau bên phải, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải. Trong quá trình di chuyển vị trí cần hóp bụng, xoay người để ra vị trí đánh bóng.

* Né người bước nhảy.

- Đặc điểm:
Tốc độ di chuyển chậm, biên độ di chuyển tương đối lớn, có lợi cho việc phát huy công bóng thuận tay mạnh mẽ.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Chân phải đạp đất làm cho trọng tâm cơ thể nhanh chóng chuyển qua chân trái. Sau đó hai chân hầu như đồng thời rời khỏi mặt đất cùng nhảy sang bên trái 1 bước. Chân phải chạm đất trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải, chân trái cũng liền đó chạm đất.....
 
Chỉnh sửa cuối:

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Kỹ thuật di chuyển bước.


Di chuyển bước chủ yếu của các cách đánh thường gặp.


*. Di chuyển bước của cách đánh đẩy trái công phải vợt dọc.

Vị trí đứng của cách đánh đẩy trái công phải vợt dọc ở gần bàn và lệch trái, chân trái thường ở trước, chân phải hơi ra sau, luôn luôn chuẩn bị phát huy uy lực tấn công bóng thuận tay và né người công bóng. Di chuyển nhanh phạm vi nhỏ sang hai bên phải trái thường được dùng nhiều nhất và cũng phối hợp thỏa đáng với di chuyển phải, trái, trước, sau phạm vi tương đối lớn nên thường lấy di chuyển bước nhảy, bước vượt làm chính kết hợp với bước đơn, bước đôi, bước né người và bước chéo.

*. Di chuyển bước của cách đánh tấn công hai mặt.


Vị trí đứng của cách đánh tấn công hai mặt là gần bàn và hơi lệch trái, hai chân thay đổi trước sau hoặc đứng ngang bằng. Thường dùng bước đơn di chuyển sang trái để né người sang trái chừa chỗ tấn công bên phải. Phương pháp bước chân dùng bước đơn và bước vượt bước nhảy phạm vi nhỏ làm chính kết hợp với các bước khác.

*. Di chuyển bước của cách đánh giật vồng hai mặt.

Vị trí đứng ở cách đánh giật (líp) vồng hai mặt hơi xa bàn, biên độ động tác đánh bóng tương đối lớn. Khi tấn công hoặc phòng thủ đòi hỏi phải quán xuyến phạm vi tương đối lớn cho nên khi di chuyển thường dùng bước chéo và bước nhảy làm chính phối hợp với bước vượt và các loại bước di chuyển khác.

*. Di chuyển bước của cách đánh tấn công nhanh kết hợp giật vồng.

Khi tấn công nhanh kết hợp giật vồng thì lúc tấn công nhanh thường đứng cách bàn tương đối gần, cho nên thường lấy bước nhảy, bước vượt là chính kết hợp với các bước nhảy khác.
Khi chuyển sang cách đánh giật vồng thì dùng bước chéo và bước nhảy là chính kết hợp với các loại bước di chuyển khác.

*. Di chuyển bước của cách kết hợp cắt công.

Cách đánh kết hợp cắt công nói chung là vị trí đứng thường xa bàn và đánh vào bóng ở thời kỳ bóng đến đi xuống thấp, đồng thời còn thường từ phòng thủ chuyển sang tấn công hoặc từ tấn công sang phòng thủ nên đòi hỏi phạm vi di chuyển và quán xuyến rất lớn. Vì vậy phương thức di chuyển bước rất nhiều.
Khi phòng thủ thì dùng bước nhảy và bước chéo là chính, phối hợp với các bước di chuyển khác.
Khi chuyển sang tấn công thì dùng bước nhảy và bước vượt là chính phối hợp với các bước di chuyển khác.
 

Hồng Ngọc

Xe máy
Biển số
OF-13897
Ngày cấp bằng
11/3/08
Số km
57
Động cơ
517,370 Mã lực
Bác J+N chăm chỉ ghê, dài quá em ngại đọc :'(
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
CHIẾN THUẬT TRONG MÔN BÓNG BÀN

Trong thi đấu bóng bàn thì sự thắng bại, đặc biệt là sự thắng bại trước các đấu thủ có thực lực kỹ thuật tương đương thì thường được quyết định bởi chiến thuật thi đấu có hợp lý hay không.

Mối quan hệ giữa chiến thuật với kỹ thuật trong bóng bàn.


Nói chung, chiến thuật bóng bàn thường được cấu thành từ hai loại hình kỹ thuật đơn trở lên kết hợp với nhau. Trong trường hợp đặc biệt thì một loại kỹ thuật cũng có thể cấu thành chiến thuật. Do vậy kỹ thuật bóng bàn là nền tảng của chiến thuật bóng bàn. Chỉ có thông qua tập luyện và nắm vững các loại hình kỹ thuật cơ bản một cách thành thạo mới có thể vận dụng được theo ý muốn các loại chiến thuật trong thi đấu đòi hỏi.
Có chiến thuật tiên tiến và hợp lý sẽ thúc đẩy được việc phát huy sở trường kỹ thuật của bản thân được tốt hơn, từ đó phát huy tối đa trình độ bản thân trong thi đấu.
Tùy thuộc vào các cách đánh khác nhau sẽ có các chiến thuật khác nhau. Ví dụ như chiến thuật của cách đánh loại hình tấn công nhanh lấy việc phát huy đầy đủ sự dũng mãnh và tốc độ nhanh trong tấn công nhanh gần bàn, linh hoạt biến hóa nhiều làm chính; còn sử dụng chiến thuật với cách giật líp vồng thì lại lấy việc phát huy tấn công chủ động của bóng giật vồng , xoáy lên mạnh mẽ đồng thời kết hợp với đập vụt mạnh làm chính; chiến thuật của cách đánh kết hợp cắt bóng, tấn công lấy việc phát huy biến hóa độ xoáy độ xoáy cắt bóng dũng mãnh đập vụt tốc độ nhanh làm chính..v.v.
Vì vậy để làm cho chiến thuật có thể phát huy tối đa sở trường kỹ thuật của các loại hình cách đánh khác nhau nên sử dụng các kỹ thuật thích hợp khác nhau để tổ hợp thành chiến thuật thích hợp với cách đánh của mình.

Chiến thuật chủ yếu của môn bóng bàn.

Loại hình cách đánh của môn bóng bàn hiện đại có rất nhiều, bất kỳ một loại cách đánh nào cũng đều có rất nhiều chiến thuật đặc hiệu.

Chiến thuật đẩy công.

- Đặc điểm:
Chủ yếu sử dụng tốc độ và sức mạnh tấn công thuận tay và đẩy chặn trái tay, đồng thời kết hợp sự biến đổi điểm rơi và biến đổi nhịp độ để áp chế và điều động đối phương nhằm tranh thủ chủ động hoặc giành điểm. Chiến thuật đẩy công là chiến thuật chủ yếu của cách đánh đẩy trái công phải để đối phó lại với cách đánh loại hình công kích. Những vận động viên bóng bàn có năng lực đẩy chặn tấn công 2 mặt và kết hợp công cắt, …v.v thường sử dụng loại chiến thuật này.

- Phương pháp:
+ Đẩy trái công phải.
+ Đẩy chặn né người tấn công.
+ Đẩy chặn, né người tấn công sau đó tạt bóng thuận tay.
+ Đẩy trái kết hợp công trái tay.
+ Đẩy trái công trái tay, sau đó né người tấn công.
+ Đẩy trái, công trái tay né người tấn công, sau đó tạt bóng thuận tay.

- Chú ý:
+ Đẩy, công bóng đều cần có sự biến đổi đường bóng, biến hóa điểm rơi và biến hóa nhịp độ.
Đây là phương pháp chủ yếu của chiến thuật đẩy công giành chủ động và tạo ra cơ hội đập vụt bóng giành điểm.
+ Đẩy chặn: Nói chung lấy ép trái tay của đối phương làm chính. Sau đó đột ngột đổi sang ép thuận tay để tạo ra cơ hội tấn công. Nếu như thuận tay của đối phương tương đối kém thì mới có thể dùng đẩy ép thuận tay của đối phương làm chính.
+ Trong đẩy chặn có thể đột ngột đẩy tăng lực vào trung lộ của đối phương làm cho đối phương khó có thể dùng sức đánh trả. Sau đó có thể dùng đập vụt thuận tay hoặc né người đập vụt.
+ Khi gặp đường bóng có cơ hội tấn công cần quyết đoán đập vụt. Đây là biện pháp chủ yếu để giành điểm của chiến thuật đẩy công.
+ Chiến thuật đẩy công phải kiên trì bán gần bàn, lại không thể phòng thủ “chết” ở gần bàn. Cần phải nắm được sự thay đổi vị trí giữa gần và vừa bàn, nắm vững nhịp độ đối công.
+ Chiến thuật đẩy công đối phó với cách đánh giật líp bóng, nên kiên trì xa bàn là chính. Dùng đẩy nhanh và đẩy chăn tăng, giảm lực, khống chế điểm rơi thừa cơ dùng líp bóng phản công gần bàn hoặc đập vụt giật vồng với sức mạnh trung bình sau đó chuyển sang tấn công liên tục thuận tay.

Chiến thuật công 2 mặt.

- Đặc điểm:
Chủ yếu lợi dụng tốc độ và sức mạnh kỹ thuật tấn công bóng thuận tay và trái tay để áp chế đối phương, tranh thủ giành chủ động và tạo cơ hội đập vụt. Chiến thuật tấn công 2 mặt là chiến thuật chủ yếu của cách đánh tấn công 2 mặt đối phó với loại hình cách đánh công kích.

- Phương pháp:
+ Công bên trái, vụt bên phải (tấn công vào góc trái của đối phương, tìm cơ hội vụt mạnh vào chỗ trống bên thuận tay của đối phương).
+ Tấn công đánh 2 góc, vụt mạnh vào trung lộ.

- Chú ý:
+ Tấn công bóng thuận tay và trái tay đều phải có sự biến đổi đường bóng và điểm rơi để tạo ra cơ hội đập vụt.
+ Cần lấy việc ép trái tay của đối phương làm chính, sau đó công kích vào bên thuận tay hoặc trung lộ của đối phương nhằm tạo ra cơ hội đập vụt.
+ Khi có cơ hội cần mạnh dạn và quyết đoán đập vụt.
+ Chiến thuật tấn công 2 mặt trong tình huống chủ động tấn công cần kiên trì gần bàn. Trong tình huống bị động có thể lùi ra sau thích hợp, tiến hành phản công ở cự ly gần và và xa.
+ Chiến thuật tấn công 2 mặt đối phó với cách đánh giật líp bóng, cần kiên trì gần bàn và dùng vuốt bóng nhanh để chống lại bóng giật vồng của đối phương, thừa cơ sử dụng líp bóng phản công hoặc đập vụt, líp bóng với sức mạnh trung bình, sau đó chuyển sang tấn công liên tục.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
CHIẾN THUẬT TRONG MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Chiến thuật líp công.


- Đặc điểm:
Liên tục dùng líp bóng nhanh thuận tay tạo cơ hội tấn công. Sau đó sử dụng đột kích và đập vụt để tạo thế chủ động và giành điểm. Chiến thuật líp công là chiến thuật chủ yếu của cách đánh tấn công nhanh đối phó với cách đánh của loại hình cắt bóng.

- Phương pháp:
+ Líp bóng thuận tay sau đó đập vụt.
+ Líp bóng trái tay sau đó đập vụt (nói chung là các vận động viên bóng bàn tấn công 2 mặt khi gặp cắt bóng góc lớn bên trái hay sử dụng).

- Chú ý:
+ Sức mạnh líp, đập vụt bóng cần có tính bất ngờ để đối phương không kịp trở tay.
+ Cần có sự biến đổi đường bóng và điểm rơi khi líp bóng (như líp 2 góc trái, phải; phải ngăn, trái dài …v.v) để điều động, áp chế đối phương giành thế chủ động và tạo cơ hội tấn công.
+ Khi gặp bóng có cơ hội tấn công cần mạnh dạn đập vụt hoặc đột kích (có thể đập vụt vào trung lộ hoặc bên yếu của đối phương).
+ Sử dụng chiến thuật líp công cần có sự kiên trì không nên nóng vội giành phần thắng trong dứt điểm, đối với bóng có cơ hội chưa chắc chắn sẽ không nên đánh bóng qua mạnh...........

Chiến thuật kết hợp líp, vụt, bỏ nhỏ.

- Đặc điểm:
Chiến thuật này là do chiến thuật líp công kết hợp với bỏ nhỏ mà tạo thành. Đây là chiến thuật thường dùng của cách đánh loại hình tấn công đối phó với cách đánh cắt bóng.

- Phương pháp:
+ Khi đập vụt ở chiến thuật líp công hoặc bỏ nhỏ bóng sau đột kích (lúc này vị trí đứng của đối phương nói chung cách bàn tương đối xa nên bỏ nhỏ bóng là ưu tiên tốt nhất).
+ Sau khi bỏ nhỏ trong chiến thuật líp công cần tiến hành khi vị trí đứng của đối phương tương đối xa, đồng thời bóng đến tương đối gần lưới. Như vậy điểm rơi của bóng bỏ nhỏ dễ áp sát lưới, có thể tăng thêm độ khó và cự ly di chuyển ra trước cho đối phương.
+ Khi đập vụt sau khi bỏ nhỏ, nếu đối phương áp rất gần bàn có thể đập bóng nhắm thẳng vào thân người của đối phương. Như vậy thường có thể làm cho đối phương khó có thể né người để đánh trả.

Chiến thuật gò công.

- Đặc điểm:
Chủ yếu dùng gò bóng xoáy thấp và biến hóa đường bóng, điểm rơi để khống chế đối phương, thừa cơ công bóng, sau đó sử dụng kỹ thuật đột kích thấp, vụt nhanh hoặc líp nhanh…v.v và chuyển sang tấn công liên tục.
Trong khi gò bóng gặp cơ hội tấn công có thể tiến hành đập vụt, thường thường kèm theo tính đột ngột, bất ngờ có thể giành điểm trực tiếp.
Chiến thuật gò công là chiến thuật bổ trợ không thể thiếu trong các loại hình cách đánh của bóng bàn.

- Phương pháp:
+ Gò bóng thuận tay, trái tay kết hợp líp nhanh, vụt nhanh, đột kích hoặc đập vụt thuận tay.
+ Gò bóng thuận tay, trái tay kết hợp líp nhanh, vụt nhanh, đột kích hoặc đập vụt trái tay.

- Chú ý:
+ Chiến thuật gò công vừa phải cố hết mức vung vợt sớm (trong thi đấu từ gò chuyển sang công gọi là hơi vung vợt) để giành thế chủ động nhưng lại không được có tâm lý nóng vội. Nếu không vung vợt rất dễ mắc sai lầm.
+ Vẩy ngắn trong gò bóng có thể làm cho đối phương không dễ cướp trước (hoặc phát lực) tấn công, có lợi cho việc tạo ra cơ hội tấn công để thừa cơ dùng tấn công thuận tay, trái tay hoặc né người tấn công.

Chiến thuật phản công trong cắt bóng.

- Đặc điểm:
Chiến thuật này được kết hợp giữa cắt bóng và công bóng.
Thường là lấy cắt bóng bịt góc tăng xoáy làm chính, thừacơ phản công hoặc lấy cắt bóng xoáy, thấp vững, biến hóa nhiều buộc đối phương líp công trong lúc di chuyển bước, từ đó tìm ra cơ hội phản công.
Chiến thuật này có đặc điểm: “Ẩn, biến mạnh, công”, là chiến thuật chủ yếu của cách đánh kết hợp công cắt.

- Phương pháp:
+ Bịt góc cắt bóng thuận tay, trái tay (tức điểm rơi ẩn gần lưới góc trái của bàn đối phương), kết hợp công thuận tay hoặc né người tấn công khu vực trống bên phải của đối phương.
+ Cắt bóng dài hai góc lớn thuận tay và trái tay kết hợp phản công hoặc né người tấn công trái tay và thuận tay.

- Chú ý:
+ Cắt bóng thuận tay và trái tay đều cần chú ý sự biến hóa cường độ xoáy của bóng đến. Sau khi cắt bóng tăng xoáy có thể dùng động tác cắt tương tự như cắt bóng tăng xoáy để cắt bóng không xoáy. Đây là phương pháp có hiệu quả làm cho đối phương líp bóng cao, từ đó tiến hành phản công, đập vụt giành lợi thế.
+ Khi cắt bóng cần cố gắng hết mức có thể để ép thấp độ vồng, tránh đối phương đập vụt hoặc đột kích.
+ Khi cắt bóng ẩn góc, cần phối hợp cắt bóng góc kia để làm cho đối phương phải luôn đánh bóng trong lúc di chuyển bước.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
CHIẾN THUẬT TRONG MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Chiến thuật giao bóng cướp tấn công (Cướp líp giật)

- Đặc điểm:
Chiến thuật giao bóng cướp tấn công là chiến thuật lấy giao bóng có đường bóng xoáy, điểm rơi và tốc độ khác nhau để tăng độ khó khi đánh trả cho đối phương, tạo cho bản thân có cơ hội tấn công hoặc làm giảm hiệu quả bóng đánh trả của đối phương.
Sau đó cướp tấn công giành lại thế chủ động hoặc trực tiếp giành lợi điểm. Đây là chiến thuật và biện pháp giành lợi điểm chủ yếu của tất cả các cách đánh, đặc biệt là cách đánh của loại hình tấn công.

- Phương pháp:
+ Giao bóng xoáy xuống và không xoáy, cướp tấn công.
+ Giao bóng luân phiên thuận tay và trái tay, cướp tấn công.
+ Giao bóng xoáy lên xoáy xuống nghiêng thuận tay và trái tay, cướp tấn công.

- Chú ý:
+ Giao bóng cần có sự biến đổi đường bóng và điểm rơi làm cho đối phương phải chạy chỗ lên trước, sau, phải, trái để đỡ giao bóng.
+ Sau khi giao bóng cần có sự chuẩn bị cướp tấn công để không mất đi cơ hội giành lợi điểm.
+ Bản thân khi giao bóng là loại gì? Đối phương có thể dùng kỹ thuật gì để đánh trả?... Tất cả cần được định sẵn và dự đoán trước khi giao bóng. Như vậy mới có thể làm tốt việc chuẩn bị cướp tấn công.
+ Cướp tấn công cần cố gắng sử dụng hết sức mạnh đánh bóng nhưng lại không thể quá mạnh (cần dựa vào độ cao và tính chất của bóng đến để sử dụng sức mạnh thỏa đáng, tối ưu), nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bóng đánh trả.

Chiến thuật đỡ giao bóng cướp tấn công (Líp giật công)

- Đặc điểm:
Chiến thuật này là do một số kỹ thuật đơn lẻ hình thành, có tính tấn công mạnh mẽ, có thể biến sự bất lợi của đỡ giao bóng thành thế chủ động, trực tiếp giành điểm.
Đây là chiến thuật chủ yếu của các cách đánh trong môn bóng bàn, đặc biệt là cách đánh loại hình tấn công.

- Phương pháp:
Dùng kỹ thuật vụt nhanh, công nhanh hoặc đột kích với sức mạnh vừa phải để tiến hành đỡ giao bóng cướp tấn công.

- Chú ý:
+ Do đỡ giao bóng cướp tấn công (cướp líp, giật công) thường được tiến hành trong tình huống đối phương chủ động giao bóng và bản thân ở vào thế đỡ giao bóng bị động mà phải sử dụng cách đánh tấn công, do vậy độ khó tương đối lớn.
Đỡ giao bóng cướp tấn công nói chung không thể quá mạnh. Do đó cần xác định phương hướng xoáy của bóng đến, cường độ xoáy và độ cao của bóng đến mà sử dụng phương pháp tấn công thỏa đáng.

Ví dụ: Khi đối phương giao bóng tăng xoáy xoáy xuống, khi đỡ giao bóng cướp tấn công cần sử dụng thủ pháp nâng kéo bóng để tránh rúc lưới, đồng thời sức mạnh công bóng không thể quá lớn. Còn nếu khi đối phương giao bóng xoáy lên xoáy nghiêng thì khi đỡ giao bóng cướp tấn công nên sử dụng thủ pháp đẩy ép để tránh công bóng rúc lưới.
Chỉ có khi nào bóng đến hơi cao mới có thể cướp tấn công với sức mạnh lớn.
+ Sau khi kết thúc động tác đỡ giao bóng cướp tấn công cần chú ý lập tức làm tốt công tác chuẩn bị đối công hoặc liên tục tấn công để tiếp tục giành thế chủ động.
+ Đỡ giao bóng cướp tấn công líp công, giật công thì sức mạnh càng nhỏ càng cần chú ý tới đương bóng và điểm rơi của bóng. Nếu trái tay của đối phương mạnh mà thuận tay yếu thì có thể đánh nhiều về tay thuận của đối phương và ngược lại.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
MẶT VỢT BÓNG BÀN:

Phần lớn tốc độ của một cây vợt bóng bàn được xác định bởi cốt vợt. Mặt vợt bóng bàn mặc dù cũng góp phần xác định tốc độ của cây vợt nhưng tác dụng chính của nó là tạo ra độ xoáy. Mặt vợt bóng bàn có thể phân làm 5 loại:

Inverted: Mặt vợt “inverted” có khả năng tạo ra độ xoáy rất lớn do cấu trúc bề mặt dính của nó. Phù hợp với tất cả các lối chơi từ phòng thủ đến tấn công. Đây là loại mặt vợt phổ biến nhất hiện nay.
Mặt vợt "Inverted"​

Short pips: Mặt vợt “short pip” thực chất là loại mặt vợt “inverted” nhưng lật ngược lại tạo nên một bề mặt với rất nhiều nốt.. Khoảng trống giữa các nốt này có tác làm giảm độ xoáy của trái bóng. Điều này giúp bạn tạo ra những cú đánh trả mạnh mẽ dù trái bóng bay tới có xoáy như thế nào. Mặt vợt “short pips” phù hợp nhất với những cú đánh trả những quả giao bóng. Tuy nhiên loại mặt vợt này không có khả năng tạo ra nhiều độ xoáy như là loại mặt “inverted”.

Mặt vợt "Short Pips"​

Long pips: Loại mặt vợt này có cấu trúc giống mặt vợt short pip nhưng các nốt trên bền mặt cao hơn. Khi trái bóng do đối phương đánh tác động vào bề mặt loại mặt vợt này, các nốt trên bề mặt sẽ dễ dàng bị uốn cong, làm đảo chiều xoáy của trái bóng, việc này sẽ khiến cho đối phương khó đoán được chiều xoáy của trái bóng khi bạn đánh trả.

Mặt vợt "Long pips"​

No Sponge: Mặt vợt “No Sponge” có cấu trúc giống mặt vợt “Short pip” nhưng không có lớp sponge (là cao su xốp nằm giữa phần gỗ và phần mặt cao su). Do đó ngoài tính năng giảm xoáy như ở mặt vọt short pip, mặt vợt sponge còn tạo ra được những cú đánh nhanh gọn.


Mặt vợt "No Sponge"​

Anti: Mặt vợt “Anti-spin” có cấu tạo giống mặt vợt “inverted” nhưng có lớp cao su bề mặt rất trơn. Loại mặt vợt này đặc biệt phù hợp cho việc chặn hoặc đánh trả những quả giao bóng.


Mặt vợt "Anti"​

Sponge: Lớp sponge, hay còn gọi là lớp cao su xốp là lớp nằm giữa phần cao su của mặt vợt và phần cốt gỗ, đóng vai trò như là cái đệm. Lớp sponge mỏng sẽ ít đàn hồi hơn, do đó trái bóng sẽ dễ dàng lún sát vào bề mặt lớp cốt gỗ, tạo ra cảm giác bề mặt cứng, cú đánh sẽ có tốc cao nhưng độ xoáy thấp. Lớp sponge dày hơn sẽ tạo cảm giác êm hơn và độ xoáy cao hơn do trái bóng sẽ lún sâu vào trong lớp cao su xốp và bật ngược trở lại với độ xoáy và vận tốc rất lớn.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
CÁCH DÁN MẶT VỢT BÓNG BÀN

Bước 1: Phết keo dán lên toàn bộ bề mặt cốt, sử dụng vừa đủ keo để phủ toàn bộ bề mặt.

Bước 2: Phết keo dán lên toàn bộ bề mặt lớp xốp (Sponge) của mặt vợt sau đó để cho khô.

Bước 3: Đảm bảo rằng bạn đã để cho lớp keo khô, khi lớp keo khô bạn sẽ thấy trên bề mặt lớp xốp nổi lên một số bong bóng hay bọt tăm.

Bước 4: Bắt đầu dán, mặt vợt được dán theo hướng đặt logo của hãng sản xuất ở phía tay cầm, cuộn đều ra phía trước.

Bước 5: Sử dụng một vật thể hình trụ cuộn qua mặt vợt từ từ để đảm bảo rằng mặt vợt được gắn chặt xuống cốt vợt.

Bước 6: Sử dụng một cây kéo thật sắc, cắt lớp cao su thừa ra ngoài, cắt bắt đầu từ bên phải, mặt lớp xốp sponge hướng lên trên.

Video dán mặt vợt: [ame]http://www.youtube.com/watch?v=yXhYjfofduc[/ame]
 
Chỉnh sửa cuối:

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
CỐT VỢT BÓNG BÀN

Đặc điểm cốt vợt bóng bàn
Cốt vợt bóng bàn bao gồm mặt vợt và cán vợt. Phần lớn mặt vợt được cấu tạo từ các lớp gỗ dán hoặc kết hợp giữa gỗ dán và carbon. Một mặt vợt có thể gồm từ 1 đến 7 lớp. Số lượng lớp, độ dày của mỗi lớp, độ cứng và độ phân bổ chất liệu tạo nên những đặc điểm khác nhau của mỗi cốt vợt.


Cấu trúc lớp của cốt bóng bàn​

Một số cốt vợt sử dụng thêm các lớp carbon, arylate hoặc titanium để tạo ra khu vực sweet spot lớn hơn (Sweet Spot là khu vực trên mặt vợt nơi mà người chơi có cảm giác bóng tốt nhất khi thực hiện những cú đánh, khu vực này có hình tròn và tâm của nó chính là tâm của mặt vợt, một cách dễ dàng để xác định khu vực sweet spot là thả một quả bóng bàn từ một độ cao cố định xuống những phần khác nhau trên mặt vợt, chúng ta có thể dễ dàng xác định khu vực này dựa vào độ nảy và cảm giác của bóng).

Cốt vợt có sử dụng carbon: Lớp sợi carbon nâng cao tốc độ cho cây vợt, làm rộng khu vực sweet-spot, và khiển cây vợt ổn định hơn. Carbon cũng đóng vai trò như là một lớp gia cố làm mạnh thêm cây vợt. Do đó phần lớn cốt vợt có sử dụng Carbon sẽ tạo cảm giác “cứng”, phù hợp với người chơi có lối đánh tấn công.

Cốt vợt có sử dụng sợi Arylate: Lớp sợi arylate sẽ làm giảm độ rung của vợt khi tác động với bóng. Giống như sợi carbon, lớp sợi arylate cũng làm rộng khu vực sweet-spot khiến cho cây vợt ổn định hơn. Đặc tính này sẽ tạo ra một cây vợt có cảm giác “trung bình” hoặc “mềm”, phù hợp với người chơi hay tạo ra những cú đánh xoáy.

Một số cốt vợt cao cấp sẽ sử dụng những lớp tạo bởi sự kết hợp giữa Carbon và Arylate. Tốc độ và khu vực sweet-spot lớn của Carbon kết hợp với khả năng giảm rung và cảm giác “mềm” của Arylate tạo ra những cây vợt có chất lượng cao nhất hiện nay


Cốt bóng bàn với cấu trúc lớp kết hợp giữa gỗ và vật liệu khác (carbon, titanium)

Theo luật bóng bàn, 85% cốt vợt phải được sản xuất từ gỗ.
Một số cốt vợt thì lại tạo ra khu vực sweet spot lớn hơn bằng cách làm rộng bề mặt vợt (ví dụ như cốt vợt Stiga Oversize)..
Một cốt vợt có kí hiệu 5-ply nghĩa là nó có cấu trúc 5 lớp.
Một cốt vợt bóng bàn có những đặc tính quan trọng sau:

Tốc độ và độ điều khiển:
Hai đặc tính này liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường những người mới chơi nên sử dụng các cây vợt chậm do cốt vợt có tốc độ càng chậm thì càng dễ điều khiển (độ điều khiển cao). Một cốt vợt có tốc độ cao thì dễ dàng tạo ra những cú đánh rất nhanh và mạnh, nhưng do cốt vợt di chuyển rất nhanh, bạn sẽ không có đủ thời gian để điều khiển góc độ vợt chính xác khi đánh trả một cú giao bóng xoáy hay một cú đánh mạnh.

Trọng lượng:
Một số cốt vợt sẽ nặng hơn những loại khác do sự kết hợp giữa các loại gỗ, số lượng các lớp và chất liệu. Một cốt vợt nặng hơn (đồng nghĩa với tốc độ chậm hơn) sẽ phù hợp với người mới chơi do trọng lượng của cây vợt đã tạo ra phần lớn lực đánh trả, người chơi chỉ việc tập trung vào việc điều khiển cây vợt.

Việc lựa chọn cốt vợt còn phụ thuộc vào lối đánh của người chơi. Có hai lối đánh chính là phòng thủ và tấn công. Những người chơi phòng thủ cũng nên lựa chọn loại cốt có tốc độ chậm vì cùng một lí do - độ điều khiển cao. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể có những cú đánh mạnh với cốt tốc độ chậm, nó chỉ tạo thêm độ điều khiển cho bạn. Những người chơi tấn công thì lại ưa thích cốt vợt có tốc độ cao, do nó có thể tạo ra những cú đánh áp đảo vô cùng nhanh và mạnh. Cốt vợt được phân loại theo tốc độ của nó. DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF, OFF+ mô tả phạm vi phân loại tốc độ cốt vợt từ chậm nhất (DEF) đến nhanh nhất (OFF+). Một người chơi trình độ trung bình có thể bắt đầu bằng cốt vợt trong phạm vi ALL. Khi kĩ năng và khả năng điều khiển của bạn tăng lên, bạn có thể chuyển lên chơi loại cốt nhanh hơn để nâng cao tốc độ cú đánh của bạn.

Kích cỡ mặt vợt:
Một yếu tố quan trọng nữa là kích cỡ của mặt vợt. Người chơi phòng thủ ưa thích cốt vợt có mặt lớn do họ muốn tận dụng tối đa khu vực sweet spot lớn. Trong khi người chơi tấn công thì lại ưa thích mặt vợt nhỏ để giảm thiểu độ cản không khí.

Cán vợt:
Cán vợt cũng là một yếu tố quan trọng. Kiểu cán vợt phụ thuộc vào cách cầm vợt của người chơi, hiện nay có hai cách cầm vợt bóng bàn phổ biến dưới đây:

Kiểu shakehand (còn gọi là bắt tay), được minh họa như hình dưới đây. Người chơi cầm vợt như là bắt tay người khác
Kiểu cầm vợt shakehand (bắt tay)

Có 3 loại cán vợt chính đối với kiểu cầm vợt shakehand , khác nhau ở độ rộng, độ dài và độ dày, có tên lần lượt là “Flared” (cán rộng ở đáy), “Anatomic” (cán rộng ở giữa), và “Straight” (cán thẳng). Hình vẽ dưới đây mô tả cả 3 loại cán:

Loại cán phổ biến nhất là “Flared”, sau đó đến “Anatomic”, và cuối cùng là “Straight”.

Kiểu cầm vợt thứ hai có tên là penhold (kiểu cầm bút). Người chơi cầm cây vợt bóng bàn giống như cầm chiếc bút

Kiểu cầm vợt penhold (cầm bút)​
Đối với kiểu cầm vợt này, hai loại cán được sử dụng là Chinese penhold và Japanese penhold.


Các thông số liệt kê trên cốt vợt bóng bàn
Dưới đây là các thông số thường liệt kê trên một cốt vợt bóng bàn:

SPEED (tốc độ): thường là từ 1 đến 10. Một số hãng có thể sử dụng thang đo từ 1 đến 100. Số càng lớn tốc độ càng cao.

CONTROL (độ điều khiển): thường là từ 1 đến 10 hoặc có thể từ 1 đến 100. Số càng lớn độ điều khiển càng cao

CLASS (phân loại): DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF, OFF+

PLY (số lượng lớp trên cốt): 5W nghĩa là vợt có 5 lớp gỗ, 3W/2A/C nghĩa là cốt vợt có 3 lớp gỗ, 2 lớp Artyle và một lớp carbon…

WT (Weight: trọng lượng): trọng lượng của cốt vợt, thường trong khoảng từ 80 gram đến 100 gram.

HANDLES (kiểu tay cầm): có kí hiệu là FL (Flared), AN (Anatomic) hoặc ST (Straight)
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
MẶT PHẢN XOÁY (LONG PÍP) VÀ THI ĐẤU VỚI ĐỐI THỦ SỬ DỤNG MẶT PHẢN XOÁY.

Mặt phản xoáy (Long pips) là gì?

Nói chung, mặt vợt phản xoáy là một mặt cao su với độ ma sát rất ít, hoặc không có (lý tưởng). Bạn có thể cầm một quả bóng bàn và kéo trượt (đừng lăn) nó trên bề mặt vợt. Và kết quả là bóng sẽ chỉ trượt trên mặt với rất ít ma sát nếu so với mặt láng thông thường. Các loại mặt phản xoáy khác nhau sẽ có mức ma sát khác nhau, đó là lý do tại sao không phải tất cả mặt phản xoáy đều tác động vào bóng như nhau, nhưng đặc điểm chung là đều ít ma sát hơn nhiều so với mặt láng thường.

Tại sao người ta dùng mặt phản xoáy

Mặt phản xoáy được dùng bởi nhiều đấu thủ theo nhiều phong cách khác nhau, nhưng tựu chung đều là xuất phát từ 3 lý do chính sau đây:
1. Điều khiển bóng tốt hơn bất chấp kiểu xoáy đối thủ tạo ra.
2. Cung cấp thêm một cách tác động với bóng ngoài cách do mặt vợt mút (Inverted) tạo ra (thường được sử dụng ở mặt kia của vợt).
3. Cho phép người dùng xoay mặt vợt trong tay và làm cho đối thủ khó phán đoán mặt nào đã dùng, vì vậy khó trả bóng về hơn.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
MẶT PHẢN XOÁY (LONG PÍP) VÀ THI ĐẤU VỚI ĐỐI THỦ SỬ DỤNG MẶT PHẢN XOÁY (tiếp theo).

Mặt phản xoáy hoạt động thế nào về lý thuyết?

Có nhiều yếu tố liên quan đến cách mặt phản xoáy tác động vào bóng. Ở mỗi mặt phản xoáy, các yếu tố này khác nhau nên đó là lý do tại sao khó có thể tìm được 2 mặt y hệt. Các yếu tố sẽ được trình bày ngay sau, nhưng phải lưu ý rằng đây chỉ là lý thuyết:

1. Mức độ ma sát của bề mặt vợt.
Mặc dù mặt phản xoáy ít ma sát hơn mặt thường nhưng điều này không có nghĩa là chúng không có tí ma sát nào. Trên thực tế, độ ma sát của các mặt phản xoáy thay đổi rất rộng. Mà ta đã biết, mặt vợt càng ma sát thì khả năng tạo xoáy cho bóng càng cao.

2. Độ mềm của bề mặt vợt.
Bề mặt vợt càng mềm thì càng có khả năng "bao bọc" quanh bóng khi người chơi muốn tạo ra xoáy. Với mặt phản xoáy điều này cũng đúng. Nhưng hãy nhớ rằng không thể nào bằng được mặt láng thông thường. Tuy nhiên, nó vẫn có tác dụng của nhất định.

3. Độ cứng và độ dày của lớp xốp
Như phần (2), lớp xốp nếu càng dày và càng mềm thì mặt vợt càng có khả năng "bao bọc" lấy bóng, và tạo xoáy cho bóng nếu miết vào nó. Yếu tố này cũng tác động đến tốc độ của quả bóng trả về, như phần (7) trình bày.

4. Độ nẩy của mặt vợt
Độ nẩy của toàn bộ mặt vợt càng cao, thời gian bóng tiếp xúc với mặt vợt càng ít, và khả năng tạo xoáy càng giảm. Tôi nghĩ rằng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng độ nẩy của mặt vợt không tác động đến "thời gian bóng dừng trên mặt vợt" ("dwell time"), nhưng trên đây là cảm nhận riêng thật sự của tôi về ảnh hưởng của độ nẩy mặt vợt.

5. Keo tăng lực
Keo tăng lực làm mềm lớp xốp, cho phép mặt vợt bao quanh quả bóng và tăng cường khả năng tạo xoáy cũng như lực.

6. Động tác đánh bóng
Cách tiếp xúc trực diện của mặt vợt với bóng (động tác bạt) mà không miết lấy bóng sẽ tạo xoáy ít nhất. Còn cách tiếp xúc miết trên mặt bóng sẽ tạo xoáy nhiều hơn (nhưng vẫn không bằng mặt láng thông thường). Hãy nhớ rằng nếu bóng đã có sẵn xoáy nhiều thì mặt phản xoáy rất ít khả năng làm thay đổi xoáy đáng kể.

7. Tốc độ và độ nẩy của bóng trên mặt bàn
Ảnh hưởng của mặt phản xoáy trên xoáy có sẵn của bóng không phải là vấn đề duy nhất bạn phải đối mặt. Nếu so với cú đánh tương đương của một mặt vợt láng thường, thì tốc độ bóng tạo ra từ mặt phản xoáy sẽ ít hơn (dù trong trường hợp lớp xốp dày cứng sẽ tạo bóng nhanh hơn, nhưng vẫn không thể bằng mặt láng thường). Ngoài ra, độ nẩy của bóng trên mặt bàn cũng sẽ khác chút do sự khác biệt của xoáy và tốc độ mà mặt phản xoáy tạo ra.
Mọi yếu tố trên đều sẽ tác động đến độ thay đổi xoáy mà đối thủ của bạn thực hiện với xoáy mà bạn tạo ra. Hãy luôn ghi nhớ rằng nếu bạn tạo ra xoáy và đối thủ không thay đổi nó, thì xoáy vẫn giữ nguyên phương nhưng ngược chiều. Vậy, nếu bạn đánh xoáy lên thì bóng sẽ trả về xoáy xuống, nếu bạn đánh xoáy xuống thì nó trả về bạn xoáy lên. Điều này đúng cho cả gai dài lẫn phản xoáy, nhưng với phản xoáy thì rõ nét hơn. (Hãy nghĩ về trường hợp một đấu thủ cắt trả một quả bóng giật sang. Phương xoáy của bóng không hề thay đổi, nhưng với đấu thủ cắt thì bóng sẽ xoáy lên, còn đối với đấu thủ giật bóng thì là xoáy xuống).
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
MẶT PHẢN XOÁY (LONG PÍP) VÀ THI ĐẤU VỚI ĐỐI THỦ SỬ DỤNG MẶT PHẢN XOÁY (tiếp theo).

Mặt phản xoáy hoạt động thế nào trên thực tế?

Để giải thích cách thức hoạt động của mặt phản xoáy trong thực tế, có lẽ cách dễ hiểu nhất là so sánh nó với cách thức hoạt động của một mặt mút thường. Tưởng tượng tình huống sau:

Bạn và đối phương đều dùng mặt mút thường, chẳng hạn Sriver. Bạn giật xoáy lên sang bên kia và người cùng chơi đánh bằng động tác đưa tay từ đấu gối lên trên đầu, theo kiểu giật xoáy lên điển hình. Loại tốc độ và xoáy nào mà quả bóng bay về phía bạn sẽ có?
Trả lời: Loại xoáy có thể thay đổi rất nhiều, từ một quả xoáy lên mạnh, tốc độ chậm nếu đối phương miết lên nhưng lực kéo tới ít, cho đến một quả xoáy trung bình nhưng khá nhanh nếu đối phương miết nhưng lại tiếp xúc bóng với lực qua gần tâm, hoặc có thể là một quả không xoáy nhưng tốc độ rất nhanh nếu anh ta đánh xuyên tâm mà không miết bóng chút nào.
Hiện nay là thời của mặt mút thường, đa số người chơi trung bình hoặc khá đều biết rõ chuyện gì đang diễn ra trong khi đấu, và nhờ vậy điều chỉnh cách đánh thích hợp.
Loại xoáy lên trong tình huống trên là thứ mà nhiều giờ luyện tập trước đây vốn đã chuẩn bị sẵn cho bạn. Đây là tình huống hoàn toàn có thể tiên đoán - nếu bạn quan sát cú đánh của đối phương đủ gần, bạn sẽ thấy tốc độ và loại xoáy của quả bóng đang bay về mình.
Nào, bây giờ hãy tưởng tượng rằng đối thủ của bạn dùng mặt phản xoáy. Một lần nữa, bạn giật bóng xoáy lên sang phía thuận tay của anh ta, và anh ta dùng mặt phản xoáy để đánh từ đầu gối lên trên đầu, theo kiểu giật xoáy lên thông thường. Loại tốc độ và xoáy nào mà quả bóng bay về phía bạn sẽ có?
Trả lời: Quả bóng sẽ luôn luôn nằm trong khoảng từ xoáy xuống nặng đến không xoáy, phụ thuộc loại mặt phản xoáy được dùng và cách đối phương tiếp xúc bóng. Không thể là xoáy lên.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
MẶT PHẢN XOÁY (LONG PÍP) VÀ THI ĐẤU VỚI ĐỐI THỦ SỬ DỤNG MẶT PHẢN XOÁY (tiếp theo).

Chuyện gì xảy ra khi bạn giật bóng sang?


Đối với cả hai trường hợp xoáy lên và xoáy xuống: "Một cách cơ bản, mặt phản xoáy sẽ tiếp tục xoáy có sẵn trên bóng, vì vậy bạn sẽ nhận được một thứ ngược lại thứ bạn vừa tạo ra - chỉ là với cường độ ít hơn một chút".

Giật của bạn đối với giật của đối phương


1. Bạn giật bóng xoáy lên mạnh sang bên kia. Đối phương dùng vợt phản xoáy với tốc độ trung bình và xem như không có ma sát. Anh ta đánh lại bằng một cú giống như giật bóng, nhưng vợt thẳng góc và không miết vào bóng. Mặt phản xoáy không có tác dụng trên xoáy sẵn có của bóng, do vậy phần lớn xoáy vẫn còn, bóng sẽ bay về phía bạn khá nhanh với lượng xoáy xuống trung bình. Bóng sẽ không xoáy xuống nặng vì quá trình tác động ma sát với không khí kể từ sau cú đánh trước của bạn.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hoặc xoáy lên nhẹ. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không đúng, bóng sẽ rúc lưới.

2. Giống như 1. nhưng lần này đối phương miết bóng thay vì thẳng góc. Vì mặt vợt không ma sát, yếu tố duy nhất tạo xoáy chính là độ dày và độ mềm của lớp xốp. Đối phương có thể triệt hoàn toàn xoáy của bóng, do vậy bóng trả về sẽ là xoáy xuống với mức độ từ trung bình đến nhẹ.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy lên từ trung bình đến mạnh. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không đúng, bóng sẽ đi vào cạnh bàn.

3. Bạn giật xoáy lên rất nhiều sang bên kia. Đối phương dùng vợt phản xoáy tốc độ trung bình với một ít ma sát trên mặt vợt. Anh ta đánh trả theo kiểu giật, có miết vào bóng. Lớp xốp và mặt vợt lúc này có thể thay đổi xoáy trên bóng, dù ít khả năng làm mất hoàn toàn xoáy rất mạnh bạn đã tạo ra. Bóng sẽ quay về bạn với xoáy xuống nhẹ cho đến gần như không xoáy.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy lên từ trung bình đến mạnh. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không đúng, bóng sẽ đi vào cạnh bàn.

4. Giống như 3., nhưng đối phương đánh bóng theo lối thẳng góc, không miết. Vì vợt của anh ta có một ít ma sát nên nó có khả năng giảm xoáy sẵn có của bóng, nhưng do cách đánh không miết bóng nên độ giảm xoáy không cao. Bóng sẽ quay về phía bạn với xoáy xuống trung bình, không nhiều như trường hợp 1 nhưng nhiều hơn các trường hợp 2, 3.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hay xoáy lên ít. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không đúng, bóng sẽ đi vào lưới.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
MẶT PHẢN XOÁY (LONG PÍP) VÀ THI ĐẤU VỚI ĐỐI THỦ SỬ DỤNG MẶT PHẢN XOÁY (tiếp theo).

Chuyện gì xảy ra khi bạn giật bóng sang?

Giật của bạn đối với cắt của đối phương

1. Bạn giật mạnh xoáy lên. Đối phương của bạn dùng mặt phản xoáy và xem như không có ma sát. Anh ta trả bóng theo kiểu đánh tạo xoáy xuống, tiếp xúc thẳng góc, không miết bóng. Do mặt phản xoáy ít tác dụng với xoáy sẵn có trên bóng nên hầu hết xoáy vẫn tồn tại và bóng sẽ quay trở lại bạn khá nhanh và xoáy xuống với mức độ trung bình.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hay xoáy xuống ít. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không đúng, bóng sẽ đi vào lưới.

2. Giống như 1, nhưng lần này đối phương tiếp xúc có miết bóng thay vì đánh thẳng góc. Yếu tố duy nhất để tạo xoáy là độ dày và độ mềm của lớp xốp, nhưng tác dụng của nó là không thể lớn. Vì vậy, quả bóng trả về cho bạn sẽ là một quả xoáy xuống khá nặng.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy xuống nặng. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn hơi không chuẩn, bóng sẽ nhỏng cao hơn mong đợi.

3. Bạn giật xoáy lên mạnh sang bên kia. Đối phương dùng mặt vợt phản xoáy có độ nảy trung bình, nhưng có một chút ma sát. Anh ta đánh bóng dạng tạo xoáy xuống và có miết bóng chứ không đánh thẳng góc. Lúc này, tác dụng của cả ma sát mặt vợt và lớp xốp có thể tăng thêm xoáy trên bóng (nhưng không nhiều), so vậy bóng sẽ quay về với kiểu xoáy xuống khá nặng, mức độ nhiều hơn một ít so với trường hợp 2.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy xuống nặng. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn hơi không chuẩn, bóng sẽ nhỏng cao hơn mong đợi.

4. Giống như 3, nhưng lần này đối phương đánh bóng thẳng góc, không miết. Vì mặt vợt có một chút ma sát, nó sẽ khử bớt xoáy, một chút thôi. Bóng sẽ quay về bạn với kiểu xoáy xuống nhưng nhẹ.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hoặc hơi xoáy xuống. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn hơi không chuẩn, bóng sẽ vào lưới.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
MẶT PHẢN XOÁY (LONG PÍP) VÀ THI ĐẤU VỚI ĐỐI THỦ SỬ DỤNG MẶT PHẢN XOÁY (tiếp theo).

Chuyện gì xảy ra khi bạn đánh xoáy xuống?


(A) Bạn cắt - Đối phương giật.


1. Bạn đánh sang một quả bóng xoáy xuống nặng. Đối phương dùng mặt vợt phản xoáy có độ nảy trung bình và có độ ma sát gần như không. Anh ta đánh trả theo kiểu tạo xoáy lên với cách tiếp xúc thẳng góc, không miết bóng. Mặt phản xoáy không ảnh hưởng đến xoáy sẵn có trên bóng, do vậy hầu hết xoáy vẫn tồn tại và quả bóng trả về sẽ khá nhanh với kiểu xoáy lên và ở mức độ trung bình. Bóng không xoáy lên mạnh do tác dụng của ma sát với không khí kể từ sau khi bạn đánh bóng lần trước.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hoặc một chút xoáy lên. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không đúng, bóng sẽ nhỏng cao lên trời.

2. Giống như trường hợp 1, nhưng lần này đối phương có miết bóng thay vì đánh thẳng góc. Vì mặt vợt không có ma sát, yếu tố duy nhất thay đổi xoáy lúc này là độ dày và độ mềm của lớp xốp. Do vậy, quả bóng trả về bạn sẽ có độ xoáy cao hơn trường hợp trước, nhưng vẫn chỉ là một quả bóng xoáy lên ở mức độ trung bình.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy lên khá mạnh. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn hơi không chuẩn, bóng sẽ vào lưới.

3. Bạn đánh xoáy xuống nặng sang bên kia. Đối phương dùng vợt phản xoáy với độ nảy trung bình và có một chút ma sát. Anh ta đánh trả bóng theo kiểu tạo xoáy lên. Lần này, cả ma sát trên mặt vợt và lớp xốp sẽ có thể thay đổi xoáy trên bóng, do vậy bóng trả về sẽ là xoáy lên trung bình, hơi nhiều hơn so với trường hợp trước.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy lên khá mạnh. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn hơi không chuẩn, bóng sẽ vào lưới.

4. Giống như 3, nhưng lần này đối phương đánh bóng với cách tiếp xúc thẳng góc, không miết. Vì mặt vợt có một ít ma sát, nó sẽ khử một ít xoáy trên bóng. Ma sát mặt vợt và tác dụng lớp xốp sẽ hoạt động, nhưng vì cách đánh của đối phương nên ma sát tạo ra không nhiều. Quả bóng trả về sẽ là một chút xoáy lên.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hoặc xoáy lên nhẹ. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn hơi không chuẩn, bóng sẽ nhỏng cao hơn mong đợi.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
MẶT PHẢN XOÁY (LONG PÍP) VÀ THI ĐẤU VỚI ĐỐI THỦ SỬ DỤNG MẶT PHẢN XOÁY (tiếp theo).

Chuyện gì xảy ra khi bạn trả bóng sang?

Bạn cắt - Đối phương cắt

1. Bạn cắt bóng nặng sang bên kia. Đối phương dùng mặt vợt phản xoáy độ nảy trung bình và không có ma sát. Anh ta đánh bóng theo kiểu tạo xoáy xuống với cách tiếp xúc thẳng góc, không miết bóng. Mặt phản xoáy không có tác dụng trên xoáy sẵn có, do vậy hầu hết xoáy sẽ vẫn còn, bóng quay về khá nhanh với kiểu xoáy lên ở mức độ trung bình.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hoặc xoáy xuống nhẹ. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không chuẩn, bóng sẽ nhỏng cao lên trời.

2. Giống như trường hợp 1, nhưng đối thủ của bạn miết bóng thay vì tiếp xúc thẳng góc. Yếu tố duy nhất có thể thay đổi xoáy của bóng lúc này là độ dày và độ mềm của lớp xốp, nhưng không thể thay đổi nhiều. Do vậy quả bóng trả về sẽ là xoáy lên trung bình, nhưng ít hơn trường hợp trước.

3. Bạn cắt nặng bóng sang. Đối phương dùng mặt phản xoáy độ nảy trung bình và có một ít ma sát. Anh ta trả bóng theo kiểu cắt . Lúc này, ma sát mặt vợt cùng tác dụng lớp xốp sẽ có thể giảm xoáy trên bóng, nhưng không nhiều. Do vậy, quả bóng trả về sẽ là một quả bóng hơi xoáy lên.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy xuống nặng. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không chuẩn, bóng sẽ nhỏng cao lên trời.

4. Giống như 3, nhưng lúc này đối phương không miết bóng nhiều. Vì mặt vợt có một ít ma sát nên có thể khử một ít xoáy có trên bóng. Bóng trả về sẽ là xoáy lên nhẹ.

Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hoặc xoáy xuống nhẹ. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không chuẩn, bóng sẽ nhỏng cao lên trời.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
MẶT PHẢN XOÁY (LONG PÍP) VÀ THI ĐẤU VỚI ĐỐI THỦ SỬ DỤNG MẶT PHẢN XOÁY (tiếp theo).

Tóm lại, có 3 quy tắc:

1. Bạn vừa làm gì với quả bóng?
Mặt phản xoáy không tác động nhiều đến độ xoáy mà bạn vừa tạo ra với bóng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là cần ghi nhớ cú đánh cuối cùng của bạn với bóng - cắt hay giật/líp? Nếu bạn vừa cắt, đối phương sẽ chỉ có thể dùng vợt phản xoáy của mình để trả về cho bạn một quả bóng từ không xoáy đến xoáy lên mạnh. Xoáy càng mạnh khi bạn cắt càng nặng trước đó. Tương tự, nếu bạn líp bóng, đối phương chỉ có thể dùng mặt phản xoáy để trả về một quả bóng từ không xoáy đến xoáy xuống nặng Và một lần nữa, độ xoáy sẽ phụ thuộc vào độ xoáy mà bạn tạo ra trước đó.

2. Cú đánh vừa rồi của đối thủ?
Thật ra vấn đề này không quan trọng lắm nếu mặt vợt đánh trả là vợt phản xoáy. Bề mặt càng ma sát, lớp xốp càng dày, lớp có chân càng mỏng, thì ảnh hưởng tạo xoáy càng nhiều. Quy tắc này không quan trọng bằng quy tắc 1.

3. Đối thủ đã dùng mặt nào để đánh bóng?
Hãy nhớ, tất cả những quy tắc trên dùng giả định rằng đối phương đánh bóng bằng mặt phản xoáy. Mọi thứ đều trở nên vô nghĩa nếu họ lật sang mặt thường mà bạn không để ý thấy!

P/S: Hôm chủ nhật vừa rồi nhà cháu có thi đấu với 1 cậu dùng mặt trái Anti Power, cậu này trước đây đã tập cơ bản nhưng bây giờ đi vào vòng ma đạo nên chuyển sang đánh mặt Anti, kết quả là nhà cháu thắng, nhưng trong trận đôi lúc mất tập trung nên có nhưng cú đánh gọi là rất ngơ(k) toàn nêu cao cho họ bạt:102::102:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top