[Funland] Cụ nào làm ngành giáo dục tư vấn giúp em về: "Quy định chế độ làm việc của nhà giáo"

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,029
Động cơ
71,969 Mã lực
À tất nhiên đa phần là thế - chả là trường em nhà trường đang bắt Nhà giáo phải dạy vượt giờ dù muốn hay không muốn bắt buộc phải dạy. Ko dạy thì họ áp đi làm hành chính 8 tiếng - để dọa Giảng viên nào ko dạy vượt khung ! - trong trường hợp này em đang muốn hỏi các cụ - cụ nào có kinh nghiệp xử lý thì tư vấn giúp em
Chỗ cụ thế còn nhân văn chán. Có trg dạy vượt định mức nhưng nghiên cứu khoa học k đủ thì cũng k đc thanh toán tiền vượt giờ kìa. Mà cả bộ môn cùng vượt giờ thì mới cho thanh toán để tránh trg hợp cả bộ môn nhường tiết cho 1 vài người.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
817
Động cơ
471,191 Mã lực
căn cứ quan trọng nhất là Luật Lao động + Luật giáo dục+ Luật Giáo dục nghề nghiệp ;
tiếp đó là 3 Nghị định hướng dẫn 3 luật trên;
tiếp đó mới là cái thông tư cụ đang trích dẫn
tiếp đó là nội quy (quy chế nội bộ) của Trường cụ.
không trái luật thì cứ thế mà làm thội ạ, và Hiệu trưởnng của cụ đang làm đúng luật 100%

Tuy nhiên, để hài hòa, cụ tham vấn cho Lãnh đạo và cơ quan chức năng quản lý theo hướng win-win:
1- Bổ sung thêm quy định trong quy chế nội bộ: là giảng viên tham gia công việc bên ngoài (trong giờ hành chính), phải cam kết hoàn thành mọi công tác đc giao + báo cáo LĐ Khoa kế hoạch từ đầu kỳ + việc chuyên môn bên ngoài phải liên quan trực tiếp đến chuyên môn đang giảng dạy,
"Tránh giảng viên trốn giờ hành chính đi bán hàng đa cấp" :));
2- Nói họ phân biệt rõ:
- giờ hành chính (chỉ áp dụng cho bộ phận hành chính: 07h30-05h00);
- giờ lao động (luật lao động: 06h-22h);
- giờ lao động của giáo dục nghề (thường từ 07h-20h).
cho nên không cứng nhắc đc, cứng quá giảng viên cứ dạy từ 8h-05h, còn các tiết xếp ngoài khung này, trả cho Hiệu trưởng :))
 
Chỉnh sửa cuối:

dangminhcongcom

Xe buýt
Biển số
OF-170983
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
584
Động cơ
348,792 Mã lực
Nơi ở
Ngưu Gia Thôn
căn cứ quan trọng nhất là Luật Lao động + Luật giáo dục+ Luật Giáo dục nghề nghiệp ;
tiếp đó là 3 Nghị định hướng dẫn 3 luật trên;
tiếp đó mới là cái thông tư cụ đang trích dẫn
tiếp đó là nội quy (quy chế nội bộ) của Trường cụ.
không trái luật thì cứ thế mà làm thội ạ, và Hiệu trưởnng của cụ đang làm đúng luật 100%

Tuy nhiên, để hài hòa, cụ tham vấn cho Lãnh đạo và cơ quan chức năng quản lý theo hướng win-win:
1- Bổ sung thêm quy định trong quy chế nội bộ: là giảng viên tham gia công việc bên ngoài (trong giờ hành chính), phải cam kết hoàn thành mọi công tác đc giao + báo cáo LĐ Khoa kế hoạch từ đầu kỳ + việc chuyên môn bên ngoài phải liên quan trực tiếp đến chuyên môn đang giảng dạy,
"Tránh giảng viên trốn giờ hành chính đi bán hàng đa cấp" :));
2- Nói họ phân biệt rõ:
- giờ hành chính (chỉ áp dụng cho bộ phận hành chính: 07h30-05h00);
- giờ lao động (luật lao động: 06h-22h);
- giờ lao động của giáo dục nghề (thường từ 07h-20h).
cho nên không cứng nhắc đc, cứng quá giảng viên cứ dạy từ 8h-05h, còn các tiết xếp ngoài khung này, trả cho Hiệu trưởng :))
À cụ chưa đọc kỹ e nói sơ lại trường hợp bên e tức là nhà giáo đi dạy đủ số giờ quy định 1 năm học là 380 đến 450 giờ rồi, sau đó bị ép nhận thêm khối lượng dạy vượt giờ (mặc dù nhiều nhà giáo họ k muốn dạy tăng ca vượt giờ) nếu ai ko dạy vượt giờ thì nhà trường áp làm 8 tiếng 1 ngày theo hành chính, vì họ nói theo điều 4 thông tư 07 là giáo viên trường nghề phải làm 8 tiếng 1 ngày và lên giờ hành chính thì soạn bài giáo án tại trường.... (mục đích là giảm đi người k muốn dạy vượt giờ, vì trường e chi trả vượt giờ thấp gv k muốn tăng ca) .
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,627
Động cơ
534,093 Mã lực
Thêm vài ý kiến với cụ cho rõ hơn:
+ như cụ là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thì về nguyên tắc áp dụng thì phải theo Luật Viên chức, bộ Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp,...
+ với Thông tư theo văn bản hợp nhất đã nêu, thì nhà giáo trong trường Cao đẳng cần thực hiện:
1. đủ 1760 giờ/năm (tương đương 44 tuần/năm, 40 giờ/tuần = với giảng viên đại học, trong đó 32 tuần giảng dạy, 08 tuần nghiên cứu và 04 tuần thực tập),
2. giáo viên phải hoàn thành "định mức giờ giảng" là 380-450 giờ, con số cụ thể do Hiệu trưởng trường Cao đẳng quy định,
3. lỗ hổng ở đây là trong Thông tư này không có quy định "một giờ chuẩn giảng dạy" tương đương bao nhiêu "giờ hành chính", vì thế dẫn tới cách hiểu sai và áp dụng có phần chưa đúng của Hiệu trưởng trường Cao đẳng chỗ cụ.

Với giảng viên, có quy định là 01 giờ chuẩn giảng dạy = 03 giờ hành chính. Như vậy với ví dụ 400 giờ chuẩn giảng dạy, cụ đã thực hiện 1.200 giờ hành chính, còn lại 560 giờ hành chính cụ phải thực hiện, trong đó bao gồm cả giờ nghiên cứu, giờ thực tập.
Cách hiểu của Hiệu trưởng chỗ cụ là chưa đúng và tiềm ẩn khả năng vi phạm Luật Lao động.
 

dangminhcongcom

Xe buýt
Biển số
OF-170983
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
584
Động cơ
348,792 Mã lực
Nơi ở
Ngưu Gia Thôn
Thêm vài ý kiến với cụ cho rõ hơn:
+ như cụ là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thì về nguyên tắc áp dụng thì phải theo Luật Viên chức, bộ Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp,...
+ với Thông tư theo văn bản hợp nhất đã nêu, thì nhà giáo trong trường Cao đẳng cần thực hiện:
1. đủ 1760 giờ/năm (tương đương 44 tuần/năm, 40 giờ/tuần = với giảng viên đại học, trong đó 32 tuần giảng dạy, 08 tuần nghiên cứu và 04 tuần thực tập),
2. giáo viên phải hoàn thành "định mức giờ giảng" là 380-450 giờ, con số cụ thể do Hiệu trưởng trường Cao đẳng quy định,
3. lỗ hổng ở đây là trong Thông tư này không có quy định "một giờ chuẩn giảng dạy" tương đương bao nhiêu "giờ hành chính", vì thế dẫn tới cách hiểu sai và áp dụng có phần chưa đúng của Hiệu trưởng trường Cao đẳng chỗ cụ.

Với giảng viên, có quy định là 01 giờ chuẩn giảng dạy = 03 giờ hành chính. Như vậy với ví dụ 400 giờ chuẩn giảng dạy, cụ đã thực hiện 1.200 giờ hành chính, còn lại 560 giờ hành chính cụ phải thực hiện, trong đó bao gồm cả giờ nghiên cứu, giờ thực tập.
Cách hiểu của Hiệu trưởng chỗ cụ là chưa đúng và tiềm ẩn khả năng vi phạm Luật Lao động.
Oke cảm ơn cụ . Rất chi tiết và cẩn thận .
"một giờ chuẩn giảng dạy" mình cũng có thể tự tính ra được (văn bản quy định cũng hơi sơ hở)
Cụ thể sẽ là 450 giờ : 32 tuần = 14 giờ chuẩn /tuần (cái này e lấy kịch khung số giờ cao nhất luôn)
Vậy theo điều 4 áp dụng theo chế độ tuần làm việc 40 giờ (ngày 8 tiếng) tức là 5 ngày/tuần
-- Lấy 14 giờ chuẩn kia chia chi 5 (ngày) = 2,8
Tức là 1 giờ chuẩn xấp xỉ bằng 2,8 giờ hành chính
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
817
Động cơ
471,191 Mã lực
Thêm vài ý kiến với cụ cho rõ hơn:
+ như cụ là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thì về nguyên tắc áp dụng thì phải theo Luật Viên chức, bộ Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp,...
+ với Thông tư theo văn bản hợp nhất đã nêu, thì nhà giáo trong trường Cao đẳng cần thực hiện:
1. đủ 1760 giờ/năm (tương đương 44 tuần/năm, 40 giờ/tuần = với giảng viên đại học, trong đó 32 tuần giảng dạy, 08 tuần nghiên cứu và 04 tuần thực tập),
2. giáo viên phải hoàn thành "định mức giờ giảng" là 380-450 giờ, con số cụ thể do Hiệu trưởng trường Cao đẳng quy định,
3. lỗ hổng ở đây là trong Thông tư này không có quy định "một giờ chuẩn giảng dạy" tương đương bao nhiêu "giờ hành chính", vì thế dẫn tới cách hiểu sai và áp dụng có phần chưa đúng của Hiệu trưởng trường Cao đẳng chỗ cụ.

Với giảng viên, có quy định là 01 giờ chuẩn giảng dạy = 03 giờ hành chính. Như vậy với ví dụ 400 giờ chuẩn giảng dạy, cụ đã thực hiện 1.200 giờ hành chính, còn lại 560 giờ hành chính cụ phải thực hiện, trong đó bao gồm cả giờ nghiên cứu, giờ thực tập.
Cách hiểu của Hiệu trưởng chỗ cụ là chưa đúng và tiềm ẩn khả năng vi phạm Luật Lao động.
1) Quy định 1 tiết tín chỉ lên lớp tương đương 03 giờ hành chính chỉ áp dụng cho giảng viên đại học thôi cụ ơi. e không tìm đc văn bản nào nói một tiết lên lớp trình độ dạy nghề tương đương 03 giờ hành chính.

2) Theo thông tư 07/2017/BLĐTBXH quy định chế độ cho giảng viên nghề:
Điều 2, khoản 1: "Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học. ";

"Điều 3:
Điều 3. Nhiệm vụ (giảng dạy)
1. Công tác giảng dạy, bao gồm:
a) Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun, môn học được phân công giảng dạy
b) Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;
c) Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh, sinh viên gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.
2. Coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun, môn học; chấm thi tuyển sinh; chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; đánh giá kết quả nghiên cứu của học viên, học sinh, sinh viên.
3. Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định.
4. Hướng dẫn sinh viên làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho học viên, học sinh, sinh viên giỏi tham gia kỳ thi các cấp.
5. Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy.
6. Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.
7. Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học viên, học sinh, sinh viên.
8. Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
9. Tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn.
10. Nghiên cứu khoa học; hướng dẫn học viên, học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn sản xuất.
11. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia công tác quản lý đào tạo.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp."

Tóm lại về mặt Luật lao động + Luật giáo dục + Luật giáo dục nghề nghiệp + Thông tư hướng dẫn, Trường cao đẳng của cụ chủ đang làm đúng luật đấy ạ.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
817
Động cơ
471,191 Mã lực
Oke cảm ơn cụ . Rất chi tiết và cẩn thận .
"một giờ chuẩn giảng dạy" mình cũng có thể tự tính ra được (văn bản quy định cũng hơi sơ hở)
Cụ thể sẽ là 450 giờ : 32 tuần = 14 giờ chuẩn /tuần
Vậy theo điều 4 áp dụng theo chế độ tuần làm việc 40 giờ (ngày 8 tiếng) tức là 5 ngày/tuần
-- Lấy 14 giờ chuẩn kia chia chi 5 (ngày) = 2,8
Tức là 1 giờ chuẩn xấp xỉ bằng 2,8 giờ hành chính
Cụ không cãi được về mặt pháp lý đâu ạ, :
"Điều 4. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
a) Thực hiện công tác giảng dạy (là danh sách những việc ở Điều 3 ấy ạ, chứ không phải là Thực hiện lên lớp hoàn thành số giờ theo định chuẩn) và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
 

dangminhcongcom

Xe buýt
Biển số
OF-170983
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
584
Động cơ
348,792 Mã lực
Nơi ở
Ngưu Gia Thôn
1) Quy định 1 tiết tín chỉ lên lớp tương đương 03 giờ hành chính chỉ áp dụng cho giảng viên đại học thôi cụ ơi. e không tìm đc văn bản nào nói một tiết lên lớp trình độ dạy nghề tương đương 03 giờ hành chính.

2) Theo thông tư 07/2017/BLĐTBXH quy định chế độ cho giảng viên nghề:
Điều 2, khoản 1: "Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học. ";

"Điều 3:
Điều 3. Nhiệm vụ (giảng dạy)
1. Công tác giảng dạy, bao gồm:
a) Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun, môn học được phân công giảng dạy
b) Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;
c) Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh, sinh viên gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.
2. Coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun, môn học; chấm thi tuyển sinh; chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; đánh giá kết quả nghiên cứu của học viên, học sinh, sinh viên.
3. Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định.
4. Hướng dẫn sinh viên làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho học viên, học sinh, sinh viên giỏi tham gia kỳ thi các cấp.
5. Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy.
6. Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.
7. Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học viên, học sinh, sinh viên.
8. Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
9. Tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn.
10. Nghiên cứu khoa học; hướng dẫn học viên, học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn sản xuất.
11. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia công tác quản lý đào tạo.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp."

Tóm lại về mặt Luật lao động + Luật giáo dục + Luật giáo dục nghề nghiệp + Thông tư hướng dẫn, Trường cao đẳng của cụ chủ đang làm đúng luật đấy ạ.
Cụ nên trích dẫn luật ra - chứ cụ ghi tóm lại xong - nói làm đúng luật thì khó nói lắm !
Cụ phải hiểu bản chất Giảng viên - giáo viên là hoạt động đặc thù
nên nó mới sinh ra khái niệm giờ chuẩn văn bản ở các bậc khác thì ghi rõ sẽ là 1 giờ chuẩn = 3 giờ hành chính quy đổi .
Theo khối lượng cho 1 giảng viên giảng dạy hệ cao đẳng Thông tư 07 quy định từ 380 - 450 giờ chuẩn - (nhân lên thì sẽ là 1200 hoặc 1350 giờ hành chính rồi cụ nhé)
Còn lại sẽ là 12 tuần tự học nghiên cứu khoa học và thực tập thực tế doanh nghiệp
----- Vậy thì lấy đâu ra quy định Giảng viên lên làm Hành chính
------
p/s: Cụ chắc là Hiệu trưởng phải ko ? kakakaka - mời cụ 1 chén
 

dangminhcongcom

Xe buýt
Biển số
OF-170983
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
584
Động cơ
348,792 Mã lực
Nơi ở
Ngưu Gia Thôn
Cụ không cãi được về mặt pháp lý đâu ạ, :
"Điều 4. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
a) Thực hiện công tác giảng dạy (là danh sách những việc ở Điều 3 ấy ạ, chứ không phải là Thực hiện lên lớp hoàn thành số giờ theo định chuẩn) và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
1661426220430.png

Cụ chắc ko phải là Giảng viên hay giáo viên nhỉ -
Để cấu thành tạo ra 1 giờ giảng thì GV phải soạn bài các kiểu con đà điểu rồi, hoàn thành các biểu mẫu sổ tay sổ lên lớp... (người ta gọi chung là Hồ sơ GV đó)
- Nói thật với cụ văn bản nào mà Bộ giáo dục ra thì nó tương đối rõ ràng - còn đây là Bộ LĐTB và XH mà đã là thương binh thì cụ phải đọc xong suy xét thêm nghĩ nó mới ra.
VB ra mập mờ để tạo điều kiện cho ai thì cụ tự hiểu ... Kaka
Mời cụ 1 chén
 

dangminhcongcom

Xe buýt
Biển số
OF-170983
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
584
Động cơ
348,792 Mã lực
Nơi ở
Ngưu Gia Thôn
Cụ xem lại định nghĩa giờ chuẩn - 1 giờ chuẩn (45 phút dạy lý thuyết) đó là tổng thời gian lao động quy đổi thành (thời giản chuẩn bị giáo án, thực hiện dạy 45 phút, các công việc sau dạy như chấm bài, đánh giá ...).

Như vậy khi hoàn thành một giờ giảng 45' trên lớp (có giáo án lên lớp, hoàn thành sổ sách, hoàn thành đánh giá ...) thì 1 chuẩn đó bằng nhiều giờ lao động (khoảng 8h lao động ~ 1 ngày làm việc).

Vậy hoàn thành 450 giờ chuẩn (gồm đứng lớp dạy 450 tiết, có nộp giáo án, có hoàn thành ghi chép sổ sách, có chấm điểm xong cho học sinh ) thì coi như đã làm đủ 44 tuần làm việc (ngày làm 8 tiếng).

Từ xưa đến nay vẫn thế, còn trường cụ bắt đi làm hành chính thì quá máy móc và nhà nước từ trước đến nay không yêu cầu thế. Nhà trường thường quản lý giáo viên bằng cách giám sát giờ lên lớp, còn nhưng thứ khác là nộp sản phẩm - như sổ sách, giáo án, đánh giá học sinh... Chẳng lẽ nhà trường bắt giáo viên đến và ngồi canh không cho ra khỏi trường khi tất cả các nhiệm vụ của nhà giáo theo cái thông tư kia họ đã hoàn thành
Cụ đi xe đạp thôi mà phân tích chuẩn logic, e kính cụ 1 ly
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
817
Động cơ
471,191 Mã lực
View attachment 7337722
Cụ chắc ko phải là Giảng viên hay giáo viên nhỉ -
Để cấu thành tạo ra 1 giờ giảng thì GV phải soạn bài các kiểu con đà điểu rồi, hoàn thành các biểu mẫu sổ tay sổ lên lớp... (người ta gọi chung là Hồ sơ GV đó)
- Nói thật với cụ văn bản nào mà Bộ giáo dục ra thì nó tương đối rõ ràng - còn đây là Bộ LĐTB và XH mà đã là thương binh thì cụ phải đọc xong suy xét thêm nghĩ nó mới ra.
VB ra mập mờ để tạo điều kiện cho ai thì cụ tự hiểu ... Kaka
Mời cụ 1 chén
1- trc khi ra ngoài, e cũng có 20 năm lăn lộn trong lĩnh vực cụ đang làm.
2- vấn đề là "GV phải soạn bài các kiểu con đà điểu rồi, hoàn thành các biểu mẫu sổ tay sổ lên lớp"... thì không có quy định nào nói là những việc này cho phép làm ở nhà, ko cần đến Trường, cụ tự suy diễn thì đương nhiên Hiệu trưởng của cụ ko chấp nhận; À mà cái này gọi là "Hồ sơ giảng dạy", giảng viên phải làm từ đầu năm, có xác nhận của Bộ môn + Khoa. Không gọi là "hồ sơ giảng viên" cụ ạ, Cái này kiểu như KPI dùng để đánh giá giảng viên cuối năm.
3- Thông tư Bộ LĐTBXH... quy định cũng rõ lắm, ko mập mờ gì đâu cụ, giảng viên dành 32 tuần cho nhiệm vụ giảng dạy, cụ chiếu Điều 3 của thông tư xem 12 Nhiệm vụ giảng dạy cụ thể, thì cơ bản 100% nhiệm vụ này phải làm ở Trường. Mà số việc này cũng ko trong giờ hành chính đc đâu ạ, giờ lao động của giáo dục nghề nghiệp từ 06h-22h bao gồm cả T7+ CN (mục nhỏ mục a khoản 4 Điều 3 - Thông tư 04/2022/TT-BLĐTB...)

e dừng tranh luận ở đây thôi ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

dangminhcongcom

Xe buýt
Biển số
OF-170983
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
584
Động cơ
348,792 Mã lực
Nơi ở
Ngưu Gia Thôn
1- trc khi ra ngoài, e cũng có 20 năm lăn lộn trong lĩnh vực cụ đang làm.
2- vấn đề là "GV phải soạn bài các kiểu con đà điểu rồi, hoàn thành các biểu mẫu sổ tay sổ lên lớp"... thì không có quy định nào nói là những việc này cho phép làm ở nhà, ko cần đến Trường, cụ tự suy diễn thì đương nhiên Hiệu trưởng của cụ ko chấp nhận; À mà cái này gọi là "Hồ sơ giảng dạy", giảng viên phải làm từ đầu năm, có xác nhận của Bộ môn + Khoa. Không gọi là "hồ sơ giảng viên" cụ ạ, Cái này kiểu như KPI dùng để đánh giá giảng viên cuối năm.
3- Thông tư Bộ LĐTBXH... quy định cũng rõ lắm, ko mập mờ gì đâu cụ, giảng viên dành 32 tuần cho nhiệm vụ giảng dạy, cụ chiếu Điều 3 của thông tư xem 12 Nhiệm vụ giảng dạy cụ thể, thì cơ bản 100% nhiệm vụ này phải làm ở Trường. Mà số việc này cũng ko trong giờ hành chính đc đâu ạ, giờ lao động của giáo dục nghề nghiệp từ 06h-22h bao gồm cả T7+ CN (mục nhỏ mục a khoản 4 Điều 3 - Thông tư 04/2022/TT-BLĐTB...)

e dừng tranh luận ở đây thôi ạ.
Kaka. Mời cụ 1 chén.
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,627
Động cơ
534,093 Mã lực
1) Quy định 1 tiết tín chỉ lên lớp tương đương 03 giờ hành chính chỉ áp dụng cho giảng viên đại học thôi cụ ơi. e không tìm đc văn bản nào nói một tiết lên lớp trình độ dạy nghề tương đương 03 giờ hành chính.

2) Theo thông tư 07/2017/BLĐTBXH quy định chế độ cho giảng viên nghề:
Điều 2, khoản 1: "Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học. ";

"Điều 3:
Điều 3. Nhiệm vụ (giảng dạy)
1. Công tác giảng dạy, bao gồm:
a) Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun, môn học được phân công giảng dạy
b) Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;
c) Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh, sinh viên gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.
2. Coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun, môn học; chấm thi tuyển sinh; chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; đánh giá kết quả nghiên cứu của học viên, học sinh, sinh viên.
3. Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định.
4. Hướng dẫn sinh viên làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho học viên, học sinh, sinh viên giỏi tham gia kỳ thi các cấp.
5. Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy.
6. Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.
7. Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học viên, học sinh, sinh viên.
8. Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
9. Tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn.
10. Nghiên cứu khoa học; hướng dẫn học viên, học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn sản xuất.
11. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia công tác quản lý đào tạo.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp."

Tóm lại về mặt Luật lao động + Luật giáo dục + Luật giáo dục nghề nghiệp + Thông tư hướng dẫn, Trường cao đẳng của cụ chủ đang làm đúng luật đấy ạ.
Trong ý kiến của em đã nêu rõ là "lỗ hổng ở đây là trong Thông tư này không có quy định "một giờ chuẩn giảng dạy" tương đương bao nhiêu "giờ hành chính"" - đáng lẽ Thông tư của BT Bộ LĐTBXH phải có nội dung này, nhưng hiện nay chưa có, vì thế dẫn tới cách hiểu và làm khác nhau.
Sơ bộ có thể ở trường Cao đẳng của cụ chủ đang áp dụng kiểu này:
+ PA1: tính tương đương giờ dạy chuẩn sang giờ hành chính, rồi lấy 1760 trừ đi, còn bao nhiêu trừ tiếp giờ nghiên cứu, thực tập, còn lại mới là giờ phải thực hiện các công việc theo hành chính do Trường phân công (phù hợp chức năng, nhiệm vụ) --> thiếu căn cứ để tính hệ số tương đương;
+ PA2: chỉ coi 01 giờ dạy chuẩn = 01 giờ hành chính, dẫn tới việc lấy 1760 trừ đi số giờ dạy chuẩn, còn lại bao nhiêu sẽ bắt giáo viên thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, thực tập, nhiệm vụ khác... trong giờ hành chính thông thường (8h-17h) --> nguy cơ vi phạm luật Lao động, không trả lương làm ngoài giờ, thậm chí vượt cả số giờ được phép làm ngoài giờ,...
Cụ chủ cho ý kiến cụ thể hơn xem nhé.
 

dangminhcongcom

Xe buýt
Biển số
OF-170983
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
584
Động cơ
348,792 Mã lực
Nơi ở
Ngưu Gia Thôn
Trong ý kiến của em đã nêu rõ là "lỗ hổng ở đây là trong Thông tư này không có quy định "một giờ chuẩn giảng dạy" tương đương bao nhiêu "giờ hành chính"" - đáng lẽ Thông tư của BT Bộ LĐTBXH phải có nội dung này, nhưng hiện nay chưa có, vì thế dẫn tới cách hiểu và làm khác nhau.
Sơ bộ có thể ở trường Cao đẳng của cụ chủ đang áp dụng kiểu này:
+ PA1: tính tương đương giờ dạy chuẩn sang giờ hành chính, rồi lấy 1760 trừ đi, còn bao nhiêu trừ tiếp giờ nghiên cứu, thực tập, còn lại mới là giờ phải thực hiện các công việc theo hành chính do Trường phân công (phù hợp chức năng, nhiệm vụ) --> thiếu căn cứ để tính hệ số tương đương;
+ PA2: chỉ coi 01 giờ dạy chuẩn = 01 giờ hành chính, dẫn tới việc lấy 1760 trừ đi số giờ dạy chuẩn, còn lại bao nhiêu sẽ bắt giáo viên thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, thực tập, nhiệm vụ khác... trong giờ hành chính thông thường (8h-17h) --> nguy cơ vi phạm luật Lao động, không trả lương làm ngoài giờ, thậm chí vượt cả số giờ được phép làm ngoài giờ,...
Cụ chủ cho ý kiến cụ thể hơn xem nhé.
Chả là lãnh đạo định dùng cái lý do vô lý đó để ép giảng viên thôi cụ à. Thực ra họ hiểu là thế là sai luật có nguy cơ vi phạm luật lao động. Nhưng chỉ yếu khi áp dụng lãnh đạo trường nghe tư vấn của Phòng tổ chức và 1 số đơn vị liên quan khác, mà bên e nhiều cái thực hiện sai luật, sai quy chế.
Lãnh đạo mà nghe mấy thằng ít học ngồi phòng ban tư vấn là vỡ alo.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
817
Động cơ
471,191 Mã lực
Chả là lãnh đạo định dùng cái lý do vô lý đó để ép giảng viên thôi cụ à. Thực ra họ hiểu là thế là sai luật có nguy cơ vi phạm luật lao động. Nhưng chỉ yếu khi áp dụng lãnh đạo trường nghe tư vấn của Phòng tổ chức và 1 số đơn vị liên quan khác, mà bên e nhiều cái thực hiện sai luật, sai quy chế.
Lãnh đạo mà nghe mấy thằng ít học ngồi phòng ban tư vấn là vỡ alo.
e định không bàn luận thêm chủ đề này nữa, nhưng sợ cụ đấu tranh rồi gây mâu thuẫn với LĐ Trường và Khoa, e nói kỹ thêm để cụ có thông tin hiểu sâu thêm:
1- Trước đây, (Cao đẳng + Đại học), được coi là đào tạo "bậc đại học", ảnh hưởng cả việc xếp bảng lương (Luật giáo dục đại học cũ cho cả cao đẳng vào các loại hình đào tạo của Đại học);
2- Khoảng 5 năm trở lại đây, có sự phân biệt rõ nét:
Đào tạo đại học: đại học + cao học + nghiên cứu sinh (Luật mới ghi rõ luôn);
Đào tạo nghề: Cao đẳng + Trung cấp.
Toàn bộ các trường cao đẳng (trừ cao đẳng sư phạm), chuyển tự Bộ GD về Bộ LĐTBXH, Bộ GD mất một miếng bánh rất to :))
3- Lúc đó, Bộ GD ra quy định phân tầng xếp loại đại học, cố niu kéo cho các cao đẳng, bằng cách phịa ra cái gọi là "Đại học định hướng thực hành", nhằm hạ các tiêu chí đại học, để cho các cao đẳng nâng cấp lên thành đại học.
Nhưng vụ này cũng bị tuýt còi, Luật giáo dục Đại học mới nhất chỉ còn 2 loại:
- Đại học nghiên cứu;
- Đại học ứng dụng.
với các tiêu chí khá cao khi kiểm định để tuyển sinh
4- Do vậy, Thông tư 07/2017 của Bộ LĐTBXH không phải là không rõ đâu, mà không thể đưa thông số 1 tiết đào tạo nghề (bao gồm cả trung cấp) = 3 giờ hành chính đc, thế thì đánh đồng Đại học = Cao đẳng, Trung cấp.
Dọ vậy hiện nay, Hiệu trưởng cụ tính 1 tiết lên lớp dạy nghề = 1 giờ hành chính không có gì sai Luật hay Thông tư cả (còn đúng về mặt khoa học và thực tiễn hay không, lại chờ các nhà làm chính sách giáo dục, các Đề tài khoa học ăn hại về Quản lý giáo dục dạy nghề kiến nghị đề xuất ....trong tương lai)
chúc cụ sơm thoát ra khỏi mớ bòng bong này.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top