Tuyên Quang Các điểm du lịch đáng chú ý ở Tuyên Quang

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3,834
Động cơ
578,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Tuyên Quang không chỉ có con gái xinh, mà còn có rất nhiều điểm du lịch với các thắng cảnh tự nhiên.
Hôm nay mời các Bác lượn một vòng Tuyên Quang cùng các bài viết sưu tầm về du lịch Tuyên Quang nhé

Ấn tượng Nà Hang – Tuyên Quang



Nằm ở vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, trên vòng cung sông Ngâm, với hơn 83% diện tích tự nhiên là rừng, Nà Hang tự hào với sức cuốn hút kỳ lạ của một vùng sinh thái đa dạng. Nơi đây còn được biết đến bởi nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc.


Nà Hang có nhiều ngọn núi, có những cánh rừng nguyên sinh và những con suối. Dòng sông, thác nước tuyệt đẹp là của quý mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng. Dòng sông Ngâm, sông Năng, những đỉnh núi cao Khuổi Tong, Loong Noòng, Bản Luốc, Pịa, Pắc Tạ... đã từng đi vào thơ, vào nhạc, gắn với các câu chuyện huyền thoại đậm tính nhân văn.

Khu bảo tồn đặc dụng Tác Kẻ - Bản Bung, rộng gần 42 km2, ôm gọn trong lòng cả 5 xã: Côn Lôn, Khau Tinh, Sơn Phú, Vĩnh Yên, Thanh Tương, với hàng nghìn loài thực vật, động vật quý hiếm. Đặc biệt là loài voọc mũi hếch được ghi trong sách đỏ thế giới. Bản làng nơi đây với những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp lá cọ, những lễ hội Lồng Tông, mừng lúa mới, lễ cấp sắc... vẫn duy trì. Vào mùa xuân không gian tràn ngập màu sắc của thổ cẩm và tiếng khèn Mèo, tiếng đàn tính.

Đến năm 2010 thị trấn Nà Hang sẽ phát triển thành thị xã công nghiệp gắn với tuyến du lịch sinh thái: Thác Pắc Ban (Quang Tốc); khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ; Bản Bung - Đà Vị - hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Cạn).

Từ thị xã Tuyên Quang theo đường ôtô, đến Nà Hang rồi đi tiếp 4 km là tới khu du lịch Pắc Ban. Du khách có thể tắm mình trong dòng thác bạc, mơ màng nghe kể chuyện về sự tích cái tên “Quang Tốc” (nai rơi). Hay có thể vào rừng thăm khu bảo tồn thiên nhiên, tận mắt nhìn những loài chim lạ, xem gà lôi, trĩ sao, phượng hoàng. Hoặc có thể dùng thuyền đi câu cá; tham gia cắm trại, trượt nước.

Sau đó, nghỉ ngơi thư giãn trong những căn nhà sàn mini vừa độc đáo vừa dân dã. Đến đây, bạn được thưởng thức những món ăn riêng của núi rừng: cơm lam chấm muối vừng, măng rừng chấm mẻ, canh rau đắng, đặc biệt là rượu ngô được làm bằng men là cây rừng, càng uống càng say lòng; hay thưởng thức món cá đặc sản nổi tiếng: dầm xanh, anh vũ. Bạn có thể đến thăm các làng văn hoá của đồng bào Tày, Dao, H'Mông, ngắm nhìn các bà, các chị cán bông, xe sợi, dệt thổ cẩm.

Tối đến, bên bếp lửa nhà sàn, bạn sẽ được nghe những làn điệu dân ca truyền thống như hát then, hát lượn, sli. Giọng ca của các thiếu nữ mượt mà, tha thiết những câu hát giao duyên tình tứ, cho dù đã rời khỏi Nà Hang vẫn còn lắng đọng không thể nào quên. Khi về, trong túi hành lý của bạn rất có thể là vài lít mật ong rừng, bầu rượu ngô Nà Hang, chè shan hay những kỷ vật đan lát bằng mây tre...

Nguồn tin: Theo Saigonnet
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3,834
Động cơ
578,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Tìm về phường rối Thẩm Rộc - Tỉnh Tuyên Quang


Một lần về ATK- Di tích lịch sử cách mạng thuộc huyện Định Hoá (Thái Nguyên) công tác, tình cờ chúng tôi được xem một tiết mục múa rối dân gian đặc sắc của người Tày.


Vẫn biết đây là một loại hình nghệ thuật lưu truyền từ lâu trong văn hoá Tày song chỉ có ở một vài địa phương ít được phổ biến rộng rãi. Bất ngờ hơn khi chúng tôi được biết tiết mục rối này thuộc phường rối của dòng họ Ma Quang ở bản Thẩm Rộc, một dòng họ đến nay đã có 9 đời gắn bó với nghệ thuật rối.

Theo ông Ma Quang Nậu một nghệ nhân còn sót lại nay đã ở tuổi xế bóng thì trò rối được ông tổ Ma Công Bằng học hỏi từ Tuyên Quang đem về truyền dạy mới đầu từ vài con rối cùng một quyển sách bằng chữ Nôm ghi chép các bài giáo rối. Bằng sức sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo dựa theo các tích truyện chế tác ra những con rối mới, đến đời thứ 5 bộ rối có đủ 33 con. Hầu hết các con rối được làm bằng gỗ, riêng 2 con đầu đàn làm bằng gỗ mít, các con khác làm bằng gỗ thừng mực, dễ chế tác tiện diều khiển, khó mọt. Con rối thường tạc theo hình con vật như: Rồng, hạc, trâu, ngựa tắc kè... hình người là nhân vật vua, quan văn, quan võ... và các bác nông dân nghèo.

Bằng những động tác đơn giản nhưng thuần thục những tiết mục múa rối đã thể hiện khá sinh động cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân như làm ruộng, leo cây... Xem các tiết mục rối có thể thấy chưa đạt đến trình độ vở diễn có kèm lời thoại nhân vật chỉ thể hiện những trò lẻ có tính chất phụ họa cho lời giáo. Nội dung các bài giáo thường phỏng theo các tích cổ giáo pháo, giáo canh nông... Ngoài ra còn ca ngọi thần linh, chúc tụng vua quan khang thọ, dân bản bình yên, giàu có. Lời giáo thường theo lối văn vần, hầu hết bằng tiếng Việt chỉ có giáo canh nông bằng tiếng Tày, đáng tiếc một số câu giáo đến nay không ai hiểu được nghĩa. Múa rối Thẩm Rộc thuộc loại hình rối que, thông thường phường rối có 12 thành viên, 6 người chuyên điều khiển con rối, 4 người chơi nhạc, 1 người giáo và một người giúp chuẩn bị con rối. Cách điều khiển con rối ở phường rối Thẩm Rộc có cách khác với các phường rối khác. Ngoài một số con rối dùng dây giật, cầm trên tay điều khiển, phần lớn các con rối được điều khiển qua các que tre. Người điều khiển sử dụng một que to cắm vào thân và 2 que nhỏ cắm vào 2 tay con rối, đầu que to được giắt sau thắt lưng, có dây quàng vào cổ để giữ, 2 tay giữ 2 que nhỏ để điều khiển các tay rối.

Múa rối thường được tổ chức vào ngày hội xuống đồng với ý nghĩa cầu mùa ngay tại sân đình. Mỗi lần có biểu diễn người xem nô nức kéo đến thưởng thức cổ vũ rất đông từ trẻ nhỏ đến người già mỗi khi xem xong thường có ấn tượng khó quên nhớ đến từng chi tiết của vở diễn. Trước và sau khi biểu diễn xong trùm phường phải làm lễ cúng bái với tổ sư để báo cáo và tạ ơn. Đồ cúng bao giờ cũng là lễ chay đơn giản. Buổi diễn thường diễn ra theo hình thức " tiền ổi, hậu ca " kết hợp múa rối với hát thờ tơ. Mở đầu phần “ổi” là trò "giáo pháo" cốt để dẹp đám đông do 2 người mặc xiêm, quấn khăn 2 tay cầm 2 đôi phách vừa múa, vừa dập phách, vừa giáo. Kết thúc là trò leo cây và bắt tắc kè.

Tuy vậy, phường rối Thẩm Rộc đang có nguy cơ mai một dần. Lớp nghệ nhân tài giỏi đã dần mất đi, một số con rối đã dần hư hỏng do thời gian. Việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật rối Tày đang rất cần sự quan tâm của các nhà nhiên cứu văn hoá dân gian. Rất may tiến sĩ La Công Ý (Bảo tàng dân tộc học Việt Nam) một trong những người đã bỏ nhiều công sức, nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, góp phần gìn giữ lâu dài các con rối Tày truyền thống cho biết: Vừa qua bảo tàng đã làm việc với ông Ma Quang Mai, nguời được thừa kế và sở hữu bộ con rối của dòng họ Ma Quang Lamg lại bộ rối theo đúng nguyên mẫu nhũng con rối cổ. Đồng thời giúp đỡ địa phương tổ chức lại đội múa rối, tạo điều kiện cho các nghệ nhân truyền dạy nghề cho con cháu nhằm phục sinh một hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc, đi tìm lại những con trò vô giá gắn với phường rối Thẩm Rộc xưa.

Nguồn tin: VOV
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3,834
Động cơ
578,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Khu di tích lịch sử Tân Trào - Tỉnh Tuyên Quang



Khu di tích Tân Trào thuộc xã Tân Trào và một số xã lân cận của huyện Yên Sơn và Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Đây là một quần thể di tích gắn với lịch sử cách mạng Việt Nam và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).

Tân Trào là nơi có cơ sở cách mạng khá sớm. Sau khởi nghĩa Thang La ngày 10/03/1945, Tân Trào được giải phóng và là nơi giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. Tháng 05/ 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng về đến Tân Trào để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây là nơi Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội để quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người và các cơ quan Trung ương Đảng, chính phủ trở lại Tân Trào. Tân Trào trở thành trung tâm đầu não của cách mạng Việt Nam, là thủ đô của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Đến Tân Trào chúng ta được thấy một hệ thống các di tích gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam như Đình Hồng Thái, Lán Nà Lừa, Cây đa Tân Trào, Lũng Tẩu, Vực Hồ - Hang Bòng, Kim Quan...


Khu di tích Tân Trào đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử ngày 21/02/1975 và được công nhận là một trong những di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia.
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3,834
Động cơ
578,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Chùm ảnh Du lịch sinh thái Na Hang

Đến Na Hang quý khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những cảnh đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này.

Chùm ảnh Du lịch sinh thái Na Hang
Đến Na Hang Quý khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những cảnh đẹp mà thiên nhiên đã ban tăng cho mảnh đất này; những thác nước, hang động, cảnh vật cũng như con người nơi đây sẽ tạo cho Quý khách hết những điều ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Quý khách hãy chuẩn bị cho mình một chiếc máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến du lịch này.


Cầu treo Thị trấn Na Hang


Cọc Vài ở Thượng Lâm Na Hang


Hình tượng Voi phục trang hang Pắc Bó


Cảnh quan khu vực lòng hồ


Chụp ảnh trên hồ


Hoa của núi rừng


Bướm trắng


Thác Khuẩy Nhi

Trần Thị Hải - BQL Khu du lịch sinh thái Na Hang
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3,834
Động cơ
578,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Thành cổ tuyên quang!



Thành cổ Tuyên Quang được xây dựng từ năm 1592, thời nhà Mạc, đến nay đã hơn 400 năm tuổi. Thành vốn có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao thông thủy bộ thuận lợi, từng gắn bó và trực tiếp chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng Tuyên Quang.

Thành cổ Tuyên Quang nay thuộc tổ 8, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Theo những tài liệu còn lưu giữ được thì thành được xây dựng năm 1592, thời nhà Mạc và chỉ xây trong một đêm đã hoàn tất! Thành cấu trúc theo kiểu hình vuông, mỗi bề tường dài 275 m, cao 3,50 m, dày 0,8 m, diện tích 75.625 m2, ở giữa mỗi mặt thành có một vành bán nguyệt, giữa vành bán nguyệt đó là cửa, trên cửa xây tháp, mái ngói. Trong tường có một con đường nhỏ xung quanh dùng làm đường tiếp đạn lên thành. Ngoài cùng, bao bọc tường thành là một lớp hào ngập nước theo kiểu phòng thủ “thành cao, hào sâu” thời trung cổ. Gạch xây thành là loại gạch có kích thước lớn hơn nhiều so với hiện nay, làm bằng thứ đất nhiều quặng sắt rất rắn, đó là đặc trưng của kiểu gạch thời Lê. Trong thành, chếch hướng Bắc là đồi Thổ Sơn cao 50 m, dốc đứng phải qua 193 bậc đá mới lên tới đỉnh, đồi này cũng chỉ đắp trong một đêm! Đến đầu đời Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm bằng loại gạch nhỏ.

Vào triều Lý, Tuyên Quang gọi là Tam Kỳ (hay Tam Cờ), là một điểm thương nghiệp phát triển, có lái buôn nhiều nơi lui tới.Từ đời Lê trở về sau, các triều đại đều đóng quân ở thành Tuyên Quang.

Thành Tuyên Quang cũng là chứng nhân cho nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng này, từ cuộc chiến đấu anh dũng của đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan đánh thực dân Pháp đóng trong thành năm 1884 đến khí thế vũ bão, sục sôi những ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 lịch sử, buộc phát xít Nhật phải đầu hàng, giải phóng hoàn toàn thị xã Tuyên Quang. Sau đó, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thành cổ Tuyên Quang còn hai lần chứng kiến thất bại của quân Pháp vào năm 1947 và năm 1949.

Ngày 20-3-1961, lần đầu tiên kể từ khi Chính phủ về Hà Nội, cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vinh dự đón Bác Hồ về thăm lại quê hương cách mạng. Người đã có buổi nói chuyện với toàn thể nhân dân ở sân vận động phía Bắc đồi Thổ Sơn ngay trong thành cổ.

Trong quá trình xây dựng, phát triển của thị xã, một số trục đường của thị xã chạy cắt qua vị trí thành cổ nên hiện nay, thành cổ Tuyên Quang bị chia cắt, hiện còn lại hai cổng và một số đoạn tường thành bằng loại gạch nhỏ. Tuy nhiên, những dấu tích ít ỏi của một di tích lịch sử cấp quốc gia nằm ngay trong lòng thị xã Tuyên Quang này đang có nguy cơ bị mai một bởi xung quanh khu vực thành cổ, nhiều người dân tự do bày bán hàng hoa quả, tạp hóa, vứt rác bừa bãi làm mất mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến khu di tích.
(Huy Hào- NLĐ)
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3,834
Động cơ
578,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Kỳ vĩ Na Hang

Nếu không đến tận nơi mà chỉ nghe về Na Hang, bạn sẽ không thể nào tin lời kể. Na Hang được biết đến với công trình thủy điện đang xây dựng hơn là một khu du lịch sinh thái kỳ thú.

Hồ thủy điện Na Hang có diện tích trên 8.000 ha, nằm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung. Đây là mảnh đất của những huyền thoại đã có trên 30 truyện cổ, truyền thuyết dân gian gắn với mỗi địa danh được sưu tầm.

Na Hang là nơi sông Gâm chảy từ Hà Giang về gặp sông Năng đổ từ Bắc Cạn tới, tạo nên cảnh quan hùng vĩ: sông Ngang, núi Đổ. Đây cũng là vùng sinh sống của voọc mũi hếch - loài đã được ghi trong sách đỏ thế giới.

Bến tàu du lịch nằm ngay gần chân núi Pác Tạ, ngọn núi bốn mùa được ủ trong mây. Từ Pác Tạ ngang qua đập thủy điện sẽ đến thác Mơ (tên khác là thác Pắc Ban), danh thắng quốc gia với truyền thuyết về Thuồng luồng trả công bà Then chữa bệnh.

Ngược sông Năng, trôi giữa những cánh rừng nguyên sinh cơ man gỗ quý, thỉnh thoảng lại bắt gặp những hang động huyền bí như những lâu đài cổ. Thác Đén huyền ảo lẫn trong vòm cây, cứ đi tiếp sẽ vượt thác Đầu Đẳng để vào hồ Ba Bể (Bắc Kạn). Còn ngược dòng sông Gâm, đến vùng Xuân Tân, Xuân Tiến, là lô nhô đảo nối tiếp nhau.

Hang Phia Vài (thôn Cốc Ngận, xã Xuân Tân) là nơi cư trú của người cổ, tại đây đã phát hiện ra di chỉ mộ táng của người Việt cổ với cách mai táng độc đáo là đặt vỏ ốc trong hốc mắt. Ngàm Đăng Vài - Cọc buộc trâu của Đế Thích trong truyện cổ vẫn sừng sững soi mình xuống mặt nước xanh biếc. Gần cuối hành trình, 99 ngọn núi xã Thượng Lâm hiện ra bổ sung hoàn hảo cho sự kỳ vĩ của núi non, sông nước Na Hang.

Chuyện “4 ông cá thần” xuất hiện tại Na Hang trước mỗi biến cố thiên tai có thể chỉ còn là truyền thuyết, nhưng thực tế trên sông Gâm, người ta vẫn thường câu được những con cá Bỗng (gần giống cá chép) nặng hàng yến với mồi là quả sung chín.

Nếu may mắn, bạn vẫn có thể được thưởng thức cá Rầm xanh và cá Anh Vũ - hai loài cá quý hiếm vốn dĩ chỉ để dùng tiến vua. Chỉ những dân chài giàu kinh nghiệm mới có thể đánh bắt những chú cá Chiên, cá Quất nặng đến cả chục cân. Còn bạn, ngồi thung dung trên thuyền, dùng ruột bánh mì làm mồi câu, chiến lợi phẩm đã thừa đủ để đưa cay cùng rượu ngô Na Hang./.

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3,834
Động cơ
578,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, công trình mang tầm cỡ quốc gia.



Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, nghành du lịch Tuyên Quang cũng có bước chuyển mình mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê từ đầu năm đến nay lượng khách du lịch đến với Tuyên Quang ước đạt 250.000 người, tổng doanh thu ước đạt gần 200 tỷ đồng. Với tín hiệu hết sức khả quan như vậy hứa hẹn một tương lai đầy tươi sáng.

Một trong những công trình trọng điểm trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp không khói đó là dự án xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Suối khoáng Mỹ Lâm. Một khu Du Lịch mang tầm cỡ Quốc Gia, một thiên đường nghỉ dưỡng trong tương lai. Công trình được khởi công ngày 10 tháng 4 năm 2006 với lễ khởi công long trọng dưới sự chứng kiến, hân hoan của hàng ngàn người dân trong vùng. Đây là công trình chào mừng đại hội đảng toàn quốc lần thứ 10, là dự án có tính đột phá của du lịch Tuyên Quang.

Theo đánh giá của trường đại học Mỏ- Địa chất, nguồn nước khoáng Mỹ Lâm là nguồn nước khoáng nóng Silic với hàm lượng sunfuahydroflua (lưu huỳnh) vào loại cao, nhiệt độ từ 65 đến 67 độ c. Tại đây, từ năm 1976, Bộ Y tế đã xây dựng bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm (những năm gần đây đã chuyển giao cho tỉnh quản lý). Hàng năm, suối khoáng Mỹ Lâm đã thu hút hàng nghìn lượt người gần, xa đến tắm và chữa bệnh. Điều trị tại suối khoáng Mỹ Lâm, các bệnh cao huyết áp, ngoài da, khớp, vôi hoá cột sống, viêm dây thần kinh tọa, suy nhược cơ thể, hen phế quản, viêm phế quản, viêm đại tràng... tỷ lệ khỏi bệnh từ 78% đến 90%. Căn cứ các cứ liệu khoa học, Viện Vệ sinh- Dịch tễ Trung ương khẳng định: Mỹ Lâm là cơ sở trị bệnh bằng nước khoáng tốt nhất miền Bắc nước ta hiện nay, nước khoáng Mỹ Lâm là nước sạch, uống được không vi khuẩn gây bệnh. Nước khoáng Mỹ Lâm còn có tác dụng giải độc, chống ô nhiễm, điều hoà chức năng với các cơ quan nội tạng và cơ xương khớp...

Để khai thác nguồn lợi suối khoáng Mỹ Lâm có hiệu quả, tỉnh Tuyên Quang xác định khu du lịch Mỹ Lâm là một trong ba khu du lịch chính của tỉnh và là điểm đột phá của du lịch Tuyên Quang. Thực hiện chủ trương này, năm 2003 tỉnh Tuyên Quang xây dựng đề án quy hoạch tổng thể Khu Du lịch suối khoáng Mỹ Lâm (năm 2005 đã được điều chỉnh lại) với diện tích trên 1.000 ha, gồm 6 khu chức năng: Khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng; khu lâm viên; khu dân cư, trang trại và rừng; khu thương mại và dịch vụ tổng hợp; khu đầu mối hạ tầng và các công trình sử dụng chung. Đến nay, tỉnh và các đối tác đầu tư đã và đang quy hoạch 3 phân khu đợt đầu là: Khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng; khu dân cư và khu hạ tầng kỹ thuật. Tại suối khoáng Mỹ Lâm hiện nay đã có những phòng tắm nước khoáng cao cấp với bồn xoáy, phòng tắm xông hơi, với đội ngũ nhân viên phục vụ chu đáo, nhiệt tình và với những mái nhà sàn, cửa hàng ăn uống phục vụ các món ăn đặc sản mang đậm chất núi rừng phục vụ du khách.


Hai đơn vị được tỉnh cấp phép đầu tư vào khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm hiện nay là Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hùng Đại Dương. Dự án của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam là đầu tư vào việc xây dựng trung tâm phục hồi chức năng cho nông dân các dân tộc phía bắc bằng nước khoáng trên diện tích 6 ha. Hiện nay đã hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và được khởi công vào cuối tháng 1- 2006.

Ông Phạm Mạnh Hùng, tổng giám đốc công ty TNHH Hùng Đại Dương (TP Hồ Chí Minh), chủ đầu tư dự án xây dựng khu du lịch Suối Khoáng Mỹ Lâm cho biết, chỉ vài năm nữa, khu Suối Khoáng Mỹ Lâm còn hoang sơ này sẽ được xây dựng thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng có thương hiệu tầm cỡ quốc gia với vốn đầu tư hơn 20 triệu USD (tương đương khoảng 330 tỷ đồng Việt Nam), ông Hùng khẳng định, không nơi nào như Tuyên Quang được thiên nhiên ban tặng một món quà quà vô giá, có giá trị như vậy! Khu vực suối khoáng Mỹ Lâm không chỉ có giá trị về nguồn suối khoáng vô tận, còn hé mở nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái. Trước khi quyết định đầu tư, Công ty đã nhiều lần cử cán bộ có chuyên môn giỏi điều tra khảo sát thực trạng, tiềm năng của khu suối khoáng Mỹ Lâm. Đồng thời đi tham quan các khu du lịch suối khoáng nóng nổi tiếng của Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, và nhiều nơi trong nước như Nha Trang, Bình Châu để để so sánh; từ đó sẽ đề xuất, lựa chọn mô hình đầu tư phù hợp với trước mắt và lâu dài. Theo chủ quan của Công ty chúng tôi, khu du lịch Suối Khoáng Mỹ Lâm trong tương lai không thua kém các khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng có thương hiệu nổi tiếng khu vực Đông Nam Á.

Giám đốc Lưu Vĩnh Thanh, trưởng ban quản lý dự án của Công ty TNHH Hùng Đại Dương cho biết thêm kế hoạch của dự án xây dựng Mỹ Lâm sẽ chia làm 2 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư 330 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích hơn 100 ha. Giai đoạn 1 thực hiển trong 2 năm (2006-2007); giai đoạn 2 từ 2008-2015. Hiện nay tiến độ triển khai xây dựng các công trình tại khu du lịch suối khoáng luôn được lãnh đạo công ty và các cấp, ngành của tỉnh quan tâm. Dù mưa hay nắng, hàng trăm công nhân và các thiết bị máy móc vẫn đang hối hả công việc xây dựng nâng cấp quốc lộ 37 từ thị xã Tuyên Quang vào khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm. Một con đường đẹp sắp hoàn thành vươn mình qua vùng chè, rừng cây, núi non hùng vĩ đưa du khách Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… đến khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm chỉ sau vài giờ đi xe hơi…Trong giai đoạn I (dự kiến hoàn thành năm 2007), quy mô 20 ha, vốn đầu tư 33 tỷ đồng với các hạng mục công trình như khu đón tiếp, khu tắm nước khoáng nóng, khu văn hoá thể thao, khu công viên văn hoá, khu nhà nghỉ trên đồi, nhà nghỉ ven suối, khách sạn Resort 100 phòng, khu ăn uống giải khát, khu kỹ thuật- hạ tầng. Riêng dịch vụ tắm nước khoáng rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của du khách như: Tắm suối nước nóng ngoài trời, tắm suối nước khoáng nongs trong nhà, tắm bùn, tắm trong bồn xoáy, tắm hơi, trị liệu. Các nhà nghỉ ven suối là những Bagalow nhỏ có phòng nghỉ, phòng tắm khép kín bố trí tự nhiên ven suối; Những Village cho thuê có bể bơi và hệ thống cung cấp nước khoáng nóng cho từng nhà. Thiết kế của khách sạn Resort 100 phòng cũng có các phòng nghỉ và điều dưỡng đặc biệt.

Giai đoạn II của dự án thực hiện từ năm 2008 đến 2015 sẽ xây dựng khu khách sạn nghỉ dưỡng và tắm nước khoáng cao cấp tiêu chuẩn từ 4-5 sao, khu sân gôn 18 lỗ, khu thể thao giải trí tổng hợp, khu village nghỉ dưỡng và khu công viên sinh thái rừng. Quần thể các công trình thuộc giai đoạn II được xây dựng trên tổng diện tích 87 ha, tổng mức vốn đầu tư 300 tỷ đồng. Như vây, có thể thấy khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, được tỉnh chọn làm điểm đột phá về du lịch đang chuyển mình vươn lên với diện mạo, sức sống và thương hiệu mới. Khi dự án đi vào khai thác sẽ tạo điểm kích cầu cho hàng loạt dịch vụ hỗ trợ trong vùng phát triển, hàng nghìn lao động địa phương được đào tạo việc làm.

Trong tương lai gần, khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm sẽ gắn kết với du lịch các huyện Na Hang, Sơn Dương, thị xã Tuyên Quang, Hàm Yên để tạo nhiều tua, tuyến, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến Tuyên Quang, đến suối khoáng Mỹ Lâm.
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
29,644
Động cơ
3,317,898 Mã lực
Em là em rất máu đi Tuyên, bị trượt 2 lần rồi :102:
Xem ảnh cụ Hiệp Lực lại càng máu nên nhủ lòng mình: dứt khoát sẽ cùng OF Hải Dương thăm các cụ trên ấy 1 chuyến :)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mời các cụ tham gia Hoạt động từ thiện của HDH
 

DuongDr

Xe tăng
Biển số
OF-15526
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
1,318
Động cơ
524,900 Mã lực
Nơi ở
quê !
Website
www.facebook.com
Em là em rất máu đi Tuyên, bị trượt 2 lần rồi :102:
Xem ảnh cụ Hiệp Lực lại càng máu nên nhủ lòng mình: dứt khoát sẽ cùng OF Hải Dương thăm các cụ trên ấy 1 chuyến :)
Vầng, chúng em rất mong được đón tiếp và giao lưu ( không phối hợp đâu ạ :21:) cùng cụ ! (b)
 

sumakho

Xe tăng
Người OF
Biển số
OF-6800
Ngày cấp bằng
6/6/07
Số km
1,724
Động cơ
562,075 Mã lực
Nơi ở
Tuyên Quang
Cụ Lực định chuyển nghề hay sao ý nhể ??????
:21::21::21::21::21::21::21:
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3,834
Động cơ
578,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Cụ Lực định chuyển nghề hay sao ý nhể ??????
:21::21::21::21::21::21::21:
Uh, dạo này đói đang định chuyển sang làm tour guide

Làm cái thread cho có tí bài chứ, chủ tịt với phá chủ tịt làm thế nào mà để cái box nó chìm nghỉm. Min đang bảo thu hồi đất đai đới nhá
 

123abc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-29417
Ngày cấp bằng
18/2/09
Số km
405
Động cơ
486,520 Mã lực
cụ HL cho iem hỏi 1 cái là thác bản ba trung hà mấy hôm nữa có chương trình j ko nhẩy. bên iem đang định tổ chức đi chơi váo 2/10 này ko biết có trùng vào lễ hội ko?
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3,834
Động cơ
578,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
cụ HL cho iem hỏi 1 cái là thác bản ba trung hà mấy hôm nữa có chương trình j ko nhẩy. bên iem đang định tổ chức đi chơi vào 2/10 này ko biết có trùng vào lễ hội ko?
Đang tổ chức tuần lễ du lịch suối tiên với thác bản Ba đấy thôi Cụ? Mấy hôm nay thấy rầm rộ quảng cáo lắm
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3,834
Động cơ
578,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Hũ rượu ngô lớn nhất Việt Nam

Rượu ngô là món quà quý của huyện vùng cao Na Hang, một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Để có được những giọt rượu hương vị thơm ngon, đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn chế biến cũng như mất nhiều thời gian với sự tỉ mỉ và kiên nhẫn.



Hũ rượu ngô đang trong quá trình thi công



Trong Hội chợ Thương mại Quốc tế huyện Na Hang từ ngày 1 đến ngày 6-10-2009 sắp tới, hũ rượu ngô sẽ được thực hiện có chiều cao 2,9m; đường kính miệng 0,6m; đường kính chỗ lớn nhất 1,9m; đường kính đáy 1m, được làm từ 834kg xi măng, 311kg sắt, 60,5kg cao lanh, 60,5kg thạch cao, 60,5kg mật mía và một số vật liệu khác.

Hũ rượu có hình dáng cổ nhỏ, phình to ở giữa, thít hai đầu về phía đáy và có hai quai tạo dáng ở phía dưới sát cổ hũ. Trên thân là hoa văn cách điệu mô tả cảnh quan thiên nhiên của Na Hang như: núi Pác Tạ (biểu trưng cho sức mạnh dân tộc Na Hang); thiếu nữ giã gạo; múa khèn, múa trống; nhà sàn, cọn nước; nhà máy thủy điện Tuyên Quang. Hũ rượu do các nghệ nhân, kỹ sư, công nhân làm từ ngày 8-8 đến 25-9-2009.




Hũ rượu chứa 2.500 lít rượu ngô men lá Na Hang, được làm từ 4.000kg ngô hạt và 200kg men lá. Đây là loại rượu được kết tinh không chỉ bởi từ nguồn nước suối tinh khiết mà còn bằng tấm lòng, tình cảm, công sức và cả bí quyết của người dân Na Hang. Do đó, nếu đem ngô và men này đến chưng cất ở nơi khác sẽ không thể thành rượu ngô có hương vị đặc trưng như ở Na Hang.

Ngô (bắp) dùng để nấu phải chọn hạt đều, tròn, sau đó đem bung rồi ủ với men lá. Đây là loại men làm từ 20 loại cây thuốc (thảo dược), như cán cuông, khúc khắc, ớt rừng, tẳng tó, lép nặm, nhân trần, mác mjầu, khau thương, pài đổng (cây vải rừng), chuối njồm, lạc moong, nét tỉ, hoom qua (chỉ thiên), một lá, tham tràng, trầu rừng, đứa poóng, mạt cần, củ giềng, củ xả, thêm vào đó là rau răm, môn thục, cam thảo, lá quế. Trong đó, cây đứa poóng tạo nên mùi hương thơm đặc trưng cho rượu ngô Na Hang.

Đặc điểm của mỗi loại cây thuốc đều là các vị thuốc chữa bệnh hoặc bổ dưỡng, cường tráng gân cốt, rất tốt cho sức khỏe con người. Có cây dùng lá, có cây dùng rễ, vỏ, có loại dùng cả cây cả lá. Những cây thuốc này được nhặt hái vào lúc thời tiết khô ráo, sau đó băm, giã nhỏ, trộn đều; một phần đem đun lấy nước dùng để nhào bột và ngâm gạo làm men. Nước thuốc sau khi đã được vắt lọc bã, đem nhào với bột rồi nặn thành quả men (to bằng quả trứng gà), sau đó ủ khoảng 24 giờ (tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong thời gian ủ men). Khi quả men chuyển màu trắng phau, thơm lừng thì đem phơi khô còn khoảng 1/3 trọng lượng so với lúc chưa ủ là được. Sau thời gian ủ men là đến quy trình chưng cất để cho ra loại rượu ngô đặc sản của núi rừng Na Hang.
__________________
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top