[CCCĐ] Ai Cập - Từ sông Nile đến Hồng Hải

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
960
Động cơ
325,434 Mã lực
Học thuyết về Liên Ả Rập (Pan Arabia) của Nasser được lan rộng khắp khu vực, và anh í được coi như nhà lãnh đạo đương nhiên của một nhà nước Ả rập thống nhất trong tương lai. Những người theo anh Nasser rất đông, được gọi là những người Nát xơ rít (giống kiểu mác xít lê nin nít ấy các cụ ạ) . Với sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần từ Cairo, họ đã lần lượt kéo Syria, Li băng và Bắc Yemen ngả vào ảnh hưởng của Ai Cập. Ngày 14 tháng 7 năm 1958, những người Nasserites tại Iraq làm đảo chính lật đổ hoàng gia, và bắn chết thủ tướng Nuri Al-Said, kẻ thù lớn nhất của Nasser trong khối A rập. Cũng trong năm 1958, anh Nát đạt đến đỉnh cao danh vọng khi được tôn làm Tổng thống của Cộng hòa Ả Rập Thống Nhất (UAR), liên bang giữa Ai Cập và Syria, sau đó có thêm Bắc Yemen tham gia. Anh Nát còn được bầu làm Chủ tịch Phong trào Không liên kết năm 1964, và là người sáng lập Tổ chức Thống nhất Châu Phi, cũng như Phong trào giải phóng dân tộc Palestine.

Ở trong nước, Nasser tiến hành cải cách kinh tế. Liên Xô giữ lời hứa, đổ tiền giúp Ai Cập xây đập Aswan, và bù lại cho toàn bộ số tăng pháo đã mất. Anh Nát thoạt đầu cũng tính mở cửa kêu gọi đầu tư như ai, nhưng sau bài học quốc hữu hóa Suez thì họa có mà điên bọn đầu tư phương Tây mới chui cổ vào tròng. Đợi đầu tư mãi không được, anh Nát bực mình quốc hữu hóa nốt số tư bản còn sót lại của Anh và Pháp tại Ai Cập, và từ đó quyết tâm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Bước đầu mô hình quốc doanh cũng đạt được một số thành công, nhưng càng về sau càng nát bét (chả hiểu sao lại thế, các cụ nhỉ?).

Cùng với khó khăn kinh tế, anh Nát bị các thế lực thù địch chống phá điên cuồng vì lo sợ ảnh hưởng lan rộng của đám Nát xơ rít. Năm 1961, Syrie tuyên bố rút khỏi UAR, giấc mơ Liên Arab tan thành mây khói (Liên minh này được khôi phục năm 1965, nhưng cũng chỉ tồn tại được mấy tuần). Dân Ả rập càng ngày càng tỏ ra không thể đoàn kết đươc với nhau. Ngay cả chủ đề dễ đồng ý nhất đối với họ, là ... đánh Israel, cũng loay hoay mãi không nên cơm cháo gì. Năm 1968, Nasser một lần nữa thua Israel trong Cuộc Chiến Sáu Ngày. Lần này, Sinai bị mất thật, Do Thái kéo đến tận bờ kênh Suez đóng đồn. Anh Nát ngượng quá nên tuyên bố từ chức Tổng thống Ai Cập, nhưng lại nháy đám đệ tổ chức một cuộc biểu tình "đòi" ảnh ở lại, không cho từ chức. Thế là ... Dân còn tín nhiệm thì tui còn làm.

***

Những thăng trầm sau chừng đó năm hoạt động làm cho sức khỏe suy sụp, Nasser chết ngày 28 tháng 9 năm 1970 vì một cơn đau tim, chỉ vài giờ sau khi kết thục Hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn A Rập, nơi anh í hòa giải thành công xung đột giữa Yasser Arafat và Vua Hussein của Jordan. Như vậy, đến giờ phút cuối cùng của đời mình, anh Nasser cháu vẫn nỗ lực cho sự thống nhất của người Ả Rập.

Người ta thống kê được hơn 5 triệu người Ai Cập đã tham gia tang lễ Nasser, hơn gấp đôi số người hành hương hàng năm đến thánh địa Mecca. Và nước mắt của rất nhiều người A Rập khác đã đổ xuống, từ những ốc đảo ở sa mạc Bắc Phi, đến những túp lều tị nạn tại Bờ Tây và những cung điện cẩm thạch bên Vùng Vịnh. Nasser chết đi, thế giới A Rập mất đi người có lẽ là duy nhất, kể từ sau Saladin, có thể thống nhất họ lại.

Những người đưa tang hô vang câu nói nổi tiếng của ảnh: "Mỗi chúng ta đều là một Nasser". Câu này anh Nát đã nói năm 1954, ngay sau khi bị sát thủ của Huynh đệ Hồi giáo dùng súng máy ám sát hụt lúc phát biểu giữa đám đông. Trong lúc mọi người hốt hoảng tháo chạy, anh í vẫn bình tĩnh tiếp tục bài diễn thuyết. Và nói với đám đông rằng: "Hãy để chúng giết tôi... Nếu Nasser chết, mỗi người trong các bạn sẽ là một Nasser...". Đám đông gầm lên ủng hộ, và cuộc ám sát đó trở thành phản đòn để Nasser quật đổ phe đối lập, bước lên đỉnh quyền lực.

Các bạn kể lại, từ hồi còn trẻ, Nasser đã hay nói về Phẩm giá, Vinh quang và Tự do. Những điều này trở thành cương lĩnh chính trị cho cuộc đời hoạt động của ảnh. Phẩm giá, đối với Nasser, được đặt lên trên tất cả. Người ta có thể chết trước khi dành được vinh quang và tự do, nhưng không thể đánh mất Phẩm giá. Và vì thế, người Ả Rập đi theo ảnh. Sau hàng trăm năm bị thực dân đế quốc chà đạp và làm nhục, Nasser đã giúp họ khôi phục lại niềm tin và tinh thần chiến đấu vì Phẩm giá, nhắc cho họ nhớ rằng họ đã từng là một dân tộc cao ngạo và trọng danh dự trong hàng nghìn năm trước đây. Từ đấy trở đi, họ sẵn sàng lấy cái chết để chứng tỏ cho thế giới biết điều đó.



***

Mấy chục năm sau, thời thế thay đổi không thể tưởng tượng nổi. Muslim Brotherhood một lần nữa trỗi dậy, và một lần nữa bị nghiền nát. Lãnh tụ của họ bị lật đổ khỏi ghế tổng thống, vừa bị Tòa án Ai Cập kết án 20 năm (nhưng với tình hình biến động thế này, ai biết được có khi anh í lại quay trở lại). Mỹ tiếp tục cho tiền Ai Cập, viện trợ quân sự hàng năm lên đến 1,5 tỷ $, bất chấp chính quyền quân sự nước này vừa lật đổ tổng thống được bầu một cách dân chủ với gần 70% ủng hộ. Israel đã có vũ khí hạt nhân và trở thành kẻ không còn có thể bị thách thức trong khu vực. Sau khủng hoảng dầu lửa những năm 1970, thế giới A Rập phân hóa rõ rệt thành những-nước-có-dầu và những-nước-không-có-dầu, và quyền lực thật sự ở nơi này rơi vào bàn tay lông lá của những hoàng thân mặc áo thụng và đeo kim cương. Số phận những người hùng chống lại phương Tây kiểu Nasser giờ đây kết thúc lủng lẳng trên đoạn đầu đài, hay bị bắn vỡ sọ trong ống cống…

Liên đoàn A Rập vẫn còn đấy, nhưng không ai còn bàn đến chuyện đoàn kết hay thống nhất. Thay vào đó, họ lo đến chuyện Sunni và Shia, thế tục và và tín ngưỡng, cực đoan và khủng bố. Và Trung Đông tiếp tục chìm vào hỗn loạn...

Vì thế, người Ả Rập sẽ tiếp tục nhớ đến Nasser. Ở vùng đất này, người ta không được dạy rằng những đau khổ và lầm than của họ sẽ được giải quyết bằng dân chủ và phổ thông đầu phiếu. Mà Thượng đế nói với họ, rằng Người sẽ gửi xuống cho họ một Nhà tiên tri, và lời Nhà tiên tri chính là ý nguyện của Người. Cứ như thế, họ lại sống trong chờ đợi một sứ giả mới của Thượng Đế dẫn dắt họ tiếp tục đi trên con đường của phẩm giá, vinh quang và tự do.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hà nam

Xe tải
Biển số
OF-78394
Ngày cấp bằng
20/11/10
Số km
351
Động cơ
424,198 Mã lực
Nơi ở
Lò Gạch
Em lại theo bước chân của cụ chủ :D
 

tieuyeu

Xe buýt
Biển số
OF-355719
Ngày cấp bằng
27/2/15
Số km
852
Động cơ
273,088 Mã lực
Nơi ở
Germany
khoái đọc bài của cụ chủ , nhưng chờ lâu quá
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
960
Động cơ
325,434 Mã lực
Phù, xong phần chữ nghĩa rồi, cháu từ giờ tập trung vào bốt ảnh cho năng suất.

Như cháu đã trình bày hết sức dài dòng, đập Aswan là do Liên Xô giúp Ai Cập xây. Thế nên đi thăm chỗ đó, các cụ sẽ thấy giống hệt công trình nổi tiếng nhất của nước ta những năm 80 - đó là ... hẳn các cụ cũng đoán ra ... Thủy điện Sông Đà.









Đây là hình minh họa kết cấu cái đập:



Còn đây là tượng đài Hữu nghị Ai - Xô được dựng một bên đập:



Cháu đứng bên bờ đập nhớ hồi còn bé lũn cũn được ông già dắt đi trên bờ đập thủy điện Hòa Bình, phấn khởi muốn hát lên thật to:

Anh lên đây với quê em,
Đất Mường xây thành phố.
Gọi tên con sông quê hương
Từng mang bao ước hẹn
Anh tới quê em vượt bao ghềnh thác,
Nghe âm vang từ trong con lũ,
Niềm hạnh phúc ánh điện sông Đà.


nhưng sợ chúng nó tưởng mình dở hơi, nên lại thôi. Bên bờ đập có trạm gác bảo vệ, có cả xe tăng, chắc cũng Xô tài trợ từ xưa nốt:





 
Chỉnh sửa cuối:

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
960
Động cơ
325,434 Mã lực
Hồ thủy điện ở đây đương nhiên được đặt theo tên lãnh tụ Nasser. Hồ rộng mênh mông như tấm lòng lãnh tụ, hơn 5000 km2, rất nhiều loại chim, cá. Sản lượng đánh cá hàng năm ở đây khoảng 35 nghìn tấn, nhưng xa quá chẳng biết đem đi đâu nên dân quanh hồ phải cố ăn bằng hết.










Khi ngăn nước làm hồ, khá nhiều di tích cổ của Ai Cập đã bị nhấn chìm. UNESCO vào cứu được cái to nhất là Abu Simbel. Nước còn tràn sang Sudan, làm ngập một vùng kha khá, các bạn Sudan cay mũi lắm nhưng không dám làm gì, vì suốt ngày bị Ai Cập bắt nạt.

Cháu lại biểu diễn dáng ngồi thô bỉ làm 1 nhát bên hồ:

 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
960
Động cơ
325,434 Mã lực
Phía bên kia đập tình cảnh hoàn toàn trái ngược, sông Nile co lại thành một cái vũng thảm hại thế này:








Đập Aswan giúp Ai Cập hiện đại hóa, nhưng nó cũng thay đổi vĩnh viễn bộ mặt của đồng bằng Sông Nile. Nơi này bị tước đoạt nguồn sức sống quan trọng nhất - đó là phù sa bồi đắp hàng năm. Từ đó trở đi, nông nghiệp Ai Cập canh tác phải phụ thuộc rất nhiều vào phân bón. Nhiều loại sinh vật có mặt hàng nghìn đời trên dòng sông này cũng biến mất, trong đó có loài cá sấu sông Nile nổi tiếng. Một số ngành nghề truyền thống như nghề gốm, nghề đóng gạch (gạch thật í ạ) do thiếu đất sét ven sông cũng lụi tàn. Tính chất nước thay đổi đến tận hạ lưu, cá từ Địa Trung Hải cũng không còn ngược dòng vào sông Nile nhiều nữa. Nói chung cháu thấy bất kỳ nỗ lực nào của con người chọc vào thiên nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ kinh khiếp. Có điều đói thì phải liều thôi.


Mặt trời xuống, cháu về khách sạn, vừa bơi vừa ngắm hoàng hôn sông Nile:







 
Chỉnh sửa cuối:

nkq

Xe hơi
Biển số
OF-3814
Ngày cấp bằng
16/3/07
Số km
154
Động cơ
554,530 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Lội
Sao nhà cháu thấy các ảnh của cụ chủ đều vắng bóng người trong khi du khách đến Ai Cập cứ gọi là "nườm nượp" ?
 

longmama

Xe container
Biển số
OF-132333
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
5,570
Động cơ
128,815 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Sao mấy cái ảnh sau cháu không xem được nhỉ.
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
960
Động cơ
325,434 Mã lực
Sao nhà cháu thấy các ảnh của cụ chủ đều vắng bóng người trong khi du khách đến Ai Cập cứ gọi là "nườm nượp" ?
Cháu bẩm sinh hơi bị tự kỷ, từ bé đã thích ngồi chơi một mình, nên thường cũng không khoái chỗ đông đúc cụ ạ.
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
960
Động cơ
325,434 Mã lực
Hôm nay cháu mời các cụ đến thăm Đền Philae, một trong những di tích được bảo tồn tốt nhất ở gần Aswan (Cháu ko đi được Abu Simbel vì ko dậy được lúc 4h sáng, hơi bị tiếc :) . Tuy nhiên, Philae cũng là một nơi cực đẹp:



Nói là bảo tồn tốt thì cũng hơi vô duyên, vì thực ra ngôi đền đã không còn ở vị trí cũ của nó trên đảo Philae trên sông Nile phía bên kia biên giới Sudan, nơi đã bị chìm ngập khi xây đập Aswan 1970. Unesco thực hiện một cuộc giải cứu vĩ đại khi dời các di tích quan trọng trong khu vực lòng hồ đến nơi an toàn. Bằng cách nào? - họ đánh số từng viên đá của ngôi đền, rồi tháo rời nó ra đem đến chỗ mới ráp lại. Và chúng ta ngày nay được thừa hưởng một sản phẩm Lego vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

Vị trí mới của ngôi đền nằm trên hồ chứa nước của đập Aswan cũ. Đường đi từ bờ ra ngang qua những vách đá muôn hình vạn trang, nhìn rất sướng mắt:

















 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
960
Động cơ
325,434 Mã lực
Đảo Philae nằm trên thượng nguồn sông Nile, tên gọi theo tiếng Ai Cập cổ nghĩa là Biên giới. Đó là chỗ phân chia lãnh giới giữa người Ai Cập và người Nubian (cùng chủng tộc Etiopia) ở Sudan. Đây là chỗ quan trọng nên các đời Pharaoh đều có quân đồn trú, đến thời Hy Lạp, La Mã chiếm đóng cũng vậy.

Đền Philae có thể coi là khá mới, được các vua dòng Hy Lạp xây vào khoảng 350 - 300 năm trước Công nguyên, tức là cách thời nay có mỗi hơn 2000 năm một tí, các cụ ạ. Đến khoảng năm 30 sau CN thì hoàn thành. Để các cụ dễ hình dung, so sánh với biên niên sử của nhà mình, cứ coi như cái đền này khởi công khoảng 100 năm trước khi anh Triệu Đà sai thằng con đi ăn cáp nỏ của anh Thục Phán, và nghiệm thu công trình khoảng 10 năm trước khi có hai bà hay cưỡi voi đi đập thằng Tô Định.

Vì ra đời trong giai đoạn này, kiến trúc của ngôi đền là sự pha trộn độc đáo giữa các yếu tố Ai Cập, Hy Lạp và cả La Mã Byzantine về sau.











 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
960
Động cơ
325,434 Mã lực
Đền thời nữ thần Isis, ngoài ra còn có một số anh thần khá. Cổng chính vào đền đi qua 2 cái tháp Pylon, vẽ hình vua Ai Cập đang chiến đấu với quỷ dữ, ở trên là chị Isis và các anh kia đang vỗ tay hoan hô:





Hai cái tháp Pylon này rất đặc trưng cho kiến trúc Ai Cập. Nó tượng trưng cho đường chân trời, theo truyền thuyết cua người Ai Cập thì ở đó măt trời mọc và lặn ở một khe sâu giữa hai quả đồi cao. Một số nguồn thâm thúy hơn, thì cho rằng cái mô hình kiến trúc đó, thậm chí cả cái truyền thuyết đó, phản ánh tượng trưng một chỗ chui ra chui vào khác còn nguyên thủy hơn, mà có lẽ cháu không cần phải kể chi tiết ra đây nữa.

Nhưng hình như thuyết ấy cũng không phổ cập và thuyết mục lắm, bằng chứng là mô hình hai tháp đó về sau được du nhập vào phương Tây và ghi dấu ấn trên rất nhiều các công trình kiến trúc quan trọng:

Đây là Paris ạ:



Còn đây là Hà Nội ạ (ảnh mạng)



Thuyết này Tây nó nói, cháu chém gió theo, các cụ đừng mắng là báng bổ cơ sở tôn giáo nhá.
 
Chỉnh sửa cuối:

dgc10b

Xe điện
Biển số
OF-293160
Ngày cấp bằng
20/9/13
Số km
2,293
Động cơ
336,543 Mã lực
Em hóng sau cái đường chân trời là cái gì tiếp theo cụ chủ sẽ diến giải ;))
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
960
Động cơ
325,434 Mã lực
Dấu ấn của kiến trúc Hy Lạp thể hiện rất rõ trên những hàng cột này:









 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
960
Động cơ
325,434 Mã lực
Đền Ai Cập là nơi trú ngụ của giới tăng lữ rất có quyền lực trong đời sống xã hội Ai Cập. Đền đài ở Ai Cập có những cái to ngang cung điện, chứng tỏ tăng lữ oai không kém gì các Pharaoh. Các cụ xem phim Xác ướp Ai Cập đoạn đầu có cảnh Tư tế Imhotep chén hoàng hậu xong đập chít vua, tuy là chuyện bịa thôi, nhưng có thể qua đó hình dung mức độ ảnh hưởng của tăng lữ.

Các đền thờ của Ai Cập thường được xây giữa các thành phố, nhưng cũng có khi ở các nơi biệt lập. Ví dụ như đền trên đảo Philae này được xây để đánh dấu chỗ theo truyền thuyết chôn 1 trong 14 mảnh xác của ảnh Orisis (các cụ xem lại phần đầu). Cũng chẳng sao, vì bản thân mỗi ngôi đền có thể là một thành phố quy mô nhỏ.

Để các cụ dễ hình dung, dưới đây là sơ đồ cơ bản của một ngôi đền Ai Cập:



Như các cụ có thể thấy, Điện thờ trong cùng (Sanctuary) là nơi linh thiêng nhất, đăt bàn thờ thần và nơi ở của tăng lữ. Gian kế ngoài (Barque) cũng là nơi thờ cúng, nhưng để các hiện vật của thần kiểu như tượng, thuyền bè... có thể đem ra ngoài sử dụng trong các đám rước, lễ hội. Hai gian có các hàng cột bên ngoài (có mái che và không có mái che) là nơi giao tiếp giữa tăng lữ và thế giới bên ngoài, tổ chức các nghi lễ, nghi thức thờ cúng. Bên ngoài 2 tháp Pylon là khoảng sân rộng cho dân gian cư trú, buôn bán... vòng ngoài còn có thể một lớp tường bao quanh.
 

longmama

Xe container
Biển số
OF-132333
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
5,570
Động cơ
128,815 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Nhờ cụ chủ tý. E sắp sang UK, hôm trước lập thớt cụ chủ đã tư vấn nhưng không hiểu sao Mod xóa bài, vậy phiền cụ giúp E cái lịch trình những điểm cần đến tại UK nhé. Lưu ý là trình ngoại ngữ của E thì tiếng Anh, Pháp, trung, Nhật, Hàn.....kể cả tiếng thổ dân châu Phi đều....tốt giống nhau nhé CụX_XX_XX_X
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
960
Động cơ
325,434 Mã lực
Cháu cũng ko nhớ nữa, tốt nhất cụ tham khảo ở đây :

http://www.tripadvisor.com/Attractions-g186338-Activities-London_England.html

Trip advisor nó tư vấn thì ko thể sai được. Ngoài ra, nếu có vấn đề về ngoại ngữ, thì lời khuyên của cháu là nên mua tour đi là thoải mái nhất, có người take care từ đầu đến cuối.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top