Hết Tài chính lại đến Công Thương lên tiếng, ko biết bao giờ xăng dầu ngã ngũ :(

springsea

Xe container
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,522
Động cơ
537,965 Mã lực
'Có đủ xăng dầu mới là lợi ích lớn nhất của người dân'

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng điều quan trọng nhất trong điều hành là phải làm sao có đủ xăng dầu cho dân dùng chứ không phải cố có mức giá rẻ để rồi dẫn tới nguy cơ vỡ hệ thống phân phối.

Ông Tú dành hơn nửa ngày Chủ nhật (25/9) để trao đổi với VnExpress về câu chuyện điều hành thị trường xăng dầu, ít ngày sau hội thảo đầy kịch tính do Bộ Tài chính chủ trì.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú. Ảnh: H.L.
- Người tiêu dùng tin rằng lợi ích của họ là được quyền mua xăng giá rẻ. Là người tham gia điều hành thị trường xăng dầu nhiều năm, ông nghĩ thế nào về điều này?
- Đã có những năm tháng dài người dân nước ta sống dưới chế độ bao cấp, khi mà mọi thứ đều rất rẻ, rẻ tới mức gần như cho không nhưng hầu như họ không thể mua được mỗi khi cần, vì hàng không có mà mua. Đến khi có hàng, đôi khi người dân phải đi rất xa (vì có rất ít cửa hàng bán), phải xếp hàng rất lâu (nhiều khi phải xếp hàng cả ngày đêm) để mua cho được.
Nhắc lại chuyện này để thấy rằng giá rẻ chưa phải là toàn bộ lợi ích của người dân. Giá rẻ cũng không phải quan trọng nhất đối với người dân. Đối với người dân lợi ích quan trọng nhất là có hàng, tiếp đó là có chỗ để mua và sau đó mới là giá hợp lý.
- Vậy theo ông thế nào thì được gọi là giá hợp lý?
- Giá hợp lý phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Cũng nói về thời bao cấp, vì giá rẻ quá mức nên không ai muốn sản xuất, hệ quả là không có hàng hóa và cũng chẳng ai tha thiết bán nên rất khó tìm chỗ để mua.
Khi chúng ta chuyển từ chế độ bao cấp sang kinh tế thị trường, nhiều người lo lắng giá sẽ không kiểm soát nổi và quá khả năng chấp nhận của người dân. Nhưng thực tế từ đó đến nay, giá cả trên thị trường tuy có tăng lên nhưng vẫn vừa túi tiền để đại bộ phận người dân mua được.
Thị trường xăng dầu cũng theo nguyên lý tương tự. Chúng ta phải điều hành giá làm sao để luôn luôn có nguồn xăng dầu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân và để hệ thống phân phối xăng dầu được trải rộng khắp cả nước, từ thành thị tới nông thôn cho tới vùng sâu vùng xa để người dân mua được hàng hóa một cách thuận tiện khi họ có nhu cầu. Nếu giá rẻ tới mức ảnh hưởng tới việc cung ứng xăng dầu và ảnh hưởng tới hệ thống phân phối thì cũng không đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của người dân.
- Nhưng trong điều kiện thị trường xăng dầu vẫn còn độc quyền, lợi ích của người dân khó được đảm bảo nếu các doanh nghiệp cố tình trục lợi?
- Tại hầu hết các nước trên thế giới, nền kinh tế vận hành theo nguyên tắc thị trường. Sự can thiệp của nhà nước có thể có nhưng rất ít ỏi. Trong điều kiện kinh tế như vậy, một doanh nghiệp chiếm thị phần lớn có thể sử dụng vị thế của mình để trục lợi bằng cách định giá cao cho sản phẩm và người dân phải mua vì không có nhiều lựa chọn. Vì vậy lợi ích của người dân có thể bị vi phạm.
Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng còn một thời gian rất dài nữa mới có thể hoàn thành được mục tiêu này. Còn hiện tại Nhà nước vẫn can thiệp rất sâu vào các hoạt động kinh tế. Kể cả tới khi chúng ta hoàn thành mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì đó vẫn là nền kinh tế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để đảm bảo lợi ích của nhân dân.
Thị trường xăng dầu nước ta vẫn đang vận hành trong bối cảnh kinh tế như vậy. Nhưng còn có hai đặc điểm cần quan tâm. Thứ nhất, hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đều là doanh nghiệp nhà nước nên phải thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của Nhà nước. Thứ hai là đến tận hôm nay (trừ giai đoạn tháng 1, tháng 2/2010), giá xăng dầu bán lẻ trên thị trường vẫn do Nhà nước quyết định.
Đây là điểm mấu chốt để nói rằng các doanh nghiệp không thể lợi dụng thị phần lớn để có thể cầu lợi cho riêng mình mà làm hại cho nhân dân. Bởi vì đơn giản là họ không có quyền định giá. Kể cả sắp tới đây, nếu chúng ta thực hiện hoàn toàn nghị định 84, thì doanh nghiệp cũng không thể lợi dụng thị phần lớn để cầu lợi. Bởi theo Nghị định 84, Nhà nước vẫn quản lý giá, doanh nghiệp chỉ được một quyền tự chủ rất nhỏ. Và ngay việc tự chủ đó vẫn bị Nhà nước kiểm soát.
- Các doanh nghiệp xăng dầu quy mô lớn đều thuộc Bộ Công Thương, vì thế khó tránh khỏi tâm lý Bộ chủ quản bênh vực doanh nghiệp của mình?
- Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu hiện nay thuộc các bộ ngành khác nhau (Giao thông Vận tải, Hàng hải, Quốc phòng) và các địa phương khác nhau (TP HCM, Đồng Tháp)… chứ không phải tất cả đều thuộc Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương không bênh vực doanh nghiệp một cách chung chung mà chỉ lo tạo điều kiện hợp lý để các doanh nghiệp cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường và đảm bảo hệ thống phân phối hoạt động ổn định, đảm bảo dự trữ xăng dầu đề phòng những bất trắc trên thị trường, nói cách khác là góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.
Vì thế, điều Bộ Công Thương quan tâm là Chính phủ và các bộ ngành tìm được giải pháp phù hợp để giải quyết số lỗ tích lũy của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong thời gian kể từ khi chúng ta thực hiện Nghị định 84 (15/12/2009) tới nay do phải thực hiện việc kìm giá để phục vụ nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ.
"Chuyện lỗ lãi của doanh nghiệp phải chờ kết luận của cơ quan chức năng". Ảnh: H.L.
- Vậy thực hư chuyện lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu như thế nào?
- Nói về lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu thì phải xuất phát từ các cấp độ quản lý khác nhau. Dưới góc độ quản lý vĩ mô của Nhà nước (như tôi phát biểu tại hội thảo), thực tế là có số lỗ lũy kế của tất cả các doanh nghiệp đầu mối sau thời gian dài chúng ta điều hành giá xăng dầu ở mức thấp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Đây là số lỗ có thật, phát sinh là do nhu cầu điều hành của Chính phủ, thuộc trách nhiệm giải quyết của Chính phủ và các bộ ngành.
Dưới góc độ điều hành giá xăng dầu, thì không có khái niệm lỗ hay lãi, mà chỉ là sự chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ thực tế trên thị trường. Giá cơ sở là giá pháp định, được quy định trong Nghị định 84, các cơ quan quản lý đều phải sử dụng trong công tác điều hành của mình. Giá này thoát ly hoàn toàn khỏi một doanh nghiệp cụ thể, khỏi một thời điểm cụ thể, và khỏi hoàn cảnh kinh doanh cụ thể. Nó là giá tham chiếu cho toàn bộ thị trường xăng dầu. Còn giá bán lẻ là do Nhà nước quyết định. Con số chênh lệch này là một trong những dữ liệu để các cơ quan quản lý cân nhắc khi quyết định giá bán lẻ xăng dầu tại từng thời điểm cụ thể.
Dưới góc độ quản lý doanh nghiệp, thì lỗ hay lãi phản ánh hiệu quả kinh doanh thực tế của một doanh nghiệp. Thực tế, quan tâm lớn nhất của người dân hiện nay chính là số liệu lỗ lãi này. Nhưng thực sự doanh nghiệp lỗ lãi bao nhiêu, còn phải chờ kết luận của cơ quan chức năng.
Vì thế, trong đánh giá cũng như suy nghĩ, chúng ta cần phân định rất rõ chúng ta đang đề cập tới khái niệm nào. Có như vậy, chúng ta mới không phạm sai lầm.
- Cũng xoay quanh câu chuyện lỗ lãi mà hội thảo ngày 20/9 đã diễn ra tranh cãi giữa Bộ Công Thương và Tài chính, khiến nhiều ý kiến cho rằng hai bộ đang có sự bất đồng quan điểm gay gắt. Thực hư chuyện này ra sao thưa ông?
- Ngày 20/9 là một hội thảo khoa học, không phải cuộc họp giữa hai bộ. Tất cả mọi người đều tham gia với tư cách nhà khoa học hoặc chuyên gia về kinh doanh xăng dầu. Tranh luận giữa những người tham gia hội thảo chỉ là nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để điều hành thị trường xăng dầu. Mọi người đều nêu ý kiến một cách thẳng thắn, với nhiều ý kiến trái chiều. Tranh luận giữa các ý kiến khác nhau cũng bình thường như mọi khi, không gay gắt hơn so với các hội thảo trước đây về điều hành xăng dầu.
Còn về quan hệ công tác giữa Bộ Công Thương và Tài chính, tôi khẳng định không có sự bất đồng về quan điểm điều hành xăng dầu. Bởi vì hai bộ có cùng một mục tiêu là điều hành xăng dầu làm sao để đảm bảo tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Thứ hai là chúng tôi cùng căn cứ trên cùng một hệ thống văn bản pháp lý. Thứ ba là hai bộ đều chấp hành các chủ trương của Chính phủ.
- Vậy theo ông sắp tới điều hành xăng dầu nên như thế nào để giải quyết những khó khăn hiện nay?
- Về lâu dài, khi nào chúng ta xây dựng hoàn chỉnh một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì xăng dầu cũng như các mặt hàng khác sẽ hoàn toàn tự do kinh doanh.
Nhưng từ nay đến khi đó, chúng ta sẽ phải trải qua nhiều bước, mỗi một bước quyền kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được mở rộng hơn, đồng thời các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh hơn. Việc thay đổi đó sẽ tiến hành dần dần cho tới khi chúng ta tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh thì các doanh nghiệp sẽ được quyền tự chủ quyết định giá.
- Sau cuộc tranh luận vừa rồi, ông phải chịu những sức ép nào trong công việc điều hành cũng như cuộc sống?
- Về cơ bản tôi không chịu sức ép nào cả. Công việc thì đã có chuẩn mực, tôi cứ theo chuẩn mực để thực hiện. Đối với cuộc sống, tôi nghĩ rằng sự khác biệt về suy nghĩ và cách làm, tranh luận, thảo luận thậm chí bị hiểu lầm là chuyện bình thường. Nhưng có thời gian thì mọi hiểu lầm sẽ được giải tỏa.
(vnexpress)

------------------------

E thấy lão Tù Béo này nói chuối quá, lưu thông xăng dầu để cơ chế độc quyền trong khi mồm kêu lo thiếu xăng. Cứ cho tư nhân với nước ngoài vào làm thử xem sao.

Càng nói càng thấy dơ mặt, đợt này tính sổ ra lãi thì kô biết nhục thế nào nữa
 
Chỉnh sửa cuối:

Thịnh An

Xe tải
Biển số
OF-107810
Ngày cấp bằng
4/8/11
Số km
417
Động cơ
396,380 Mã lực
Mi.a, " có đủ xăng dầu mới là lợi ích cho dân " nhưng dầu thô đầy ra đấy khai thác lên xuất giá rẻ, bây giờ 1 lít xăng tăng giá, thả giá vô tội vạ nó lên ngang tạ thóc thì dân cháo chả có mà húp, nói gì đến chuyện mua xăng mà đầy với cả đủ, phát biểu ng-u như lợ-n, e xin lỗi các cụ đây là lần đầu tiên e bức xúc quá phải nói bậ-y :@)
 
Chỉnh sửa cuối:

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,263
Động cơ
595,096 Mã lực
Em lại thấy ý kiến của các vị BCT có sức thuyết phục hơn là Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Có cảm giác ông Huệ muốn chứng tỏ khả năng của mình trong một lĩnh vực mà ông có hiểu biết không nhiều, nhưng nghĩ rằng mình biết hết.

Xem clip thì thấy ông Huệ nói hớ, giọng nói có phầ̀n hậm hực bực tức.

Nay đã thấy BTC xuống nước, trong khi BCT vẫn giữ nguyên ý kiến của mình.
 

hieuhic

Xe điện
Biển số
OF-10984
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
2,916
Động cơ
559,451 Mã lực
Em lại thấy ý kiến của các vị BCT có sức thuyết phục hơn là Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Có cảm giác ông Huệ muốn chứng tỏ khả năng của mình trong một lĩnh vực mà ông có hiểu biết không nhiều, nhưng nghĩ rằng mình biết hết.

Xem clip thì thấy ông Huệ nói hớ, giọng nói có phầ̀n hậm hực bực tức.

Nay đã thấy BTC xuống nước, trong khi BCT vẫn giữ nguyên ý kiến của mình.
Cụ dht có vẻ hậm hực với bác Huệ nhỉ. Câu nào cũng thấy cụ hậm hực với bác Huệ. Hay cụ có miếng nào rồi với bọn petro.
Đầu cụ mọc sừng rồi kìa.
 

Lacetti_EX

Xe buýt
Biển số
OF-13819
Ngày cấp bằng
9/3/08
Số km
547
Động cơ
522,230 Mã lực
Lòng vòng mãi. Có mỗi chữ Minh Bạch thì lại không nói ra để người ta thấy thỏa mãn được.
Hầu hết trên thế giới, giá xăng tiêu dùng đều cao hơn VN nhưng lại Minh bạch hơn.
 

Thịnh An

Xe tải
Biển số
OF-107810
Ngày cấp bằng
4/8/11
Số km
417
Động cơ
396,380 Mã lực
Thuyết phục đến đâu các vị ấy tự hiểu với nhau, với người dân thì giá cả hàng hóa tăng cao do tác động của xăng dầu, điện nước, công lao động của họ ngày càng trở nên rẻ mạt thì họ đâu cần biết ai nói hay nói tài, cái họ cần là được cải thiện cuộc sống.
 

luot_song

Xe điện
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
4,942
Động cơ
481,453 Mã lực
Bct ôm ba thằng evn, tkv, petrolinex cần phải chém một để làm gương
 

huancongtu

Xe tăng
Biển số
OF-8549
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
1,902
Động cơ
556,078 Mã lực
Nơi ở
Thanh Hóa City - Hà Nội
e mong tin vui
 

nhurua

Xe hơi
Biển số
OF-65399
Ngày cấp bằng
2/6/10
Số km
132
Động cơ
436,750 Mã lực
Bác này hài vãi, "...giá cả trên thị trường tuy có tăng lên nhưng vẫn vừa túi tiền để đại bộ phận người dân mua được..."?
 

abc_cad

Xe tăng
Biển số
OF-37734
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
1,285
Động cơ
483,850 Mã lực
Nơi ở
Trên xe.......
Cái của nợ này cố đấm ăn xôi. Già mồm phết nhỉ.
 

Ga que

Xe buýt
Biển số
OF-87092
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
507
Động cơ
412,820 Mã lực
Nơi ở
Cối xay
Em nghe tin ngoài quán nước là vụ này hoà rồi, chả đánh đấm gì nữa đâu, chỉ có anh đội tuyển thi Toán cuốc tế kia là tèo thôi. Suy cho cùng ở vụ này anh ấy cũng chỉ là con tốt.
 

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,263
Động cơ
595,096 Mã lực
Cụ dht có vẻ hậm hực với bác Huệ nhỉ. Câu nào cũng thấy cụ hậm hực với bác Huệ. Hay cụ có miếng nào rồi với bọn petro.
Đầu cụ mọc sừng rồi kìa.
Cảm nhận của cá nhân em, có thể khác với mọi người. Em cũng như đa số dân VN, hàng tuần đóng góp tiền mua xăng chạy xe.

Nghe một số cụ khen ông Huệ có cái Tâm. Em chả biết ông Huệ và cái Tâm của ổng thế nào, nhưng xem clip thì thấy cái Tâ`m của ổng chưa xứng với chức Bộ trưởng.

Cá nhân em với kinh nghiệm sống thì em chẳng tin cái tâm của các vị quan chức. Em thấy tội nghiệp cho cụ nào nghĩ rằng quan chức biết thương dân.
 

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,263
Động cơ
595,096 Mã lực
Các cụ cứ đòi hỏi minh bạch làm gì có. Bản thân cái hệ thống không minh bạch thì đừng đòi hỏi.

Một ví dụ rất cụ thể. Trong OF rất nhiều cụ là công chức/quan chức nhà nước. Với đồng lương theo khung lương nhà nước tối thiểu 830.000 đồng nhân với hệ số thì cấp Thứ trưởng (khoảng hệ số 5) mới có gần 5 triệu đồng/tháng. Vậy các cụ ấy sống ra sao? Vậy mà nhiều cụ sống còn tốt hơn cả giám đốc Công ty TNHH cỡ nhỏ, nhà cửa, ô tô đầy đủ, con đi du học... Các cụ ấy có dám công khai minh bạch thu nhập của mình hay không?

Xăng dầu là mặt hàng đặc biệt, vừa phục vụ sản xuất tiêu dùng vừa mang tính "an ninh năng lượng" nên không bao giờ minh bạch được. Cash Flow kinh doanh xăng dầu cực kỳ lớn. Lỗ thì nhìn thấy ngay, lãi thì nó lẩn kỹ lắm tìm không ra đâu. Tất cả các nhóm quyền lợi đều có phần trong đó.

Ông Huệ đã rất hớ khi muốn phơi bày công khai chuyện lãi lỗ trong kinh doanh xăng dầu. Lúc đó chắc ổng quên mất rằng trên đầu của ổng còn hơn chục vị đầu to ngồi mâm trên nữa. Chính các vị mâm trên mới là người có quyền quyết định chứ không phải Bộ trưởng Huệ. Với cấp dưới ở BTC thì ông Huệ có thể thét ra lửa, nhưng với các vị mâm trên thì ổng chỉ là một kẻ đầu sai chỉ đâu đánh đấy không hơn không kém.

Vì sao các quan chức BCT sang dự hội thảo ở BTC lại dám lớn tiến chê bai BTC ngay trên sân của BTC bằng những từ "bịt mắt bắt dê", "điều hành bằng chân tay chứ không bằng đầu" mà không nể mặt ông Huệ? Em cho rằng thế lực đằng sau họ lớn hơn nhiều so với chức Bộ trưởng BTC.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-97974
Ngày cấp bằng
31/5/11
Số km
455
Động cơ
403,700 Mã lực
Ông nào cũng thế thôi,Vịt còn lâu mới công khai được,hố hố
Trò hề hết.
 

hotgame123

Xe buýt
Biển số
OF-85231
Ngày cấp bằng
15/2/11
Số km
613
Động cơ
415,681 Mã lực
em thì chỉ thấy thế này ,

1 là người dân thì ai cũng thích giá rẻ cứ lên là ghét rồi ,giá tăng lấy éo đâu tiền xăng xe chở gái đi chơi bời abc ...

2 doanh nghiệp làm ăn thì phải 1 là hòa vốn 2 là có lãi ,*** ai đi làm không công ko có lãi nhiều thì phải có lãi ít để tồn tại chứ lị

3 nhà nứoc quản lý kém cứ minh bạch giá xăng cho tăng theo đúng giá thé giới ,giá thé giới lên việt nam lên giá thế giới xuống việt nam xuống , quản lý chuẩn thì dân éo ai kêu ca ,đằng này lấy ví dụ vàng giá nó xuống như điên trong khi ở vietnam ta thì chênh so với thế giới 2 đến 3 triệu ,,xăng có đôi lúc cũng hệt như vậy

bác nào phát biểu ở đây là hút dầu lên rồi lọc dầu thành xăng bán rẻ cho dân đi thì em xin thưa rằng giang hồ đồn thổi rằng ,hiện trạng bây h nếu nhà máy dung quất lọc dầu thành xăng thì tất cả chi phí nó đội lên lên 10 đến 20% ví dụ xăng các bác đang mua 20k nhà ta lọc ra thành 22k với 24k đấy ah
thế thì làm sao đủ đáp ứng nhu cầu cho các bác đi lại ,các cụ nhà ta đâu có ngu thế nên bán đứt đầu đi nhập mua cho đủ xăng về mới đáp ứng đủ nhu cầu trong nước

các cụ mà ngây thơ nghĩ cái nhà máy lọc dầu kia của ta đủ đáp ưng nhu cầu + giá rẻ hơn thế giới thì em chịu

em thấy bác bên bộ công thuơng nói đúng ở câu là có đủ xang cung cấp là ok rồi ,đợt xăng dầu lên giá các bác miền nam máy tính biên giới ta báo chí đăng còn chả có xăng mà mua (( hầu hết là cây xang tư nhân ) vì dân ta buôn lậu sang campuchia nên thiếu xăng phuơng tiện đếch có mà hoạt động còn chán hơn
 
Chỉnh sửa cuối:

MoonMax

Xe điện
Biển số
OF-19478
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
2,736
Động cơ
528,334 Mã lực
Em lại thấy ý kiến của các vị BCT có sức thuyết phục hơn là Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Có cảm giác ông Huệ muốn chứng tỏ khả năng của mình trong một lĩnh vực mà ông có hiểu biết không nhiều, nhưng nghĩ rằng mình biết hết.

Xem clip thì thấy ông Huệ nói hớ, giọng nói có phầ̀n hậm hực bực tức.

Nay đã thấy BTC xuống nước, trong khi BCT vẫn giữ nguyên ý kiến của mình.
Cụ bảo có lý hơn là có lý hơn ở điểm nào????

CỤ mà không chỉ ra được, chuẩn bị ăn gạch đá của anh em.

XIn lối cụ, mấy thằng BCT trong hội thảo hôm 20 vừa rồi vừa ngu vừa láo. Bác H chắc còn đợi bác 3 bật đèn xanh là cho lũ này đi móc cống hết.
 

MoonMax

Xe điện
Biển số
OF-19478
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
2,736
Động cơ
528,334 Mã lực
Các cụ cứ đòi hỏi minh bạch làm gì có. Bản thân cái hệ thống không minh bạch thì đừng đòi hỏi.

Một ví dụ rất cụ thể. Trong OF rất nhiều cụ là công chức/quan chức nhà nước. Với đồng lương theo khung lương nhà nước tối thiểu 830.000 đồng nhân với hệ số thì cấp Thứ trưởng (khoảng hệ số 5) mới có gần 5 triệu đồng/tháng. Vậy các cụ ấy sống ra sao? Vậy mà nhiều cụ sống còn tốt hơn cả giám đốc Công ty TNHH cỡ nhỏ, nhà cửa, ô tô đầy đủ, con đi du học... Các cụ ấy có dám công khai minh bạch thu nhập của mình hay không?

Xăng dầu là mặt hàng đặc biệt, vừa phục vụ sản xuất tiêu dùng vừa mang tính "an ninh năng lượng" nên không bao giờ minh bạch được. Cash Flow kinh doanh xăng dầu cực kỳ lớn. Lỗ thì nhìn thấy ngay, lãi thì nó lẩn kỹ lắm tìm không ra đâu. Tất cả các nhóm quyền lợi đều có phần trong đó.

Ông Huệ đã rất hớ khi muốn phơi bày công khai chuyện lãi lỗ trong kinh doanh xăng dầu. Lúc đó chắc ổng quên mất rằng trên đầu của ổng còn hơn chục vị đầu to ngồi mâm trên nữa. Chính các vị mâm trên mới là người có quyền quyết định chứ không phải Bộ trưởng Huệ. Với cấp dưới ở BTC thì ông Huệ có thể thét ra lửa, nhưng với các vị mâm trên thì ổng chỉ là một kẻ đầu sai chỉ đâu đánh đấy không hơn không kém.

Vì sao các quan chức BCT sang dự hội thảo ở BTC lại dám lớn tiến chê bai BTC ngay trên sân của BTC bằng những từ "bịt mắt bắt dê", "điều hành bằng chân tay chứ không bằng đầu" mà không nể mặt ông Huệ? Em cho rằng thế lực đằng sau họ lớn hơn nhiều so với chức Bộ trưởng BTC.

Những cái lý sự này chưa chứng minh được việc cụ bảo bọn BCT nói có lý. Vậy cứ mời cụ một ly vang đỏ đã nhé
 

hotgame123

Xe buýt
Biển số
OF-85231
Ngày cấp bằng
15/2/11
Số km
613
Động cơ
415,681 Mã lực
có lý là ở chỗ sau,nghe như dọa

bây giờ giá xăng như vậy thì nhân dân có xăng mà đi,bây h giảm giá xăng doanh nghiệp lỗ không đủ mời nhân dân đi bộ


cái cần là minh bạch kiêm toán xem doanh nghiệp lỗ hay lãi thí éo làm đựoc , minh bạch được cái này thì dân đen hiểu ngay vấn đề ,

nhân dân thì chỉ cần giá xăng bằng giá thế giới thì chả ai kêu, đến như vàng bây giờ còn bị đại gia làm giá đắt hơn thế giới 4tr thì vãi *_)*
 
Chỉnh sửa cuối:

phamthiethung

Xe tải
Biển số
OF-34925
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
206
Động cơ
476,220 Mã lực
Cá nhân e thì e chẳng thích cái ông Tú này. Lúc nào cũng kêu lỗ. Mà chả hiểu lỗ chỗ nào luôn. Ai làm xăng dầu cũng lãi. Từ cây xăng nhỏ nhất.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top