Yty-mcc-suoigiang

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu mới vừa làm một chuyến đi cung Y tý- Sapa-Mù căng chải-Suối Giàng cuối tháng 9, đầu tháng 10. Hy vọng có vài điều bổ ích cho các cụ trong bài viếtsau đây: ‘Chuyến đi săn mây và lúa trời’.

CHUYẾN ĐI SĂN MÂY& LÚA TRỜI

Thủa nhỏ, mỗi lần đi qua cầu Long Biên, tôi rất ấn tượng với bao la mầu đỏ của sông Hồng. Cho dù không được chạm vào dòng nước ấy,không được chơi ở bờ sông ấy, thì tôi cũng chỉ có mỗi con sông Hồng để mà nhớ. Sau này lớn lên thì gần gũi với nó hơn tuy chưa bơi trên sông Hồng bao giờ cả. Dần dà mong muốn được lên đến đầu nguồn con sông hiện ra rõ rệt hơn, thúc dục tôi hơn. Rồi tôi biết đến Lũng Pô, nơi sông Hồng chảy vào đất Việt, biết đến Y tý, một vùng đất cổ tích trong sương mù…Thế là tôi quyết đến Lũng pô và Y tý để cảm nhận biên cương đất Việt, để chiêm ngưỡng phong cảnh mây bồng bềnh. Tôi xin không nói thêm về chuyện lãnh thổ, vì tôi có quá nhiều bức xúc và rất dễ bùng nổ.


mây trên đường đi Y tý
Còn mây thì không phải ngày nào mây cũng xuống thấp với trời xanh và mặt trời chói nắng nên tôi cứ phải vận may trong cuộc ‘săn mây’ này thôi. Y tý luôn ở trong mây và sương mù bởivì nó quá cao, nhiều khi cao hơn cả mây. Đa số các thị trấn mát mẻ của Việt Nam đều nằm ở độ cao từ 1000-1400m. Nhưng Y tý thì ở độ cao tận 1750-1850m. Còn mây lại hay tụ ở độ cao 1500-1600m vào sáng sớm. Cũng có ngày mây xuống rất thấp, nhưng đó là những khoảnh khắc rất hiếm hoi. Vì thế mà Y tý là nơi rất thích hợp để ngắm mây hơn cả, thường là vào buổi sáng. Cảnh mây có 1 cái hay là nó vô định.Bạn không bao giờ có thể chụp 2 ảnh giống nhau ở khoảng thời gian khác nhau dăm phút. Thâm chí nếu bạn chậm chân có thể mất 1 cảnh đẹp, mà cũng có thể có thêm1 cảnh đẹp.


Còn lúa ở MCC thì khỏi phải khen. Tôi cũng như bao‘dân nghiền MCC’ khác, chưa thoát ra khỏi cơn nghiện ‘lúa trên trời’ ở MCC được.Năm nay đi rồi đến năm sau vẫn muốn quay lại. Tôi thậm chí còn quen một số dân bản và phải chuẩn bị một ít quà cho họ.






 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Rốtcuộc đi thế nào, ở đâu?

Những người bạn đi cùng tôi đều muốn có một chuyếnđi càng gần với thiên nhiên, dân bản càng tốt. Tất nhiên chúng là dân giỏi chịuđựng và ‘yêu lao động’. Chúng không thích tiện nghi hiện đại, mặc dù chúng toànsài đồ ‘hại điện’. Cái khó là đám bạn này không phải ‘hoang dã’ như dân bản, màsống trong villa, trong tiện nghi. Đặt một thứ ‘nhẵn nhụi’ như thế vào cát bụivà giữ cho nó ‘nhẵn nhụi’ là điều rất khó. Lúc đầu tôi cũng nghĩ đơn giản: sốnghoang dã ấy à?-vặt! Bố mày ở trong rừng mãi rồi. Nhưng thực tế chúng ta (tôi vàđa số các bạn đọc bài này) không dễ hòa đồng với thiên nhiên như ta nghĩ (dù tacó sống ngoài thiên nhiên). Chúng ta sẽ rất hợp với một bãi cỏ, rừng cây, sôngsuối, nắng ấm, mây bồng bềnh... Nhưng chúng ta sẽ rất khó chịu với cái nóngthiêu đốt, mưa tầm tã, giá lạnh buốt, muỗi vắt, bùn lầy, hôi hám…Vậy nên sốngngoài thiên nhiên để cảm nhận những giá trị đẹp đẽ của thiên nhiên là điều khóhơn ta nghĩ. Tôi thấy về mặt này chúng ta thua xa các bạn H’Mông.

Việc thiết kế một chuyến đi với y/c ‘thiên nhiên’như thế là một nhiệm vụ khá nặng nề và khó. Tôi đành cố gắng hết mức thôi. Trongchuyến đi vừa rồi, tôi nghĩ chúng tôi đã thành công ở chỗ là đã tiến sát đếnthiên nhiên hết mức, trong khoảng thời gian và không gian bị hạn chế, mà vẫn đảmbảo an toàn. Nếu muốn hòa với thiên nhiên nhiều hơn nữa (gần như dân bản), thìchúng tôi phải chuẩn bị chính bản thân, sức khỏe của mình và cần nhiều thờigian hơn, phương tiện cũng phải thay đổi.

Nhưng có điều chắc đúng là nếu bạn đi sâu vào thiênnhiên, bạn sẽ có những cảm nhận khác biệt và tuyệt vời mà người đứng ngoàikhông thể có.

 

Almighty

Xe tải
Biển số
OF-64556
Ngày cấp bằng
20/5/10
Số km
326
Động cơ
439,960 Mã lực
Mời bác Fansi một ly.
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ Almighty, cháu xin tiếp mạch câu chuyện:

Với đầu đề của bài toán là: Thời gian: 5 ngày 5 đêm;Phương tiện di chuyển: ô tô; Trang bị: đủ để ở ngoài trời, trong 2 ngày-1đêm(nơi mà oto có thể đỗ cách 100m), dự định của chúng tôi là: ở nhà nghỉ, nhàdân, homestay, rừng cây, bờ suối. Còn vệsinh, tắm rửa sẽ tùy theo nơi ở, hoặc ‘thiên nhiên’. Riêng ăn là đơn giản nhất:tự nấu ăn bất cứ nơi nào có phong cảnh đẹp, kết hợp với ăn cùng nhà dân để tăngsự giao lưu. Chỉ có 5 ngày nên chúng tôi cũng chẳng thể có tham vọng gì nhiều cả.

Thực tế thì chúng tôi đã thực hiện gần đúng theo dựđịnh này: 2 đêm ở nhà nghỉ, 1 đêm ngủ lều, 2 đêm ngủ nhà dân. 3 bữa ăn cùngdân, 2 bữa ăn quán, còn lại là tự nấu.



Nhữngcung đường đêm

Chương trình của tôi căn theo thời điểm lúa chín ởMCC, tức là vào cuối T9 đầu T10 dương. Chúng tôi xuất phát từ Hà Nội lúc 5.30’chiều, ngày 26/9, theo QL 32-QL32C-QL70, tôi dự kiến đến 11.00 là đến Phố Ràng ngủ lại. Cự ly quãng đường này (theo bản đồ ~250km), trừ đi 1g ăn tối thì tốc độ TB phải là 50km/h. Nhưng thực tế đã làm cho mình không thể thực hiện được k/h: vì chưa chạy cung này nên ở vài chỗ phải dò dẫm, hỏi đường; QL 32C quãng ven đê sông Thao dù đẹp nhưng bị các đống rơm phơi lấn ra nên không thể đi nhanh được. Sang đến QL70 thì đường cực kỳ quanh co, gấp ngoặt, khác hẳn với những gì mình tưởng tượng ban đầu (xem QL70 trên bản đồ cứ tưởng là đường thẳng).



Cũng mong đến P.Ràng theo dự kiến nên tôi duytrì một tốc độ khá cao trong đk tối và đường quanh co, 50-55km/g. Đến 10g tối, sương xuống nhiều làm kính bị mờ từ bên ngoài, nên ĐH phải bật lênxuống thường xuyên. Được cái đường khá vắng. Mới qua cầu Tân Phú, gần Yên Báithì sự cố xảy ra. Lúc đó tốc độ của tôi khoảng 55km/h, đường khá ngoằn ngèo. Thấyđường ngoặt gấp sang trái, tôi đạp phanh giảm tốc, đồng thời bẻ lái. Thấy chỗ đường ngoặtcòn khoảng 2-3m cỏ thì mới đến vách núi, tôi đành lượn một chân sang vệ cỏ để mởvòng. Xe đang rẽ đúng hướng thì bất thần mất lái, xoay vòng rồi bị hất lên,xoay ngược. Không thể hiểu điều gì xảy ra, chỉ nghe tiếng con bé Lê ngồi saukêu lên, còn xe tiếp tục drift và đổ nghiêng vào rãnh bên ta luy âm rồi tắt máydừng lại, hướng ngược lại 180 độ.



 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm nghĩ đầu tiên của tôi là, vậy là xong (hỏng hếtcả xe và chuyến đi). Xuống xe thì thấy 2 bánh bên lái sa xuống rãnh, xe đổ nghiêng, đầu chúi vào sát vách núi. Thằng Long Cò ngồi cạnh chắc được phen kinh hồn. Hắn xuống xe nhìn và không biết làm sao cho chiếc xe lên khỏi rãnh. Việc đầu tiên tôi quan tâm là có ai bị gì không: may quá không sao cả. Kế đến tôi kiểm tra xe và vị trí thì thấy nếuxe còn nổ máy, gầm nguyên thì không v/đ gì lớn. Do tôi bọc thêm 1 lớp thép 2lybên dưới nên mặc dù bị 1 vết lõm sâu ~3cm, bình xăng vẫn nguyên vẹn. Quả cầu sau dính đầy bùn đất, và chắc chắn nếu bình xăng bị lõm thì nó đã bị va mạnh xuốngbờ rãnh. Ơn giời tôi không thấy vết dầu loang (do bị nứt) nào cả.

Tối hôm ấy có 2 xe đi qua (hình như là Toy haySantaFe) cũng quay lại hỏi han xem có cần giúp gì không. Lúc ấy thì những cử chỉquan tâm ấy thật quí biết bao. Rất tiếc mình không ghi lại được biển số, nhưngrất cảm ơn các bác ấy. Thấy rằng có thể tự lên, tôi vào xe bật máy, gài cầu chậm,vào số lùi. Tưởng là khó lên nào ngờ em Vit ngoan ngúng nguẩy bò lên đường trướcsự thán phục của cả nhóm và các bác Toy/Santa Fe.

Giờ thì Long cò đòi lái (!). Em Vit chạy bình thường nhưng bị cái gì đó kêu rên rỉ. Đến Tp Yên Bái đỗ lại mới thấy đất cát bị nhétchặt vào các khe dưới gầm. Qua Yên Bình vào đường 70 tưởng ngon. Nào ngờ đườngvô cùng quanh co ngoắt nghéo. Tôi bật đèn liếc lên. Tầm nhìn vào hướng rẽ được cải thiện rõ rệt. Chạy đến 11-12g đêm, sương xuống nhiều nên bọn tôi phải bật cả đèn sương mù. Giờ mới thấy 2 cái đèn liếc và đèn sương mù giúp cho tầm nhìn khá hơn hẳn. Tuy vậy chạy được một lúc thì hình như có đèn bị mờ đi. Tôi đoán máy phátvà acqui không đủ tải thêm 4 đèn =220W, + điều hòa. Khi tắt bớt đèn sương mù thì ánh sáng ổn định hẳn.

Có thể Long cò lái cẩn thận sau vụ drift nên mãi 1gsáng chúng tôi mới đến P.Ràng và ngủ lại k/s Quyền Anh. Sáng hôm sau vẫn theo đg 70 bọn tôi đến gần Lào cai thì bị chặn lại bởi 2 chiếc cẩu lớn đang cẩu 1 emcontainer lao xuống hồ ven đường.






 
Chỉnh sửa cuối:

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,675
Động cơ
528,800 Mã lực
Hết mất rượu để mời cụ Fansi rồi. Đọc thấy hồi hộp quá.
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngồi suy nghĩ về tai nạn một lúc, tôi mới hiểu tại sao bỗng nhiên xe bị drift quay ngược. Nguyên nhân là tôi đã để một bên chân xe (2 bánh bên phải) vào vệ cỏ ướt đẫm sương. Khi phanh lại (cũng chưa phảilà đạp chết đâu) thì chân trái ở trên nền đường nhựa chẳng khác gì kim của cái compa còn chân phải giống như cái bút chì quay. Cộng với chiều đánh lái sang trái nên xe quay ngược chiều kim đồng hồ. Như vậy vòng cua của tôi vừa đủ để xe qua cua, chạy tiếp. Nhưng vì tôi vẫn dấn phanh, 2 bánh bên trái bị bó, ghì xuống mặt đường, nên xe không có cách nào khác là quay ngược lại. Trước khi đi tôi đã lôi emVit vào gara kiểm tra bảo dưỡng phanh, nên tôi tin phanh xe tôi rất OK. Sau vụ tai nạn tôi cũng vài lần thử phanh để yên tâm mà đi đi tiếp. Đây đã là một bài học rất quí (và còn là may mắn) cho tôi.

Qua Lào cai tìm chỗ đổ xăng xong chúng tôi thẳngđường 155 chạy hướng Bát xát-Trịnh Tường- A-mú sung –Lũng Pô-Y Tý (~90km, xem bản đồ).







Đường lên Bát xát có chỗ đẹp chỗ xấu. Đến Trình Tường thì đường chạy dọc sông Hồng. Bên kia là đất bọn TQ, cũng có 1 con đường chạy dọc sông Hồng, dù đẹp nhưng thấy ghét.


















Một vài đoạn đương xấu gần Bát xát

Đến Trình Tường bọn tôira bờ sông Hồng sát biên giới căng bạt nấu ăn trưa trên 1 đoạn đường mới làm vừavắng vừa mát. Vừa ngồi ăn trưa vừa cảm nhận đến tận cùng biên cương tổ quốc.Chưa bao giờ khái niệm ‘lãnh thổ’ lại gần gũi và hiện rõ như khi đó.


 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đến giờ thì cả nhóm mới hết cảm giác bất ổn về vụ drift của mình tối hôm qua. Tôi phải nói rằng các bạn tôi, mỗi người có một suy nghĩ, nhận định riêng về sự cố drift, nhưng những gì họ nói ra cũng là để động viên và tìm cách đi tiếp. Với tôi thì đó là một sự giúp đỡ rất hiệu quả. Dù rằng bạn có cứng rắn, chai lì đến đâu, thì sự thông cảm và động viên của bạn bè trong hiểm nguy vẫn rất có ích.

Qua Trình tường, đi tiếp vài chục cây số thì bọn tôi rẽ phải, đâm ra ven sông để đi lên Lũng Pô (ra Lũng Pô bắt buộc phải đi sát ra đường biên giới). Đường đất ven sông hẹp và cả hai taluy âm-dương đều rất dốc, gồ ghề, rất dễ sụt lở.












Chạy khoảng 10km thì bọn tôi đến đồn BP Lũng Pô.




Sau khi thăm hỏi tặng quà và trình diện với đồn xong, bọn tôi đi xuống cột mốc ngã ba sông, cách đồn BP khoảng nửa cây (có thể đi xe).



 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bao giờ đến bên cột mốc quốc gia bọn tôi đều có một cảm xúcthiêng liêng. Cả nhóm chụp ảnh xong, tôi chọn một viên sỏi to mang về làm kỷ niệm.



Đồn BP cho biết đường phía trước đang làm không đi được.Bọn tôi dành quay lại đường cũ (~10km) rồi rẽ phải đi lên Y tý. Đường đi Y tý cũngkhá tốt, tuy nhiều nơi vẫn tiếp tục bị lở đất hoặc đá. Thông thường, đến thờigian này trong năm là hết mưa, hết sụt lở. Nhưng năm nay có lẽ phải đến giữaT10 mới khô ráo hẳn. Phong cảnh bản làng hai bên đường đẹp tuyệt. Chạy đến gầnYty, khoảng 15-16g, sương mù xuống khá dày.Có nơi đứng cách ~10m là rất khó nhìn thấy nhau. Nhưng khoảng không gian mây mù không lớn lắmnên chỉ đi một chốc là ra khỏi mù dày đặc.








Y tý là một xã với trung tâm lớn hơn, độ cao hơn các xãkhác, khoảng 1800m. Độ cao ở đây quan trọng bởi vì để cao hơn mây, có thể nhìnxuống để ngắm mây. Hôm tôi đến Y tý trời xấu, mưa rả rích cả đêm nên sáng ra hầunhư không có mây. Sau khi khảo sát kỹ những NN tại Y Tý (NN cô Mỷ, cô Si, HoàngThắng), bọn tôi chọn ngủ lại NN Minh Thương và đặt em Đông (chủ NN, DĐ: 0948840483)nấu ăn luôn. Nhà nghỉ này mới khai trương đầu T9/2012, khá sạch sẽ và tiệnnghi.
 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rệpgiường
Có 1 điều tôi phải nhắccác bạn là phải rất cẩn thận để không bị rệp hoặc bọ cắn khi ngủ lại ở Y Tý.Tôi đã bị rệp cắn. Sau đó tôi đã xác định đó là vết cắn của rệp giường (bedbugs). Tôi không có chứng cứ nào để nói do rệp NN MT cắn cả. Đông cũng nói với tôi là “ nếu anh ở NN khác thì rất có thể bị bọ chó cắn”. Tôi tin lời cô ấy và không đề phòng gì cả. Nếu tôi chui vào túi ngủ để ngủ (mang theo) thì đã không bị sao cả.


Phòng và giường trông rất sạch sẽ

Tôi cho rằng việc NN có rệp hoặc bọ chét cũng là RẤT BÌNH THƯỜNG và chúng ta không nên đổ lỗi nặng nề cho chủ NN. Tất nhiên nếu chắc chắn nhìn thấy rệp, ta nên nói với chủ NN để họ diệt rệp, thế thôi. Nói cho cùng, bạn không có lựa chọn nào khác. NN khác rất có thể cũng thế, hoặc tệ hơn. Còn ngủ lều ngoài trời mưa lạnh thì thay vì bị rệp cắn, bạn có thể phải trả giá khác (!). Ngoài tôi ra thì 2 người bạn tôi cũng bị rệp cắn. Nói túm lại là ta nên cẩn thận để tránh rệp đốt. Còn có bị dăm vết rệp đốt thì cũng không phải là chuyện to tát lắm. Chỉ cần mang theo một loại thuốc bôi chống ngứa có chứa Hydrocortisone là ổn (ví dụ Cortizone).Đã sống hoang dã thì đành phải chấp nhận chung sống với côn trùng thôi! Quan trọng là các bạn đừng có rước vị khách khó chịu đó về nhà là được. Rệp còn tấn công nhiều căn hộ, gia đình, khách sạn ở Mỹ. Và các chuyên gia về rệp giường (bedbugs) Mỹ nói sạch sẽ chưa phải là đ/k đủ để không bị rệp tấn công.



Tôi bị 5-7 vết đốt như thê này, 2 tuần sau khi bị mới khỏi.
 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Định chạy tiếp qua Mường Hum đi Sapa, nhưng đường lầy lội,sạt lở, đang làm… nên chạy qua rừng nguyên sinh Nhìu Cồ San thì chúng tôi quay lại đường cũ, qua Tp Lào Cai để lên Sapa. Đường 4D Lào cai-Sapa tốt thế mà cũng sạt lở mấy chỗ. Thậm chí sạt lở nhỏ vẫn xảy ra khi bọn tôi chạy qua. Tôi nghĩ là xác suất đất đá lở đúng vào mình quá nhỏ để mà phải quan tâm. Chắc cũng chỉ bằng xác xuất bạn đi trên vỉa hè bị ôtođ âm. Vậy nên ta cứ đi thôi.






Đây là đoạn sạt lở chính



Còn đây là sạt lở bất thường
 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Quađêm trên đỉnh Ô qui Hồ

Ô quí Hồ là 1 trong tứ đại đèo ở VN vì có độ cao khá lớn(~1800m) lại rất dài. Xác định đây là một điểm ‘săn mây’, bọn tôi quyết định ngủ lại ngay trên đỉnh đèo, nơi còn có tên là 'Cổng trời Trạm Tôn'. Cổng trời TrạmTôn đúng là đỉnh theo nghĩa đen, nên hai bên, xung quanh là khoảng không để gió mặc sức thổi. Đường đèo đâm thẳng, xẻ đỉnh núi ra làm hai, nên còn gọi là 'núi xẻ'. Vì du khách hay dừng lại ở đây để ngắm cảnh nên có một số hàng quán bán đồ ăn nhẹ và quà lưu niệm. Nhưng đến 6g tối thì không còn gì nữa, ngoài các xe tải rất hay dừng lại kiểm tra trước khi đổ đèo.





Nhìn vị trí này, tôi xác định sẽ là lạnh-gió-và mưa đây. Đối diện khoảng đất trống Cổng trời, nơi Long Cò khen là một chỗ dựng lều tốt,tôi thấy một khu nhà kiên cố hoang vắng, mang cái tên rất lạ là PUSAMCAP. Tôi lần mò vào trinh sát và xác định là nên qua đêm ở hiên nhà này. May mà gặp 1 người trông nhà và anh ta sẵn lòng cho chúng tôi tá túc qua đêm. Long cò thấy tôi đ/n dựng lều nơi đây thì hắn ‘dỗi’, đòi phải ‘hoang dã’ cơ. Tôi chần chừ nhưng cuối cùng là quyết định dựng lều dưới mái che của tòa nhà. Tôi và Long cò luôn biết đằng sau tôi luôn có 2 lá phiếu của 2 cô gái. Nhất là để cho những quyết định ‘an toàn’ kiểu này, nên tôi quyết thì hắn phải theo. Sau 1 đêm thì không ai phàn nàn gì về quyết định hợp lý của tôi cả: đêm đó vừa gió lạnh lại mưa. Nếu không dựa vào cái nhà thì chúng tôi sẽ lạnh hơn nhiều. Chỉ có tôi là thấy quyết địnhcủa mình có 2 sai lầm: không vào hẳn trong nhà ngủ và không tính đến tiếng ồn do xe tải dừng lại trên đỉnh đèo gây ra.





Sáng hôm sau, trời vẫn mù mịt và mưa lất phất. Chẳng hy vọng có ‘con mây’ nào để săn, chúng tôi nhổ trại xuống đèo chạy về hướng Lai Châu. Vì trời mù nên cảnh cũng chẳng có gì để nói. Thế mới biết thời tiết ảnh hưởng từ 50 đến 60% sự thành công của chuyến đi. Đường Lai châu-Than Uyên-MCC cũng tàm tạm không phải là đẹp, và những đoạn xấu cũng không nhiều.





Về đến thị trấn MCC, bọn tôi rẽ vào Mộ Dệ thăm thác. Đường đất đi Mộ dệ cực kỳ lồi lõm và dốc. Sợ tốn nhiều thời gian ở Mộ dệ nên tôi quyết định quay ra cho an toàn.






Trời đã quá trưa, bọn tôi tìm 1 bãi cỏ ven đường nấu ăn.Đúng mùa lúa chín, dân phượt lượn lờ MCC cứ như chim sẻ sau gặt. Mới căng xong lều thì một bác phượt ghé vào lều bọn tôi. Tôi không nhận ra bác Feram trong bộ dạng và chiếc 2b phượt ấy. Bỏ em 4b ở nhà chạy 2b đi săn lúa ở MCC thì cũng là dân chịu chơi lắm rồi.
Tôi xin không kể về lúa trời MCC nữa vì mọi người đã biết cả rồi. Tôi chỉ mong sao có dịp leo những bậc thang lúa chin ấy lên giời cho đã cơn nghiền lúa.
 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
ZếXu Phình



Qua đèo Khau Phạ thì đường 32 chạy men theo bờ phải con sông Ngòi Thia. Bên kia sông sát đường có bản Púng Luông và Zế xu phình. Bên này là La Pán tẩn và Chế cu Nha.
ZXP là một điểm đến của nhóm mà tôi lại chưa có nhiều thông tin về bản này. Thông tin duy nhất lại là đáng ngại nhất: lên ZXP phải lội qua1 ngầm. Mùa này thì ít có khả năng còn lũ, nhưng vẫn đáng ngại. Để chắc chắncó thể đi qua, Long Cò đi bộ qua suối, dò độ nông sâu rồi tôi mới cho em Vit lội qua. Cho Vịt lội nước cũng thích. Nhưng vì không thích để nước thấm thảm trải sàn cho lắm nên tôi cố gắng băng qua suối cho nhanh để đỡ ngấm nước vào sàn.



Cầu tạm bắc qua Ngòi Thia lên ZXP:




Đường lên ZXP đi qua mấy đồi thông rất đẹp. Bản ZXP nằm đối diện La Pán Tẩn,nhưng rất ít du khách đến thăm, kể cả dân phượt. Từ QL32, qua ngầm rồi lên ZXP cũng không xa,chỉ khoảng 3-4km. Đi qua trung tâm xã khoảng 2-4km thì có một đồi thông rất đẹp để chụp ảnh lúa. Khi tôi đi thì đường còn đang xây-sửa ngổn ngang lắm.



ZXP là bản dân H'Mông, hầu như không có quán ăn hay nhà nghỉ. Có hai nhà người Kinh duy nhất bán hàng tạp hóa. Nhưng bạn có thể xin ngủ nhờ một vài nhà dân nếu có ít người và mang đủ đồ ngủ theo.
 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngủnhà dân

Vào trung tâm xã bọn tôi tìm đến trường tiểu học. Hôm ấylà trung thu nên bọn tôi cũng chuẩn bị ít quà cho các cháu. Nhân thể cũng xin tá túc qua đêm ở sân trường. Có lẽ hình dáng của tôi và Long Cò không làm cho các cô giáo trẻ yên lòng, nên tôi cảm nhận rõ là họ đồng ý nhưng rất miễn cưỡng(!).




Tôi lân la vào nhà dân gần đó thì ngược với chờ đợi, chị Xuân chủ nhà nhiệt tình mời chúng tôi ở lại, và rất vui vẻ nhận nấu cơm tối cùng ăn. Một lát sau anh Hải chồng chị Xuân đi câu cá suối về cũng rất nhiệt tình chào đón chúng tôi. Nếu có bạn nào cần thì cứ liên hệ với vợ chồng anh Giàng A Hải, số 0945755116. Điều may mắn là cả hai vợ chồng anh Hải là người Mông, nhưng nói tiếng Kinh rất chuẩn. Việc người dân tộc đã ‘kinh hóa’ có 2 mặt:hay và không hay. Nhưng để hiểu hơn về người Mông, bạn không có cách nào khác là phải vượt qua rào cản ngôn ngữ, mà đa phần bọn ‘dân tooc kinh’ chẳng biết 1tiếng Mông bẻ đôi (!). Vì vậy tốt hơn cả là chúng ta nên tìm chỗ ‘không có rào’mà lẻn vào, như chỗ vợ chồng anh Hải chị Xuân (tôi nghĩ mình đã rất may khi tìm được nhà anh chị).


AnhGiàng A Hải, cán bộ y tế xã Zế Xu Phình

Nhà anh Hải chị Xuân làm bằng gỗ, chia làm 3 phần: sinhhoạt chung, phòng ngủ, nhà bếp và WC. Nhà không rộng lắm nhưng có nhà VS trong nhà, khá sạch (chắc là nhất trong bản rồi). Anh chị cho chúng tôi sử dụng 1 cái giường đôi. Vì chỉ đủ cho 2 người trên giường nên tôi và Long cò đành xin phép dựng lều ngủ trên nền nhà.






Anh Hải có hướng dẫn cho chúng tôi phải ngủ chiều nào. Việc ngủ quay đầu về hướng nào là bắt buộc với người trong nhà và khách. Nhà anh khôngcó bàn thờ mà chỉ có nơi dùng để cúng và nơi đó không có cấm kỵ gì cả. Nhưng khách khi ngủ phải ngủ tách riêng vợ với chồng. Nói tóm lại là các bạn cần hỏi chủ nhà về qui định khi đi ngủ.

Tôi xin so sánh với nhà nghỉ Minh Thương/Y tý: ở đây trông ‘bẩn’ hơn nhiều, nhưng lại không ai bị rệp cắn. Cả hai cô gái đều chui vào túi ngủ và đắp chăn (của gia đình) để ngủ. Tôi thì thiên về nhận định rằng: chính sự đông khách ở các nhà nghỉ là nguyên nhân tạo ra rệp ở nhà nghỉ, mà rệp không có ở đa số nhà dân.

Trong tất cả nhà dân đều có 1 nơi để đốt lửa. Cái bếp lửa này cũng chỉ cần vài thanh củi,

nhưng nó tạo cho căn nhà sự ấm cúng và dễ chịu hơn hẳn.
 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nàothì chụp choẹt

Đến địa phận MCC thì QL32 chạy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc. Nếu đứng trên QL32 mà chụp ảnh thì nên chọn buổi sáng. Rất nhiều dân phượt chạy từ HN từ sớm, đến MCC vào khoảng 3-5g chiều rất khó chụp được ảnh đẹp vì ngược nắng. Tôi cũng không hiểu sao mà không khí ở MCC vào mùa lúa chín (T9-T10) ít có khi nào trong, mà luôn có lẫn sương làm tầm nhìn xa bị mờ khá nhiều. Chụp ảnh ruộng bậc thang thường phải chụp xa (để lấy toàn cảnh) mà không xử lý thì mờ mịt rất khó chịu. Một v/đ nữa là đường 32 chạy men theo sông Ngòi Thia, ở độ cao khoảng 1/5 kể từ sông lên đến đỉnh núi. Khi đứng trên đường chụp thì chúng ta phải nghếch lên, nên với những thửa ruộng nằm ngang hoặc cao hơn chúng ta chỉ chụp được một ‘đường lúa’ mà ít có khả năng chụp được mặt ruộng ở góc chụp dễ đẹp nhất.



Bức ảnh dưới đây tôi chụp từtrên đồì cao, (lúc 15g53, qua cầu treo TàChơ, đối diện đường lên Chế Cu Nha, cao hơn mặt đường khoảng 50m)


nhưng cũng chỉ cải thiện được phần nào với các thửa ruộng thấp hơn. Đa số những thửa ruộng vẫn còn cao hơn vị trí của tôi. Nếu có dịp nào đó tôi rất muốn cùng với các bác hay chụp ảnh leo lên đỉnh hoặc gần đỉnh núi để chụp xuống xem thế nào (?).
 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dây bảo hiểm

Thông thường chúng ta hay chạy theo quốc lộ, tỉnh lộ và đứng ngay bên đường để chụp ảnh. Như thế này:






Hai bên đường nhiều chỗ rất nhiều cây cối hoặc dốc đứng. Nếu có trèo lên cọc rào đứng lên cũng chỉ cải thiện phần nào tầm nhìn. Tôi tính leo xuống dốc, tìm chỗ thoáng để tác nghiệp. Nhưng đa phần đường núi taluy âm rất dốc, leo xuống rất nguy hiểm. Vì vậy tôi sử dụng dây bảo hiểm để leo xuống, tìm vị trí phù hợp.





Đây là lần đầu tôi sử dụng dây bảo hiểm giữ người để trèo xuống dốc núi chụp ảnh: rất hiệu quả. Đai đeo người thì tôi dùng đai bảo hiểm của thợ điện mua ở Yết kiêu, khá rẻ. Dây là loại dây nylon tròn có lõi, bện kiểu đan cỡ10mm (tiêu chuẩn leo núi) của Nga. Không thể bằng dây leo núi xịn, nhưng tôi thấy cũng chắc chắn lắm rồi. Vì chưa có bộ 'belay' (thiết bị thả dây chậm) nên tôi nhờ Long Cò làm belay cho tôi (mặc dù hắn kém xa 1 cái belay). Nếu chỉ có 1 mình, bạn có thể buộc 1 vòng dây vào gốc cây, hay thanh rào bên đường. Dùng 1 vòng thép D~8-10mm nối vòng dây đó với dây buộc người. 1 đầu dây bảo hiểm nối vào người bạn, đầu dây kia xâu qua vòng thép trên dốc, rồi chạy qua belay và được bạn giữ. Khi leo xuống đến đâu, bạn thả dây ra đến đó. Nếu không có thiết bị hãm (belay) thì bạn cần 1 người giữ và thả cho bạn. (tên bạn này nếu muốn, hắn chỉ cần thả dây ra là bạn bay xuống vực). Tôi cũng không tin gì thằng Long Cò lắm. Nhưng tôi hy vọng có nhiều người quanh đó nên hắn không dám buông tay (!)





Hơn nữa, tôi cũng chỉ có dự định dùng dây leo để bảo hiểm là chính chứ chưa có ý định leo dây, treo người ở vách đá thẳng đứng. Và nếu là vách đá sắc thì e là phải chọn loại dây và thiết bị belay an toàn hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyenanhson113

Xe tăng
Biển số
OF-28964
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
1,201
Động cơ
494,970 Mã lực
Nơi ở
Vùng ven Hà Nội
15/11 em lại lên đó. Có gì em ới bác Fansi nhé!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top