- Biển số
- OF-34293
- Ngày cấp bằng
- 29/4/09
- Số km
- 1,099
- Động cơ
- 486,352 Mã lực
Cảnh sát bắt buộc phải chào công dân khi kiểm tra giao thông?
Nhằm đáp ứng thắc mắc của độc giả về vấn đề “dừng phương tiện giao thông thế nào là đúng luật”, báo điện tử Infonet đã trao đổi và nhận được công văn trả lời của Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ Đường sắt về vấn đề này.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên- Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ- Đường sắt
Thưa ông, trong các quy định của ngành, những thao tác nào là bắt buộc trong quy trình dừng xe của CSGT?
- Về dừng xe: Khi cần dừng phương tiện đang tham gia giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm, CSGT phải thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện theo quy định tại Thông tư số 27/2009/TT-BCA ngày 06/5/2009 của bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát (TTKS) của Cảnh sát giao thông đường bộ;
- Về chào và xưng hô: Trước khi tiến hành kiểm soát đối với người vi phạm, CSGT phải thực hiện động tác chào theo điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa...); sau đó, nói lời: “Yêu cầu ông (bà, anh, chị...) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện”, trường hợp thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phải nói lời: “Xin lỗi ông (bà, anh, chị...) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ liên quan và kiểm soát phương tiện” được quy định tại Khoản 1 điều 10 Thông tư số 60/2009/TT-BCA ngày 29/10/2009 của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ.
Khi thực hiện hoạt động kiểm soát, việc chào theo điều lệnh với người vi phạm giao thông
Trong những trường hợp chốt chặn trên các tuyến đường, có quy định về sơ đồ chốt trạm kiểm soát các phương tiện hay không? Tại điểm chốt chặn có được phép dừng xe ngược chiều, đứng 2 bên đường hay không?
- Theo quy định của Chính phủ và Bộ Công an, trên một số tuyến quốc lộ có bố trí các Trạm. Hoạt động TTKS của CSGT thực hiện theo hai hình thức TTKS công khai và TTKS công khai kết hợp với hóa trang. Trong TTKS công khai có 3 phương thức: TTKS lưu động; kiểm soát tại trạm CSGT; kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông. Việc thực hiện kiểm soát tại trạm CSGT hoặc tại một điểm trên đường giao thông phải có kế hoạch được Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt. Do đó, tùy theo đặc điểm tình hình và tuyến đường, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, Công an các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và áp dụng hình thức, phương thức TTKS phù hợp và hiệu quả.
- Thông tư số 27/2009/TT-BCA quy định cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ TTKS được dừng phương tiện để kiểm soát như sau:
* Các trường hợp dừng phương tiện
+ Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông;
+ Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGTĐB-ĐS hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
+ Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
+ Có lệnh bằng văn bản của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
+ Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
* Việc dừng phương tiện phải bảo đảm yêu cầu:
+ An toàn, đúng quy định của pháp luật;
+ Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
+ Khi dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Vậy xin ông cho biết trong trường hợp người vi phạm không vi phạm, CSGT có được dừng xe kiểm tra không? Trường hợp dừng xe kiểm tra hành chính khác gì so với dừng xe khi người tham gia giao thông vi phạm?
Việc kiểm tra hành chính là một hoạt động bình thường của lực lượng Công an đang thi hành công vụ, ở các quốc gia khác cũng vậy. Hoạt động này nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm và tội phạm như: dừng phương tiện để kiểm tra hàng hóa vận chuyển trốn lậu thuế, kiểm tra hành lý ở nhà ga, sân bay, bên cảng...
Tại chỉ thị số 21/1998/CT-TTg quy định CSGT “phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật việc dừng phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy nội địa để kiểm tra, kiểm soát. Không tùy tiện dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm tra, kiểm soát hành chính giấy tờ và hàng hóa khi chưa có hành vi vi phạm pháp luật”.
Các trường hợp CBCS được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như đã nói ở trên.
Theo ông, trong quy định của pháp luật, lực lượng nào được phép dừng xe?
Theo quy định tại Chỉ thị 21/1998/ CT-TTg ngày 24/04/1998 của Thủ tướng chính phủ về chấm dứt việc tùy tiện dừng phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát thì trong lực lượng CAND chỉ có lực lượng CSGT được dừng phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát.
Trong trường hợp sinh viên thực tập phối hợp với CSGT làm nhiệm vụ TTKS, nhất thiết phải do CSGT làm tổ trưởng và thực hiện việc dừng phương tiện theo đúng quy trình TTKS và quy định của pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Trích:
Nhằm đáp ứng thắc mắc của độc giả về vấn đề “dừng phương tiện giao thông thế nào là đúng luật”, báo điện tử Infonet đã trao đổi và nhận được công văn trả lời của Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ Đường sắt về vấn đề này.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên- Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ- Đường sắt
Thưa ông, trong các quy định của ngành, những thao tác nào là bắt buộc trong quy trình dừng xe của CSGT?
- Về dừng xe: Khi cần dừng phương tiện đang tham gia giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm, CSGT phải thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện theo quy định tại Thông tư số 27/2009/TT-BCA ngày 06/5/2009 của bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát (TTKS) của Cảnh sát giao thông đường bộ;
- Về chào và xưng hô: Trước khi tiến hành kiểm soát đối với người vi phạm, CSGT phải thực hiện động tác chào theo điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa...); sau đó, nói lời: “Yêu cầu ông (bà, anh, chị...) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện”, trường hợp thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phải nói lời: “Xin lỗi ông (bà, anh, chị...) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ liên quan và kiểm soát phương tiện” được quy định tại Khoản 1 điều 10 Thông tư số 60/2009/TT-BCA ngày 29/10/2009 của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ.
Khi thực hiện hoạt động kiểm soát, việc chào theo điều lệnh với người vi phạm giao thông
Trong những trường hợp chốt chặn trên các tuyến đường, có quy định về sơ đồ chốt trạm kiểm soát các phương tiện hay không? Tại điểm chốt chặn có được phép dừng xe ngược chiều, đứng 2 bên đường hay không?
- Theo quy định của Chính phủ và Bộ Công an, trên một số tuyến quốc lộ có bố trí các Trạm. Hoạt động TTKS của CSGT thực hiện theo hai hình thức TTKS công khai và TTKS công khai kết hợp với hóa trang. Trong TTKS công khai có 3 phương thức: TTKS lưu động; kiểm soát tại trạm CSGT; kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông. Việc thực hiện kiểm soát tại trạm CSGT hoặc tại một điểm trên đường giao thông phải có kế hoạch được Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt. Do đó, tùy theo đặc điểm tình hình và tuyến đường, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, Công an các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và áp dụng hình thức, phương thức TTKS phù hợp và hiệu quả.
- Thông tư số 27/2009/TT-BCA quy định cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ TTKS được dừng phương tiện để kiểm soát như sau:
* Các trường hợp dừng phương tiện
+ Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông;
+ Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGTĐB-ĐS hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
+ Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
+ Có lệnh bằng văn bản của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
+ Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
* Việc dừng phương tiện phải bảo đảm yêu cầu:
+ An toàn, đúng quy định của pháp luật;
+ Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
+ Khi dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Vậy xin ông cho biết trong trường hợp người vi phạm không vi phạm, CSGT có được dừng xe kiểm tra không? Trường hợp dừng xe kiểm tra hành chính khác gì so với dừng xe khi người tham gia giao thông vi phạm?
Việc kiểm tra hành chính là một hoạt động bình thường của lực lượng Công an đang thi hành công vụ, ở các quốc gia khác cũng vậy. Hoạt động này nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm và tội phạm như: dừng phương tiện để kiểm tra hàng hóa vận chuyển trốn lậu thuế, kiểm tra hành lý ở nhà ga, sân bay, bên cảng...
Tại chỉ thị số 21/1998/CT-TTg quy định CSGT “phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật việc dừng phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy nội địa để kiểm tra, kiểm soát. Không tùy tiện dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm tra, kiểm soát hành chính giấy tờ và hàng hóa khi chưa có hành vi vi phạm pháp luật”.
Các trường hợp CBCS được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như đã nói ở trên.
Theo ông, trong quy định của pháp luật, lực lượng nào được phép dừng xe?
Theo quy định tại Chỉ thị 21/1998/ CT-TTg ngày 24/04/1998 của Thủ tướng chính phủ về chấm dứt việc tùy tiện dừng phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát thì trong lực lượng CAND chỉ có lực lượng CSGT được dừng phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát.
Trong trường hợp sinh viên thực tập phối hợp với CSGT làm nhiệm vụ TTKS, nhất thiết phải do CSGT làm tổ trưởng và thực hiện việc dừng phương tiện theo đúng quy trình TTKS và quy định của pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Trích:
các bác tham khảo nhé...27/09/2012- Infonet
Chỉnh sửa cuối: