Bức ảnh trên là ảnh chụp
mặt trời giả (các nhà khí tượng học gọi chúng là parhelia). Là một hiện tượng khí quyển khá phổ biến do sự khúc xạ ánh sáng mặt trời bởi các tinh thể băng trong bầu khí quyển Trái đất. Mặt trời giả thường được quan sát ở hai phía của Mặt trời ở khoảng cách ngang khoảng 22 độ và ở cùng độ cao so với đường chân trời với Mặt trời.
Không phải là hiện tượng Mặt Trời giả, mà chỉ là chụp qua 1 lớp kính bị khúc xạ 2 lần tạo ảnh ảo.
Lý giải
Hiện tượng 2-3 Mặt Trời được ghi nhận từ trước đến nay không phải là quá hiếm, chúng ta có thể tìm thấy nhiều ảnh trên mạng.
Theo lý giải của các nhà khí tượng, hiện tượng 2-3 Mặt Trời thường thấy nhất gọi lại Sun Dog hay Parhelion khi Mặt trời ở góc thấp so với chân trời sẽ đôi khi xuất hiện 2 vùng sáng ở các bên như 2 mặt trời ảo. Đó là hiện tượng khúc xạ qua tinh thể băng. Nhưng vị trí của các Sun dog chỉ có thể nằm ở trên vòng tròn có góc 22 độ quanh Mặt Trời. Vì thế không thể dùng Parhelion để lý giải cho hiện tượng đang được chia sẻ vì trong clip này 2 MT ở rất gần nhau
Một số hiện tượng 2 Mặt Trời khác có thể do sự khúc xạ, nhiễu xạ, phản xa đặc biệt của các yếu tố trong bầu khí quyển lúc đó, khó giải thích nếu không chứng kiến tận mắt.
Tuy nhiên theo thông tin trên trang Quora [link dưới], thì phần lớn ảnh chụp 2 Mặt Trời lại là kết quả của nguyên nhân phản xạ ánh sáng qua lớp thủy tinh (vách, cửa bằng kính), filter máy ảnh hoặc phản xạ trong ống kính máy ảnh, điện thoại (flare)
Chúng ta hãy cùng xem xét cặn kẽ clip đang được lan truyền với thông tin là quay ở Hà Nội.
Nhìn kĩ ta không chỉ thấy có Mặt Trời thứ 2 mà còn có vài bóng Mặt trời mờ khác nữa, có thể kết luận có yếu tố phản xạ trong ảnh.
Thế nhưng phản xạ do đâu? phản xạ trên bầu trời ở những lớp mây do một số “chuyên gia” lý giải hay phản xạ qua lớp kính.
Hãy nhìn bóng nước của Mặt Trời phụ. Nó cho ta kết quả cuối cùng về nguyên nhân.
Nếu Mặt Trời phụ thật sự xuất hiện trên bầu trời thì cái bóng của nó sẽ phải ở vị trí gần với bờ hơn cái bóng của Mặt Trời thật. Đằng này nó lại ở Vị trí xa hơn.
Sự bất hợp lý này cho ta một sự hợp lý khác: cái bóng của Măt trời phụ này là ảnh phản xạ của bóng Mặt Trời chính. Cũng như Mặt Trời phụ cũng là ảnh phản xạ của Mặt Trời chính. Nhưng là phản xạ qua một lớp kính.
Chỉ có người ngồi phía sau lớp kính này, hoặc máy ảnh ở 1 góc thích hợp mới thấy được hiện tượng trên, và chỉnh nhìn thấy các ảnh ảo được phản xạ của Mặt Trời và cái bóng của nó bởi lớp kính. Còn thực tế trên trời cao, chỉ có 1 Mặt trời duy nhất.
Chúng ta hãy thử tư duy đơn giản hơn thế này, người quan sát được 100% sẽ cho rằng đây là 1 hiện tượng lạ và tâm lý sẽ thông báo cho bạn bè người thân của mình cùng quan sát.
Nhưng vì sao không có bất kì ảnh chụp, clip nào khác do người khác chia sẻ, ở 1 góc khác. Chẳng qua là chỉ có ở góc nhìn đó mới có thể thấy được ảnh phản chiếu của Mặt Trời mà thôi.
Nguyễn Anh Tuấn - CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP.HCM
This is a video getting shared on facebook right now, e.g. here. Summary: It’s an offset reflection of both the sun and the reflection of the sun in the water. > This is an offset double reflection Perhaps in a window This is how it happens, a double reflection in a window or lens filter or tr...
debunkingdoomsday.quora.com