[Funland] Xin ý kiến các cụ mợ: Việt Nam có nên đổi múi giờ thành GMT+8?

lyna81

Xe điện
Biển số
OF-118809
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
2,249
Động cơ
399,293 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
www.pantino.vn
Sáng 7h mới ngủ dậy đang thấy rét bỏ xừ đi được. Đúng là đang yên đang lành cứ thích cắm mảnh sành vào mít
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,637
Động cơ
364,471 Mã lực
Thời Pháp giờ nước mình là GMT+8, sau năm 1954, giờ miền Nam là GMT+8, còn giờ miền Bắc là GMT+7. (Em nghe nói một trong những nguyên nhân thất bại của tổng tấn công Mậu thân 68 là do nhầm lẫn không biết giờ khai hỏa là giờ miền Bắc hay giờ miền Nam.) Sau năm 1975, giờ cả nước là GMT+7.
 

khongbienso

Xe hơi
Biển số
OF-301064
Ngày cấp bằng
9/12/13
Số km
127
Động cơ
307,940 Mã lực
Đổi làm gì, đổi thì đổi cái gì cho dân đỡ khổ ý
 

anhson

Xe tải
Biển số
OF-65113
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
317
Động cơ
409,404 Mã lực
em thấy múi g hiện nay là ok rùi ..mấy bố cư thích thê hiện
 

arsenal8660

Xe điện
Biển số
OF-89056
Ngày cấp bằng
19/3/11
Số km
2,306
Động cơ
420,132 Mã lực
thế nào thì được gọi là chuyên gia ạ :D, dạo này nhiều phát kiến, kiến nghị quá :D.
 

NNS

Xe trâu
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
33,023
Động cơ
520,367 Mã lực
đổi cái éo gề thì bất quá chỉ là cái quy ước, nhé
mấy cụ hôm trước ào ào hóng vụ đổi Hpáp kia kìa=))
còn ơn nọ ơn chai đó thì có mà đổi cái ccc
 

notepad

Xe hơi
Biển số
OF-23367
Ngày cấp bằng
2/11/08
Số km
198
Động cơ
492,290 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thì nghĩ đổi giờ có ý nghĩa nếu cả khối ASEAN cùng đổi. Lúc đó giao dịch nhiều cái cũng tiện.
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,814
Động cơ
534,475 Mã lực
Chỉnh làm quái giề. Cháu thấy mùa hè bên Tây bán nhà ăn trưa lúc 6h chiều. 10h đên mặt trời mới sắp lặn. Họ có đổi đâu.
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,890
Động cơ
359,986 Mã lực
Đây là ý kiến của các nhà khoa học mà cụ dám: "Xin ý kiến các cụ..." Cụ quả là người biết biến cái của người thành cái của ta, dân gian thường gọi là đạo tặc :))
Xin ý kiến các cụ mợ trên OF về đề xuất của các nhà khoa học không được hả cụ? Nếu nhà cháu không đưa đường link vào thì cụ chưởi là đạo tặc còn được, vì như thế là nhập nhèm sở hĩu "chí tuệ". Chưởi lung tung là mắc khẩu nghiệp đấy cụ ơi.
 

notepad

Xe hơi
Biển số
OF-23367
Ngày cấp bằng
2/11/08
Số km
198
Động cơ
492,290 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chỉnh làm quái giề. Cháu thấy mùa hè bên Tây bán nhà ăn trưa lúc 6h chiều. 10h đên mặt trời mới sắp lặn. Họ có đổi đâu.
Các nước Âu/Mỹ chỉnh giờ hàng năm mà cụ. Đến mùa hè họ chỉnh sớm lên 1h, mùa đồng lại về bình thường.
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,890
Động cơ
359,986 Mã lực
Đây ạ, ý kiến của ông Phường:

Việt Nam có nên đổi múi giờ thành GMT+8?

(VTC News) – Nhà khoa học lý giải việc Việt Nam chọn múi giờ GMT + 7 và phân tích phần lợi, hại khi đổi múi giờ “hòa nhập” với thế giới.

» HN, TP.HCM: Nghiên cứu tiếp việc đổi giờ học, giờ làm
Đang có ý kiến cho rằng Việt Nam cần đổi múi giờ từ GMT+7 lên thành GMT+8 để từ đó thu được nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế xã hội.

Chúng tôi phỏng vấn ông Nguyễn Đức Phường – Tổng thư ký Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam về vấn đề đang gây tranh cãi này.

- Thưa ông, nhiều cư dân mạng đang có cùng thắc mắc, vì sao Việt Nam không dùng múi giờ GMT + 8?

Ông Nguyễn Đức Phường – Tổng thư ký Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam (Ảnh: Internet) Trước hết chúng ta cần phải hiểu một múi giờ được quy ước sử dụng cùng một thời gian tiêu chuẩn và thường được gọi là giờ địa phương.

Nhưng không phải tất cả các vùng trong cùng một múi giờ thì đồng hồ chỉ thời gian như nhau mà nó còn phụ thuộc vào quy định phân chia thời gian của vùng đó.


Chúng ta quy ước sử dụng 24 đường kinh tuyến chia bề mặt Trái đất thành 24 phần bằng nhau và tạo thành 24 múi giờ.

Ở Trái đất, thời gian biến đổi từ Đông sang Tây và theo quy ước thì Việt Nam của chúng ta nằm ở múi giờ +7, theo giờ quốc tế UTC là giờ kinh tuyến số 0 đi qua Đài thiên văn Greenwich ở Anh.


Theo tôi, có 3 lý do chúng ta không dùng múi giờ thứ +8, tức là cộng nhanh thêm 60 phút:

Thứ nhất, về lý do lịch sử, kể từ khi chuyển về dùng múi giờ +7, người Việt chúng ta đã tạo ra một thói quen trong mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa.

Và thực tế, các lĩnh vực đời sống này đang phát triển rất tốt và thuận lợi, tạo ra một nề nếp tổ chức. Do vậy không có lý do gì cần phải thay đổi.


Thứ hai, về mặt địa lý, Việt Nam thuộc múi giờ +7 theo quy ước chuẩn quốc tế phân chia địa cầu thành 24 múi giờ.

Có lẽ chúng ta muốn để sự phân chia tự nhiên như vậy. Hơn nữa, là một quốc gia trải dài từ Bắc xuống Nam nên chúng ta nằm gọn trong múi giờ +7, chứ không như nhiều quốc gia có diện tích lãnh thổ trải rộng trên nhiều múi giờ như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Úc…


Đây cũng là một thuận lợi cho việc thống nhất thời gian trong cả nước mà sự chênh lệch về thời gian sinh học cũng như đón nhận bình minh, hoàng hôn không nhiều.

Thứ ba, chúng ta chưa có một nghiên cứu cụ thể để xem việc chuyển sang múi giờ +8 có tốt hơn +7 không. Tất cả chỉ là những suy luận, hoặc có chăng chỉ nhìn thấy mặt được mà chưa đặt trong bối cảnh tổng thể với những tác động không mong muốn.

- Có thông tin nói Việt Nam từng dùng GMT+8? So với GMT + 7, múi giờ nào có lợi cho chúng ta hơn?

Không thể khẳng định múi giờ nào có lợi cho chúng ta hơn bởi thời gian là công cụ do chúng ta quy ước.

Hơn nữa, vào khoảng thời gian những năm 50, đời sống của nhân dân ta còn nhiều cơ cực, lạc hậu nên có thể nói việc thay đổi múi giờ không tạo ra bất cứ tác động nào cả.


Tuy nhiên, sử dụng cùng một lúc hai múi giờ tại các vùng khác nhau sẽ tạo ra những phiền toái trong cuộc sống.

Thực tế điều này đã từng xảy ra vào những năm đất nước còn chia cắt hai miền Bắc – Nam.

Miền Bắc sử dụng múi giờ +7 trong khi miền Nam lại dùng múi giờ +8.


- Cũng có tin nói Việt Nam đã có thời gian dùng GMT+9 trong vòng nửa năm? Khi đó cuộc sống của người Việt, theo như hiểu biết của ông, ra sao?

Tôi cho rằng, cuộc sống của người dân Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đó không bị tác động gì. Chẳng qua, để thuận tiện cho việc cai trị, bóc lột và khai thác thuộc địa thì chính quyền Nhật thời đó quy định các nước Đông Dương sử dụng múi giờ +9.

- Có ý kiến cho rằng, về mặt địa lý và khoa học, Việt Nam dùng múi giờ GMT + 7 là hoàn toàn phù hợp, nhưng không có nghĩa là chuẩn. Ông có thấy vậy không?
Không phải tất cả các vùng trong cùng một múi giờ thì đồng hồ chỉ thời gian như nhau mà nó còn phụ thuộc vào quy định phân chia thời gian của vùng đó (Ảnh minh họa: Internet) Ta hiểu “chuẩn nhưng không phù hợp" ở đây theo nghĩa nào? Phải chăng là thuận tiện cho hoạt động giao thương?


Quen sử dụng với chuẩn thời gian vốn có sẽ thuận lợi cho các hoạt động trong cuộc sống hơn nếu xét một cách tổng thể.

Ngay cả trong hoạt động kinh tế, trong thời buổi hội nhập, mọi quốc gia, tập đoàn, công ty đều có chi nhánh hay đại diện ở khắp nơi trên thế giới, hoạt động 24/24h, mọi thông tin, giao dịch được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.

Như Ấn Độ, người ta được thuê outsource (làm thuê ngoài) cho các công ty Mỹ rất nhiều. Chẳng hạn khi người châu Á gọi đến trung tâm chăm sóc khách hàng của Mỹ vào ban ngày thì ở Mỹ đang là đêm.

Vậy là thông tin thay vì đến Mỹ thì sẽ được chuyển ngược lại về Ấn Độ để nhân viên ở đây làm việc với khách hàng. Như vậy, người Mỹ đang làm việc 24/24 giờ (round the clock), không có khái niệm ngày đêm nữa.

Chính vì vậy, vấn đề về đồng bộ thời gian theo kiểu chuyển đổi múi giờ không quá quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta có một chuẩn thời gian quốc tế đã được quy định.


Thực tế, những khu vực kinh tế - chính trị lớn như Liên minh châu Âu, ASEAN,… đều bao gồm nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trải dài trên nhiều múi giờ. Hầu như việc chênh lệch múi giờ không ảnh hưởng đến sự phát triển trên nhiều phương diện của các tổ chức này.

Hơn nữa, ngày nay các trung tâm kinh tế và thương mại lớn hầu như phân bố khắp các châu lục, thế giới trở nên phẳng hơn thì không có một hay một số những trung tâm này lại gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác chỉ vì chênh lệnh múi giờ.

- Nhưng múi giờ có thể hiện bản sắc quốc gia?

Vị trí địa lý của một quốc gia trên địa cầu liên quan chặt chẽ đến múi giờ đi qua quốc gia đó.

Điều này còn mang ý nghĩa thể hiện chủ quyền của quốc gia trên bản đồ thế giới.




Nếu như một quốc gia nào đó trải rộng trên nhiều múi giờ khác nhau thì họ có thể chọn một múi giờ chuẩn trong các múi giờ đó để qui định thời gian địa phương tại quốc gia đó, trong khi Việt Nam của chúng ta nằm trong múi giờ thứ +7 thì chẳng có lý do gì để chọn múi giờ +8.

Đó là chưa kể đến những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đời sống tâm linh nói chung của người dân vốn xưa nay như vậy. Việc thay đổi múi giờ chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến “đời sống tinh thần” của các dân tộc đa dạng trên đất nước ta.

Theo tôi, việc thay đổi múi giờ, nghe thì có vẻ đơn giản chỉ cần một vài thông báo, người dân chỉnh lại đồng hồ nhưng thực ra sẽ có những hệ lụy nhất định.

- Người ta cũng cho rằng chúng ta nên hòa nhập theo thế giới, tức là đổi múi giờ. Ông có đồng tình với đề xuất trên hay không? Vì sao, thưa ông?

Như tôi đã nói ở trên, chính việc hội nhập thế giới đã khiến thế giới trở nên phẳng hơn và điều này càng làm cho sự ảnh hưởng của việc chênh lệch múi giờ là không lớn.

Điều quan trọng là chúng ta đã có một chuẩn thời gian quốc tế. Và chắc chắn là tôi không đồng tình với đề xuất này.


Những quốc gia có lãnh thổ trải rộng trên nhiều múi giờ thì có có thể giảm bớt múi giờ để tiện cho việc điều hành đất nước.

Bên cạnh đó, do vị trí địa lý giữa các địa phương trên lãnh thổ của những quốc gia này cách xa nhau thì họ cũng có thể điều chỉnh thời gian ở từng địa phương cho phù hợp.

Đất nước của chúng ta nằm trên một múi giờ là một điều kiện thuận lợi về mặt thời gian nên không có lý do gì phải thêm bớt múi giờ.

Khi chúng ta quen sử dụng với chuẩn thời gian vốn có sẽ thuận lợi cho các hoạt động trong cuộc sống hơn? - Buổi tối dài hơn sẽ kích thích nhân dân vận động, vui chơi, mua sắm nhiều hơn. Vậy theo ông, việc buổi tối có hơn 1 giờ ánh sáng có khiến cho dân giàu hơn không?


Mới nghe qua thì mọi người có thể thấy có lý, nhưng thực ra thì không phải vậy. Thực ra thời gian làm việc thường quy định rất khác nhau tùy theo quốc gia, miễn sao nó tác động tích cực đến sự phát triển của đất nước trên bình diện tổng thể.

Có những quốc gia quy định thời gian làm việc bắt đầu từ 9 giờ sáng, có những quốc gia thì sớm thậm chí muộn hơn. Một ngày chỉ có 24 giờ và tùy thuộc vào thời điểm nào trong năm thì độ dài ngắn của ngày đêm sẽ thay đổi. Bạn không thể làm thay đổi bản chất tự nhiên đó và việc thay đổi múi giờ cũng vậy.

Vẫn là múi giờ +7, cơ quan bạn hoàn toàn có thể đưa ra quy định, vào mùa hè bắt đầu làm việc từ 7 giờ sáng thay vì 8 giờ, và buổi chiều kết thúc giờ làm lúc 16 giờ thay vì 17 giờ miễn sao bạn phải đảm bảo đủ 8 tiếng hiệu quả trong một ngày.

Như vậy, bạn không còn phải quá lo lắng khi đi làm giữa trời nắng nóng và khi về vẫn còn thời gian lang thang uống bia, đi chợ. Và mùa đông thì lại quy định thời gian biểu khác để vừa thuận tiện cho cuộc sống và công việc.

Thực tế có nhiều quốc gia áp dụng thời gian biểu linh hoạt vào các mùa khác nhau trong năm.


Một ngày chỉ có từng đó thời gian chúng ta không thể kéo dài hay rút ngắn đi. Khi chúng ta dùng quá nhiều thời gian cho hoạt động này sẽ bớt đi thời gian cho hoạt động khác và việc thay đổi sang múi giờ +8 không thể làm thay đổi điều đó.

Đấy là chưa kể sự thay đổi này sẽ rất phức tạp, gây ra nhiều phiền toái thậm chí lãng phí và phải xét trên tổng thể của cả một quốc gia.

Dù trước hay muộn thì ban ngày hay ban đêm chỉ dài từng đó. Nếu bạn bật điện muộn thì tắt cũng phải muộn. Thay đổi múi giờ có bớt cho bạn 1 tiếng đồng hồ đâu để có thể tiết kiệm.

- Xin cảm ơn ông!

http://vtc.vn/2-467165/xa-hoi/viet-nam-co-nen-doi-mui-gio-thanh-gmt8.htm
 

quyenh1000

Xe buýt
Biển số
OF-178129
Ngày cấp bằng
23/1/13
Số km
685
Động cơ
344,780 Mã lực
Em quan tâm cái múi kia có ngon k.chứ múi giờ em éo quan tâm.
 

tausuot

Xe buýt
Biển số
OF-21331
Ngày cấp bằng
19/9/08
Số km
798
Động cơ
483,188 Mã lực
Hiện tại đang có ý kiến của một số chuyên gia khuyên ta nên đổi múi giờ từ GMT+7 lên thành GMT+8. Ý cụ mợ ra sao ạ?

http://vtc.vn/2-467165/xa-hoi/viet-nam-co-nen-doi-mui-gio-thanh-gmt8.htm

(VTC News) – Nhà khoa học lý giải việc Việt Nam chọn múi giờ GMT + 7 và phân tích phần lợi, hại khi đổi múi giờ “hòa nhập” với thế giới.
Cái quan trọng là đổi múi giờ được lợi ích cụ thể gì thì chả thấy ai nói ^:)^
 

chube_way

Xe điện
Biển số
OF-57196
Ngày cấp bằng
19/2/10
Số km
2,204
Động cơ
464,980 Mã lực
Nơi ở
Ahhhh HEM
chắc tại ta những năm vừa qua toàn thất nên muốn đổi mũi giờ xem nó có phất không.....
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,449
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Trước đây chuyện nhập tách các tỉnh cứ nhộn hết lên . Sau một thời gian thì lại chia địa giới đúng như thời Pháp đã chia
Thời Pháp họ quy định giờ VN là GMT+8 thì cứ lấy múi giờ đúng như thế là hay nhất ợ
Nhất là giờ để giao dịch kinh tế với các nước Châu Á thì theo giờ GMT+8 phù hợp hơn
Bao giờ ở VN tất cả các cơ quan xí nghiệp làm việc 24/24 hết thì múi giờ nào cũng được
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,890
Động cơ
359,986 Mã lực
Trước đây chuyện nhập tách các tỉnh cứ nhộn hết lên . Sau một thời gian thì lại chia địa giới đúng như thời Pháp đã chia
Thời Pháp họ quy định giờ VN là GMT+8 thì cứ lấy múi giờ đúng như thế là hay nhất ợ
Nhất là giờ để giao dịch kinh tế với các nước Châu Á thì theo giờ GMT+8 phù hợp hơn
Bao giờ ở VN tất cả các cơ quan xí nghiệp làm việc 24/24 hết thì múi giờ nào cũng được
Thái Lan, Lào, Căm pu chia đều đang sử dụng múi giờ như của ta cụ ạ.
 

td2000

Xe tăng
Biển số
OF-188133
Ngày cấp bằng
3/4/13
Số km
1,766
Động cơ
333,841 Mã lực
Chán các cụ bảo chuyện đổi múi giờ là dỗi hơi. Có khá nhiều bài trên mạng nói về lợi ích khi đổi múi giờ rồi các cụ nhé.
Về múi giới +8, em thấy miền Nam đổi sang là phù hợp, miền Bắc chỉ phù hợp mùa hè, mùa đông vẫn để +7. Túm quần lại thì +7 mùa đông và +8 mùa hè.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top