- Biển số
- OF-801481
- Ngày cấp bằng
- 26/12/21
- Số km
- 113
- Động cơ
- 14,545 Mã lực
- Tuổi
- 40
Ngày trước mình có đọc một số bài viết về chủ đề này nhưng đọc miết vẫn chưa thật sự thấy bài nào trọn vẹn. Về cơ bản anh em đạp xe đều hiểu lờ mờ rằng xe bánh 20" leo đèo rất tốt, hay xe MTB là xe chuyên leo dốc. Vậy điều này có đúng không? Vì sao mình đang đi Đông Tây Bắc bằng xe Lữ Hành Touring bánh 700C và vì sao vận động viên đua xe vẫn leo ầm ầm?
Mình đã rất nhiều lần leo đèo dốc bằng các loại xe khác nhau, buộc đồ vị trí khác nhau, có lúc vác cả con xe thồ (Cargo Bike) bánh 26" dài 2.3m nặng 30kg leo Tam Đảo chỉ để cảm nhận xem xe đạp như nào thì leo đèo dốc tốt. Hôm nay, nhân cái việc mình vẫn đang leo các tỉnh Đông Tây Bắc bằng một chiếc xe lữ hành (touring) bánh 700*35C nặng 18kg chở 20kg hành lí, xin được đem hết sở trường sở đoản ra để viết về vấn đề này.
Đầu tiên, xin được nhấn mạnh, không có sự so sánh nào là tuyệt đối cả, ta chỉ giả dụ để bàn luận và phân tích như kiểu ngày đi học phải giả sử trông giống hệt nhau, giả sử không có ma sát có hại, hay bỏ qua lực cản không khí v.v nhé!
Mình xin bắt đầu.
1. Xe càng nhẹ leo càng lợi, càng tốt: Cái này thì quá chuẩn rồi, xe giống hệt nhau thì thằng nào nhẹ thằng đó có lợi. Độ bền xe và độ chắc chắn đang giả dụ bằng nhau nha. Nếu đưa độ bền vào thì thằng nào bền sẽ có lợi cho chân tay miệng hơn là nhẹ mà ọp ẹp
. Đây cũng là lí do nếu ít tiền thì bền chắc mà sài chứ đừng dùng khung cacbon nhái (quan điểm cá nhân thôi).
2. Bánh xe đường kính càng nhỏ leo càng nhẹ: Cái này có cơ sở về mặt vật lí. Với cùng 1 điều kiện tỉ số truyền, cùng một group thì đường kính nhỏ nan hoa ngắn, nghĩa là cánh tay đòn ngắn, sẽ lợi về lực đạp. Nói một cách khác, nếu cùng răng đĩa, răng líp thì ông bánh 29" phải dùng lực nặng nhất, ông bánh 26" nhẹ hơn ông 27.5 và ông bánh 20" nhởn nha thồ thêm cả đồ lên dốc vẫn nhẹ hều. Đây là lí do mấy xe MTB bánh 29" càng ngày càng phải dùng quả líp to đùng lên đến 50T thậm trí 54T và ông bánh 20" phải dùng đĩa có khi đến tận 60T.
Tất nhiên, lợi về lực sẽ thiệt về đường đi, do vậy nếu xét về mặt tốt nhất, bánh bé leo đường trường chưa chắc đã là tốt nhất. Vì sao ư, vì chúng ta đang bỏ qua lực ma sát tại các ổ trục, thực ra thằng nào quay ít nhất sẽ lợi nhất do giảm tiêu hao lực. Nghĩa là trục giữa đùi đĩa quay càng ít càng lợi, trục bánh xe quay càng ít càng lợi, và trục nào cũng vậy kể cả xích vì chúng đều có ma sát. Thế nên, cho dù xe trơn đến mức nào thì quay dẻo sẽ mất nhiều năng lượng hơn. Đó cũng là lí do xe đua thì bánh to đĩa to
và tôi hay đi đường trường và leo đèo dài bằng tỉ số truyền vừa phải, vòng tua chân vừa phải và bánh xe đường kính to 700C (29") ...
3. Lốp xe ma sát tốt sẽ leo tốt: Trái lại với xe chạy đường bằng, khi leo dốc, lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường là lực có lợi, nó không triệt tiêu lực quán tính vì dừng đạp là dừng rồi còn đâu mà quán tính
. Khi lực ma sát lốp với mặt đường vừa đủ sẽ tốt với xe chạy đường bằng, lốp xe đua (xe road) hay lốp trọc là vua đường bằng và tốc độ nhưng khi leo đèo dốc không có lợi bằng lốp gai. Do vậy, nếu cùng trọng lượng và thiết diện thì lốp gai, có ma sát sẽ leo tốt hơn. Nhưng trên thực tế thì chúng không thể như nhau nên lốp MTB vẫn bị thiệt thòi
4. Khung xe thiết kế để leo sẽ leo tốt: Cái này nghe tưởng đơn giản nhưng nó không hề đơn giản. Đắt hay rẻ của xe đạp nằm ở đây. Trên khung xe đạp có khoảng 20 thông số khác nhau về góc và số đo, các số đo này có quan hệ mật thiết với nhau kiểu bảo toàn góc trong hình học. Do vậy, các kỹ sư tùy theo mục đích sử dụng của chiếc xe sẽ điều chỉnh các thông số này sao cho phù hợp, và nó cũng giải phương trình lực như thời ta đi học luôn (vẫn phải giả sử là công nghệ ống khung, hàn khung, vật liệu khung tương đối chính xác).
Nôm na lợi về tốc thì không lợi về thồ, lợi về leo thì thiệt về đổ v.v. Đây gần như là mấu chốt của vấn đề, nó giải thích lí do vì sao xe Lữ hành touring của mình có thể đèo được vợ mình lên Mộc Châu hay lên đỉnh núi Gióng và xe MTB cho dù có lắp thêm baga cũng không bao giờ làm được điều đó vì bị ì. Mình có chiếc Cargo Bike của Mỹ, thiết kế chở được 200kg ở ba ga sau, và mình đã cho 1 cô gái chở 3 người đàn ông mà vẫn đạp phăng phăng, nhẹ như chở chục kg. Đó là cái hay của tỉ lệ các kích thước trên khung xe. Nó thồ tốt thì đương nhiên không thể đi nhanh và cũng không thể leo tốt. Vấn đề này mình sẽ đề cập riêng trong bài viết khác.
Chung quy lại, xe nào leo dốc leo đèo tốt nhất? Nó chính là tổng hợp của 4 yếu tố trên. Tùy vào mục đích sử dụng và cách thức leo mà ta lựa chọn. Theo cá nhân mình nếu đua nhau leo thì xe road vẫn là leo nhanh nhất và lợi nhất. Nhưng leo lên rồi lại phải đổ xuống, nếu đi đường hỗn hợp thực chiến, leo đèo dài 20-30km thì MTB lại phát huy lợi thế về cả tốc độ lẫn sự an toàn khi đổ. Còn nếu phải thồ đồ sinh hoạt, đi leo đèo ngày này qua ngày khác thì chắc chắn không xe nào ăn được xe lữ hành touring bánh lớn vì xe được thiết kế thồ hàng và ngồi lái cả chục tiếng/ngày mà không mỏi.
Cần nói thêm, Trên thực tế khi leo đèo dốc xe Touring luôn về bét kể cả không chở đồ. Xe bánh bé 20" không được lợi khi gặp mặt đường xấu những cũng là chiếc xe thồ đáng gờm thậm trí xếp trên cả touring bánh 700C do nó có trọng tâm thấp nên leo đèo cũng như đổ đèo cực an toàn.
Hiện tại em đang tiêp tục hành trình chinh phục Tứ Đại Đỉnh Đèo + Đông Tây Bắc.
Các cụ có thể kết nối với em qua FB hoặc Zalo của em để trao đổi cũng như chia sẻ thêm về kinh nghiệm xe đạp
FB: https://www.facebook.com/hoangtkv
Zalo: 0975678775
Mình đã rất nhiều lần leo đèo dốc bằng các loại xe khác nhau, buộc đồ vị trí khác nhau, có lúc vác cả con xe thồ (Cargo Bike) bánh 26" dài 2.3m nặng 30kg leo Tam Đảo chỉ để cảm nhận xem xe đạp như nào thì leo đèo dốc tốt. Hôm nay, nhân cái việc mình vẫn đang leo các tỉnh Đông Tây Bắc bằng một chiếc xe lữ hành (touring) bánh 700*35C nặng 18kg chở 20kg hành lí, xin được đem hết sở trường sở đoản ra để viết về vấn đề này.
Đầu tiên, xin được nhấn mạnh, không có sự so sánh nào là tuyệt đối cả, ta chỉ giả dụ để bàn luận và phân tích như kiểu ngày đi học phải giả sử trông giống hệt nhau, giả sử không có ma sát có hại, hay bỏ qua lực cản không khí v.v nhé!
Mình xin bắt đầu.
1. Xe càng nhẹ leo càng lợi, càng tốt: Cái này thì quá chuẩn rồi, xe giống hệt nhau thì thằng nào nhẹ thằng đó có lợi. Độ bền xe và độ chắc chắn đang giả dụ bằng nhau nha. Nếu đưa độ bền vào thì thằng nào bền sẽ có lợi cho chân tay miệng hơn là nhẹ mà ọp ẹp
2. Bánh xe đường kính càng nhỏ leo càng nhẹ: Cái này có cơ sở về mặt vật lí. Với cùng 1 điều kiện tỉ số truyền, cùng một group thì đường kính nhỏ nan hoa ngắn, nghĩa là cánh tay đòn ngắn, sẽ lợi về lực đạp. Nói một cách khác, nếu cùng răng đĩa, răng líp thì ông bánh 29" phải dùng lực nặng nhất, ông bánh 26" nhẹ hơn ông 27.5 và ông bánh 20" nhởn nha thồ thêm cả đồ lên dốc vẫn nhẹ hều. Đây là lí do mấy xe MTB bánh 29" càng ngày càng phải dùng quả líp to đùng lên đến 50T thậm trí 54T và ông bánh 20" phải dùng đĩa có khi đến tận 60T.
Tất nhiên, lợi về lực sẽ thiệt về đường đi, do vậy nếu xét về mặt tốt nhất, bánh bé leo đường trường chưa chắc đã là tốt nhất. Vì sao ư, vì chúng ta đang bỏ qua lực ma sát tại các ổ trục, thực ra thằng nào quay ít nhất sẽ lợi nhất do giảm tiêu hao lực. Nghĩa là trục giữa đùi đĩa quay càng ít càng lợi, trục bánh xe quay càng ít càng lợi, và trục nào cũng vậy kể cả xích vì chúng đều có ma sát. Thế nên, cho dù xe trơn đến mức nào thì quay dẻo sẽ mất nhiều năng lượng hơn. Đó cũng là lí do xe đua thì bánh to đĩa to
3. Lốp xe ma sát tốt sẽ leo tốt: Trái lại với xe chạy đường bằng, khi leo dốc, lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường là lực có lợi, nó không triệt tiêu lực quán tính vì dừng đạp là dừng rồi còn đâu mà quán tính
4. Khung xe thiết kế để leo sẽ leo tốt: Cái này nghe tưởng đơn giản nhưng nó không hề đơn giản. Đắt hay rẻ của xe đạp nằm ở đây. Trên khung xe đạp có khoảng 20 thông số khác nhau về góc và số đo, các số đo này có quan hệ mật thiết với nhau kiểu bảo toàn góc trong hình học. Do vậy, các kỹ sư tùy theo mục đích sử dụng của chiếc xe sẽ điều chỉnh các thông số này sao cho phù hợp, và nó cũng giải phương trình lực như thời ta đi học luôn (vẫn phải giả sử là công nghệ ống khung, hàn khung, vật liệu khung tương đối chính xác).
Nôm na lợi về tốc thì không lợi về thồ, lợi về leo thì thiệt về đổ v.v. Đây gần như là mấu chốt của vấn đề, nó giải thích lí do vì sao xe Lữ hành touring của mình có thể đèo được vợ mình lên Mộc Châu hay lên đỉnh núi Gióng và xe MTB cho dù có lắp thêm baga cũng không bao giờ làm được điều đó vì bị ì. Mình có chiếc Cargo Bike của Mỹ, thiết kế chở được 200kg ở ba ga sau, và mình đã cho 1 cô gái chở 3 người đàn ông mà vẫn đạp phăng phăng, nhẹ như chở chục kg. Đó là cái hay của tỉ lệ các kích thước trên khung xe. Nó thồ tốt thì đương nhiên không thể đi nhanh và cũng không thể leo tốt. Vấn đề này mình sẽ đề cập riêng trong bài viết khác.
Chung quy lại, xe nào leo dốc leo đèo tốt nhất? Nó chính là tổng hợp của 4 yếu tố trên. Tùy vào mục đích sử dụng và cách thức leo mà ta lựa chọn. Theo cá nhân mình nếu đua nhau leo thì xe road vẫn là leo nhanh nhất và lợi nhất. Nhưng leo lên rồi lại phải đổ xuống, nếu đi đường hỗn hợp thực chiến, leo đèo dài 20-30km thì MTB lại phát huy lợi thế về cả tốc độ lẫn sự an toàn khi đổ. Còn nếu phải thồ đồ sinh hoạt, đi leo đèo ngày này qua ngày khác thì chắc chắn không xe nào ăn được xe lữ hành touring bánh lớn vì xe được thiết kế thồ hàng và ngồi lái cả chục tiếng/ngày mà không mỏi.
Cần nói thêm, Trên thực tế khi leo đèo dốc xe Touring luôn về bét kể cả không chở đồ. Xe bánh bé 20" không được lợi khi gặp mặt đường xấu những cũng là chiếc xe thồ đáng gờm thậm trí xếp trên cả touring bánh 700C do nó có trọng tâm thấp nên leo đèo cũng như đổ đèo cực an toàn.
Hiện tại em đang tiêp tục hành trình chinh phục Tứ Đại Đỉnh Đèo + Đông Tây Bắc.
Các cụ có thể kết nối với em qua FB hoặc Zalo của em để trao đổi cũng như chia sẻ thêm về kinh nghiệm xe đạp
FB: https://www.facebook.com/hoangtkv
Zalo: 0975678775