[ATGT] Xe mô tô vượt phải như nào là đúng?

Safe_Drive

Xe hơi
Biển số
OF-451644
Ngày cấp bằng
8/9/16
Số km
199
Động cơ
208,480 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kính thưa các cụ tài, cụ xế kinh nghiệm, các luật gia

Em mới thi bằng lái xe B2 cách đây hơn 01 tháng. Em đọc luật cũng nhiều, thi lý thuyết thì toàn 30/30 cả nhưng mà khi em đọc luật thì thấy nhiều chỗ nó mơ hồ quá.

Đối với ô tô thì vấn đề về vượt xe quá rõ rồi vì làn xe thường chỉ đủ cho 1 xe thôi, nhưng đối với xe mô tô (xe máy) thì muốn vượt xe ô tô hoặc vượt xe mô tô khác thì như thế nào?

Các cụ, các bác giải ngố giúp em với ạ. Em lấy ví dụ cụ thể dưới đây:

Với đường chỉ có 1 làn đường mỗi chiều: Theo luật quy định, xe tốc độ cao đi bên trái cùng, xe tốc độ thấp đi về bên phải. Em hiểu là ô tô đi trái cùng, rồi kế đến là xe mô tô và xe thô xơ sát lề phải cùng (Đối với đường nhiều làn cùng chiều và có 1 làn dành cho xe ô tô, xe máy đi chung thì cũng tương tự). Vậy thì các bác cho em hỏi:

1. Xe mô tô mà muốn vượt ô tô thì như thế nào? Cách nào sau đây là đúng?

- Xin vượt bên trái ô tô (trong tốc độ cho phép)
- Vượt bên phải ô tô (trong tốc độ cho phép)

Trong thực tế em hay vượt bên phải ô tô vì nghĩ rằng ô tô đi bên trái cùng là đường của họ còn mô tô phải đi bên phải và việc vượt phải ô tô là được phép, là đúng. Thế nhưng vượt phải thế này hay bị ô tô ép rất nguy hiểm nên đôi khi em vượt trái bằng cách còi và xi nhan xin vượt. Nhưng mà những lúc như thế các anh ô tô không nhường đâu và sai đâu thì mình chịu, đôi khi cũng bị ép còn nguy hiểm hơn. Em thấy vượt trái ô tô có lẽ là sai.

2. Xe mô tô muốn vượt mô tô thì thế nào?

Luật quy định không được vượt phải nhưng trong Nghị định 171 trước kia và bây giờ là NĐ 46/2016 nói là xe mô tô, xe máy không được dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên. Không được vượt phải.

Vậy nghĩa là được quyền đi dàn ngang 2 xe máy thôi.

- Trong trường hợp đang đi ngang 2 xe mà xe bên phải đi nhanh hơn hoặc xe trái tự đi chậm lại thì có 'bị coi là vượt phải' không?

- Trong 1 làn xe rộng như thế (có thể là vừa 1 ô tô và 2 xe máy) thì với tình trạng giao thông tại VN chả có đường nào giờ cao điểm bắt xe máy chỉ được đi 2 xe song song :)). Thế nên em cũng hay dàn hàng 4 hàng 5 cùng mọi người cho vui. Và trong những trường hợp như này, muốn vượt trái cho đúng là hơi 'bị khó' nên em cũng hay lách qua bên phải cho nó dễ vì nhiều bác, nhiều cô nhà ta đi như rùa bò nhưng cứ thích ngông ngênh leo sang bên trái. Em thì tuân thủ luật cũng thuộc loại ghê nhưng trong trường hợp này thì cũng đành phải 'tặc lưỡi' cho qua. Theo các bác thì nó có quá đáng không? Em chỉ ngại là gặp các chú xxx tuýt thì đành chịu, hoặc nhỡ gặp bác nào đó đánh võng sang phải va quẹt nhau lại đổ lỗi cho mình vượt phải thì hơi bị phiền toái (tất nhiên đánh võng là cũng sai :D).

Trên đây là 1 ví dụ thôi ạ. Mong các cụ, các bác giải ngố giúp.

Xin cảm ơn.
 

pbvhp

Xe buýt
Biển số
OF-301673
Ngày cấp bằng
14/12/13
Số km
995
Động cơ
315,979 Mã lực
Em cũng ngố, vào hóng.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,985
Động cơ
857,367 Mã lực
Kính thưa các cụ tài, cụ xế kinh nghiệm, các luật gia

Em mới thi bằng lái xe B2 cách đây hơn 01 tháng. Em đọc luật cũng nhiều, thi lý thuyết thì toàn 30/30 cả nhưng mà khi em đọc luật thì thấy nhiều chỗ nó mơ hồ quá.

Đối với ô tô thì vấn đề về vượt xe quá rõ rồi vì làn xe thường chỉ đủ cho 1 xe thôi, nhưng đối với xe mô tô (xe máy) thì muốn vượt xe ô tô hoặc vượt xe mô tô khác thì như thế nào?

Các cụ, các bác giải ngố giúp em với ạ. Em lấy ví dụ cụ thể dưới đây:

Với đường chỉ có 1 làn đường mỗi chiều: Theo luật quy định, xe tốc độ cao đi bên trái cùng, xe tốc độ thấp đi về bên phải. Em hiểu là ô tô đi trái cùng, rồi kế đến là xe mô tô và xe thô xơ sát lề phải cùng (Đối với đường nhiều làn cùng chiều và có 1 làn dành cho xe ô tô, xe máy đi chung thì cũng tương tự). Vậy thì các bác cho em hỏi:

1. Xe mô tô mà muốn vượt ô tô thì như thế nào? Cách nào sau đây là đúng?

- Xin vượt bên trái ô tô (trong tốc độ cho phép)
- Vượt bên phải ô tô (trong tốc độ cho phép)

Trong thực tế em hay vượt bên phải ô tô vì nghĩ rằng ô tô đi bên trái cùng là đường của họ còn mô tô phải đi bên phải và việc vượt phải ô tô là được phép, là đúng. Thế nhưng vượt phải thế này hay bị ô tô ép rất nguy hiểm nên đôi khi em vượt trái bằng cách còi và xi nhan xin vượt. Nhưng mà những lúc như thế các anh ô tô không nhường đâu và sai đâu thì mình chịu, đôi khi cũng bị ép còn nguy hiểm hơn. Em thấy vượt trái ô tô có lẽ là sai.

2. Xe mô tô muốn vượt mô tô thì thế nào?

Luật quy định không được vượt phải nhưng trong Nghị định 171 trước kia và bây giờ là NĐ 46/2016 nói là xe mô tô, xe máy không được dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên. Không được vượt phải.

Vậy nghĩa là được quyền đi dàn ngang 2 xe máy thôi.

- Trong trường hợp đang đi ngang 2 xe mà xe bên phải đi nhanh hơn hoặc xe trái tự đi chậm lại thì có 'bị coi là vượt phải' không?

- Trong 1 làn xe rộng như thế (có thể là vừa 1 ô tô và 2 xe máy) thì với tình trạng giao thông tại VN chả có đường nào giờ cao điểm bắt xe máy chỉ được đi 2 xe song song :)). Thế nên em cũng hay dàn hàng 4 hàng 5 cùng mọi người cho vui. Và trong những trường hợp như này, muốn vượt trái cho đúng là hơi 'bị khó' nên em cũng hay lách qua bên phải cho nó dễ vì nhiều bác, nhiều cô nhà ta đi như rùa bò nhưng cứ thích ngông ngênh leo sang bên trái. Em thì tuân thủ luật cũng thuộc loại ghê nhưng trong trường hợp này thì cũng đành phải 'tặc lưỡi' cho qua. Theo các bác thì nó có quá đáng không? Em chỉ ngại là gặp các chú xxx tuýt thì đành chịu, hoặc nhỡ gặp bác nào đó đánh võng sang phải va quẹt nhau lại đổ lỗi cho mình vượt phải thì hơi bị phiền toái (tất nhiên đánh võng là cũng sai :D).

Trên đây là 1 ví dụ thôi ạ. Mong các cụ, các bác giải ngố giúp.

Xin cảm ơn.
Bác nên ứng xử theo quy định của Luật chứ không nên suy từ nghị định 46 và suy từ thực tiễn để có nguyên tắc tham gia giao thông.

Việc vượt xe phải thực hiện theo điều 14 Luật GtĐB 2008 chứ không phải theo nghị định (hoặc nói theo cách khác: có những hành vi vi phạm luật nhưng không bị phạt).

Như vậy, với một số tình huống bác đưa ra, em có ý kiến như sau:

- "vượt bên phải" trên đường có nhiều làn bị luật cấm nhưng nghị định không phạt.

- cách hiểu làn sát giữa tim đường dành cho ô tô là cách hiểu sai. Điều này dẫn đến việc cản trở và ùn tắc. Ô tô đi chậm thì xin mời đi về bên phải.

- khi hai xe đang đi song song (kể cả ô tô và xe máy) mà xe bên trái bỗng dưng đi tụt lại. Vậy xe bên phải bỗng dưng "vượt phải trong tình huống bất khả kháng".
 

Safe_Drive

Xe hơi
Biển số
OF-451644
Ngày cấp bằng
8/9/16
Số km
199
Động cơ
208,480 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác nên ứng xử theo quy định của Luật chứ không nên suy từ nghị định 46 và suy từ thực tiễn để có nguyên tắc tham gia giao thông.

Việc vượt xe phải thực hiện theo điều 14 Luật GtĐB 2008 chứ không phải theo nghị định (hoặc nói theo cách khác: có những hành vi vi phạm luật nhưng không bị phạt).

Như vậy, với một số tình huống bác đưa ra, em có ý kiến như sau:

- "vượt bên phải" trên đường có nhiều làn bị luật cấm nhưng nghị định không phạt.

- cách hiểu làn sát giữa tim đường dành cho ô tô là cách hiểu sai. Điều này dẫn đến việc cản trở và ùn tắc. Ô tô đi chậm thì xin mời đi về bên phải.

- khi hai xe đang đi song song (kể cả ô tô và xe máy) mà xe bên trái bỗng dưng đi tụt lại. Vậy xe bên phải bỗng dưng "vượt phải trong tình huống bất khả kháng".
Bác hiểu sai ý em rồi.

Ý em nói là trên đường chỉ có 1 làn đường cho mỗi hướng đi (đường 2 chiều có vạch mềm phân 2 chiều, hoặc đường hẹp, thậm chí chỉ đủ 1 xe ô tô đi) thì theo luật quy định đương nhiên là xe tốc độ cao nhất là ô tô ở bên trái cùng, rồi đến mô tô kế bên, cuối cùng là xe thô xơ bên phải cùng. Em hiểu cái này là quy tốc độ xe được phép đi chứ không phải là tốc độ thực tế đi trên đường. Em không nói là làn trái cùng nhé. Đường nhiều làn thì đương nhiên sẽ có 1 hay nhiều làn dành cho ô tô và nó ở làn nào là do chỉ dẫn, cái này em không hiểu sai.

Thì điều 14 luật GTĐB có nói cấm vượt phải (trừ những trường hợp quy định), nhưng em mơ hồ trường hợp đó. Đường chỉ có 1 làn, vậy xe máy muốn vượt ô tô thì vượt đằng nào? Theo bác thì cứ theo luật này mà vượt trái phải không?

Còn về NĐ 46 nói về vượt phải và trường hợp gọi là "xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn làn đường bên trái" là hoàn toàn hợp lý thôi. Trên nhiều làn giống nhau thì việc này xảy ra là hoàn toàn bình thường.

Chỉ có điều khi áp dụng thực tế thì các xế nhà ta lại làm ẩu và trở thành việc vượt phải rất nguy hiểm. Em đi trên cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình và chứng kiến nhiều bác lạng lách các làn đường rất kinh, kể cả vượt trái lẫn vượt phải. Chắc họ cho rằng giờ không quy định làn thứ 2 (trên đường này) có tốc độ thấp hơn và dành cho xe tải, xe khách nữa nên đi liều.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,985
Động cơ
857,367 Mã lực
Bác hiểu sai ý em rồi.
Vâng, bác hiểu chưa đúng ạ. Em nhắc lại là bác hiểu chưa đúng ạ.

Cụ thể như sau:

Ý em nói là trên đường chỉ có 1 làn đường cho mỗi hướng đi (đường 2 chiều có vạch mềm phân 2 chiều, hoặc đường hẹp, thậm chí chỉ đủ 1 xe ô tô đi) thì theo luật quy định đương nhiên là xe tốc độ cao nhất là ô tô ở bên trái cùng, rồi đến mô tô kế bên, cuối cùng là xe thô xơ bên phải cùng. Em hiểu cái này là quy tốc độ xe được phép đi chứ không phải là tốc độ thực tế đi trên đường. Em không nói là làn trái cùng nhé. Đường nhiều làn thì đương nhiên sẽ có 1 hay nhiều làn dành cho ô tô và nó ở làn nào là do chỉ dẫn, cái này em không hiểu sai.

.
Theo khoản 3 điều 13 - Sử dụng làn đường trong luật GTDB 2008 thì xe đi với tốc độ thấp thì phải đi về bên phải!

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Bác thay đổi cách hiểu sẽ dẫn đến nhiều thứ khác thay đổi theo.

Em không nói là làn trái cùng nhé. Đường nhiều làn thì đương nhiên sẽ có 1 hay nhiều làn dành cho ô tô và nó ở làn nào là do chỉ dẫn, cái này em không hiểu sai.
Nếu có biển chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh thì không nói làm gì. Trường hợp hai làn ở một chiều đi như quốc lộ 1A hiện tại thì cả hai làn này đều dành cho ô tô và xe máy nhé.

Thì điều 14 luật GTĐB có nói cấm vượt phải (trừ những trường hợp quy định), nhưng em mơ hồ trường hợp đó. Đường chỉ có 1 làn, vậy xe máy muốn vượt ô tô thì vượt đằng nào? Theo bác thì cứ theo luật này mà vượt trái phải không?
Đúng như vậy. Phải vượt ở phía bên người lái xe (bên trái - vượt trái).

Ở khu vực giữa đường là khu vực có nguy cơ đối đầu lớn. Với quy tắc đi bên phải, khi có nguy cơ va chạm, người lái xe luôn đánh lái về phải.

Khi xe máy chuẩn bị vượt phải, đặc biệt là vượt xe dài và cao, tầm nhìn, tầm quan sát các tình huống nguy hiểm gần như bằng 0, đặc biệt là nguy hiểm đang chuẩn bị đến với xe bị vượt.

Ai mà đi xe máy trên đường liên tỉnh, liên huyện rồi có ý định vượt phải xe tải, xe khách thì dễ bị xuống ruộng lắm ạ. Cứ đúng luật mà làm thôi, đừng làm theo nghị định.

Còn về NĐ 46 nói về vượt phải và trường hợp gọi là "xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn làn đường bên trái" là hoàn toàn hợp lý thôi. Trên nhiều làn giống nhau thì việc này xảy ra là hoàn toàn bình thường.
Cái này em đã nói là không phải quy định của luật mà là không phạt thôi.

Chỉ có điều khi áp dụng thực tế thì các xế nhà ta lại làm ẩu và trở thành việc vượt phải rất nguy hiểm. Em đi trên cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình và chứng kiến nhiều bác lạng lách các làn đường rất kinh, kể cả vượt trái lẫn vượt phải. Chắc họ cho rằng giờ không quy định làn thứ 2 (trên đường này) có tốc độ thấp hơn và dành cho xe tải, xe khách nữa nên đi liều.
Cái thực tế này đến từ khá nhiều người còn đang "lờ mờ" như bác.

Trên một chiều đường có hai làn đường như cao tốc PV-NB thì bác cứ đi như này cho em bác sẽ thấy cực nhàn:

- Nếu đi xấp xỉ tốc độ tối đa cho phép thì làn trái.

- Nếu đi 60-70/100 hoặc 80-90/120 thì mời bác đi làn phải hộ em ạ. Cách này sẽ làm cho các xe khác không phải lượn lách ạ.

Đơn cử: xe tải đang đi làn phải với tốc độ 70, bên làn trái, một xe 5 chỗ cũng 70, hai xe cách nhau 5 mét. Không xe nào có thể vượt lên được!

Bổ sung: Bác hoàn toàn tìm được các video về việc hai xe khách hoặc hai xe tải đi song song (mỗi xe một làn) với tốc độ 60 km/h trên nhiều cao tốc ở VN đấy ạ.

---

Bác cần gì em sẽ trao đổi thêm ạ.

Có lần, vừa mới ra Tết, một mình em một làn bên phải hơn 20 cây số. Làn bên trái cứ bám mít nhau hết sức chặt chẽ! Tốc độ chắc được 50 km/h. Lúc em lên được tới đầu đoàn xe đấy nhìn sang thì thấy một bác đang hai tay ôm chặt vô lăng, mắt căng ra nhìn phía trước. Kệ, chả quan tâm đến xe sau.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,985
Động cơ
857,367 Mã lực

Safe_Drive

Xe hơi
Biển số
OF-451644
Ngày cấp bằng
8/9/16
Số km
199
Động cơ
208,480 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vâng, bác hiểu chưa đúng ạ. Em nhắc lại là bác hiểu chưa đúng ạ.

Cụ thể như sau:



Theo khoản 3 điều 13 - Sử dụng làn đường trong luật GTDB 2008 thì xe đi với tốc độ thấp thì phải đi về bên phải!



Bác thay đổi cách hiểu sẽ dẫn đến nhiều thứ khác thay đổi theo.



Nếu có biển chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh thì không nói làm gì. Trường hợp hai làn ở một chiều đi như quốc lộ 1A hiện tại thì cả hai làn này đều dành cho ô tô và xe máy nhé.



Đúng như vậy. Phải vượt ở phía bên người lái xe (bên trái - vượt trái).

Ở khu vực giữa đường là khu vực có nguy cơ đối đầu lớn. Với quy tắc đi bên phải, khi có nguy cơ va chạm, người lái xe luôn đánh lái về phải.

Khi xe máy chuẩn bị vượt phải, đặc biệt là vượt xe dài và cao, tầm nhìn, tầm quan sát các tình huống nguy hiểm gần như bằng 0, đặc biệt là nguy hiểm đang chuẩn bị đến với xe bị vượt.

Ai mà đi xe máy trên đường liên tỉnh, liên huyện rồi có ý định vượt phải xe tải, xe khách thì dễ bị xuống ruộng lắm ạ. Cứ đúng luật mà làm thôi, đừng làm theo nghị định.



Cái này em đã nói là không phải quy định của luật mà là không phạt thôi.



Cái thực tế này đến từ khá nhiều người còn đang "lờ mờ" như bác.

Trên một chiều đường có hai làn đường như cao tốc PV-NB thì bác cứ đi như này cho em bác sẽ thấy cực nhàn:

- Nếu đi xấp xỉ tốc độ tối đa cho phép thì làn trái.

- Nếu đi 60-70/100 hoặc 80-90/120 thì mời bác đi làn phải hộ em ạ. Cách này sẽ làm cho các xe khác không phải lượn lách ạ.

Đơn cử: xe tải đang đi làn phải với tốc độ 70, bên làn trái, một xe 5 chỗ cũng 70, hai xe cách nhau 5 mét. Không xe nào có thể vượt lên được!

Bổ sung: Bác hoàn toàn tìm được các video về việc hai xe khách hoặc hai xe tải đi song song (mỗi xe một làn) với tốc độ 60 km/h trên nhiều cao tốc ở VN đấy ạ.

---

Bác cần gì em sẽ trao đổi thêm ạ.

Có lần, vừa mới ra Tết, một mình em một làn bên phải hơn 20 cây số. Làn bên trái cứ bám mít nhau hết sức chặt chẽ! Tốc độ chắc được 50 km/h. Lúc em lên được tới đầu đoàn xe đấy nhìn sang thì thấy một bác đang hai tay ôm chặt vô lăng, mắt căng ra nhìn phía trước. Kệ, chả quan tâm đến xe sau.
OK. Cảm ơn bác.
Nhưng mà nếu tính theo tốc độ chạy thực tế trên đường thì rõ ràng với đường chỉ có 1 làn thì xe đạp (VD xe đua, địa hình) đi tốc độ nhanh cũng có thể 'lao' ra giữa hoặc gần giữa đường đi à bác :D
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,985
Động cơ
857,367 Mã lực
Nhưng mà nếu tính theo tốc độ chạy thực tế trên đường thì rõ ràng với đường chỉ có 1 làn thì xe đạp (VD xe đua, địa hình) đi tốc độ nhanh cũng có thể 'lao' ra giữa hoặc gần giữa đường đi à bác :D
Với trường hợp này thì lại khác.

Khác như sau:

1. Nếu có làn đường dành cho xe thô sơ (làn này được phân định bằng mép đường và vạch liền trắng rộng 30 cm) thì xe thô sơ, xe đua hay địa hình cứ thế mà đi trong làn riêng của mình. Không phải lo lắng gì nhiều.

2. Trường hợp không có làn đường dành cho xe thô sơ thì vẫn cứ phải đi theo đúng điều 13 quy định ạ. Xe đạp hay bị cho xuống ruộng (đúng nghĩa) vì vượt phải :D.
 

Safe_Drive

Xe hơi
Biển số
OF-451644
Ngày cấp bằng
8/9/16
Số km
199
Động cơ
208,480 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Với trường hợp này thì lại khác.

Khác như sau:

1. Nếu có làn đường dành cho xe thô sơ (làn này được phân định bằng mép đường và vạch liền trắng rộng 30 cm) thì xe thô sơ, xe đua hay địa hình cứ thế mà đi trong làn riêng của mình. Không phải lo lắng gì nhiều.

2. Trường hợp không có làn đường dành cho xe thô sơ thì vẫn cứ phải đi theo đúng điều 13 quy định ạ. Xe đạp hay bị cho xuống ruộng (đúng nghĩa) vì vượt phải :D.
Cảm ơn bác. Ý em đúng là trường hợp 2 đó. Ở thành phố (cụ thể là Hà Nội) cũng ít có đường dành riêng cho xe thô xơ lắm. Và cũng y như BRT, những đường này nếu có cũng toàn bị lấn chiếm.

Em thì hay đi xe đạp và cũng bị các bác ô tô, xe máy ép, tạt đầu không báo trước nhiều lắm, thậm chí còn bị đổ máu ở chân rồi. Hix
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,928
Động cơ
943,376 Mã lực
Về lý thuyết: xe máy vượt phải vẫn bị phạt 3-400k theo ND46, trừ các trường hợp được luật cho phép. Về thực tế: xe máy vượt phải nhiều còn hơn quân Nguyên, đặc biệt HN, SG, em chưa thấy trường hợp nào bị phạt cả.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ở phố, ví dụ Hà nội thì 2b thường đi bên phải, và cụ cứ vượt trong phạm vi 2b.
Nhưng ở các con đường nhỏ như cụ nói, mà thường đường đèo là như vậy thì nên vượt như oto vượt: có nghĩa là vượt bên trái.
Em đi lên Hà giang, chạy 2b lúc đầu định vượt phải giống ở HN, bị nhắc nhở ngay ! Có trường hợp bị ô tô hích cho ngã ra taluy âm rồi. Vì họ nhường đường cho ta về bên trái mà ! :).
 

China Japan

Xe hơi
Biển số
OF-451991
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
122
Động cơ
207,420 Mã lực
Tuổi
42
Vượt phải chỉ đúng khi có 1 làn cùng chiều thôi
 

Safe_Drive

Xe hơi
Biển số
OF-451644
Ngày cấp bằng
8/9/16
Số km
199
Động cơ
208,480 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vượt phải chỉ đúng khi có 1 làn cùng chiều thôi
Không ạ. Em thấy giải thích như bác Susu37 là đúng rồi ạ.
Giờ em cứ chuẩn luật mà đi, không suy diễn ạ.

Cảm ơn các bác.
 

BTFinwhite

Xe hơi
Biển số
OF-482944
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
140
Động cơ
195,377 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
Từ Liêm - Hà Nội
Cứ đúng luật mà đi thôi ah, chậm nhất thì đi bên phải ngoài cùng còn vượt thì mời sang trái ah.
 

China Japan

Xe hơi
Biển số
OF-451991
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
122
Động cơ
207,420 Mã lực
Tuổi
42
Vâng, bác hiểu chưa đúng ạ. Em nhắc lại là bác hiểu chưa đúng ạ.

Cụ thể như sau:



Theo khoản 3 điều 13 - Sử dụng làn đường trong luật GTDB 2008 thì xe đi với tốc độ thấp thì phải đi về bên phải!



Bác thay đổi cách hiểu sẽ dẫn đến nhiều thứ khác thay đổi theo.



Nếu có biển chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh thì không nói làm gì. Trường hợp hai làn ở một chiều đi như quốc lộ 1A hiện tại thì cả hai làn này đều dành cho ô tô và xe máy nhé.



Đúng như vậy. Phải vượt ở phía bên người lái xe (bên trái - vượt trái).

Ở khu vực giữa đường là khu vực có nguy cơ đối đầu lớn. Với quy tắc đi bên phải, khi có nguy cơ va chạm, người lái xe luôn đánh lái về phải.

Khi xe máy chuẩn bị vượt phải, đặc biệt là vượt xe dài và cao, tầm nhìn, tầm quan sát các tình huống nguy hiểm gần như bằng 0, đặc biệt là nguy hiểm đang chuẩn bị đến với xe bị vượt.

Ai mà đi xe máy trên đường liên tỉnh, liên huyện rồi có ý định vượt phải xe tải, xe khách thì dễ bị xuống ruộng lắm ạ. Cứ đúng luật mà làm thôi, đừng làm theo nghị định.



Cái này em đã nói là không phải quy định của luật mà là không phạt thôi.



Cái thực tế này đến từ khá nhiều người còn đang "lờ mờ" như bác.

Trên một chiều đường có hai làn đường như cao tốc PV-NB thì bác cứ đi như này cho em bác sẽ thấy cực nhàn:

- Nếu đi xấp xỉ tốc độ tối đa cho phép thì làn trái.

- Nếu đi 60-70/100 hoặc 80-90/120 thì mời bác đi làn phải hộ em ạ. Cách này sẽ làm cho các xe khác không phải lượn lách ạ.

Đơn cử: xe tải đang đi làn phải với tốc độ 70, bên làn trái, một xe 5 chỗ cũng 70, hai xe cách nhau 5 mét. Không xe nào có thể vượt lên được!

Bổ sung: Bác hoàn toàn tìm được các video về việc hai xe khách hoặc hai xe tải đi song song (mỗi xe một làn) với tốc độ 60 km/h trên nhiều cao tốc ở VN đấy ạ.

---

Bác cần gì em sẽ trao đổi thêm ạ.

Có lần, vừa mới ra Tết, một mình em một làn bên phải hơn 20 cây số. Làn bên trái cứ bám mít nhau hết sức chặt chẽ! Tốc độ chắc được 50 km/h. Lúc em lên được tới đầu đoàn xe đấy nhìn sang thì thấy một bác đang hai tay ôm chặt vô lăng, mắt căng ra nhìn phía trước. Kệ, chả quan tâm đến xe sau.
Nói như cụ thì xe máy, xe đạp vượt bên phải ô tô là sai hết à hoặc xe máy, xe đạp họ xi nhan rẽ trái mà ô tô vượt qua họ cũng là sai à. Em nghĩ cái này cần xem lại cụ ạ.
Giải thích thế chưa hợp lý.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,985
Động cơ
857,367 Mã lực
Nói như cụ thì xe máy, xe đạp vượt bên phải ô tô là sai hết à hoặc xe máy, xe đạp họ xi nhan rẽ trái mà ô tô vượt qua họ cũng là sai à. Em nghĩ cái này cần xem lại cụ ạ.
Giải thích thế chưa hợp lý.
Chào bác.

Xem lại thế nào cơ? Nửa sau câu đầu của bác không đúng rồi, bác nên xem lại.

Nửa đầu thì em nói trong hai còm rồi.

Nếu cứ luận như bác thì hệ quả em cũng đã nêu rồi.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Xe moto bình đẳng với xe ô tô nếu chỉ có một làn đường. Như vậy mô tô phải vượt bên trái.
Có nhiều làn thì mô tô chỉ được đi trong làn được phép.
Thông lệ:
Trong phố: Đi bên phải, vượt phải.
Ngoài đô thị: Đi bên phải, vươt bên trái.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,985
Động cơ
857,367 Mã lực
Xe moto bình đẳng với xe ô tô nếu chỉ có một làn đường. Như vậy mô tô phải vượt bên trái.
Có nhiều làn thì mô tô chỉ được đi trong làn được phép.
Thông lệ:
Trong phố: Đi bên phải, vượt phải.
Ngoài đô thị: Đi bên phải, vươt bên trái.
:D. Bác có cái thông lệ vui nhể.

Thông này của bác hay của nhà nước ợ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top