- Biển số
- OF-3300
- Ngày cấp bằng
- 7/2/07
- Số km
- 363
- Động cơ
- 560,130 Mã lực
Lời cảnh báo cho các cụ có vợ 2 uống dầu Diezel!!
Xe dùng dầu diesel sẽ chịu phí cao 1,5 lần giá xăng
- Phương án thu phí bảo trì đường bộ (BTĐB) bằng cách thu trực tiếp từ đầu ôtô, thu gián tiếp qua giá xăng và từ ngân sách nhà nước cấp bổ sung trực tiếp cho đủ nhu cầu vốn BTĐB, là phương án chính vừa được Bộ GTVT gửi văn bản tới các bộ ngành để lấy ý kiến về dự thảo nghị định quỹ BTĐB.
Quỹ bảo trì đường bộ: Một xe chịu bao nhiêu phí?
Phí BTĐB sẽ thu qua giá xăng 1.000 đồng/lít đối với cả ôtô, xe máy. Với ôtô phải đóng thêm phí theo đầu xe, trong đó ôtô sử dụng dầu diesel đóng phí cao gấp 1,5 lần so với xe chạy xăng. Như vậy loại ôtô chạy xăng phải đóng mức tối đa gần 13 triệu đồng/năm, xe sử dụng dầu diesel đóng gần 26 triệu đồng/năm.
Xe dùng dầu diesel sẽ chịu phí cao
Căn cứ nhu cầu kinh phí cho BTĐB hơn 12.000 tỉ đồng mỗi năm hiện nay, nếu thực hiện phương án 2, Bộ GTVT đề xuất hai kịch bản để các cơ quan liên quan xem xét thu phí.
Kịch bản 1 là thu phí sử dụng đường bộ trực tiếp từ đầu ôtô theo nhóm xe và ôtô sử dụng dầu diesel đóng phí cao hơn xe sử dụng xăng 1,5 lần (thu được 6.146 tỉ đồng/năm); thu phí sử dụng đường bộ qua giá xăng dầu được tiêu thụ trên cả nước với mức thu 1.000 đồng/lít (thu được 2.971 tỉ đồng/năm); ngân sách nhà nước cấp bổ sung 3.083 tỉ đồng để đủ nhu cầu vốn BTĐB.
Theo Bộ GTVT, nếu thực hiện phương án 2, Bộ GTVT đề nghị xóa bỏ nhiều trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước.
Kịch bản 2, ngoài thu phí theo đầu phương tiện như phương án 1, ngân sách nhà nước sẽ cấp bổ sung cho quỹ BTĐB 6.054 tỉ đồng/năm bằng nguồn từ thuế nhập khẩu xăng dầu, ấn định 1.000 đồng/lít. Bên cạnh đó sẽ cấp ngân sách trung ương cho quỹ trung ương (1.868 tỉ đồng/năm), ngân sách các tỉnh thành cấp cho quỹ địa phương (1.397 tỉ đồng/năm).
Lý giải về mức thu đầu xe sử dụng dầu diesel cao hơn xe sử dụng xăng 1,5 lần, một cán bộ quản lý trong ngành giao thông cũng cho rằng, theo cách tính toán thông thường thì xe sử dụng dầu diesel đa số là phương tiện nặng sử dụng đường lớn, mức gây thiệt hại đường cũng lớn nên việc thu cao hơn xe giá xăng cũng có thể xem là hợp lý.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam lại thận trong hơn khi cho răng, việc thu phí xe sử dụng dầu diesel cao hơn xe sử dụng xăng 1,5 lần trong phương án trên cần phải tính toán lại sao cho phù hợp. Ông Hùng cũng cho rằng phương án này có sự lấn cấn về việc cả thu trực tiếp và gián tiếp hỗn hợp và nên thu theo phương án gián tiếp qua xăng dầu.
“Theo tôi nên thu theo phương án qua xăng dầu là tốt nhất vì phương án này công bằng, bình đẳng. Người sử dụng nhiều đóng nhiều, người sử dụng ít đóng ít”, ông Hùng nói.
Xem xét thêm hai phương án
Trong dự thảo, Bộ GTVT cũng đưa ra hai phương án khác tạo nguồn thu cho quỹ BTĐB. Cụ thể: thu trực tiếp từ đầu phương tiện, thu gián tiếp qua giá xăng, dầu diesel, ngân sách nhà nước cấp bổ sung (phương án 1) và thu trực tiếp theo đầu phương tiện, kết hợp ngân sách nhà nước cấp bổ sung (phương án 3).
Theo phương án 1, ngoài việc thu theo đầu ôtô với mức khoảng 100 đồng/km, sẽ thu theo đầu xe với môtô, xe máy với mức 80.000 đồng/năm với xe máy, môtô theo ba mức 100.000-120.000-150.000 đồng theo dung tích xilanh. Đồng thời thu qua giá xăng 1.000 đồng/lít, qua dầu diesel 170 đồng/lít và tiếp tục duy trì các trạm thu phí đường bộ.
Phương án 3 là thu trực tiếp từ đầu phương tiện cơ giới đường bộ gấp 1,5 lần so với phương án 1; số thu từ môtô, xe máy của địa phương nào thì cấp trực tiếp cho quỹ BTĐB của địa phương đó, số thu trực tiếp từ đầu ôtô sẽ cấp cho quỹ BTĐB trung ương để điều tiết, phân bổ; ngân sách nhà nước cấp bổ sung 3.220 tỉ đồng.
Theo Bộ GTVT, nếu thực hiện phương án 2, Bộ GTVT đề nghị xóa bỏ ngay các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước (15 trạm), các trạm thu để trả nợ vay (4 trạm) và xóa bỏ 6 trạm đã bán quyền thu phí khi hết hợp đồng. Chi phí để xóa bỏ, sắp xếp lao động ở các trạm thu phí này cần 150 tỉ đồng. Riêng 30 trạm BOT hiện nay vẫn tiếp tục thu hoàn vốn cho nhà đầu tư theo thời hạn hợp đồng.
Theo Bộ GTVT, phương án 2 sẽ đảm bảo thu đúng đối tượng chịu phí BTĐB, các ngành, lĩnh vực sử dụng dầu diesel không tham gia giao thông đường bộ không phải đóng phí, khắc phục tình trạng thất thu đối với người sử dụng môtô, xe máy do đã nộp phí qua giá xăng. Bộ GTVT cũng cho rằng thực hiện phương án 2 thì có 5% tổng lượng xăng thông thường mà những người sử dụng không cho giao thông đường bộ như dùng cho máy phun sơn, bơm nước loại nhỏ, máy cắt cỏ... vẫn phải chịu một khoản phí BTĐB, tuy nhiên tác động tiêu cực không lớn so với hiệu quả của phương án này.
Theo vietnamnet
Xe dùng dầu diesel sẽ chịu phí cao 1,5 lần giá xăng
Quỹ bảo trì đường bộ: Một xe chịu bao nhiêu phí?
Phí BTĐB sẽ thu qua giá xăng 1.000 đồng/lít đối với cả ôtô, xe máy. Với ôtô phải đóng thêm phí theo đầu xe, trong đó ôtô sử dụng dầu diesel đóng phí cao gấp 1,5 lần so với xe chạy xăng. Như vậy loại ôtô chạy xăng phải đóng mức tối đa gần 13 triệu đồng/năm, xe sử dụng dầu diesel đóng gần 26 triệu đồng/năm.
Xe dùng dầu diesel sẽ chịu phí cao
Căn cứ nhu cầu kinh phí cho BTĐB hơn 12.000 tỉ đồng mỗi năm hiện nay, nếu thực hiện phương án 2, Bộ GTVT đề xuất hai kịch bản để các cơ quan liên quan xem xét thu phí.
Kịch bản 1 là thu phí sử dụng đường bộ trực tiếp từ đầu ôtô theo nhóm xe và ôtô sử dụng dầu diesel đóng phí cao hơn xe sử dụng xăng 1,5 lần (thu được 6.146 tỉ đồng/năm); thu phí sử dụng đường bộ qua giá xăng dầu được tiêu thụ trên cả nước với mức thu 1.000 đồng/lít (thu được 2.971 tỉ đồng/năm); ngân sách nhà nước cấp bổ sung 3.083 tỉ đồng để đủ nhu cầu vốn BTĐB.
Kịch bản 2, ngoài thu phí theo đầu phương tiện như phương án 1, ngân sách nhà nước sẽ cấp bổ sung cho quỹ BTĐB 6.054 tỉ đồng/năm bằng nguồn từ thuế nhập khẩu xăng dầu, ấn định 1.000 đồng/lít. Bên cạnh đó sẽ cấp ngân sách trung ương cho quỹ trung ương (1.868 tỉ đồng/năm), ngân sách các tỉnh thành cấp cho quỹ địa phương (1.397 tỉ đồng/năm).
Lý giải về mức thu đầu xe sử dụng dầu diesel cao hơn xe sử dụng xăng 1,5 lần, một cán bộ quản lý trong ngành giao thông cũng cho rằng, theo cách tính toán thông thường thì xe sử dụng dầu diesel đa số là phương tiện nặng sử dụng đường lớn, mức gây thiệt hại đường cũng lớn nên việc thu cao hơn xe giá xăng cũng có thể xem là hợp lý.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam lại thận trong hơn khi cho răng, việc thu phí xe sử dụng dầu diesel cao hơn xe sử dụng xăng 1,5 lần trong phương án trên cần phải tính toán lại sao cho phù hợp. Ông Hùng cũng cho rằng phương án này có sự lấn cấn về việc cả thu trực tiếp và gián tiếp hỗn hợp và nên thu theo phương án gián tiếp qua xăng dầu.
“Theo tôi nên thu theo phương án qua xăng dầu là tốt nhất vì phương án này công bằng, bình đẳng. Người sử dụng nhiều đóng nhiều, người sử dụng ít đóng ít”, ông Hùng nói.
Xem xét thêm hai phương án
Trong dự thảo, Bộ GTVT cũng đưa ra hai phương án khác tạo nguồn thu cho quỹ BTĐB. Cụ thể: thu trực tiếp từ đầu phương tiện, thu gián tiếp qua giá xăng, dầu diesel, ngân sách nhà nước cấp bổ sung (phương án 1) và thu trực tiếp theo đầu phương tiện, kết hợp ngân sách nhà nước cấp bổ sung (phương án 3).
Theo phương án 1, ngoài việc thu theo đầu ôtô với mức khoảng 100 đồng/km, sẽ thu theo đầu xe với môtô, xe máy với mức 80.000 đồng/năm với xe máy, môtô theo ba mức 100.000-120.000-150.000 đồng theo dung tích xilanh. Đồng thời thu qua giá xăng 1.000 đồng/lít, qua dầu diesel 170 đồng/lít và tiếp tục duy trì các trạm thu phí đường bộ.
Phương án 3 là thu trực tiếp từ đầu phương tiện cơ giới đường bộ gấp 1,5 lần so với phương án 1; số thu từ môtô, xe máy của địa phương nào thì cấp trực tiếp cho quỹ BTĐB của địa phương đó, số thu trực tiếp từ đầu ôtô sẽ cấp cho quỹ BTĐB trung ương để điều tiết, phân bổ; ngân sách nhà nước cấp bổ sung 3.220 tỉ đồng.
Theo Bộ GTVT, nếu thực hiện phương án 2, Bộ GTVT đề nghị xóa bỏ ngay các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước (15 trạm), các trạm thu để trả nợ vay (4 trạm) và xóa bỏ 6 trạm đã bán quyền thu phí khi hết hợp đồng. Chi phí để xóa bỏ, sắp xếp lao động ở các trạm thu phí này cần 150 tỉ đồng. Riêng 30 trạm BOT hiện nay vẫn tiếp tục thu hoàn vốn cho nhà đầu tư theo thời hạn hợp đồng.
Theo Bộ GTVT, phương án 2 sẽ đảm bảo thu đúng đối tượng chịu phí BTĐB, các ngành, lĩnh vực sử dụng dầu diesel không tham gia giao thông đường bộ không phải đóng phí, khắc phục tình trạng thất thu đối với người sử dụng môtô, xe máy do đã nộp phí qua giá xăng. Bộ GTVT cũng cho rằng thực hiện phương án 2 thì có 5% tổng lượng xăng thông thường mà những người sử dụng không cho giao thông đường bộ như dùng cho máy phun sơn, bơm nước loại nhỏ, máy cắt cỏ... vẫn phải chịu một khoản phí BTĐB, tuy nhiên tác động tiêu cực không lớn so với hiệu quả của phương án này.
- Vũ Điệp
Theo vietnamnet