- Biển số
- OF-66
- Ngày cấp bằng
- 6/6/06
- Số km
- 3,086
- Động cơ
- 594,653 Mã lực
- Nơi ở
- OTOFUN
- Website
- www.ofnews.vn
Xe điện cháy khi sạc, nguyên nhân và cách phòng tránh
Xe điện cháy khi sạc là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ thời gian gần đây, vậy nguyên nhân và cách phòng tránh như thế nào?
Làm thế nào để tránh việc xe điện cháy khi sạc là vấn đề luôn được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Xe điện, bao gồm ô tô, xe máy và xe đạp điện, đang trở thành xu hướng hiện nay nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng đơn giản, tiện lợi. Tuy nhiên sử dụng và sạc điện như thế nào cho an toàn là điều mà người dùng cần lưu ý.
Hiện trường vụ cháy ại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân đêm 12/9
<h2>Các nguyên nhân khiến xe điện bốc cháy khi sạc</h2>
Khi điện nạp vào bình sạc, các thiết bị có hiện tượng nóng lên và dễ xảy ra chập cháy khi thiết bị không tốt (bộ sạc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất, bộ sạc tự chế hoặc được độ lại khác với nguyên bản).
Nơi cắm sạc ẩm ướt hoặc không thông thoáng, không tản được nhiệt cũng dễ gây chập cháy bình sạc. Ngoài ra, việc hở dây dẫn sạc điện do chuột cắn hoặc do dùng lâu ngày bị hỏng.
Xe máy, xe đạp điện bốc cháy khi sạc không phải hiếm gặp trong thực tế.
<h2>Sạc như thế nào để không làm cháy xe máy, xe đạp điện</h2>
Sạc khi xe mới mua: Trong ba lần sạc đầu tiên, sạc 12-14 tiếng để làm già ắc-quy. Các lần sạc sau, không sạc quá 12 tiếng liên tục, chỉ sạc đủ thời gian theo thống số từng loại xe.
Sạc trong quá trình sử dụng: Xe còn 1-2 vạch điện (tương đương 20% điện trở xuống) thì cắm sạc luôn, không để hết điện hoàn toàn rồi mới sạc. Không sạc quá nhiều lần trong ngày.
Rút sạc khi ắc-quy đầy 100% điện, không nên sạc thêm với xe đạp xe máy điện không được trang bị tính năng tự ngắt sạc vì điều này dễ dẫn tới pin dễ bị chai, phồng, cháy nổ do bị nạp quá nhiều điện.
Lưu ý, mỗi một loại xe đạp, máy điện sử dụng loại bình ắc-quy và pin khác nhau. Tương ứng, thời gian sạc cho xe đạp, máy điện sử dụng bình ắc-quy có thông số 36V12A trong khoảng 4-6 tiếng, 48V12A trong 6-8 tiếng, 48V20A trong 8-10 tiếng, 60V20A là 8-10 tiếng...
Với thao tác lấy ắc-quy ra sạc, nên để bình ắc-quy ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp.
Không sạc ngay khi xe vừa hoạt động vì lúc đó bình ắc-quy và pin còn nóng, dễ gây chai, phồng, nhanh hỏng. Để nguội khoảng một tiếng rồi cắm sạc.
Sạc điện không đúng cách dễ gây ra cháy nổ. Ảnh: minh họa
<h2>Bảo quản ắc-quy và pin như thế nào khi không dùng xe máy, xe đạp điện</h2>
Để xe ở nơi mát mẻ, khoảng 20-30 độ C, tránh để dưới ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài.
Khi không sử dụng, pin nên được duy trì với dung lượng trên 50%
Tháo ắc-quy ra khỏi xe, bảo bảo quản trong điều kiện khô ráo, không gần nơi có hóa chất, chất tẩy rửa.
Xe điện cháy khi sạc là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ thời gian gần đây, vậy nguyên nhân và cách phòng tránh như thế nào?
Làm thế nào để tránh việc xe điện cháy khi sạc là vấn đề luôn được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Xe điện, bao gồm ô tô, xe máy và xe đạp điện, đang trở thành xu hướng hiện nay nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng đơn giản, tiện lợi. Tuy nhiên sử dụng và sạc điện như thế nào cho an toàn là điều mà người dùng cần lưu ý.
<h2>Các nguyên nhân khiến xe điện bốc cháy khi sạc</h2>
Khi điện nạp vào bình sạc, các thiết bị có hiện tượng nóng lên và dễ xảy ra chập cháy khi thiết bị không tốt (bộ sạc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất, bộ sạc tự chế hoặc được độ lại khác với nguyên bản).
Nơi cắm sạc ẩm ướt hoặc không thông thoáng, không tản được nhiệt cũng dễ gây chập cháy bình sạc. Ngoài ra, việc hở dây dẫn sạc điện do chuột cắn hoặc do dùng lâu ngày bị hỏng.
<h2>Sạc như thế nào để không làm cháy xe máy, xe đạp điện</h2>
Sạc khi xe mới mua: Trong ba lần sạc đầu tiên, sạc 12-14 tiếng để làm già ắc-quy. Các lần sạc sau, không sạc quá 12 tiếng liên tục, chỉ sạc đủ thời gian theo thống số từng loại xe.
Sạc trong quá trình sử dụng: Xe còn 1-2 vạch điện (tương đương 20% điện trở xuống) thì cắm sạc luôn, không để hết điện hoàn toàn rồi mới sạc. Không sạc quá nhiều lần trong ngày.
Rút sạc khi ắc-quy đầy 100% điện, không nên sạc thêm với xe đạp xe máy điện không được trang bị tính năng tự ngắt sạc vì điều này dễ dẫn tới pin dễ bị chai, phồng, cháy nổ do bị nạp quá nhiều điện.
Lưu ý, mỗi một loại xe đạp, máy điện sử dụng loại bình ắc-quy và pin khác nhau. Tương ứng, thời gian sạc cho xe đạp, máy điện sử dụng bình ắc-quy có thông số 36V12A trong khoảng 4-6 tiếng, 48V12A trong 6-8 tiếng, 48V20A trong 8-10 tiếng, 60V20A là 8-10 tiếng...
Với thao tác lấy ắc-quy ra sạc, nên để bình ắc-quy ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp.
Không sạc ngay khi xe vừa hoạt động vì lúc đó bình ắc-quy và pin còn nóng, dễ gây chai, phồng, nhanh hỏng. Để nguội khoảng một tiếng rồi cắm sạc.
<h2>Bảo quản ắc-quy và pin như thế nào khi không dùng xe máy, xe đạp điện</h2>
Để xe ở nơi mát mẻ, khoảng 20-30 độ C, tránh để dưới ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài.
Khi không sử dụng, pin nên được duy trì với dung lượng trên 50%
Tháo ắc-quy ra khỏi xe, bảo bảo quản trong điều kiện khô ráo, không gần nơi có hóa chất, chất tẩy rửa.