Chiếc Dune Buggy tại TP.HCM được mua về từ Mỹ, có thiết kế theo đúng tiêu chuẩn của dòng xe địa hình chạy cát.
Một trong những phương tiện offroad yêu thích của dân chơi xe châu Âu và Mỹ, xe Dune Buggy (tạm dịch là Bọ Cát) với đặc trưng cấu trúc khung đơn giản và bộ lốp to bản, đã xuất hiện tại Việt Nam. Thêm một cách để dân đam mê xe địa hình thêm chút chất phiêu lưu cho niềm đam mê xe hơi.
Xe Dune Buggy sinh ra với mặc định là một phương tiện giải trí với bánh xe lớn, bề mặt lốp xe rộng, được thiết kế để sử dụng trên các cồn cát, bãi biển, hoặc sa mạc. Nó được gọi bằng tên “Beach Buggy” ở Vương quốc Anh, Ireland và nhiều quốc gia nói tiếng Anh khác.
Sự phổ biến của xe Buggy bắt đầu từ thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước. Ban đầu, chiếc xe được xây dựng trên nền tảng của xe Volkswagen Beetle với đặc điểm động cơ đặt sau, làm mát bằng gió và vì thế không có sự xuất hiện của két nước làm mát phía trước. Về sau, để nâng cấp sức mạnh, người chơi xe đã lắp thêm các động cơ từ chiếc Microbus của VW hoặc loại 6 xi-lanh của xe Chevrolet Corvair, hệ thống tăng áp cũng được áp dụng để gia tăng công suất. Dune Buggy có nhiều biến thể do nhiều công ty trên thế giới sản xuất, trong đó đáng chú ý là mẫu thiết kế Meyers Manx xây dựng bởi Bruce Meyers có đặc điểm như một chiếc mui trần đầy phóng khoáng.
Dune Buggy có cấu tạo khung đơn giản nhưng cực kỳ vững trãi, trục dài cơ sở chỉ hơn 3m nên xe chỉ có 2 ghế ngồi chính.
Chiếc Dune Buggy tại TP.HCM được mua về từ Mỹ, được thiết kế theo đúng thiết kế tiêu chuẩn của dòng xe địa hình chạy cát. Xe được trang bị động cơ 1.6 lít đặt sau có hỗ trợ tăng áp, được điều khiển bằng hộp số sàn 5 cấp, khởi động đề bằng cần gạt điện. Khung gầm xe được thiết theo dạng mô-đun ống thép chịu lực, các bộ phận quan trọng như động cơ, hệ thống treo, hộp số đều được đỡ trên các ống thép này. Nhìn tổng thể, chiếc Dune Buggy có hình dáng như một chiếc xe được lắp dang dở từ tay một người thợ ẩu, nhưng thực tế cấu trúc rất chắc chắn. Ưu điểm của thiết kế này là người chơi xe có thể tự lắp thêm vỏ và các đồ chơi như đèn, cản, tời nhẹ.
Động cơ đặt sau theo phong cách của xe VW Beetle, ống xả hướng lên cao phù hợp với đặc điểm chạy đường offroad.
Được sinh ra để chạy trên cát, hoặc các địa hình lún, tổng trọng lượng của xe Dune Buggy chưa tới 500 kg và hệ thống treo là loại lò xo có hành trình nhún dài. Ban đầu khi mới xuất hiện, xe Buggy được lắp loại lốp ít gai, bề mặt tiếp xúc lớn để chạy trên địa hình cát. Hiện nay, người chơi đã có thêm loại lốp gai để chạy ở dạng địa hình cứng. Do động cơ đặt sau và tổng trọng lượng của xe đều dồn về phía này nên kích thước lốp sau thường lớn và lốp trước nhỏ hơn. Đặc biệt, cặp bánh sau của xe có góc chụm choãi hình chữ V, giúp tăng lực đẩy, giúp xe có thể lao chéo lên (bốc đầu) khi lướt qua địa hình không bằng phẳng hoặc cát lún. Người lái và hành khách bên cạnh có tư thế ngồi duỗi chân trên sàn giống loại xe đua F1.
Cặp bánh sau lớn và có góc chụm hướng đất hình chữ V giúp xe có chiều hướng bốc đầu, bật mũi xe khỏi chướng ngại vật khi cần thiết.
Theo chủ nhân của chiếc xe này, chi phí mua xe ở Mỹ rơi vào khoảng trên dưới 10.000 USD và cũng giống như xe địa hình ATV, loại xe Buggy cũng chưa có chế tài đăng ký ở Việt Nam nên muốn chơi, chủ xe thường phải dùng xe kéo rơ-moóc hoặc xe tải chở đến địa điểm chạy. Việc sửa chữa và bảo dưỡng xe cực kỳ đơn giản do các chi tiết của xe đều lộ thiên và dễ dàng thay thế bằng các phụ tùng ô tô thông dụng.
Vô lăng đơn giản kiểu thể thao.
Bàn đạp côn, phanh, ga giống kiểu xe F1.
Cần số đặt giữa sàn, phía trước là bảng đèn và cần gạt đề nổ.
...có trang bị dây đai an toàn đa điểm.
Bình xăng để ngay phía sau ghế lái.
Phía dưới bình xăng là ắc quy điện.
Gầm xe cao, cản trước dạng khung ống nhẹ, có thể gá thêm nhiều đồ chơi như đèn, tời.
Lái xe điều khiển giống cách lái xe F1.
nguồn : http://news.zing.vn/the-gioi-xe/choi-xe-buggy-o-viet-nam/a299308.html#discover_article
Một trong những phương tiện offroad yêu thích của dân chơi xe châu Âu và Mỹ, xe Dune Buggy (tạm dịch là Bọ Cát) với đặc trưng cấu trúc khung đơn giản và bộ lốp to bản, đã xuất hiện tại Việt Nam. Thêm một cách để dân đam mê xe địa hình thêm chút chất phiêu lưu cho niềm đam mê xe hơi.
Xe Dune Buggy sinh ra với mặc định là một phương tiện giải trí với bánh xe lớn, bề mặt lốp xe rộng, được thiết kế để sử dụng trên các cồn cát, bãi biển, hoặc sa mạc. Nó được gọi bằng tên “Beach Buggy” ở Vương quốc Anh, Ireland và nhiều quốc gia nói tiếng Anh khác.
Sự phổ biến của xe Buggy bắt đầu từ thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước. Ban đầu, chiếc xe được xây dựng trên nền tảng của xe Volkswagen Beetle với đặc điểm động cơ đặt sau, làm mát bằng gió và vì thế không có sự xuất hiện của két nước làm mát phía trước. Về sau, để nâng cấp sức mạnh, người chơi xe đã lắp thêm các động cơ từ chiếc Microbus của VW hoặc loại 6 xi-lanh của xe Chevrolet Corvair, hệ thống tăng áp cũng được áp dụng để gia tăng công suất. Dune Buggy có nhiều biến thể do nhiều công ty trên thế giới sản xuất, trong đó đáng chú ý là mẫu thiết kế Meyers Manx xây dựng bởi Bruce Meyers có đặc điểm như một chiếc mui trần đầy phóng khoáng.
Dune Buggy có cấu tạo khung đơn giản nhưng cực kỳ vững trãi, trục dài cơ sở chỉ hơn 3m nên xe chỉ có 2 ghế ngồi chính.
Chiếc Dune Buggy tại TP.HCM được mua về từ Mỹ, được thiết kế theo đúng thiết kế tiêu chuẩn của dòng xe địa hình chạy cát. Xe được trang bị động cơ 1.6 lít đặt sau có hỗ trợ tăng áp, được điều khiển bằng hộp số sàn 5 cấp, khởi động đề bằng cần gạt điện. Khung gầm xe được thiết theo dạng mô-đun ống thép chịu lực, các bộ phận quan trọng như động cơ, hệ thống treo, hộp số đều được đỡ trên các ống thép này. Nhìn tổng thể, chiếc Dune Buggy có hình dáng như một chiếc xe được lắp dang dở từ tay một người thợ ẩu, nhưng thực tế cấu trúc rất chắc chắn. Ưu điểm của thiết kế này là người chơi xe có thể tự lắp thêm vỏ và các đồ chơi như đèn, cản, tời nhẹ.
Động cơ đặt sau theo phong cách của xe VW Beetle, ống xả hướng lên cao phù hợp với đặc điểm chạy đường offroad.
Được sinh ra để chạy trên cát, hoặc các địa hình lún, tổng trọng lượng của xe Dune Buggy chưa tới 500 kg và hệ thống treo là loại lò xo có hành trình nhún dài. Ban đầu khi mới xuất hiện, xe Buggy được lắp loại lốp ít gai, bề mặt tiếp xúc lớn để chạy trên địa hình cát. Hiện nay, người chơi đã có thêm loại lốp gai để chạy ở dạng địa hình cứng. Do động cơ đặt sau và tổng trọng lượng của xe đều dồn về phía này nên kích thước lốp sau thường lớn và lốp trước nhỏ hơn. Đặc biệt, cặp bánh sau của xe có góc chụm choãi hình chữ V, giúp tăng lực đẩy, giúp xe có thể lao chéo lên (bốc đầu) khi lướt qua địa hình không bằng phẳng hoặc cát lún. Người lái và hành khách bên cạnh có tư thế ngồi duỗi chân trên sàn giống loại xe đua F1.
Cặp bánh sau lớn và có góc chụm hướng đất hình chữ V giúp xe có chiều hướng bốc đầu, bật mũi xe khỏi chướng ngại vật khi cần thiết.
Theo chủ nhân của chiếc xe này, chi phí mua xe ở Mỹ rơi vào khoảng trên dưới 10.000 USD và cũng giống như xe địa hình ATV, loại xe Buggy cũng chưa có chế tài đăng ký ở Việt Nam nên muốn chơi, chủ xe thường phải dùng xe kéo rơ-moóc hoặc xe tải chở đến địa điểm chạy. Việc sửa chữa và bảo dưỡng xe cực kỳ đơn giản do các chi tiết của xe đều lộ thiên và dễ dàng thay thế bằng các phụ tùng ô tô thông dụng.
Vô lăng đơn giản kiểu thể thao.
Bàn đạp côn, phanh, ga giống kiểu xe F1.
Cần số đặt giữa sàn, phía trước là bảng đèn và cần gạt đề nổ.
...có trang bị dây đai an toàn đa điểm.
Bình xăng để ngay phía sau ghế lái.
Phía dưới bình xăng là ắc quy điện.
Gầm xe cao, cản trước dạng khung ống nhẹ, có thể gá thêm nhiều đồ chơi như đèn, tời.
Lái xe điều khiển giống cách lái xe F1.
nguồn : http://news.zing.vn/the-gioi-xe/choi-xe-buggy-o-viet-nam/a299308.html#discover_article