Xăng C 95

TheOne

Xe điện
Biển số
OF-2278
Ngày cấp bằng
6/11/06
Số km
2,533
Động cơ
591,504 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
TpHCM
Chỉ với 2 gam enzyme do kỹ sư Lê Ngọc Khánh tìm ra, có thể tạo ra một loại xăng tự chế không thua xăng A92 mà giá thành chỉ có 7.250 đ/lít. Kỹ sư Lê Ngọc Khánh rao bán công nghệ chế tạo loại "xăng tự chế" nói trên với giá 6 triệu USD

Từ 10 năm nay, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã theo đuổi nghiên cứu nói trên.

Để giảm giá xăng dầu, trên thế giới và ở Việt Nam đã có những nghiên cứu và ứng dụng pha trộn cồn vào xăng. Tuy nhiên, để pha trộn được cồn vào xăng, người ta phải dùng cồn khan có độ tinh khiết từ 99% trở lên.

Nhược điểm của phương pháp này là giá cồn khan đắt (trên 40.000 đồng/lít). Còn nếu dùng riêng lẻ, cồn có chỉ số kích nổ cao (130) nên không thể dùng làm nhiên liệu để chạy máy các loại.. (chỉ số octan thường được hiểu là thông số định lượng xác định tính chất chống cháy kich nổ của xăng).

Trong khi đó, một loại phụ phẩm khác của ngành dầu khí, vốn có nhiều ở Việt Nam là condensat (Nhà máy Dinh Cố - Vũng Tàu thải ra gần 1 triệu lít/ngày) lại có chỉ số octan thấp (60-64) nên cũng không thể dùng làm nhiên liệu.

Trước thực tế trên, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã nghiên cứu tìm ra và tuyển chọn được một loại enzyme đặc biệt có thể chuyển hóa cồn công nghiệp (độ tinh khiết 96%) thành một hổn hợp, gọi là aleston. Đem aleston trộn với xăng A92 theo tỷ lệ 50:50, tác giả thu được một loại “xăng” mà tác giả gọi là “xăng C95”.

Qua đo đạc bước đầu tại một số phòng kiểm nghiệm trong nước, “xăng C95” có chỉ số octan là 101,2 (so với xăng A92 có chỉ số Octan là 92).

“Xăng C95” có thể sử dụng giống như xăng A92, lại tiết kiệm hơn. 1 lít xăng A92 chỉ chạy được 120 km nhưng xăng C95 có thể cho phép xe vượt quảng đường 120 km. Còn mức độ ô nhiễm môi trường của “xăng C95” giảm xuống gần 5 lần so với xăng A92.

Theo tính toán của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh, giá thành cho ra một lít xăng C95 chỉ vào khoảng 7.250 đồng/lít.

“Đề tài đã phát triển một công nghệ mới để chuyển hóa cồn công nghiệp thành loại nhiên liệu mới pha với xăng để chạy động cơ nổ. Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiển cao theo hướng có thể tận dụng được các nguyên liệu là phế thải nông, lâm, công nghiệp và các chất loại trong khai thác khí đốt và dầu khí. Do vậy, nó góp phần khắc phục sự lệ thuộc và khan hiếm về xăng dầu hiện nay.” (Trích Biên bản nghiệm thu đề tài khoa học-công nghệ “Nghiên cứu sản xuất loại nhiên liệu mới theo công nghệ cao, dùng chạy động cơ nổ, ô tô và xe máy thay thế 50% xăng” do Hội đồng nghiệm thu Viện Di truyển Nông nghiệp xác nhận vào ngày 23/12/2005)


Loại enzyme đặc biệt có thể chuyển hóa cồn công nghiệp thành aleston để pha với xăng hiện được giữ kín.

Theo tiết lộ của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh, đó là một chủng vi sinh vật được tuyển chọn trong số loài vi sinh vật có ở Việt Nam. Sau đó, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã dùng phương pháp ly tâm để làm vở màng tế bào của chủng vi sinh vật. Tiếp theo, qua một loạt quá trình sinh hóa, tác giả thu được enzyme có độ tinh khiết cao.

Trong quá trình thí nghiệm, ở nhiệt độ 28-320C, chỉ với 2 gam enzyme nói trên đã phân giải được hoàn toàn lượng cồn 100 lít thành aleston trong thời gian 10 giờ.

Tương tự, trong quá trình nghiên cứu, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh cũng đã tìm ra một chất được ông đặt tên là OBK-5 (OBK, viết tắt từ Oil Reduction, Khánh).

Với OBK-5, nhà nghiên cứu công bố, đã nâng được chỉ số octan của condensat nguyên chất từ 60-64 đơn vị lên 83-96 đơn vị, tức là tương đương chỉ số octan của xăng A83 hoặc A92. Chỉ cần pha khoảng 2% OBK-5 vào condensat thì có thế biến condensat thành một loại xăng mới tương tự như xăng A92.

Theo tính toán của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh, nếu giá 1 lít condensat là 12,2 cent (khoảng 2.000 đồng) thì giá thành để chuyển hóa condensat thành loại xăng mới, tương đương với xăng A 83 hoặc A92) chỉ vào khoảng 4.500 đồng/lít.


Kỹ sư Lê Ngọc Khánh với loại "xăng tự chế". (Ảnh: T. Duy)

Giá thành này bao gồm chi phí 1.000 đồng để mua chất OBK-5 và 1.500 đồng nữa cho các chi phí cần thiết khác!

Kỹ sư Lê Ngọc Khánh năm nay 66 tuổi. Từng công tác tại Viện Công nghệ Hóa học thuộc Phân viện Khoa học và Công nghệ tại TPHCM (trực thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, nay là Viện Khoa học-Công nghệ Quốc Gia) từ năm 1967-2002.

Nghiên cứu của ông về loại nhiên liệu mới nói trên đã bắt đầu từ 1996.

Vào cuối năm 2005, Viện Di truyền Nông nghiệp đã ra Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu gốm 17 thành viên để xét nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sản xuất loại nhiên liệu mới theo công nghệ cao, dùng chạy động cơ nổ, ô tô và xe máy thay thế 50% xăng” của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh.

Từ khi về hưu, ông mở một Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực khoa học -công nghệ tại đường Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, Tân Bình - TPHCM.

Kỹ sư Lê Ngọc Khánh hiện đang rao bán công nghệ mới để tạo ra loại "xăng tự chế" nói trên với giá 6 triệu USD!
 

humxam

Xe hơi
Biển số
OF-2421
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
172
Động cơ
566,410 Mã lực
Xin hỏi TheOne là người như thế nào với KS Lê Ngọc Khánh, tài liệu này TheOne lấy ở đâu?

Nếu có thể xin cho mình biết aleston là cái gì? Các chất trong aleston và công thức phân tử của chúng?

Hỗn hợp sau khi pha chế gọi là " xăng C95" , vậy chữ C ở đây có ý nghĩa gì?

Tại sao mức độ ô nhiễm môi trường của xăng C95 lại giảm xuống 5 lần so với xăng A92? mình thấy chõ này không ổn, đề nghị TheOne giải thích hộ mình chỗ này cái

:^) :^) :^)
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,741
Động cơ
842,963 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Bác Humxam nói đúng đấy, bác TheOne nếu copy tài liệu từ nguồn khác thì nên ghi rõ để anh em còn tiện tra cứu
 

TheOne

Xe điện
Biển số
OF-2278
Ngày cấp bằng
6/11/06
Số km
2,533
Động cơ
591,504 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
TpHCM
Theo Viet Nam net các bác ạ, em đọc thấy thú vị thì post tham khảo cho mọi ngừoi thui chứ có biết mấy cái chất đó chế theo công thức như nào đâu???

\nguồn đây các bác: http://vietnamnet.vn/khoahoc/trongnuoc/2006/08/599667/
 

humxam

Xe hơi
Biển số
OF-2421
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
172
Động cơ
566,410 Mã lực
Báo cáo với các pac, nhà em là rất thích tìm hiểu đấy ạ !

Cái nào mà chưa hiểu, hoặc không biết hay không rõ em là em nhất định phải làm cho ra lẽ

Cái chủ đề này nghe cũng rất hay nhất là trong bối cảnh ngày nay nguồn dầu mỏ đang khan hiếm (cứ đà sử dụng như ngày nay thì trong vòng hơn 40 năm tới dầu thô trên trái đất sẽ cạn kiêt)

Việc sử dụng nhiên liệu tiết kiệm càng ngày càng trở lên cấp bách. Song song với nó là việc tìm ra nguồn năng lượng mới nhằm thay thế cho dầu mỏ cũng đang được cả thế giới thúc đẩy (thay đổi nguồn động lực trên xe ôtô và trong các ngành công nghiệp có sử dụng động cơ đốt trong)

Các pac trong diễn đàn nhảy vào đây tranh luận cho sôi nổi nhé !!

:) :) :)
 

humxam

Xe hơi
Biển số
OF-2421
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
172
Động cơ
566,410 Mã lực
Người ta nói " Văn láo báo điêu " đúng là chẳng ngoa !! - chẳng khác gì làm kinh tế theo tư bản là đi lừa !!

Rao bán công nghệ có 6 triệu USD tức là gần bằng 100 tỷ VND - tính 100 tỷ cho chẵn. Trong khi nhà máy Dinh Cố thải gần một triệu lít một ngày ( không phải là một triệu lít một năm ). Cứ tính đơn giản là sau khí qua các quy trình công nghệ, lãi ròng khoảng 1000 VND một lít tức là một ngày trong tay chỉ có khoảng 1 tỷ VND => Siêu lợi nhuận, quá siêu lợi nhuận là đằng khác

Sao lại chả có thằng nào chịu đầu tư các pac nhể !!
:D :D :D
 

TheOne

Xe điện
Biển số
OF-2278
Ngày cấp bằng
6/11/06
Số km
2,533
Động cơ
591,504 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
TpHCM
sao không bác nào vào bình loạn nhỉ.... em thấy cái dự án này mà đựoc nhà nước đầu tư là khả thi lắm mà lại đem lại lợi ích thiết thực. chắc không ông nào chịu bỏ tiền ra đây mà.chán
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,258
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
humxam nói:
Người ta nói " Văn láo báo điêu " đúng là chẳng ngoa !! - chẳng khác gì làm kinh tế theo tư bản là đi lừa !!

Rao bán công nghệ có 6 triệu USD tức là gần bằng 100 tỷ VND - tính 100 tỷ cho chẵn. Trong khi nhà máy Dinh Cố thải gần một triệu lít một ngày ( không phải là một triệu lít một năm ). Cứ tính đơn giản là sau khí qua các quy trình công nghệ, lãi ròng khoảng 1000 VND một lít tức là một ngày trong tay chỉ có khoảng 1 tỷ VND => Siêu lợi nhuận, quá siêu lợi nhuận là đằng khác

Sao lại chả có thằng nào chịu đầu tư các pac nhể !!
:D :D :D
Bác + - x : giỏi thật :D

Đây nữa các bác này:

Quay trở lại với xăng “C95”, tác giả Lê Ngọc Khánh phối trộn xăng A92:aleston theo tỉ lệ 50:50, trong đó aleston là hỗn hợp của enzyme và cồn 96 độ.

Enzyme, theo định nghĩa của từ điển wikipedia, là các protein có khả năng xúc tác (tăng tốc) cho các phản ứng hoá học chứ không có khả năng tham gia, tạo ra phản ứng mới.

Về mặt hoá học, trong điều kiện phản ứng enzyme, cồn, nước và không khí (hỗn hợp aleston), cồn (ethanol) chỉ có 2 phản ứng cơ bản là khử nước (dehydration) cho ra ethylether hoặc ethylene (dạng khí) và oxy hoá một phần cho ra aldehyde acetic, acetic acid hoặc oxy hoá hoàn toàn cho ra CO2 và nước. Sau đó, axit acetic có thể tham gia phản ứng ester hoá với cồn cho ra ethyl acetate.

Như vậy, tôi cho rằng, hỗn hợp aleston thực chất chỉ bao gồm enzyme, cồn, nước và có thể có aldehyde acetic, acetic acid và ethyl acetate. Tất cả các chất cồn, ethylether, aldehyde acetic, axit acetic và ethyl acetat đều là các chất tăng TSOT (octane booster) thuộc dòng oxygenate. Tuy nhiên, ethyl ete, aldehyde acetic, axit acetic và ethyl acetat là những chất dễ bay hơi, độc hại hoặc có tính ăn mòn cao nên đều bị hạn chế ở nồng độ rất thấp.

Theo quy định, hàm lượng oxy trong gasohol E10 không được vượt quá 3,5% (tương ứng với hàm lượng cồn 10%). Xăng “C95” có hàm lượng aleston chiếm đến 50% chắc chắn thuộc loại gasohol E85. Như vậy, xăng “C95” không thích hợp làm nhiên liệu cho động cơ chưa cải biến hệ thống chế hoà khí (như đã nói ở phần đầu), chưa kể đến việc xăng “C95” khó có thể đáp ứng chỉ tiêu kỹ thuật về thành phần điểm sôi.

Hiện nay, có rất nhiều hợp chất có khả năng tăng TSOT rất cao như các hợp chất cơ kim của chì, mangan, sắt hoặc các hợp chất dẫn xuất của aniline hoặc piridine. Những chất này rất độc hại nên đều bị cấm (hợp chất cơ kim của chì) hoặc hạn chế sử dụng ở nồng độ rất thấp (các chất còn lại). Vì vậy, cần thiết phải làm rõ thành phần của OBK-5 có thuộc thành phần cấm hoặc hạn chế sử dụng hay không. Dù sao cũng rất hoan nghênh những nghiên cứu thực tiễn phục vụ sự phát triển của nước nhà The Protoss.
 
Chỉnh sửa cuối:

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,877
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Mấy cái này tranh luận chán rồi giờ các bác mới bới nó lên, bốc phét với nhau cho sướng ấy mà chứ có làm được gì đâu. Từ hồi tháng 8 đến giờ nghỉm củ tỏi rồi.
VN nhà mình được cái nhiều ông siêu thỉnh thoảng nghĩ ra cái gì đấy to tát chả để làm gì, hết xăng dầu rồi đến công thức Enstein này nọ;
Em đoán chừng cứ theo chu kỳ thế này đôi tháng nữa sẽ có 1 ổng VN chế đc ra con xe civic đi 100km hết có 1lit xăng giá rẻ bằng 1/10 của Honda.
 

Ian

Xe điện
Biển số
OF-382
Ngày cấp bằng
18/6/06
Số km
3,901
Động cơ
618,870 Mã lực
Nơi ở
Lênh đênh 4 biển
Website
www.americandoor.vn
6 triệu $ thì Petrolimex mua cái một, quá nhỏ, thế rột cuộc thì bác KS Hải đã giàu chưa hay lại đang tiếp tục mày mò nghiên cứu tiếp thế? Hay là giảm giá còn 1 triệu thôi, em đưa lên sàn Giao dịch ý tưởng tại Sài Gòn cho
 

humxam

Xe hơi
Biển số
OF-2421
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
172
Động cơ
566,410 Mã lực
Mỗi một loại động cơ khi sản xuất ra đã được quy định một tỷ số nén nhất định bởi nhà sản xuất, nghĩa là ứng với nó là loại nhiên liệu có chỉ số nhất định(với xăng là chỉ số ốc tan còn Diezel là chỉ số xê tan)

Vì vậy mới có chuyện có loại xe chạy xăng A90, A92, A95... (với xe F1 phải chạy xăng có chỉ số trên 100 - là loại đặc biệt)

Nói một cách chính xác là chỉ số ốc tan là đại lượng đặc trưng cho tính chống kích nổ của động cơ xăng và đương nhiên là nó phải phụ thuộc và tỷ số nén của động cơ.

Bây giờ, ta giả sử xe đang chạy xăng A92, đổi sang xăng C95, theo bài đăng ở trên thì xăng C95 có chỉ số ốc tan cao hơn xăng A92. Do có chỉ số ốc tan cao hơn nên nếu không cải biến lại bộ chế hòa khí thì dẫn tới việc xăng sẽ không được xé tơi hết trong họng khuyếch tán của động cơ. Không được xé tơi (để tạo thành hỗn hợp hơi xăng và không khí, ta gọi là hòa khí) nghĩa là hòa khí sẽ khó cháy hơn, lượng cháy không hết đó sẽ được thải ra ngoài theo đường ống thải của động cơ => đương nhiên là không tốt : vừa tốn tiền, hiệu suất của động cơ không cao lại ô nhiêm môi trường( làm gì có chuyện giảm ô nhiêm môi trường 5 lần so với xăng A92)

Đấy là ta xét với động cơ mới, còn với động cơ cũ, tình trạng còn tồi tệ hơn vì bộ hơi không còn nguyên vẹn (tụt hơi).Chắc chăng có ai mua xăng có chỉ số ốc tan cao cho xe cũ chạy cả

:D :D :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top