[Funland] Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có nguy hiểm không?

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đầu năm 2016, tình trạng xâm nhập mặn tăng cao tại đồng bằng sông Cửu Long. Có nguy hại, nhưng cũng không phải là tuyệt vọng. EM lập thớt này để tập hợp những quan điểm, đánh giá, thực trạng cho các cụ mợ cùng xem ạ.

1.Bản đồ xâm nhập mặn

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Các nhà khoa học tính thế này

Theo đánh giá của ADB, đến năm 2070, dòng chảy vào tháng cao điểm của sông Mekong dự báo tăng 41% ở đầu nguồn và 19% ở vùng đồng bằng. Còn vào các tháng mùa khô, dòng chảy giảm khoảng 24% ở thượng nguồn và 29% ở vùng Đồng Bằng.

Dòng chảy mùa kiệt ở lưu vực sông Hồng giảm 19%; mực nước lũ có thể đạt cao trình +13,24 xấp xỉ cao trình đỉnh đê hiện nay +13,40 (Báo cáo Viện Quy hoạch Thuỷ lợi). Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn.

Do chế độ mưa thay đổi cùng với qúa trình đô thị hoá và công nghiệp hoá dẫn đến nhu cầu tiêu nước gia tăng đột biến, nhiều hệ thống thuỷ lợi không đáp ứng được yêu cầu tiêu, yêu cầu cấp nước.

Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, nguồn nước sạch sẽ trở nên khan hiếm, có khoảng 8,4 triệu người Việt Nam thiếu nước ngọt vào năm 2050.

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Còn ở phía Nam thì thế này

Hàng năm, mặn thường xuất hiện trên vùng các cửa sông ĐBSCL từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, với đỉnh điểm là cuối tháng 4 và đầu tháng 5.

 

oto2banh1618

Xe điện
Biển số
OF-23278
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
4,350
Động cơ
529,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội thân yêu
Vị trí nằm ở thượng nguồn mekong của TQ cũng khiến nc này sở hữu 1 thứ vũ khí khủng dùng để thương lượng các vde khác
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,869
Động cơ
574,706 Mã lực
Trong nguy bao giờ cũng vẫn có cơ. Các vùng đất ngập mặn, nếu oánh giá nguy cơ không thể hoặc quá tốn kém để ngăn chặn hoặc thau chua rửa mặn thì có thể nghiên cứu nuôi thuỷ sản nước lợ. Biến đổi khí hậu, cạn kiệt dòng chảy đương nhiên là nguy hiểm- nhưng phải ngâm cứu xem có lối thoát ko chứ
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
E thấy nếu ảnh hưởng mạch nước ngầm gây nhiễm phèn nước sinh hoạt thì nguy hiểm còn về kinh tế hôm nọ có đọc bài phân tích sống chung với nước ngập mặn thì có Khi lại có lợi hơn trồng lúa
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
hai vùng ĐBSCL và ĐBSH chiếm 66,6% diện tích lúa cả năm và gần 70% sản lượng thóc cả nước, điều này có nghĩa là thóc gạo hàng hóa tập trung chủ yếu ở hai vùng này, ở các vùng còn lại, sản xuất lúa gạo chỉ đủ hoặc chưa đủ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.

Trong điều kiện đó, sản xuất lúa gạo gắn với an ninh lương thực trên quy mô cả nước (tầm quốc gia) phụ thuộc vào tính ổn định và bền vững của sản xuất lúa gạo ở hai vùng ĐBSCL và ĐBSH, vừa có chức năng cung cấp cho nhu cầu của nội vùng, đáp ứng nhu cầu bị thiếu hụt ở các vùng khác, đặc biệt là hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên và cung cấp nguồn gạo cho dự trữ quốc gia và xuất khẩu.

Nhưng ĐBSCL và ĐBSH là những vùng đất thấp, nằm sát biển, dễ bị ngập lũ, dễ bị nhiễm mặn trên diện rộng khi nước biển tăng cao.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
E thấy nếu ảnh hưởng mạch nước ngầm gây nhiễm phèn nước sinh hoạt thì nguy hiểm còn về kinh tế hôm nọ có đọc bài phân tích sống chung với nước ngập mặn thì có Khi lại có lợi hơn trồng lúa
Đầu tiên phải có lúa đủ ăn đã, sau đó mới tính đến nuôi thủy sản nước lợ hay nước mặn.
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,869
Động cơ
574,706 Mã lực
Theo em an ninh lương thực là khẩu hiệu của mấy ông UN và NGO để doạ dẫm và kiếm dự án là chính. Xét về tổng thể hàng năm Việt Nam đầu tư chưa đến 2% GDP cho nông nghiệp, nhưng nông nghiệp vẫn tăng trưởng trên 3% (cao hơn mức tăng dân số), giá nông sản thì bấp bênh, thường theo hướng lỗ là chính; tỷ trọng nông nghiệp trong GDP thì càng ngày càng teo lại. Giữ đất trồng lúa làm gì trong khi hiệu quả không cao, quy mô manh mún. Thà chuyển đổi đất đai sang lĩnh vực khác, tăng đầu tư cho nông nghiệp, tư hữu và tích tụ ruộng đất để nâng cao tỷ lệ tăng trưởng sẽ hiệu quả và đảm bảo an ninh hơn nhiều; dân Do thái nó trồng 27 tấn ngô/ha/vụ trong khi dân Việt Nam chăm lòi tỹ ra cũng chỉ quanh 6-7 tấn- an ninh lương thực như thế để giải quyết câu chuyện gì ạ?
 

okiavn

Xe máy
Biển số
OF-409629
Ngày cấp bằng
10/3/16
Số km
86
Động cơ
225,370 Mã lực
Tuổi
35
theo em nên chuyển đổi ngành nghề. chứ trồng lúa bn xuất khẩu cũng có đạt đc bao nhiêu đâu
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Đầu tiên phải có lúa đủ ăn đã, sau đó mới tính đến nuôi thủy sản nước lợ hay nước mặn.
Nông dân ĐBSCL bây giờ chán trồng lúa rồi lão Lầm:D Theo báo cáo của Bộ thì mỗi năm có trên 50.000 ha đất trồng lúa bị mất đi để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, sân golf ... nhưng cái chính là vì người nông dân đã chán trồng lúa rồi lão ợ :))
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Nông dân ĐBSCL bây giờ chán trồng lúa rồi lão Lầm:D Theo báo cáo của Bộ thì mỗi năm có trên 50.000 ha đất trồng lúa bị mất đi để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, sân golf ... nhưng cái chính là vì người nông dân đã chán trồng lúa rồi lão ợ :))
Ko đơn giản thế ạ. Cả nước còn rất nhiều vùng ko trồng đủ lúa ăn. ĐB SCL và ĐB SH phải lo việc này cho cả nước, sau đó mới tính giá trị kinh tế khác ạ.
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,869
Động cơ
574,706 Mã lực
Đây là ý kiến của GS Võ Tòng Xuân, không hiểu sao bài viết này của GS không được phổ biến rộng rãi
"... Xin đừng quá bi quan trước hiện tượng lúa bị chết mặn như báo chí đã loan tin. Họ không loan tin về các nông dân nhờ có nước mặn mà nuôi tôm rất thành công (giá trị gấp 3-4 lần lúa), và họ không hề lên tiến dùm những nông dân nuôi tôm bị chết vì thiếu nước mặn do địa phương ngăn mặn để cứu lúa, nhưng lúa không đủ nước ngọt nên lúa cũng thiệt hại theo tôm.
Đây là lỗi của Bộ Nông nghiệp và chánh quyền các tỉnh có bờ biển tiếp giáp, chỉ biết trồng lúa-lúa-lúa bất chấp thiên nhiên không cho phép, họ tốn hàng chục ngàn tỉ đồng để làm ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nhưng kết quả là nước ngọt vẫn không đủ cho ngọt hóa. Chỉ mấy ông làm thủy lợi mới hưởng lợi vì có ximăng, sắt thép, bê tông để xơi.
Chúng ta đều thấy rằng thời kỳ cả nước ai ai cũng lo cho an ninh lương thực đã qua rồi vì nay ta sản xuất dư thừa để xuất khẩu 7-8 triệu tấn/năm với giá bèo như vậy. Nông dân trồng lúa của ta đã 40 năm rồi mà vẫn là những người nghèo, họ bị hô hào phải trồng lúa thật nhiều (để cho người ta được thăng quan tiến chức). Đã đến lúc cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và các phương tiện truyền thông do Ban Tuyên Giáo chỉ đạo phải đổi mới tư duy làm kinh tế, chọn lựa hướng sản xuất và tìm đầu ra cho các hướng đó thế nào để có giá trị cao hơn mà không tiêu xài quá nhiều nước ngọt – tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.
Tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua… một cách bền vững hài hòa thiên nhiên. Những vùng theo hệ thống lúa-tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa.
Chúng ta hãy thay đổi tư duy, không buộc nông dân trồng lúa quá nhiều để cho quan lên chức và nuôi dân các nước khác có ăn để họ làm giàu nhờ sản xuất các sản phẩm giá trị hơn lúa..."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đây là ý kiến của GS Võ Tòng Xuân, không hiểu sao bài viết này của GS không được phổ biến rộng rãi
"... Xin đừng quá bi quan trước hiện tượng lúa bị chết mặn như báo chí đã loan tin. Họ không loan tin về các nông dân nhờ có nước mặn mà nuôi tôm rất thành công (giá trị gấp 3-4 lần lúa), và họ không hề lên tiến dùm những nông dân nuôi tôm bị chết vì thiếu nước mặn do địa phương ngăn mặn để cứu lúa, nhưng lúa không đủ nước ngọt nên lúa cũng thiệt hại theo tôm.
Đây là lỗi của Bộ Nông nghiệp và chánh quyền các tỉnh có bờ biển tiếp giáp, chỉ biết trồng lúa-lúa-lúa bất chấp thiên nhiên không cho phép, họ tốn hàng chục ngàn tỉ đồng để làm ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nhưng kết quả là nước ngọt vẫn không đủ cho ngọt hóa. Chỉ mấy ông làm thủy lợi mới hưởng lợi vì có ximăng, sắt thép, bê tông để xơi.
Chúng ta đều thấy rằng thời kỳ cả nước ai ai cũng lo cho an ninh lương thực đã qua rồi vì nay ta sản xuất dư thừa để xuất khẩu 7-8 triệu tấn/năm với giá bèo như vậy. Nông dân trồng lúa của ta đã 40 năm rồi mà vẫn là những người nghèo, họ bị hô hào phải trồng lúa thật nhiều (để cho người ta được thăng quan tiến chức). Đã đến lúc cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và các phương tiện truyền thông do Ban Tuyên Giáo chỉ đạo phải đổi mới tư duy làm kinh tế, chọn lựa hướng sản xuất và tìm đầu ra cho các hướng đó thế nào để có giá trị cao hơn mà không tiêu xài quá nhiều nước ngọt – tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.
Tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua… một cách bền vững hài hòa thiên nhiên. Những vùng theo hệ thống lúa-tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa.
Chúng ta hãy thay đổi tư duy, không buộc nông dân trồng lúa quá nhiều để cho quan lên chức và nuôi dân các nước khác có ăn để họ làm giàu nhờ sản xuất các sản phẩm giá trị hơn lúa..."
Những con số cụ thể

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Các nguyên nhân xâm nhập mặn gia tăng:

-Nước biển dâng

-Nước thượng nguồn giảm

-Gia tăng khai thác nước mặt

-Nhiệt độ tăng, nước bốc hơi
 

The Tank

Xe container
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
5,507
Động cơ
501,031 Mã lực
Giờ ăn đạm nhiều rồi nên ăn gạo ít, e nghĩ giảm dt trồng lúa dần đi. Chất lượng gạo cũng có cạnh tranh đc các nước khác đâu. ANLT phải gió gì.
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,894
Động cơ
493,394 Mã lực
Cháu có cách sang Hà Lan nghiên cứu vụ xây đê bao để giữ nước lại. Đắt cũng làm được nếu bớt được mấy thằng Vina Xin.
 

Trục

Xe ngựa
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
25,161
Động cơ
753,182 Mã lực
Đất nông nghiệp làm các dự án xây dựng thì ngọt mặn cũng như nhau. Kệ, 5 năm sau ta lại làm ván mới. Hết khóa là ấm rồi cụ Lầm nhỉ?
 

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
6,356
Động cơ
480,339 Mã lực
Lo thế sao vùng nam định thái bình đi làm khu công nghiệp trên đất trồng lúa là răng
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,869
Động cơ
574,706 Mã lực
70% giống lúa lai là nhập của Trung quốc, nói an ninh lương thực là nói đùa!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top