- Biển số
- OF-308850
- Ngày cấp bằng
- 22/2/14
- Số km
- 6,040
- Động cơ
- 576,258 Mã lực
Nhảy vào otofun truyền đạo là 1 sai lầm. Trong đây các offer thì chủ đề chịch xoạc được quan tâm hàng đầu.
Câu nào từ đầu mình nói là có Chúa này kia nhỉ?Luận điệu này nghe quen rồi cụ ạ. Một loạt các bài kiểu như nhà khoa học này, bác học kia tin là có trúa tạo ra cái này cái kia hoặc cái gì đó tương tự.
Đề nghị admin gô cổ mấy thành phần truyền đạo trá hình này vào (rất có thể là tin lèo, nước lèo, hủ tiếu gì đó)
Dẫn giải lệ CA phường.
Vẫn đang tiến hoá cụ eh. Vì trong 1000 năm nữa khỉ -> bị nấu cao hết.Em cũng thấy thuyết tiến hóa có chỗ vẫn lỏng lẻo, vì sao Khỉ tiến hóa thành Người, rồi đến giờ lại thôi không tiến hóa nữa ?! Đã là thuyết tiến hóa thì nó vẫn phải diễn ra liên tục chứ !? Hiện tại thì "mọi tiến trình tiến hóa" có vẻ như dừng hết rồi...Hơi lạ...
Đọc ko hiểu dc hết, vodka cụ vì bài sưu tầm.Những thách đố cho khoa học (phần 1)
Xác suất chỉ độ 1/10^40,000 các cụ ạ
em thích xem mấy cái này, đọc thấy hay ho thì đăng chứ k có ý là có đấng này kia hay là thuyết tiến hóa sai, thấy sự sống thật là kỳ diệu
thuyết tiến hóa là giai đoạn sau khi sự sống hình thành
còn việc ngẫu nhiên sự sống đầu tiên hình thành thì có vẻ không phải thứ thuyết tiến hóa cần phải giải thích
(thuyết nào thì cũng chỉ có tính tương đối) giống như thuyết vạn vật hấp dẫn, tương đối hẹp rộng, lượng tử, chỉ đúng ở phạm vi nào đó mà thôi nhể các bác.
https://vnexpress.net/khoa-hoc/nhung-thach-do-cho-khoa-hoc-phan-1-1999170.html
https://congnghe.vn/muc/kham-pha/tin/xac-suat-de-su-song-hinh-thanh-tu-phat-theo-thuyet-tien-hoa-la-nho-den-khong-tuong-2056013
Những gì thuộc về khoa học thường đối nghịch với tôn giáo. Song, cũng có nhiều nhà khoa học lớn tin rằng Thượng đế đã sáng tạo ra vũ trụ và con người. Họ thành lập Hiệp hội các nhà khoa học tin vào sự sáng tạo, và dựa vào chính những nghiên cứu của mình để chứng minh cho niềm tin đó.
Có phải Thượng đế đã tạo ra sự sống?
Trong số những vấn đề chính mà họ đưa ra, có: Nguồn gốc sự sống và thuyết tiến hóa trong sinh học; Đại hồng thủy - truyền thuyết hay sự thật; Chúng ta đang ở đâu trong vũ trụ; Bí hiểm của biểu tượng ngôn ngữ và vấn đề tồn tại khách quan.
1- Nguồn gốc sự sống và thuyết tiến hóa trong sinh học
"Sự sống trên trái đất sinh ra từ đâu?" là câu hỏi có lẽ xa xưa như chính lịch sử con người. Tín đồ Thiên chúa giáo đương nhiên cho rằng Chúa trời tạo ra sự sống trên trái đất. Ngược lại, các nhà khoa học vô thần không bao giờ tin vào một đấng Chúa trời mà con người không hề nhìn thấy, mô tả và chứng minh là có được.
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, sự sống trên trái đất bắt đầu từ "sự không sống". Nói cách khác, vật chất sống (hữu cơ) được sinh ra từ sự tương tác ngẫu nhiên của vật chất vô cơ, là loại vật chất không sống hay vô sinh. Thoạt đầu, trên trái đất chỉ toàn chất vô cơ, không hề có mặt bất cứ vật chất hữu cơ nào, dù với cấu trúc hóa học đơn giản nhất. Các chất vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau thành những phức hợp hóa học ngày càng phức tạp, rồi đến một thời điểm (khoảng 3-4 tỷ năm trước) đại phân tử hữu cơ có chứa cả 4 nguyên tố, carbon, hydro, oxy và nitơ - phân tử protein đầu tiên, ra đời. Với cấu trúc bậc 4 (cấu trúc không gian), chất protein có một khả năng đặc biệt mà chất vô cơ không có được đó là trao đổi chất. Sự sống đầu tiên hình thành.
Với khả năng trao đổi chất, và sau hàng tỷ năm tiến hóa, chất protein trải qua một quá trình tự tổ chức đã hình thành một cơ thể hoàn chỉnh đầu tiên, gồm 1 tế bào sống, tương tự tế bào vi khuẩn mà ta biết ngày nay. Hàng tỷ năm nữa trôi qua, các cơ thể đơn bào phát triển thành đa bào, rồi cứ thế, cơ thể sống ngày càng trở nên phức tạp tinh vi cho đến khi đạt được trình độ rất cao của quá trình tiến hóa thì con người ra đời.
Từ lâu, học thuyết tiến hóa đã được coi là một mẫu mực khoa học dùng để giải thích hiện tượng khách quan và phổ biến đến mức mọi học sinh phổ thông trung học cũng hiểu được nó, chí ít ở mức sơ lược nhất: sự sống bắt nguồn từ thế giới vô cơ.
Ngược với thuyết tiến hóa, các nhà khoa học theo thuyết sáng tạo cho rằng không thể có một sự tiến hóa ở bậc vĩ mô (tức toàn sự sống). Và tất nhiên không thể có chuyện sự sống bắt đầu từ việc kết hợp ngẫu nhiên các nguyên tố trong thế giới vô cơ. Họ dựa vào các lập luận sau:
Thứ nhất, khả năng thế giới vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau để thành vật chất sống (protein) là không có, cho dù các nhà theo thuyết tiến hóa lập luận "có thể được với cả tỷ năm trời".
Cứ ước tính (khá lỏng) rằng toàn bộ vũ trụ chứa 10^80 nguyên tử, số tương tác giữa các nguyên tử trong một giây cho một nguyên tử là 10^12 (một nghìn tỷ tương tác trong một giây) và tuổi của vũ trụ là 10^18 giây (tương đương 30 tỷ năm, trong khi đa số các nhà thiên văn học cho rằng con số đó khoảng 15 tỷ năm). Vậy, tổng số các phản ứng có thể xảy ra kể từ khi vũ trụ ra đời, trong toàn bộ khoảng không là 10^110.
Bây giờ hãy bắt đầu với một cơ thể sống đơn giản nhất, cơ thể đơn bào hay tế bào vi khuẩn. Một tế bào vi khuẩn đơn giản nhất cũng cần tối thiểu khoảng 1.000 loại protein. Để đơn giản hóa, cứ coi đã có sẵn 999 loại, chỉ cần một phân tử protein cuối cùng nữa là ta có một tế bào sống. Mặc dù trong thiên nhiên có cả trăm loại axit amin, là “viên gạch” có thể xây dựng “bức tường protein”, nhưng hãy chỉ lấy 20 loại, là số lượng mà khoa học hiện tại đã đoan chắc tìm thấy trong cơ thể sống. Cũng lại cho qua một thực tế là chỉ những axit amin “đối xứng tay trái” mới có thể dùng được để xây bức tường sống. Và cũng không tính đến một thực tế là, do các động thái hóa học rất đặc biệt, để tạo ra một chuỗi polypeptid (một mẩu nhỏ của phân tử protein) ở môi trường ngoài cơ thể sống là việc cực kỳ khó khăn. Bây giờ hãy tập trung vào khả năng kết hợp ngẫu nhiên để có được một phân tử protein cuối cùng gồm 200 axit amin, một số lượng rất khiêm tốn.
Các bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm đã chứng tỏ rằng, để protein có được cấu trúc ba chiều (là điều kiện tiên quyết để nó thực hiện chức năng sống), ít nhất một nửa trong tổng số các điểm nối giữa các axit amin phải được xác định theo một trình tự nhất định. Như vậy phân tử protein cuối cùng cần ít nhất 100 “điểm kết nối xác định”. Tổ hợp các kết hợp giữa 20 axit amin với 100 điểm kết nối xác định đạt đến con số 20^100 hay 10^130, các phản ứng ngẫu nhiên. Chưa nói đến thời gian và số lượng phản ứng cần thiết cho việc tạo ra các axit amin, thì tổng số các phản ứng ngẫu nhiên này đã lớn hơn 100 tỷ tỷ (10^20) lần tổng số các phản ứng có thể có giữa các nguyên tử trong toàn bộ vũ trụ, kể từ khi nó ra đời đến nay (10^110).
Đấy mới chỉ là 1 trong số hàng nghìn protein cần thiết cho cơ thể sống ban đầu.
Thứ hai, còn hắc búa hơn nữa cho các nhà theo thuyết tiến hóa là cấu trúc ADN, được coi là phần tinh túy nhất của sự sống.
Bỏ qua chuyện tuổi vũ trụ có tương đương với thời gian cần thiết tối thiểu để tạo ra ADN đầu tiên hay không (mà chắc chắn theo bài toán xác suất trên, quả là không thể xảy ra được). Ta tập trung vào một khía cạnh khác khi nói đến cấu trúc sống này. Mỗi một chuỗi đơn ADN là một đại polymer gồm hơn 1 tỷ phân tử. Khoảng một phần ba (333 triệu) trong số đó được chương trình hóa bằng 1 trong 4 bazơ nitơ. Theo luật kết hợp ngẫu nhiên của thuyết tiến hóa, sẽ có khoảng 122 x 10^32 cấu trúc ADN có thể có. Lại giả thuyết chỉ cứ 1 tỷ cấu trúc như vậy mới có một là có khả năng tạo ra sự sống, số còn lại sẽ là 122 x 10^23. Giả thiết tiếp là tỷ lệ sống sót của ADN qua một tỷ năm tiến hóa chỉ là một phần tỷ, vậy hiện lúc này phải còn 122 x 10^14, tức 12.200.000.000.000.000 ADN trong tự nhiên.
Có vấn đề gì với con số này? Vấn đề là ở chỗ, theo logic của thuyết tiến hóa, mỗi loài cần có một cấu trúc ADN riêng (vì thế loài này khác loài kia), vậy với 122 x 10^14 dạng cấu trúc ADN còn tồn tại đến ngày nay, tổng số loài sinh vật hiện có cũng phải tương đương là 122 x 10^14 . Song theo ước tính của các nhà tiến hóa luận, tổng số loài trên trái đất kể từ khi sự sống xuất hiện đến nay chỉ đạt con số khiêm tốn từ 2 đến 3 triệu loài, cả mấy tỷ lần nhỏ hơn số loài cần có. "Vậy - những người ủng hộ thuyết sáng tạo đặt câu hỏi - ADN là sản phẩm của quá trình kết hợp ngẫu nhiên các nguyên tố trong thiên nhiên hay do “Ai đó” sáng tạo nên theo một thiết kế định sẵn?".
bài số 2
https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/xac-suat-su-song-co-the-hinh-thanh-tu-phat-theo-thuyet-tien-hoa-la-nho-den-khong-tuong.html
Làm thế nào để 20 loại acid amin thuận tay trái trong tự nhiên ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau để tạo ra sự sống đầu tiên? Theo toán học, xác suất để điều đó xảy ra chỉ khoảng. Làm thế nào để 2000 enzym xuất hiện củng một lúc để tạo ra tế bào đầu tiên? Xác suất của sự kiện đó khoảng. Những con số này chứng tỏ sự sống KHÔNG THỂ hình thành tự phát!
Quý độc giả lưu ý:
Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:
Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo.
- Sự thật về thuyết tiến hóa (trình bày các luận cứ chất vấn học thuyết Darwin)
- Hệ lụy của thuyết tiến hóa (trình bày các ảnh hưởng có hại đối với xã hội của học thuyết Darwin)
Thuyết tiến hóa giải thích tính đa dạng của thế giới sinh học thông qua chuỗi tiến hóa: trong đó A là sinh vật đầu tiên và Z là sinh vật cuối cùng.
Câu hỏi lập tức nẩy sinh: Sinh vật đầu tiên là cái gì? Nó từ đâu mà ra? Nói cách khác: Nguồn gốc sự sống là gì? Nếu không trả lời được câu hỏi đó thì thuyết tiến hóa sẽ sụp đổ.
Thủa ban đầu, bầu khí quyển trên trái đất khác xa bầu khí quyển hiện nay. Khí oxy tự do hầu như không có. Các nguyên tố nitrogen, hydrogen và carbon tạo thành carbon dioxide, methane, ammonia và nước. Khi các tia sét và tia tử ngoại tác động vào hỗn hợp các khí này và hơi nước thì đường và acid amin được tạo ra. Những hỗn hợp phân tử đó trôi dạt xuống biển hoặc những khối nước khác. Qua một thời gian dài, đường, acid và những chất hỗn hợp khác cô đặc lại thành “nồi soup tiền sinh thái”, trong đó acid amin ngẫu nhiên kết hợp với nhau để tạo thành protein. Nói rộng ra, các hợp chất khác gọi là nucleotide hợp lại thành từng chuỗi và trở thành acid nucleic, chẳng hạn như DNA. Những phân tử protein và DNA tình cờ gặp nhau, nhận ra nhau và ôm ghì lấy nhau. Thế là tế bào đầu tiên hình thành!Đó là một câu hỏi khó, rất khó, thậm chí sẽ không bao giờ có câu trả lời. Đã hơn 150 năm trôi qua kể từ ngày câu hỏi đó được nêu lên, đến nay vẫn không có câu trả lời. Đúng ra, thuyết tiến hóa đã đưa ra một câu trả lời, nhưng không phải câu trả lời có cơ sở khoa học, mà chỉ là một GIẢ THUYẾT – giả thuyết về “nồi soup nguyên thủy” với nội dung chính sau đây:
Toàn bộ kịch bản nói trên chỉ là một câu chuyện thần tiên tưởng tượng 100%. Rất nhiều tình tiết không thể kiểm chứng và sẽ không bao giờ có thể kiểm chứng. Chẳng hạn, làm thế nào mà biết bầu khí quyển xa xưa khác xa hiện nay? Tóm lại, không có bất cứ một bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết “nồi soup nguyên thủy”, trong khi có hàng trăm lý do để bác bỏ nó. Toán học là một lý do.
Lý thuyết xác suất bác bỏ giả thuyết nồi soup nguyên thủy
Trong kịch bản nói trên, có một tình tiết quan trọng, đó là acid amin ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau để tạo thành protein. Mặc dù acid amin là một thành phần cơ bản của sự sống như ta thấy ngày nay, nhưng liệu chúng có thể NGẪU NHIÊN tập hợp lại với nhau để tạo thành protein không?
Để trả lời câu hỏi này, cần biết rằng khoa học ngày nay đã biết trong tự nhiên có 100 loại acid amin khác nhau, nhưng chỉ có 20 loại có mặt trong sự sống (sự sống chỉ sử dụng 20 loại). Hơn thế nữa, tất cả 20 loại acid amin này đều thuận tay trái. Vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để 20 loại acid amin thuận tay trái trong tự nhiên ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau để tạo thành protein?
Sẽ không giải được bài toán trên nếu không biết một định luật cơ bản của sự sống: Định luật sự sống bất đối xứng hay Định luật sự sống thuận tay trái do Louis Pasteur khám phá ra năm 1848, khi ông mới 26 tuổi.
Độc giả nào cần tìm hiểu kỹ nội dung và ý nghĩa của định luật này, xin đọc bài báo sau đây:
Bài hôm nay chỉ xin nhắc lại một cách sơ lược rằng cùng một hợp chất hữu cơ có thể có 2 dạng cấu trúc phân tử đối xứng gương với nhau, giống như bàn tay phải và bàn tay trái. Chẳng hạn như phân tử trong hình dưới đây.
Về mặt lý thuyết, đối với một hợp chất hữu cơ, xác suất để xuất hiện hai dạng cấu trúc đó là như nhau: tỷ lệ 50-50. Nhưng điều kỳ lạ là hợp chất hữu cơ trong các tế bào sống chỉ có cấu trúc bàn tay trái (chỉ thuận tay trái). Pasteur khám phá ra điều này khi ông nghiên cứu tinh thể acid tartaric. Trong khi acid tartaric do con người chế tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp (gọi là acid paratartaric) xuất hiện cả hai loại cấu trúc ban tay phải và bàn tay trái với tỷ lệ 50-50 thì acid tartaric chiết xuất từ sự sống (bã nho) chỉ có phân tử thuận tay trái. Với trực giác thiên tài, Pasteur đã tổng quát hóa nhận xét đó thành một định luật, rằng tính chất thuận tay trái là đặc trưng của sự sống – ở đâu có sự sống, ở đó có phân tử chỉ thuận tay trái, và ngược lại, ở đâu có phân tử chỉ thuận tay trái, ở đó có sự sống.
Qua hơn 150 năm thử thách, định luật này được kiểm chứng là tuyệt đối đúng – không có bất cứ một trường hợp thực tế nào trái với nó. Giới tiến hóa rất khó chịu, vì bị định luật này thách thức, nhưng họ vẫn phải thừa nhận đó là một sự thật khó hiểu của sự sống.
Áp dụng định luật này vào trường hợp của acid amin, chúng ta có nhận xét sau đây: trong 100 loại acid amin có trong tự nhiên, những acid amin có hai loại cấu trúc thuận tay phải và thuận tay trái với tỷ lệ 50-50 đều không có mặt trong sự sống, trong khi những loại acid amin được sự sống sử dụng đều có cấu trúc thuận tay trái.
Thật thú vị để nhắc lại một chút về thí nghiệm Urey-Miller năm 1953, một thí nghiệm đã được nhiều báo chí thời đó quảng cáo rùm beng là đã “chế tạo ra sự sống”, gây chấn động dư luận. Nhưng thực ra đó là chuyện phóng đại – Miller chỉ chế tạo được một vài loại acid amin, nhưng đều là những acid amin không sống, tức là những acid amin có cấu trúc đối xứng (phân tử thuận tay phải và thuận tay trái có mặt với tỷ lệ ngang bằng). Hóa ra thí nghiệm này có tác dụng ngược: nó cảnh báo rằng sự sống không thể tạo ra từ vật chất không sống! Sự sống đòi hỏi phải có những phân tử CHỈ THUẬN TAY TRÁI, và đó là điều vượt quá khả năng của con người. Bản thân Miller 40 năm sau đã thú nhận với tạp chí Scientific American rằng “Vấn đề nguồn gốc sự sống thực ra khó hơn tôi và hầu hết những người khác dự kiến” (xem thêm về thí nghiệm Miller và vấn đề sự sống thuận tay trái ở phần Phụ Lục).
Năm 1969, giáo sư sinh học Dean Kenyon, người từng tin vào học thuyết Darwin, kết luận: “Về cơ bản, không thể tin được là vật chất và năng lượng không cần ai giúp mà tự tổ chức thành các hệ thống có sự sống”.
Thật vậy, hiện nay tất cả các nhà khoa học đều thừa nhận rằng không thể nào giải thích nổi tại sao sự sống chỉ thuận tay trái. Đó là một bí mật vĩ đại, một trong những thách đố lớn nhất của tự nhiên.
Bế tắc trong việc giải mã thách đố này, gần đây các nhà tiến hóa quay sang “đổ tội” cho vũ trụ, rằng sự sống thuận tay trái nằm ở đâu đó trong vũ trụ, và vũ trụ đã mang sự sống đó đến trái đất. Việc đổ thừa này không làm thay đổi nội dung cốt lõi của bài toán, nó chỉ chuyển địa điểm của bài toán từ trái đất lên vũ trụ mà thôi.
Vậy đã đến lúc thử tính xem xác suất để 20 loại acid amin cần cho sự sống (thuận tay trái) ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau để tạo thành protein là bao nhiêu? Xác suất này không phụ thuộc vào bài toán ở trên trái đất hay ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ.
Đây là một bài toán xác xuất điển hình, rất thú vị, có thể dùng làm một bài tập mẫu trong lý thuyết xác suất cho học sinh và sinh viên thực hành.
Để cho dễ hiểu, ta hãy hình dung các acid amin trong tự nhiên như những hạt đậu trong đống đậu trong hình vẽ dưới đây, trong đó hạt đậu đỏ là acid amin thuận tay trái, hạt đậu trắng là acid amin thuận tay phải.
Chú ý rằng trong đống đậu lẫn lộn trắng/đỏ ấy có 100 loại hạt đậu khác nhau, và có 20 loại cần cho sự sống. Khi đó xác suất để 20 loại acid amin cần thiết cho sự sống ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau sẽ tương đương với xác suất để xúc ngẫu nhiên một mẻ đậu trong đống đậu sao cho mẻ xúc nhận được toàn những hạt đậu mầu đỏ, và tất cả các hạt đậu mầu đỏ này đều là loại cần cho sự sống. Vậy xác suất để xúc được một mẻ đậu như thế là bao nhiêu? Chỉ cần lẫn một loại hạt không đúng với mong muốn đều sẽ dẫn tới thất bại trong việc hình thành protein, tức là sự sống không thể xuất hiện. Sự sống cần nhiều loại protein khác nhau, nên thực tế bài toán vô cùng phức tạp. Nhưng dù giả sử chỉ cần 1 loại protein xuất hiện thì xác suất cũng đã vô cùng nhỏ, nhỏ đến mức có thể kết luận rằng sự kiện đó không thể xẩy ra. Thật vậy, các nhà toán học đã tính xác suất ấy, và cho biết nó bằng khoảng: (1 trên 10 mũ 113 ).
Trong lý thuyết xác suất, các nhà toán học cho rằng một sự kiện có xác suất nhỏ hơn là đã có thể coi như không bao giờ xẩy ra. Vậy sự kiện có xác suất càng không thể xẩy ra. Để hình dung xác suất này nhỏ như thế nào, chỉ cần hình dung con số 10 mũ 113 lớn đến thế nào – nó lớn hơn số nguyên tử trong toàn vũ trụ (!)
Kết luận: 20 loại acid amin cần cho sự sống không thể ngẫu nhiên kết hợp lại với nhau để tạo ra protein.
Đấy mới chỉ là xác suất để hình thành một loại protein. Thực tế có rất nhiều loại protein, trong đó có những loại protein đóng vai trò sinh tử, thiếu nó thì sự sống sẽ ngừng hoạt động, đó là các enzymes – những proteins đóng vai trò thúc đẩy các phản ứng hóa học bên trong tế bào. Không có những enzymes này, tế bào sẽ chết. Vậy mà có tới 2000 loại enzymes khác nhau! Cơ hội để cùng một lúc ngẫu nhiên có tất cả các enzymes này là bao nhiêu?
Các nhà toán học đã trả lời: xác suất đó vào khoảng . Con số này nhỏ đến nỗi Fred Hoyle, một nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh, phải kêu lên: “Một xác suất nhỏ khủng khiếp… nhỏ đến nỗi sự kiện đó không thể xẩy ra ngay cả trong trường hợp toàn bộ vũ trụ chứa nồi soup hữu cơ”, rồi ông kết luận: “Kết quả tính toán này đã quét sạch tư tưởng về sự sống hình thành tự phát ra khỏi cuộc tranhcãi (về nguồn gốc sự sống), nếu người ta không bị định kiến bởi niềm tin xã hội hoặc do giáo dục khoa học tạo ra (làm cho trở thành bảo thủ ngoan cố)”.
Fred Hoyle lập luận: “Điều hiển nhiên là một chuỗi acid amin nối kết lại với nhau theo một cách nào đó để tạo ra một protein. Song đó không phải là điều quan trọng trong sinh học: vấn đề là trật tự xác định của các acid amin phú cho chuỗi ấy những thuộc tính lạ lùng… Nếu các acid amin được nối lại một cách ngẫu nhiên thì có vô số cách sắp xếp; nhưng đa số cách sắp xếp lại vô ích, không thích hợp với các mục đích của một tế bào sống. Chẳng hạn khi ta xét một enzyme được tạo nên bởi 200 acid amin nối lại với nhau, mà mỗi mẩu nối có khoảng 20 cách sắp xếp, thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng những cách sắp xếp vô ích là một con số khổng lồ, lớn hơn cả số nguyên tử có trong tất cả những thiên hà nhìn thấy được bằng kính viễn vọng mạnh nhất. Đó mới chỉ là một enzyme thôi; còn có khoảng 2000 enzyme khác nữa, mỗi cái có một nhiệm vụ rất khác nhau. Vậy thì làm sao các acid amin có thể ngẫu nhiên nối lại với nhau một cách rạch ròi để tạo nên tất cả những enzyme cần thiết? Vậy thay vì chấp nhận sự sống nẩy sinh nhờ những lực mù quáng của tự nhiên với xác suất cực nhỏ, sẽ là hợp lý hơn khi cho rằng gốc tích sự sống là một hành động trí thức có chủ tâm”.
Chứng ấy lý lẽ tưởng đã quá đủ để bác bỏ câu chuyện thần tiên về “nồi soup nguyên thủy” của Darwin, nhưng sự bác bỏ học thuyết Darwin sẽ còn mạnh mẽ và dứt khoát hơn nữa, nếu ta biết rằng cơ hội thực tế để sự sống hình thành tự phát còn nhỏ hơn cái “xác suất nhỏ khủng khiếp” mà Fred Hoyle đã nói ở trên. Tại sao vậy?
Vì ngay cả trong trường hợp 20 loại acid amin tập hợp lại với nhau, sự sống vẫn chưa hình thành. Muốn có sự sống, phải có tế bào – các acid amin phải được bao bọc trong tế bào, tức là phải xuất hiện màng tế bào.
Nhưng màng tế bào lại là một thành phần quá phức tạp, vượt xa trí tưởng tượng và hiểu biết của Darwin. Nó được tạo nên bởi protein, đường và các phân tử béo. Nhà tiến hóa Leslie Orgel cảm thấy băn khoăn vì càng biết rõ sự thật bên trong sự sống, càng thấy nhiều trở ngại cho việc giải thích sự hình thành sự sống đầu tiên. Ông nói: “Màng tế bào hiện nay bao gồm những ống dẫn và những máy bơm chịu trách nhiệm kiểm soát việc hấp thụ chất dinh dưỡng và đào thải các chất cặn bã, các ions kim loại, v.v. Những ống dẫn này liên quan đến những loại proteins chuyên biệt cao cấp – những loại phân tử không thể có mặt ngay từ lúc khởi đầu cuộc tiến hóa của sự sống”.
Tất nhiên Darwin không hay biết gì về thế giới vô cùng phức tạp bên trong tế bào như ngày nay ta biết. Ông tưởng tế bào đơn giản chỉ là một giọt nguyên sinh chất với vài hợp chất hữu cơ nào đó, và vì thế ông mới táo gan tưởng tượng ra “cái ao nhỏ ấm áp” với những điều kiện môi trường đặc biệt để sự sống có thể nẩy sinh ngẫu nhiên từ vật chất không sống. Xét cho cùng thì Darwin là người giầu trí tưởng tượng nhưng ngây thơ về khoa học.
Phải chăng Darwin là một nhân vật tiêu biểu cho tư tưởng và tính cách Anh, vì ông được triều đình Anh tôn sùng như vĩ nhân? Tôi nghĩ việc tôn sùng này thực ra mang tính chính trị nhiều hơn là khoa học. Những đại diện tiêu biểu nhất về khoa học của nước Anh phải kể đến là Isaac Newton, Lord Kelvin, Paul Dirac,… Tất cả những người này đều tin tưởng tuyệt đối vào Đấng Sáng tạo – tác giả của các định luật tự nhiên.
Gần chúng ta hơn, Fred Hoyle cũng là một người Anh, một nhà toán học và thiên văn học có ảnh hưởng lớn trong nửa sau thế kỷ 20, có tư tưởng đối lập với Darwin 100% khi ông tuyên bố:
“Khả năng để sự sống hình thành tự phát từ vật chất không sống là 1 trên 10 mũ 40.000. Mẫu số này đủ lớn để chôn vùi Darwin cùng với toàn bộ thuyết tiến hóa của ông. Không có nồi soup nguyên thủy, dù trên hành tinh này hoặc trên hành tinh khác, và nếu sự khởi đầu của sự sống không phải do ngẫu nhiên, nó ắt phải là kết quả của một thiết kế thông minh có mục đích”.
KẾT
Theo Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) của Kurt Gödel, không thể thiết lập một hệ tiên đề đầy đủ và phi mâu thuẫn cho toán học. Một cách tổng quát suy ra rằng không thể chứng minh nguyên nhân đầu tiên của bất kỳ một hệ logic nào. Thuyết tiến hóa có tham vọng giải thích được nguyên nhân đầu tiên của sự sống, trái với Định lý Gödel, do đó tham vọng giải thích nguồn gốc sự sống chỉ là một giấc mơ không tưởng. Những kết quả của phép tính xác suất nói trên phù hợp với Định lý Gödel.
Xem video:
Tác giả: Phạm Việt Hưng.
cần gì 1 triệu người xông vào mua. chỉ cần 1 người đầu tiên mua cũng có thể trúngEm thấy thật phí mất 1' đọc lướt từ đầu đến cuối bài báo, viết dài như thế mà chỉ có mỗi 1 ý: các nhà toán học không biết gì về sinh học di truyền bảo thế. Ngoài ra thì bài báo còn dùng thủ pháp ngụy biện về cảm giác xác suất. Xác xuất nhỏ nhưng số phép thử lớn thì chuyện nó xảy ra thậm chí là đương nhiên. Cụ thể, xác suất trúng vietlot cơ bản rất nhỏ, nhưng cho 1 triệu người xông vào mua thì khả năng có 1 người trúng gần như là đương nhiên.
Cụ nói Khỉ tiến hóa thành Người thì chứng tỏ cụ chưa đọc thuyết tiến hóa rồiEm cũng thấy thuyết tiến hóa có chỗ vẫn lỏng lẻo, vì sao Khỉ tiến hóa thành Người, rồi đến giờ lại thôi không tiến hóa nữa ?! Đã là thuyết tiến hóa thì nó vẫn phải diễn ra liên tục chứ !? Hiện tại thì "mọi tiến trình tiến hóa" có vẻ như dừng hết rồi...Hơi lạ...
Em dịch lại ý của cụ Phờ ran xít Cờ rích chút, tiếng Anh chỉ đến mức này, các cụ thông cảm ạ.“An honest man, armed with all the knowledge available to us now, could only state that in some sense, the origin of life appears at the moment to be almost a miracle, so many are the conditions which would have had to have been satisfied to get it going. But this should not be taken to imply that there are good reasons to believe that it could not have started on the earth by a perfectly reasonable sequence of fairly ordinary chemical reactions. The plain fact is that the time available was too long, the many microenvironments on the earth’s surface too diverse, the various chemical possibilities too numerous and our own knowledge and imagination too feeble to allow us to be able to unravel exactly how it might or might not have happened such a long time ago, especially as we have no experimental evidence from that era to check our ideas against.”
– Francis Crick
Nặn thì nặn mẹ nó xịn ngay từ đầu. Ai đời nặn ra thời ăn lông ở lỗ cách đây cả chục ngàn nămĐã lỡ nặn rồi thì nặn cho hợp lý 1 tý. Ai đời khu vệ sinh với khu vui chơi lại sát rạt nhau.
Chắc lại mua bằng chưa tốt nghiệp lớp thiết kế
Em nghĩ không phải theo chỉ thị đâu.Truyền đạo theo chỉ thị đấy, chả phải tâm thần đâu cụ
Lại bố Phạm Việt Hưng, bố này theo đạo nên cố sức lái vấn đề về cái ông chúa.
Đọc chỉ tổ rác, đầy rẫy nguỵ biện.
Xác suất hình thành sự sống một cách ngẫu nhiên là rất nhỏ, vậy xác suất có ông chúa sinh ra đủ thứ thì lớn bao nhiêu?
Vâng. Cái này mấy ông đạo giải thích hộ nhỉ???Hehe. Vậy liệu có khi nào mấy thằng trên trời lại tự hỏi ai đã tạo ra chúng k nhỉ
Chuẩn đó cụ ạĐọc cái này mà loạn hết cả đầu, rút lại một điều cho dễ hình dung là so với xác suất hình thành sự sống này thì xác suất trúng vietlot quá dễ, nếu phát hành và mở thưởng vietlot xảy ra trong khoảnh khắc thì e trúng độc đắc cứ gọi là hàng tỷ tỷ lần mỗi giây phỏng các cụ
Cụ chả hiểu gì về xác suất thống kê cả. Buồn cười quá
Cụ phải hiểu là mọi phép thử xác suất thì khả năng thành công/thất bại đều như nhau. Ví dụ xác suất cụ tung con xúc sắc 2 mặt, mặt đen, mặt trắng đều là 50% thì với mọi lần tung xác suất nó đều là 50%.
Cái này không thể so với trúng sổ xố, vì với trúng xổ số, nghiễm nhiên đã tồn tại 1 kết quả là trúng. Vấn đề chỉ là mua hết các lựa chọn sẽ truy ra lựa chọn trúng cuối cùng. Nó là loại trừ chứ ko phải xác suất đơn thuần.
Vì vậy với xác suất thì cho dù cụ tăng lên N lần thử thì với mỗi lần thử xác suất thành công đều như nhau. Cực cực thấp với khả năng nảy sinh sự sống.