- Biển số
- OF-123
- Ngày cấp bằng
- 8/6/06
- Số km
- 1,472
- Động cơ
- 595,130 Mã lực
- Nơi ở
- USYD
- Website
- nthscc.com.vn
tNguồn: Bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam
Hà Nội, ngày 7/9/2011-- Bộ Y tế hiện đang theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh dịch đang xảy ra tại các địa phương trên toàn quốc. Từ đầu năm 2011 đến 04/9/2011, trên toàn quốc đã ghi nhận 42.673 trường hợp mắc, trong đó có 98 trường hợp tử vong. Trên 3/4 số trường hợp tử vong là trẻ em từ 0-3 tuổi.
Việt Nam đã triển khai các biện pháp phòng chống với nỗ lực giảm sự lây nhiễm bệnh tay chân miệng trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo chính quyền tất cả các tỉnh, thành phố, các Bộ liên quan tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh dịch tay chân miệng. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng, hướng dẫn điều trị bệnh tay chân miệng và triển khai tại các cơ sở y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: "Số trường hợp mắc có thể gia tăng trong những tháng tới khi các trường mầm non, mẫu giáo bắt đầu khai giảng”.
Bệnh tay chân miệng là bệnh do vi rút gây ra chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi và có thể xảy ra đối với người lớn. Vi rút thường gây sốt, đau họng và mụn nước ở bàn tay, bàn chân. Bệnh thường ở mức độ nhẹ và hồi phục trong vòng 7-10 ngày. Bệnh do vi rút đường ruột gây ra (EV). Một trong các chủng gây bệnh là EV71 có thể gây các biến chứng nặng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Tại Việt Nam, tình hình dịch tễ học bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp, EV71 chiếm gần 50% số trường hợp xét nghiệm dương tính với vi rút gây bệnh tay chân miệng.
Vi rút gây bệnh tay chân miệng có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với vi rút tiết ra từ dịch mũi, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, phân bệnh nhân hoặc người lành mang trùng. Vi rút thường lây truyền qua bàn tay và tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm bẩn. Người bị nhiễm vi rút thường dễ truyền bệnh cho người khác trong tuần đầu mắc bệnh. Vi rút gây bệnh tay chân miệng có thể tồn tại trong cơ thể một vài tuần sau khi hết các triệu chứng của bệnh. Điều này có nghĩa là người bệnh sau khi đã phục hồi sức khỏe trong thời gian đầu vẫn có thể làm lây truyền bệnh cho người khác.
Nhìn chung, bệnh tay chân miệng ghi nhận ở hầu hết các tỉnh, thành phố nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực miền Nam và miền Trung. Số trường hợp mắc có xu hướng tăng cao vào các từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.
Ngành Y tế đã triển khai 84 lớp tập huấn về giám sát, phòng chống bệnh tay chân miệng cho cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện, xã và cho các giáo viên mầm non. Chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng cũng đang được tập trung triển khai.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng với Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) đang phối hợp với Cục Y tế dự phòng trong các hoạt động phòng chống bệnh dịch . TS. Graham Harrison, Quyền trưởng đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu: “WHO và USCDC đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc xác định nguyên nhân của sự tăng cao bất thường về số mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng đồng thời điều tra các đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng tại Việt Nam.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng không có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm bệnh có thể giảm thiểu bằng vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng như sau:
• Người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi thay tã lót, đi vệ sinh;
• Người bệnh nên che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi;
• Các gia đình, trường mầm non, nhà mẫu giáo, cơ sở chăm sóc trẻ thường xuyên lau sạch các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn thông thường ít nhất 2 lần trong ngày và giữ vệ các khu vực xung quanh;
• Không nên đưa trẻ đến các khu vực như trường mầm non, nhà mẫu giáo, chăm sóc trẻ nếu các khu vực này đã bị nhiễm bệnh;
• Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa, bát;
• Tránh tiếp xúc gần (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng trong nhà) với người đã bị mắc bệnh;
• Người chăm sóc trẻ theo dõi sát sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh. Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị kịp thời;
• Các nhà trẻ, mẫu giáo phải có các khu vực rửa tay bằng xà phòng, có khu vực xử lý chất thải theo quy định.
Download link: Tờ thông tin - Bệnh Tay Chân Miệng (TCM)
Hà Nội, ngày 7/9/2011-- Bộ Y tế hiện đang theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh dịch đang xảy ra tại các địa phương trên toàn quốc. Từ đầu năm 2011 đến 04/9/2011, trên toàn quốc đã ghi nhận 42.673 trường hợp mắc, trong đó có 98 trường hợp tử vong. Trên 3/4 số trường hợp tử vong là trẻ em từ 0-3 tuổi.
Việt Nam đã triển khai các biện pháp phòng chống với nỗ lực giảm sự lây nhiễm bệnh tay chân miệng trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo chính quyền tất cả các tỉnh, thành phố, các Bộ liên quan tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh dịch tay chân miệng. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng, hướng dẫn điều trị bệnh tay chân miệng và triển khai tại các cơ sở y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: "Số trường hợp mắc có thể gia tăng trong những tháng tới khi các trường mầm non, mẫu giáo bắt đầu khai giảng”.
Bệnh tay chân miệng là bệnh do vi rút gây ra chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi và có thể xảy ra đối với người lớn. Vi rút thường gây sốt, đau họng và mụn nước ở bàn tay, bàn chân. Bệnh thường ở mức độ nhẹ và hồi phục trong vòng 7-10 ngày. Bệnh do vi rút đường ruột gây ra (EV). Một trong các chủng gây bệnh là EV71 có thể gây các biến chứng nặng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Tại Việt Nam, tình hình dịch tễ học bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp, EV71 chiếm gần 50% số trường hợp xét nghiệm dương tính với vi rút gây bệnh tay chân miệng.
Vi rút gây bệnh tay chân miệng có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với vi rút tiết ra từ dịch mũi, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, phân bệnh nhân hoặc người lành mang trùng. Vi rút thường lây truyền qua bàn tay và tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm bẩn. Người bị nhiễm vi rút thường dễ truyền bệnh cho người khác trong tuần đầu mắc bệnh. Vi rút gây bệnh tay chân miệng có thể tồn tại trong cơ thể một vài tuần sau khi hết các triệu chứng của bệnh. Điều này có nghĩa là người bệnh sau khi đã phục hồi sức khỏe trong thời gian đầu vẫn có thể làm lây truyền bệnh cho người khác.
Nhìn chung, bệnh tay chân miệng ghi nhận ở hầu hết các tỉnh, thành phố nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực miền Nam và miền Trung. Số trường hợp mắc có xu hướng tăng cao vào các từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.
Ngành Y tế đã triển khai 84 lớp tập huấn về giám sát, phòng chống bệnh tay chân miệng cho cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện, xã và cho các giáo viên mầm non. Chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng cũng đang được tập trung triển khai.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng với Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) đang phối hợp với Cục Y tế dự phòng trong các hoạt động phòng chống bệnh dịch . TS. Graham Harrison, Quyền trưởng đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu: “WHO và USCDC đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc xác định nguyên nhân của sự tăng cao bất thường về số mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng đồng thời điều tra các đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng tại Việt Nam.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng không có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm bệnh có thể giảm thiểu bằng vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng như sau:
• Người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi thay tã lót, đi vệ sinh;
• Người bệnh nên che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi;
• Các gia đình, trường mầm non, nhà mẫu giáo, cơ sở chăm sóc trẻ thường xuyên lau sạch các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn thông thường ít nhất 2 lần trong ngày và giữ vệ các khu vực xung quanh;
• Không nên đưa trẻ đến các khu vực như trường mầm non, nhà mẫu giáo, chăm sóc trẻ nếu các khu vực này đã bị nhiễm bệnh;
• Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa, bát;
• Tránh tiếp xúc gần (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng trong nhà) với người đã bị mắc bệnh;
• Người chăm sóc trẻ theo dõi sát sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh. Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị kịp thời;
• Các nhà trẻ, mẫu giáo phải có các khu vực rửa tay bằng xà phòng, có khu vực xử lý chất thải theo quy định.
Download link: Tờ thông tin - Bệnh Tay Chân Miệng (TCM)
EM XIN PHÉP MIN&MOD LƯU THREAD Ở NGOÀI NÀY VÀI NGÀY ĐỂ MỌI NGƯỜI THAM KHẢO07 September, 2011 Ha Noi--The Ministry of Health (MOH) is closely monitoring the current situation of hand foot and mouth disease in Viet Nam. Since 01 January 2011 to 04 September 2011, 98 deaths and 42,673 cases of HFMD have been confirmed across the country. Three quarters of the deaths have been in children aged 3 years or less.
Viet Nam has implemented precautionary measures in an effort to reduce the spread of HFMD. The Prime Minister of Viet Nam has instructed all provincial authorities and relevant ministries to strengthen prevention and control measures against HFMD. In addition, formal guidelines for surveillance, prevention and treatment of the disease have been sent to all health care facilities. "The number of HFMD cases might increase in the coming months when preschools and kindergartens resume,” said Minister of Health, Ms. Nguyen Thi Kim Tien.
HFMD is a common viral illness among infants and children under the age of 10 years but can also occur in adults. The virus causes fever and sores in the throat and blisters on the hands and feet. The disease is usually mild and patients generally recover in 7-10 days. The disease is caused by a group of viruses known as Enterovirus (EV). One of these is EV71 which on occasion can cause severe complications, including neurological, cardiovascular and respiratory problems. In Vietnam, the epidemiology of HFMD is complex but EV71 is responsible for nearly half of the infections in those who have tested positive for HFMD.
Typically, HFMD sporadically occurs across Viet Nam but remains most concentrated in the Southern and Central provinces. Higher rates of infection occur from March to May and September to December.
The Ministry of Health has begun conducting 84 training courses on surveillance, prevention and control of HFMD that include preventive medicine staff at provincial, district and communal level as well as pre-school teachers. There is also an ongoing nation-wide public awareness campaign on television and other media to highlight these preventative measures.
The World Health Organization (WHO) along with the US Center for Disease Control and Prevention (CDC) is supporting the Ministry of Health's General Department of Preventive Medicine’s (GDPM) efforts to control the disease. “WHO and CDC are working closely with MOH to determine the cause of the unusual increase in cases and deaths, and investigate the epidemiological characteristics of HFMD in Viet Nam,” Acting WHO Representative, Dr. Graham Harrison said.
The virus causing HFMD is spread from person to person through direct contact with virus contained in nose and throat secretions, saliva, blister fluids, stools of infected persons and asymptomatic carriers. The virus is most often spread by virus-contaminated hands and through contact with contaminated surfaces. Infected persons are most contagious during the first week of the illness. The viruses that cause HFMD can remain in the body for several weeks after a patient's symptoms have gone away. This means that the infected person can still pass the infection to other people even though they may appear to be well.
Currently, there is no vaccine or specific medication against HFMD. However, the risk of infection is lowered significantly with high standards of personal and environmental hygiene. The Ministry of Health recommends the following precautionary measures:
• Frequent hand washing with soap and water, especially after changing diapers, before preparing food, before eating, and before feeding children, and after using the toilet;
• Cover mouth and nose when coughing or sneezing;
• Thoroughly clean contaminated surfaces and soiled items first with soap and water and then with common disinfectant in homes, in child care centers, kindergartens and schools, and maintain clean surroundings;
• Avoid sending children to child care centers, kindergartens or schools if they are suffering from HFMD;
• Follow safe food and water practices. Children should eat well-cooked food and drink boiled water. Do not share feeding utensils;
• Avoid close contact (kissing, hugging etc.) with infected people;
• Monitor children’s health for early detection of symptoms and take those who have persistent fever and blisters on hands, feet or mouth to the nearest health facility for treatment as soon as possible;
• Ensure that kindergartens and pre-schools provide hand-washing facilities, with soap and water, for young children, and have an appropriate system for managing human waste.
Download link: Information Sheet - Hand Foot and Mouth Disease (HFMD)
Chỉnh sửa cuối: