- Biển số
- OF-117009
- Ngày cấp bằng
- 16/10/11
- Số km
- 1,071
- Động cơ
- 408,007 Mã lực
Chào các Cụ/Mợ!
Công ty em và theo em được biết, nhiều doanh nghiệp khác đang gặp vấn đề vướng mắc thủ tục hoàn thuế GTGT do vướng mắc văn bản luật liên quan đến quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của tổ chức/cá nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam. Mặc dù công ty em là doanh nghiệp nhỏ, số thuế không nhiều, nhưng nhiều doanh nghiệp khác quy mô lớn với số thuế lớn cũng đều vướng mắc vấn đề này nhưng chưa được tháo gỡ gây khó khăn nhiều cho dòng tài chính của DN.
Cụ thể, như công ty em hoạt động từ năm 2012, do công ty mẹ ở bên Hàn thành lập nhà máy ở VN để thuận tiện cho việc cung cấp hàng cho khách hàng ở VN mà công ty mẹ đang có hoạt động bán hàng. Sau khi thành lập thì bên em gia công hàng hóa cho công ty mẹ ( theo hợp đồng gia công trên thiết bị gia công do công ty mẹ gửi sang) và giao cho khách hàng mà công ty mẹ tìm kiếm được ở VN, Trung Quốc, Hàn Quốc. Việc này phù hợp với quy định khi đó và không có vướng mắc nào. Bên em làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ cho công ty mẹ nhưng giao cho người nhận hàng theo chỉ định ở VN. Còn khách hàng ở nước ngoài thì xuất gia công đi các nước bình thường, cũng theo chỉ định từ công ty mẹ.
- Năm 2015, Bộ Tài Chính ban hành Thông Tư 38/2015/TT-BTC trong đó có quy định nêu ra nếu tổ chức/cá nhân có hiện diện thương mại ở VN thì không đủ điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ. Đại khái là bên em là công ty con thì không đủ điều kiện thức hiện giao dịch mua bán ba bên theo chỉ định của công ty mẹ như trước. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, cơ quan thuế hay hải quan không có văn bản thông báo cụ thể về vấn đề này, bên em là doanh nghiệp nhỏ, không có bộ phận pháp chế (mà cả doanh nghiệp khách hàng có bộ phận này thì cũng không bên nào phản hồi là không thể tiếp tục giao dịch như cũ) nên vẫn tiến hành các giao dịch như vậy. Việc hoàn thuế, kiểm tra hoàn thuế, kiểm tra sau thông quan hay quyết toán thuế đều không có cơ quan nào nêu ý kiến về vấn đề này trong các năm đến tận 2023.
- Giữa năm 2024, bên em có làm thêm hồ sơ hoàn thuế GTGT (do đầu ra xuất khẩu vào khu chế xuất thuế là 0%) thì được Cục Thuế thông báo đang vướng mắc theo công văn 558/TCT-CS của Tổng Cục Thuế ngày 20/02/2024 không thực hiện việc hoàn thuế với hồ sơ có tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ như bên em (giao dịch 3 bên như nêu trên). Bên em đã tham khảo hỏi ý kiến một số kênh, thậm chí cả đường gửi văn bản lên cấp Cục nhưng không có kết quả.
Cơ quan thuế và hải quan đều không bên nào nhận trách nhiệm về việc hướng dẫn, áp dụng luật và cho rằng đó là trách nhiệm của doanh nghiệp phải tự tìm hiểu và thực hiện cho đúng. Sau khi có vướng mắc thì bên em đã chính thức dừng giao dịch ba bên, một phần vướng thủ tục nêu trên, một phần do các khách hàng ở nước ngoài hiện cũng đều không có đơn hàng nữa, thị trường thu hẹp, dịch chuyển cơ cấu lại. Công ty mẹ đồng ý để bên em giao dịch trực tiếp với các khách hàng còn lại ở Việt Nam (chỉ còn giao dịch 2 bên). Vấn đề là bên em giao dịch trực tiếp thì làm thủ tục xuất khẩu cho các khách hàng trong khu chế xuất, thuế đầu ra vẫn là 0%. Do đó số thuế GTGT hàng tháng chưa được khấu trừ đầu vào (mua vào vẫn là 10%) hàng tháng vẫn phát sinh và làm số thuế này trên tờ khai thuế hàng tháng vẫn cứ ngày một tích tồn lại, lớn dần và không thể làm thủ tục hoàn thuế khiến dòng tiền của DN ngày một khó khăn hơn. TCT ban hành công văn 558 nêu trên nhưng không nêu ra văn bản hướng dẫn giải quyết các tình huống phát sinh khiến các cục thuế hay chi cục không có căn cứ tháo gỡ cho các doanh nghiệp. Dịp cuối năm bên em có lên gặp cơ quan thuế và hỏi lại tình hình giải quyết vướng mắc này. Cấp trên có đề xuất phương án vẫn tiến hành làm thủ tục hoàn thuế, nhưng số thuế đề nghị hoàn sẽ tạm treo lại số thuế GTGT chưa khấu trừ của kỳ kê khai còn có tờ khai 3 bên có vướng mắc như trên. Ví dụ như bên em không có giao dịch 3 bên như trên từ tháng 7/2024 thì chỉ đề nghị hoàn số thuế đầu vào chưa khấu trừ từ thời điểm đó đến hiện tại, số thuế GTGT chưa khấu trừ kể từ đó về trước chấp nhận treo lại cho đến khi có văn bản tháo gỡ vấn đề trên. Nhưng cấp dưới thì nói không thể thực hiện trên hệ thống do vấn đề kỹ thuật. Không thể phân bổ gì đó, em ghi nhận thông tin vậy chứ cũng không hiểu được.
Việc này đến nay, ngày càng nhiều DN gặp phải nhưng đã gần cả năm trôi qua kể từ khi ban hành công văn 558 nêu trên, chưa cơ quan nào có thể tháo gỡ vấn đề này. Việc ra quy định theo Thông tư 38 nêu trên trên em thấy có tính phi thị trường. Em hiểu, đây là giai pháp để ngăn ngừa doanh nghiệp nước ngoài tìm cách chuyển giá, chuyển lãi về công ty mẹ. Nhưng nếu bên em ở VN gia công hàng cho công ty mẹ và giao cho khách hàng ở nước khác thì được, nhưng nếu có khách hàng ở chính Việt Nam thì lại không thể thực hiện. Việc điều tra chuyển giá có hay không cơ quan thuế phải dùng các biện pháp kỹ thuật khác. Ra các quy định, văn bản như trên em thấy có tính phi thị trường, nhất là ra các quy định nhưng có thể gây ách tắc các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không kèm giải pháp tháo gỡ . Em được biết một số công ty khác đã đưa vấn đề này lên Hiệp Hội DN Hàn Quốc nhờ có tiếng nói thêm nhưng hiện vẫn nhận được câu trả lời tiếp tục chờ đợi. Chí ít, nếu chưa có giải pháp giải quyết vấn đề này cho giai đoạn trước với những giao dịch đã xảy ra, họ phải có phương án tháo gỡ cho các doanh nghiệp như bên em, sau khi thấy vướng mắc của giao dịch 3 bên thì đã dừng lại thì phải có phương án hoàn số thuế ít nhất từ thời điểm đó đến giờ. Số thuế GTGT chưa khấu trừ hàng tháng vẫn phát sinh và nếu tích lũy kéo dài thì sẽ đến lúc dòng tiền khó còn khả năng chi trả đúng hạn và thậm chí mất khả năng thanh toán.
Không biết có Cụ/Mợ nào có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này, em rất mong nhận được sự chia sẻ hoặc góp ý cách thức tìm cách giải quyết vấn đề này ở cấp nào. Em xin cảm ơn nhiều!
Công ty em và theo em được biết, nhiều doanh nghiệp khác đang gặp vấn đề vướng mắc thủ tục hoàn thuế GTGT do vướng mắc văn bản luật liên quan đến quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của tổ chức/cá nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam. Mặc dù công ty em là doanh nghiệp nhỏ, số thuế không nhiều, nhưng nhiều doanh nghiệp khác quy mô lớn với số thuế lớn cũng đều vướng mắc vấn đề này nhưng chưa được tháo gỡ gây khó khăn nhiều cho dòng tài chính của DN.
Cụ thể, như công ty em hoạt động từ năm 2012, do công ty mẹ ở bên Hàn thành lập nhà máy ở VN để thuận tiện cho việc cung cấp hàng cho khách hàng ở VN mà công ty mẹ đang có hoạt động bán hàng. Sau khi thành lập thì bên em gia công hàng hóa cho công ty mẹ ( theo hợp đồng gia công trên thiết bị gia công do công ty mẹ gửi sang) và giao cho khách hàng mà công ty mẹ tìm kiếm được ở VN, Trung Quốc, Hàn Quốc. Việc này phù hợp với quy định khi đó và không có vướng mắc nào. Bên em làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ cho công ty mẹ nhưng giao cho người nhận hàng theo chỉ định ở VN. Còn khách hàng ở nước ngoài thì xuất gia công đi các nước bình thường, cũng theo chỉ định từ công ty mẹ.
- Năm 2015, Bộ Tài Chính ban hành Thông Tư 38/2015/TT-BTC trong đó có quy định nêu ra nếu tổ chức/cá nhân có hiện diện thương mại ở VN thì không đủ điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ. Đại khái là bên em là công ty con thì không đủ điều kiện thức hiện giao dịch mua bán ba bên theo chỉ định của công ty mẹ như trước. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, cơ quan thuế hay hải quan không có văn bản thông báo cụ thể về vấn đề này, bên em là doanh nghiệp nhỏ, không có bộ phận pháp chế (mà cả doanh nghiệp khách hàng có bộ phận này thì cũng không bên nào phản hồi là không thể tiếp tục giao dịch như cũ) nên vẫn tiến hành các giao dịch như vậy. Việc hoàn thuế, kiểm tra hoàn thuế, kiểm tra sau thông quan hay quyết toán thuế đều không có cơ quan nào nêu ý kiến về vấn đề này trong các năm đến tận 2023.
- Giữa năm 2024, bên em có làm thêm hồ sơ hoàn thuế GTGT (do đầu ra xuất khẩu vào khu chế xuất thuế là 0%) thì được Cục Thuế thông báo đang vướng mắc theo công văn 558/TCT-CS của Tổng Cục Thuế ngày 20/02/2024 không thực hiện việc hoàn thuế với hồ sơ có tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ như bên em (giao dịch 3 bên như nêu trên). Bên em đã tham khảo hỏi ý kiến một số kênh, thậm chí cả đường gửi văn bản lên cấp Cục nhưng không có kết quả.
Cơ quan thuế và hải quan đều không bên nào nhận trách nhiệm về việc hướng dẫn, áp dụng luật và cho rằng đó là trách nhiệm của doanh nghiệp phải tự tìm hiểu và thực hiện cho đúng. Sau khi có vướng mắc thì bên em đã chính thức dừng giao dịch ba bên, một phần vướng thủ tục nêu trên, một phần do các khách hàng ở nước ngoài hiện cũng đều không có đơn hàng nữa, thị trường thu hẹp, dịch chuyển cơ cấu lại. Công ty mẹ đồng ý để bên em giao dịch trực tiếp với các khách hàng còn lại ở Việt Nam (chỉ còn giao dịch 2 bên). Vấn đề là bên em giao dịch trực tiếp thì làm thủ tục xuất khẩu cho các khách hàng trong khu chế xuất, thuế đầu ra vẫn là 0%. Do đó số thuế GTGT hàng tháng chưa được khấu trừ đầu vào (mua vào vẫn là 10%) hàng tháng vẫn phát sinh và làm số thuế này trên tờ khai thuế hàng tháng vẫn cứ ngày một tích tồn lại, lớn dần và không thể làm thủ tục hoàn thuế khiến dòng tiền của DN ngày một khó khăn hơn. TCT ban hành công văn 558 nêu trên nhưng không nêu ra văn bản hướng dẫn giải quyết các tình huống phát sinh khiến các cục thuế hay chi cục không có căn cứ tháo gỡ cho các doanh nghiệp. Dịp cuối năm bên em có lên gặp cơ quan thuế và hỏi lại tình hình giải quyết vướng mắc này. Cấp trên có đề xuất phương án vẫn tiến hành làm thủ tục hoàn thuế, nhưng số thuế đề nghị hoàn sẽ tạm treo lại số thuế GTGT chưa khấu trừ của kỳ kê khai còn có tờ khai 3 bên có vướng mắc như trên. Ví dụ như bên em không có giao dịch 3 bên như trên từ tháng 7/2024 thì chỉ đề nghị hoàn số thuế đầu vào chưa khấu trừ từ thời điểm đó đến hiện tại, số thuế GTGT chưa khấu trừ kể từ đó về trước chấp nhận treo lại cho đến khi có văn bản tháo gỡ vấn đề trên. Nhưng cấp dưới thì nói không thể thực hiện trên hệ thống do vấn đề kỹ thuật. Không thể phân bổ gì đó, em ghi nhận thông tin vậy chứ cũng không hiểu được.
Việc này đến nay, ngày càng nhiều DN gặp phải nhưng đã gần cả năm trôi qua kể từ khi ban hành công văn 558 nêu trên, chưa cơ quan nào có thể tháo gỡ vấn đề này. Việc ra quy định theo Thông tư 38 nêu trên trên em thấy có tính phi thị trường. Em hiểu, đây là giai pháp để ngăn ngừa doanh nghiệp nước ngoài tìm cách chuyển giá, chuyển lãi về công ty mẹ. Nhưng nếu bên em ở VN gia công hàng cho công ty mẹ và giao cho khách hàng ở nước khác thì được, nhưng nếu có khách hàng ở chính Việt Nam thì lại không thể thực hiện. Việc điều tra chuyển giá có hay không cơ quan thuế phải dùng các biện pháp kỹ thuật khác. Ra các quy định, văn bản như trên em thấy có tính phi thị trường, nhất là ra các quy định nhưng có thể gây ách tắc các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không kèm giải pháp tháo gỡ . Em được biết một số công ty khác đã đưa vấn đề này lên Hiệp Hội DN Hàn Quốc nhờ có tiếng nói thêm nhưng hiện vẫn nhận được câu trả lời tiếp tục chờ đợi. Chí ít, nếu chưa có giải pháp giải quyết vấn đề này cho giai đoạn trước với những giao dịch đã xảy ra, họ phải có phương án tháo gỡ cho các doanh nghiệp như bên em, sau khi thấy vướng mắc của giao dịch 3 bên thì đã dừng lại thì phải có phương án hoàn số thuế ít nhất từ thời điểm đó đến giờ. Số thuế GTGT chưa khấu trừ hàng tháng vẫn phát sinh và nếu tích lũy kéo dài thì sẽ đến lúc dòng tiền khó còn khả năng chi trả đúng hạn và thậm chí mất khả năng thanh toán.
Không biết có Cụ/Mợ nào có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này, em rất mong nhận được sự chia sẻ hoặc góp ý cách thức tìm cách giải quyết vấn đề này ở cấp nào. Em xin cảm ơn nhiều!
Chỉnh sửa cuối: