Cụ Min Mod dồn em vào đây, làm em quay tay mãi mới tìm được bài nào trang nào. Bẩm các cụ các mợ, list đây nhé:
1. ĐẤT TỔ - Trang 1
2. NGƯỜI HUẾ - Trang 7
3. HẢI PHÒNG ĐÓ - Trang 11
4. NAM ĐỊNH À CƠ - Trang 16
Thuở xa xưa, trung tâm tỉnh Phú Thọ là thị xã Phú Thọ, nằm vắt vẻo bên bờ con sông Cái. Người Pháp chọn chỗ này vì nó trấn yểm toàn bộ tuyến đường thuỷ trọng yếu từ Hà Nội lên mạn Yên Bái, Lào Cai. Lại sát với quốc lộ Hai, tuyến đường bộ huyết mạch. Tiểu vùng khí hậu khu vực này không hiểu sao rất ôn hoà, cây cổ thụ cành mọc đầy thực vật ký sinh nhìn mát mắt. Đến năm 1962, thành phố Việt Trì được thành lập, là một trong ba thành phố công nghiệp giai đoạn bấy giờ, cùng với Thái Nguyên và Nam Định. Thủ phủ của tỉnh cũng chuyển về đây...
(Ảnh em chộp trên đường vào Xuân Đài - Thanh Sơn - Phú Thọ)
Những năm trước đổi mới, Việt Trì có hỗn danh là thành phố 4B, bé buồn bẩn bụi. Thành phố Việt Trì phát triển chiều dài, ăn theo quốc lộ Hai. Nhiều tay thạo phong thuỷ chê Việt Trì không tụ của. Cả thành phố có mỗi con đường chính dài nhằng nhẵng, đặt tên là Đại lộ Hùng Vương, thực chất là một đoạn của quốc lộ Hai. Đường này từng được báo Tuổi Trẻ Cười bình chọn là con đường nội thị dài nhất nước, những mười lăm ki lô mét, số nhà lên tới gần ba nghìn và chưa phải đã hết. Đường ngang rất ít, hầu như là đường dân sinh. Của cải vào bao nhiêu lại trôi tuột ra bấy nhiêu, không có chỗ mà đọng lại. Lý thuyết này xem ra không phải là vu vơ vì Việt Trì đang rất tích cực mở thêm các nhánh đường xương cá, khả năng để giữ của...
Người Phú Thọ làm du lịch rất kém. Cả nước có không biết cơ man nào là bãi biển hang động sông hồ nhưng chỉ duy nhất Phú Tho có đất Tổ. Ấy vậy mà bao năm loay hoay làm cũng chưa đâu vào đâu. Về cơ bản, một di tích mang đậm mầu sắc huyền sử như vậy nên được tổ chức theo mô hình ba vòng đồng tâm. Vòng trong cùng, vùng lõi, là phần Lễ bao gồm hệ thống các Đền và nghi thức hành lễ cổ. Vòng thứ hai, phần Hội, là vòng cung chân núi Nghĩa Lĩnh, nơi tái hiện các trò vui dân gian và nếp sinh hoạt của cư dân Lạc Việt xưa. Vòng thứ ba, mở rộng đến tận Việt Trì và các huyện phụ cận, là các địa điểm lưu trú nghỉ dưỡng cho du khách. Phú Thọ mới làm đến vòng một, và vẫn còn dang dở...
Người Phú Thọ không có tố chất làm dịch vụ. Ám ảnh trong đầu là khái niệm phục vụ đồng nghĩa với hầu hạ. Tuy làm bưng bê kê dọn nhưng chỉ sợ mất sĩ diện. Khi nhà hàng bắt đầu đông đông khách quen thì cũng là lúc chủ nhà hàng đổi tính đổi nết trở nên dương dương tự đắc, cư xử với khách có phần bằng vai phải lứa. Con gái Phú Thọ sắc sảo hơn cả nằm ở mạn thị xã và một phần huyện Hạ Hoà. Gái mấy huyện miền núi đa phần di cư về Hà Nội Hải Phòng mưu sinh chốn phù hoa. Nhiều cô về sau tái hoà nhập với cộng đồng, mở cái hiệu may con con, ngồi rung đùi ra tiền...
Người Phú Thọ không thực sự xuất sắc trong lĩnh vực gì. Kể ra bó đũa chọn cột cờ thì thời nào cũng có, nhưng để đến tầm thủ lĩnh thì hiếm. Có lẽ do thổ nhưỡng đồng bằng vừa qua miền núi chưa tới nên người Phú Thọ thiên tính trung dung, thích đứng giữa các bên tranh đấu hoặc đứng sau lưng anh cầm cái. Người Phú Thọ rất hay nói với nhau câu trông lên thì chẳng bằng ai nhưng trông xuống chẳng ai bằng mình. Nghe có vẻ cao ngạo minh triết, thực ra là yếm thế, ngại thay đổi...
Về tính cách, người Phú Thọ không hung hăng như người Hải Phòng, không hùng hổ như người Nam Định, không tinh ranh bằng người Thai Bình, không chao chụp bằng người Vĩnh Phúc. Người Phú Thọ có cái nét tần ngần kiểu nửa biết nửa không, rất khó đoán. Người Phú Thọ ham rượu và tửu lượng tương đối tốt. Một buổi ăn sáng rất dễ biến tướng thành trận nhậu lòng lợn tiết canh đến giữa trưa. Đi ăn uống vặt rất hay trả tiền hộ nhau nếu gặp người quen. Người xong trước cứ tự nhiên rút tiền trả. Lắm lúc người đứng dậy sau không biết ai thanh toán cho mình, mặc dù không đi cùng không ngồi cùng...
Người Phú Thọ xưng hô khá kỳ quặc. Bác gái thì gọi là bá. Người lạ về chơi nghe thế tưởng Bá là tên bà kia, hoá ra không phải. Đáng tuổi gọi chị thì gọi thay con cũng bằng bá. Người dưới hay gọi người trên là ông trẻ bà trẻ, tuỳ theo giới tính miễn là ông bà trẻ đó tầm tuổi cô chú bác bá mình chứ hoàn toàn không có họ. Ngược lại người trên xưng hô với người dưới rất sỗ, đa phần mày tao...
Người Phú Thọ nhậu khá dai. Bất kể đám cưới đám ma tân gia đầy tháng gì cũng cứ phải uống cho kỳ say mới thôi. Cho nên, đám cưới ở Phú Thọ thường không định mức rượu, khách còn uống thì gia chủ còn mang thêm. Bất kể nhậu ở đâu, gặp người quen là phải cầm cốc cầm chén sang giao lưu. Lúc sau người bên ấy lại sang chào lại, lượt đi lượt về đủ cả. Lắm khi mâm ngồi sáu thành mâm mười, và có những mâm tự dưng mất hút, vì cả mâm đang mải lang thang đi giao lưu ở mãi những đâu đâu. Ác liệt nhất là thủ tục bắt tay. Uống rượu bắt tay biết ngay Phú Thọ. Chào nhau, bắt tay. Giới thiệu nhau, bắt tay. Cụng ly, bắt tay. Uống xong ly, bắt tay. Chào về, lại bắt tay. Nếu đầu xuôi đuôi lọt thì như vậy tổng cộng năm cái bắt tay cho một ly rượu giao lưu. Anh em ở xa về chơi đều khen tấm chân tình và tửu lượng của người Phú Thọ, nhưng ai cũng kêu uống rượu mỏi tay quá. Nhiều anh bắt tay lại còn cong ngón trỏ gãi gãi vào lòng bàn tay người ta, làm khách vừa ngượng vừa thốn, giằng mãi không ra được...
Người Phú Thọ muốn thành danh đa phần phải đi xa. Cũng không phải ông nọ bà kia gì ghê gớm, và thường không bị mất lòng vì cái tính ít tranh đấu. Nhưng cũng chính bởi thế, mà không làm lớn được...
1. ĐẤT TỔ - Trang 1
2. NGƯỜI HUẾ - Trang 7
3. HẢI PHÒNG ĐÓ - Trang 11
4. NAM ĐỊNH À CƠ - Trang 16
Thuở xa xưa, trung tâm tỉnh Phú Thọ là thị xã Phú Thọ, nằm vắt vẻo bên bờ con sông Cái. Người Pháp chọn chỗ này vì nó trấn yểm toàn bộ tuyến đường thuỷ trọng yếu từ Hà Nội lên mạn Yên Bái, Lào Cai. Lại sát với quốc lộ Hai, tuyến đường bộ huyết mạch. Tiểu vùng khí hậu khu vực này không hiểu sao rất ôn hoà, cây cổ thụ cành mọc đầy thực vật ký sinh nhìn mát mắt. Đến năm 1962, thành phố Việt Trì được thành lập, là một trong ba thành phố công nghiệp giai đoạn bấy giờ, cùng với Thái Nguyên và Nam Định. Thủ phủ của tỉnh cũng chuyển về đây...
(Ảnh em chộp trên đường vào Xuân Đài - Thanh Sơn - Phú Thọ)
Những năm trước đổi mới, Việt Trì có hỗn danh là thành phố 4B, bé buồn bẩn bụi. Thành phố Việt Trì phát triển chiều dài, ăn theo quốc lộ Hai. Nhiều tay thạo phong thuỷ chê Việt Trì không tụ của. Cả thành phố có mỗi con đường chính dài nhằng nhẵng, đặt tên là Đại lộ Hùng Vương, thực chất là một đoạn của quốc lộ Hai. Đường này từng được báo Tuổi Trẻ Cười bình chọn là con đường nội thị dài nhất nước, những mười lăm ki lô mét, số nhà lên tới gần ba nghìn và chưa phải đã hết. Đường ngang rất ít, hầu như là đường dân sinh. Của cải vào bao nhiêu lại trôi tuột ra bấy nhiêu, không có chỗ mà đọng lại. Lý thuyết này xem ra không phải là vu vơ vì Việt Trì đang rất tích cực mở thêm các nhánh đường xương cá, khả năng để giữ của...
Người Phú Thọ làm du lịch rất kém. Cả nước có không biết cơ man nào là bãi biển hang động sông hồ nhưng chỉ duy nhất Phú Tho có đất Tổ. Ấy vậy mà bao năm loay hoay làm cũng chưa đâu vào đâu. Về cơ bản, một di tích mang đậm mầu sắc huyền sử như vậy nên được tổ chức theo mô hình ba vòng đồng tâm. Vòng trong cùng, vùng lõi, là phần Lễ bao gồm hệ thống các Đền và nghi thức hành lễ cổ. Vòng thứ hai, phần Hội, là vòng cung chân núi Nghĩa Lĩnh, nơi tái hiện các trò vui dân gian và nếp sinh hoạt của cư dân Lạc Việt xưa. Vòng thứ ba, mở rộng đến tận Việt Trì và các huyện phụ cận, là các địa điểm lưu trú nghỉ dưỡng cho du khách. Phú Thọ mới làm đến vòng một, và vẫn còn dang dở...
Người Phú Thọ không có tố chất làm dịch vụ. Ám ảnh trong đầu là khái niệm phục vụ đồng nghĩa với hầu hạ. Tuy làm bưng bê kê dọn nhưng chỉ sợ mất sĩ diện. Khi nhà hàng bắt đầu đông đông khách quen thì cũng là lúc chủ nhà hàng đổi tính đổi nết trở nên dương dương tự đắc, cư xử với khách có phần bằng vai phải lứa. Con gái Phú Thọ sắc sảo hơn cả nằm ở mạn thị xã và một phần huyện Hạ Hoà. Gái mấy huyện miền núi đa phần di cư về Hà Nội Hải Phòng mưu sinh chốn phù hoa. Nhiều cô về sau tái hoà nhập với cộng đồng, mở cái hiệu may con con, ngồi rung đùi ra tiền...
Người Phú Thọ không thực sự xuất sắc trong lĩnh vực gì. Kể ra bó đũa chọn cột cờ thì thời nào cũng có, nhưng để đến tầm thủ lĩnh thì hiếm. Có lẽ do thổ nhưỡng đồng bằng vừa qua miền núi chưa tới nên người Phú Thọ thiên tính trung dung, thích đứng giữa các bên tranh đấu hoặc đứng sau lưng anh cầm cái. Người Phú Thọ rất hay nói với nhau câu trông lên thì chẳng bằng ai nhưng trông xuống chẳng ai bằng mình. Nghe có vẻ cao ngạo minh triết, thực ra là yếm thế, ngại thay đổi...
Về tính cách, người Phú Thọ không hung hăng như người Hải Phòng, không hùng hổ như người Nam Định, không tinh ranh bằng người Thai Bình, không chao chụp bằng người Vĩnh Phúc. Người Phú Thọ có cái nét tần ngần kiểu nửa biết nửa không, rất khó đoán. Người Phú Thọ ham rượu và tửu lượng tương đối tốt. Một buổi ăn sáng rất dễ biến tướng thành trận nhậu lòng lợn tiết canh đến giữa trưa. Đi ăn uống vặt rất hay trả tiền hộ nhau nếu gặp người quen. Người xong trước cứ tự nhiên rút tiền trả. Lắm lúc người đứng dậy sau không biết ai thanh toán cho mình, mặc dù không đi cùng không ngồi cùng...
Người Phú Thọ xưng hô khá kỳ quặc. Bác gái thì gọi là bá. Người lạ về chơi nghe thế tưởng Bá là tên bà kia, hoá ra không phải. Đáng tuổi gọi chị thì gọi thay con cũng bằng bá. Người dưới hay gọi người trên là ông trẻ bà trẻ, tuỳ theo giới tính miễn là ông bà trẻ đó tầm tuổi cô chú bác bá mình chứ hoàn toàn không có họ. Ngược lại người trên xưng hô với người dưới rất sỗ, đa phần mày tao...
Người Phú Thọ nhậu khá dai. Bất kể đám cưới đám ma tân gia đầy tháng gì cũng cứ phải uống cho kỳ say mới thôi. Cho nên, đám cưới ở Phú Thọ thường không định mức rượu, khách còn uống thì gia chủ còn mang thêm. Bất kể nhậu ở đâu, gặp người quen là phải cầm cốc cầm chén sang giao lưu. Lúc sau người bên ấy lại sang chào lại, lượt đi lượt về đủ cả. Lắm khi mâm ngồi sáu thành mâm mười, và có những mâm tự dưng mất hút, vì cả mâm đang mải lang thang đi giao lưu ở mãi những đâu đâu. Ác liệt nhất là thủ tục bắt tay. Uống rượu bắt tay biết ngay Phú Thọ. Chào nhau, bắt tay. Giới thiệu nhau, bắt tay. Cụng ly, bắt tay. Uống xong ly, bắt tay. Chào về, lại bắt tay. Nếu đầu xuôi đuôi lọt thì như vậy tổng cộng năm cái bắt tay cho một ly rượu giao lưu. Anh em ở xa về chơi đều khen tấm chân tình và tửu lượng của người Phú Thọ, nhưng ai cũng kêu uống rượu mỏi tay quá. Nhiều anh bắt tay lại còn cong ngón trỏ gãi gãi vào lòng bàn tay người ta, làm khách vừa ngượng vừa thốn, giằng mãi không ra được...
Người Phú Thọ muốn thành danh đa phần phải đi xa. Cũng không phải ông nọ bà kia gì ghê gớm, và thường không bị mất lòng vì cái tính ít tranh đấu. Nhưng cũng chính bởi thế, mà không làm lớn được...
Chỉnh sửa cuối: