[Funland] Vụ xử bắn Tạ Vinh dưới thời Cố Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Trong những năm 1950-1960, Chợ Lớn xuất hiện nhiều ông “vua không ngai” người Hoa như vua hàng phế liệu chiến tranh, vua lúa gạo, vua sắt thép, vua xuất nhập khẩu… đều có quan hệ chặt chẽ với Hội Tam Hoàng. Những vua này thao túng giá cả trường một thời gian dài, chèn ép dân nghèo khiến tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ phải xử bắn một ông vua không ngai ngành lúa gạo là Tạ Vinh hôm 14 tháng Ba năm 1966.
Mặc dù Tạ Vinh không phải là hội viện Hội Tam Hoàng, nhưng khi ông ta bị bắt và bị xử trong một phiên toà chớp nhoáng, cả Tam Hoàng Chợ Lớn lẫn Tam Hoàng Hong Kong để ra sức cứu Tạ Vinh bởi lẽ “nếu không nhanh chóng dập đám cháy nhỏ bằng một thùng nước lớn thì sẽ phải dập bằng một hồ nước”
Xu tu (3_11).jpg

6-3-1966 -- Tạ Vinh ngày ra tỏa
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Sau khi lên nắm quyền ở miền Nam, Ngô Đình Diệm ra lệnh quân đội xoá sổ, tước vũ khí của những nhóm tội phạm có tổ chức ở vùng Sài Gòn, Gia Định, Biên Hoà, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần Thơ, đồng thời truy quét các tiệm nhà thổ, massage, song bạc, ổ thuốc phiện và hộp đêm… vì đây là những cơ sở của Hội Tam Hoàng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Thấy rằng thương nghiệp Việt Nam sau thời Pháp nằm dưới quyền kiểm soát của Hoa Kiều, Ngô Đình Diệm tìm cách giúp đỡ thương nhân địa phương bằng cách hạn chế quyền lợi người Hoa.
Đạo luật 53 ban hành năm 1956 là để cấm ngoại kiều tham gia 11 ngành nghề liên quan đến thóc gạo, than đá, điền địa, thịt cá, dầu lửa…. những người Hoa sẽ bị trục xuất nếu không nhập quốc tịch Việt. Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ năm 1963 thì những điều luật này coi như bị xoá bỏ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Sau khi Ngô Đình Diệm sụp đổ, Nam Việt Nam rơi vào cảnh nhiễu nhương, các tướng lĩnh tranh giành quyền lực
Trước khi nói đến chuyện Tạ Vinh bị đưa ra pháp trường cát và bị xử bắn thì thiết tưởng cũng nên nhìn qua bối cảnh chính trị ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.
Sau khi tướng Nguyễn Khánh quậy nát thể chế Việt Nam Cộng hòa rồi bốc một "nắm đất quê hương" đi lưu vong, Thủ tướng Trần Văn Hương lại phải đương đầu với cuộc khủng hoảng trong nội bộ Thượng Hội đồng Quốc gia (THĐQG - là một nhóm gồm 17 chính trị gia được sự ủng hộ của các tướng lĩnh, đã đứng ra điều hành đất nước).
Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, quyền Chủ tịch THĐQG phản đối ông Hương vì cho rằng thành phần chính phủ không phản ảnh đúng nguyện vọng của các đảng phái. Tiếp theo, Chữ lôi kéo sinh viên và nhiều tổ chức tôn giáo khác, tiến hành những cuộc hội thảo, nhóm họp, biểu tình, đòi Hương phải cải tổ nội các.
Trước sức ép ấy, Trần Văn Hương vẫn cương quyết giữ vững lập trường. Ông ta tuyên bố: "Nhất định không cải tổ, không lùi bước, bằng mọi cách phải tái lập trật tự". Chả thế mà báo chí hồi đó đã đặt cho ông ta cái biệt danh là "Ông già gân".
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Nhận thấy tình hình rối ren, không thể khoanh tay đứng nhìn, ngày 24/1/1965 Hội đồng tướng lĩnh nhóm họp để tìm phương cách giải quyết.
Sau 3 ngày thảo luận, các tướng lĩnh cho rằng đã đến lúc cần phải vãn hồi trật tự xã hội đồng thời cũng để xoa dịu sự chống đối, Hội đồng quyết định giữ nguyên chức vụ Quốc trưởng của Phan Khắc Sửu, bãi nhiệm Thủ tướng Trần Văn Hương và đưa đi quản thúc tại Vũng Tàu, đề cử Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh làm thủ tướng để thành lập nội các mới.
Tuy nhiên, ông Oánh xin từ nhiệm vì ông bị áp lực phải dành chức Tổng trưởng Nội vụ cho trung tướng Nguyễn Chánh Thi. Thế nên, nội các chưa thành hình thì đã chết yểu rồi được thay thế bằng chính phủ của Thủ tướng Phan Huy Quát, trong đó Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng Ngoại giao là bác sĩ Trần Văn Đỗ, Phó thủ tướng phụ trách kế hoạch là luật sư Trần Văn Tuyên.
 
Chỉnh sửa cuối:

cogang

Xe tăng
Biển số
OF-333859
Ngày cấp bằng
8/9/14
Số km
1,107
Động cơ
-491,162 Mã lực
Nơi ở
Quận Hoàn Kiếm
Kính chúc cụ chủ thớt mạnh khỏe và đều tay ra với những topic chất lượng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Một ngày sau khi nội các Phan Huy Quát trình diện Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, Hội đồng Quân lực ra quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia Lập pháp để thay thế Thượng Hội đồng Quốc gia đã bị giải tán.
Ngày 19/2/1965, Đại tá Phạm Ngọc Thảo làm đảo chính nhưng không thành. Bảy ngày sau, một phái đoàn đại diện “Lực lượng Công giáo đoàn kết” do linh mục Hoàng Quỳnh cầm đầu đến gặp Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Hội đồng Quốc gia Lập pháp, trình kiến nghị yêu cầu giải nhiệm chính phủ của Quát vì “chính phủ này không được sự ủng hộ của đồng bào miền Nam, chỉ phục vụ quyền lợi đảng phái, gây chia rẽ nghiêm trọng…”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Đến đầu tháng 6/1965, nhiều phái đoàn tôn giáo và đảng phái chính trị khác lại tiếp tục đòi Phan Huy Quát từ chức.
Ngày 11/6/1965, Quát triệu tập một phiên họp đặc biệt dưới sự chủ tọa của Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, gồm trung tướng Phạm Xuân Chiểu, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Lập pháp; trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Phó chủ tịch kiêm Tổng trưởng Quốc phòng, thiếu tướng Linh Quang Viên, Tổng trưởng Thông tin…
Trong cuộc họp này, cả Sửu lẫn Quát không ai nhượng bộ ai. Bất ngờ, Quát tuyên bố từ chức và giải tán chính phủ, Sửu thấy vậy cũng đành phải tuyên bố từ chức theo.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Ngay hôm sau, Nguyễn Văn Thiệu với cương vị Tổng trưởng Quốc phòng, triệu tập phiên họp các tướng lĩnh rồi đề nghị trung tướng Nguyễn Chánh Thi lên làm thủ tướng nhưng Thi từ chối. Thiệu hỏi: “Anh Thi không nhận. Vậy có vị nào chịu đảm trách vai trò này không?”.
Vài phút yên lặng trôi qua. Cuối cùng, thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ lên tiếng nhận trách nhiệm. Kết thúc buổi họp, các tướng lĩnh đồng ý để tướng Kỳ làm thủ tướng với danh xưng mới: “Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương”, còn Nguyễn Văn Thiệu là “Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia”.
Việt Nam 1965_6_19 (1).jpg

19-6-1965 – Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ phát biểu trong buổi lễ nhậm chức Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương (tức Thủ tướng) tại Sài Gòn. Ảnh: The Asahi Shimbun
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Trở thành thủ tướng, ông Kỳ thành lập một nội các mới mà ông gọi là “nội các chiến tranh”. Ngoài việc “chống Cộng đến cùng”, một trong những mục tiêu của nội các này là “tiêu diệt gian thương và trừ khử các băng nhóm du đãng”.
Ngày 26/6/1965, “nội các chiến tranh” cho ra đời hai tổ chức gọi là “Tổng đoàn trừ gian” để chống đầu cơ, tích trữ, và “Biệt đội bài trừ du đãng” nhằm xóa sổ xã hội đen. Bên cạnh đó, ông Kỳ cho lập “pháp trường cát” ngay giữa đô thành Sài Gòn để xử bắn gian thương, du đãng. Thế nhưng chỉ thời gian ngắn sau, người ta phát giác ra rằng chính các thành viên trong “Tổng đoàn trừ gian” lại bao che cho gian thương nên chúng vẫn lộng hành, còn một số người trong “Biệt đội bài trừ du đãng” lại trở thành “cha đỡ đầu” của các “đại ca số má”!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Những hoàng đế không ngai
Sinh năm 1932 tại một làng miền núi thuộc huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, lên 4 tuổi Tạ Vinh theo gia đình sang Chợ Lớn, Việt Nam. Cha mẹ ông ta lúc ấy sống bằng nghề làm đồ tiểu thủ công và buôn bán nhỏ.
Thời điểm năm 1965, có khoảng 200 nghìn người Hoa sống tại miền Nam Việt Nam, chia thành 5 bang, gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ (hay còn gọi là Khách gia, Hà Cá) và Hải Nam. Trong đó bang Quảng Đông có khoảng 80 ngàn người đã nhập quốc tịch Việt. Đa số người Hoa lúc ấy chỉ cần biết tiếng Việt đủ để giao tiếp chứ không học sâu hơn, còn trong nội bộ thì tiếng Quảng, tiếng Tiều, tiếng Hải Nam, Phúc Kiến vẫn là ngôn ngữ chính.
Theo truyền thống, người Quảng giỏi về buôn bán và công nghệ, đa số các xưởng cơ khí, chế tạo khuôn mẫu, máy móc, dệt may ở Chợ Lớn đều do người Quảng Đông làm chủ.
Người Phúc Kiến giỏi về giao thương với hàng loạt các công ty vận tải đường thủy, đường bộ.
Người Triều Châu làm ăn nhỏ lẻ bằng cách mở tiệm ăn, tiệm tạp hóa, người Hẹ chuyên về tiểu thủ công nghiệp như lập lò rèn, nhà máy nước đá, đóng giày, làm bánh. Người Hải Nam chuyên kinh doanh thủy hải sản.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Một báo cáo của Quan thuế Sài Gòn (chức năng như ngành Hải quan bây giờ) cho thấy năm 1965, người Hoa ở miền Nam Việt Nam kiểm soát 80% việc mua bán lúa gạo, 78% ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim và gần như độc quyền trong thương mại. Về bán buôn, họ nắm 100%, bán lẻ nắm hơn 50% còn xuất nhập khẩu thì họ chiếm 90% nên chả trách Hoa kiều miền Nam lúc ấy gần như kiểm soát hoàn toàn giá cả thị trường.
Tại Chợ Lớn (là khu vực quận 5 và một phần quận 6, TP HCM hiện nay), số lượng người Hoa gốc Triều Châu chiếm khá đông. Bên cạnh đó, họ còn có mặt ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hà Tiên…, đa số đều mang họ Trần, Trương, Lý, Lâm, Mã, Quách, Tạ, Trầm, Nhiêu..., phần lớn đều không thích đi làm mướn cho người khác - hoặc giả có phải làm mướn chăng nữa thì cũng là làm mướn cho những người cùng bang hội như một cách ẩn nhẫn chờ thời trước khi lên làm chủ - dù chỉ là chủ của một tiệm tạp hóa bé tí xíu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Tạ Vinh cũng không nằm ngoài quỹ đạo này. Mới 27 tuổi, ông ta đã là Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Sui Hing, chuyên kinh doanh lúa gạo, sắt thép, đường sữa. Mặc dù không thể sánh bằng những ông "vua không ngai" khác như Mã Hỷ, chủ nhiều hãng tàu đò chạy khắp lục tỉnh Nam Kỳ, hoặc Lại Kim Dung, trùm các "chành" lúa gạo, hay như Lý Long Thân, từ một người mua bán đồ phế liệu rồi trở thành đại gia trên thị trường sắt thép xây dựng với tài sản "nổi" là Nhà máy luyện cán thép Vicasa, Hãng dệt Vinatexco, Vimytex, Hãng nhuộm Vinatefinco, hãng dầu ăn Nakyco, Hãng bánh ngọt Lubico, Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Trung Nam, khách sạn Arc en Ciel, hãng tàu Rạng Đông…, hoặc Trần Thành, "ông vua" bột ngọt, chủ hãng bột ngọt Vị Hương Tố, người đã đẩy lùi cuộc "xâm lăng" của tập đoàn sản xuất bột ngọt lừng danh Nhật Bản Ajinomoto vào thị trường miền Nam lúc bấy giờ, hoặc như Tạ Phong, vua thuốc lá, Trương Vĩ Nhiên, vua nhập khẩu phim ảnh, là chủ nhiều rạp chiếu phim ở Chợ Lớn, Vương Đạo Nghĩa, chủ hãng kem đánh răng Hynos, Đào Mậu, vua ngân hàng…, nhưng Tạ Vinh cũng "không phải loại xoàng đâu". Bằng cách liên kết với những ông "vua không ngai" cùng ngành nghề, Tạ Vinh dần dà có một chỗ đứng cho riêng mình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Tạ Vinh và ngôi sao “quả tạ”
Trở lại với việc tướng Kỳ thành lập "Tổng đoàn trừ gian", thời gian đầu những người thuộc tổng đoàn này hoạt động rất xông xáo. Họ cử nhân viên đến những tiệm buôn lớn nhỏ của người Hoa ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định cùng các tỉnh miền Tây nơi có nhiều Hoa kiều sinh sống, dò hỏi giá cả của những mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, sữa, vải, ximăng, sắt thép, phân bón… rồi báo cáo trực tiếp cho tướng Kỳ mỗi khi có biến động.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Trong một bản tường trình của "Tổng đoàn trừ gian" gửi tướng Kỳ có đoạn: "Họ (tức những "xì thẩu" người Hoa) chi phối giá cả từ trên xuống dưới. Vàng chẳng hạn, cứ mỗi tối họ điện thoại sang Hồng Kông để nắm giá rồi sáng hôm sau, họ thông báo giá vàng trong ngày cho tất cả những đầu mối ở Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh miền Tây. Phân bón cũng vậy, qua tin mật báo của cảm tình viên Tổng đoàn, trong 6 kho ở bến Chương Dương, bến Hàm Tử, bến Bình Đông hiện vẫn còn trên dưới 50 nghìn tấn nhưng trên thị trường, họ ra lệnh cho các đại lý chỉ bán nhỏ giọt vì họ nắm được thông tin là phân sẽ lên giá…".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Sôi máu, tướng Kỳ ra lệnh cho "Tổng đoàn trừ gian" phải tìm cho được những nhân vật cụ thể, những hành vi cụ thể về việc "lũng đoạn nền kinh tế quốc gia". Chẳng mấy chốc, các điều tra viên của Tổng đoàn đã có đầy đủ chứng cứ về một người Hoa gốc Triều Châu là Tạ Vinh, khi tiến hành xây dựng doanh trại cho lính Mỹ đã chỉ đạo nhà thầu ăn bớt sắt thép, đồng thời hối lộ cảnh sát để mang số sắt thép này bán ra thị trường. Bên cạnh đó, "Tổng đoàn" còn tìm được chứng cứ Tạ Vinh đang tích trữ gạo chờ thời cơ lên giá, chuyển tiền "chui" sang Hồng Kông…
Và thế là số phận của "xì thẩu" này xem như đã được định đoạt…
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Để “nắn gân” tướng Kỳ, ngay sau Tết nguyên đán 1966, giá gạo đang từ 5,5 đồng/kg bỗng nhiên tăng lên 6 đồng rồi 7 đồng trong lúc lương của một lao động chân tay vào khoảng 8 đồng/ngày. Khá nhiều hồi ký của một số tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại kể lại rằng: Biết là có bàn tay thao túng của những ông "vua không ngai" Chợ Lớn, tướng Kỳ lập tức ra tối hậu thư cho họ bằng cách triệu tập 7 người Hoa đứng đầu ngành mua bán lúa gạo tại miền Nam đến văn phòng.
Sau đó, ông yêu cầu mỗi người ghi tên mình vào một mảnh giấy, bỏ vào một cái hộp rồi cho biết trong vòng một tuần nếu giá gạo không xuống, họ sẽ phải trở lại văn phòng ông để bốc thăm. Bốc trúng tên ai, ông sẽ ra lệnh xử bắn người đó.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Thế nhưng chuyện "bốc thăm" nếu có thì cũng chỉ là động tác giả của tướng Kỳ nhằm "rung cây nhát khỉ" bởi lẽ trước khi quyết định xử bắn Tạ Vinh, "Tướng râu kẽm" đã có kết luận chính xác về các hành vi phạm tội của "xì thẩu" này. Tuy nhiên, tin vào thế lực của mình, những ông "vua không ngai" không những không hạ giá gạo, mà còn tăng lên 7,5 đồng/kg.
Ngay sau khi cái tin Tạ Vinh bị bắt loan ra, các "xì thẩu" người Hoa Chợ Lớn mới hiểu rằng mình đang đùa với lửa. Nhất là ngày 6/3/1966, Tòa án Quân sự mặt trận Vùng 3 chiến thuật mở phiên xét xử chớp nhoáng rồi kết án tử hình Tạ Vinh mà không hề có luật sư biện hộ thì các ông "vua không ngai" ai nấy đều nơm nớp sợ đến lượt mình.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Nói chung đã là người VN là không ưa người Tàu :D thế mới hay
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Xu tu (3_11).jpg

6-3-1966 -- Tạ Vinh ngày ra tỏa


6-3-1966, Tòa án lưu động xét xử gian thương Tạ Vinh dưới thời ông Nguyễn Cao Kỷ làm làm thủ tướng
Xu tu (3_12).jpg

6-3-1966 -- vợ Tạ Vinh với đứa con nhỏ khi nghe toà tuyên án tử hình chồng minh
Xu tu (3_13).jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top