- Biển số
- OF-394809
- Ngày cấp bằng
- 2/12/15
- Số km
- 3,663
- Động cơ
- 273,598 Mã lực
- Tuổi
- 26
Hiện nay Bộ luật TTHS không có quy định cấm mời làm việc/tạm giữ ban đêm, chỉ cấm bắt vào ban đêm. Theo quy định, sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã.
Tin liên quan
TS Phạm Đình Quý. Ảnh: Tuổi Trẻ
Liên quan thông tin TS Phạm Đình Quý, giảng viên Khoa Khoa học thể thao của Trường ĐH Tôn Đức Thắng bị công an mời làm việc trong lúc đang đi ăn tối cùng gia đình, rồi đưa về Công an TPHCM, sau đó đưa lên Đắk Lắk, Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TPHCM) nhận định, ông Phạm Đình Quý bị Công an tỉnh Đắk Lắk áp dụng 3 biện pháp ngăn chặn. Đó là “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp”; “Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” và “Tạm giữ” quy định tại điều 110, 117 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) 2015. Đây là vụ việc mang tính chất của tội phạm hình sự, không phải là tạm giữ hành chính.
Điều kiện để áp dụng biện pháp “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp” khi thuộc một trong những trường hợp: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; có dấu vết của tội phạm ở người, hoặc tại chỗ ở, hoặc nơi làm việc, hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Theo nội dung vụ việc và loại tội phạm ông Quý bị cáo buộc là tội vu khống (theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015), ông Quý có thể bị xác định có hành vi vi phạm khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 156. Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt dưới 3 năm tù. Do đó, cơ quan công an có thể căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 110 Bộ luật TTHS 2015 để ra lệnh giữ người. Thời hạn giữ người trong trường hợp khẩn cấp không được quá 12 giờ.
Khi áp dụng biện pháp “Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người (trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp), cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó.
Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ cùng lý do, căn cứ. Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị giữ và phải lập biên bản về việc giữ; giao lệnh, quyết định cho người bị giữ.
Với biện pháp “tạm giữ”, biện pháp này có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ. Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật TTHS.
Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị giữ, hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ 2 nhưng không quá 3 ngày.
Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì cơ quan điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Trường hợp ông Quý bị khởi tố bị can thì có thể bị tạm giam nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 Bộ luật TTHS 2015 hoặc có thể được cho tại ngoại bằng các biện pháp ngăn chặn khác như bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cứ trú.
Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết. Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.
Hiện nay Bộ luật TTHS không có quy định cấm mời làm việc/tạm giữ ban đêm, chỉ cấm bắt vào ban đêm. Theo quy định, sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã. Trừ trường hợp việc thông báo gây cản trở điều tra.
Tất cả cơ quan tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ Bộ luật TTHS. Nếu trong quá trình bắt giữ người trái với quy định của pháp luật thì người bị tạm giữ, người bị bắt và gia đình người thân có quyền gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên về hành vi này.
MAI HOA - ÁI CHÂN (ghi)
P/s : Có đúng ko ???
Tin liên quan
TS Phạm Đình Quý. Ảnh: Tuổi Trẻ
Liên quan thông tin TS Phạm Đình Quý, giảng viên Khoa Khoa học thể thao của Trường ĐH Tôn Đức Thắng bị công an mời làm việc trong lúc đang đi ăn tối cùng gia đình, rồi đưa về Công an TPHCM, sau đó đưa lên Đắk Lắk, Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TPHCM) nhận định, ông Phạm Đình Quý bị Công an tỉnh Đắk Lắk áp dụng 3 biện pháp ngăn chặn. Đó là “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp”; “Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” và “Tạm giữ” quy định tại điều 110, 117 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) 2015. Đây là vụ việc mang tính chất của tội phạm hình sự, không phải là tạm giữ hành chính.
Điều kiện để áp dụng biện pháp “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp” khi thuộc một trong những trường hợp: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; có dấu vết của tội phạm ở người, hoặc tại chỗ ở, hoặc nơi làm việc, hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Theo nội dung vụ việc và loại tội phạm ông Quý bị cáo buộc là tội vu khống (theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015), ông Quý có thể bị xác định có hành vi vi phạm khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 156. Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt dưới 3 năm tù. Do đó, cơ quan công an có thể căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 110 Bộ luật TTHS 2015 để ra lệnh giữ người. Thời hạn giữ người trong trường hợp khẩn cấp không được quá 12 giờ.
Khi áp dụng biện pháp “Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người (trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp), cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó.
Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ cùng lý do, căn cứ. Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị giữ và phải lập biên bản về việc giữ; giao lệnh, quyết định cho người bị giữ.
Với biện pháp “tạm giữ”, biện pháp này có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ. Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật TTHS.
Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị giữ, hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ 2 nhưng không quá 3 ngày.
Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì cơ quan điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Trường hợp ông Quý bị khởi tố bị can thì có thể bị tạm giam nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 Bộ luật TTHS 2015 hoặc có thể được cho tại ngoại bằng các biện pháp ngăn chặn khác như bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cứ trú.
Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết. Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.
Hiện nay Bộ luật TTHS không có quy định cấm mời làm việc/tạm giữ ban đêm, chỉ cấm bắt vào ban đêm. Theo quy định, sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã. Trừ trường hợp việc thông báo gây cản trở điều tra.
Tất cả cơ quan tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ Bộ luật TTHS. Nếu trong quá trình bắt giữ người trái với quy định của pháp luật thì người bị tạm giữ, người bị bắt và gia đình người thân có quyền gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên về hành vi này.
Liên quan đến vụ việc này, Báo SGGP liên hệ Phòng Tham mưu, Công an TPHCM để tìm hiểu thêm thông tin. Đơn vị này cho biết, việc tạm giữ ông Phạm Đình Quý do Công an tỉnh Đắk Lắk thực hiện. Công an TPHCM phối hợp theo yêu cầu của Công an tỉnh Đắk Lắk nên không có thông tin gì cung cấp đến báo chí. |
Giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang bị tạm giữ tại Công an tỉnh Đắk Lắk Ngày 28-9, ông Phạm Đình Phú (ngụ thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) cho biết, chiều cùng ngày, ông được đại diện Công an tỉnh Đắk Lắk trực tiếp trao 2 thông báo (bản photocopy - PV) về việc “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp” và “Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” đối với ông Phạm Đình Quý (SN 1981, em trai ông Phú, là giảng viên Khoa Khoa học thể thao của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, TPHCM). Hai thông báo do Trung tá Lê Hồng Hải, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ký ngày 25 và 27-9. Nội dung thông báo nêu ông Phạm Đình Quý bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp để điều tra về hành vi “Phát tán tài liệu nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”, theo Điều 156, Bộ luật Hình sự. Hiện ông Quý đang bị tạm giữ tại trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk. Ông Phạm Đình Trang (SN 1950, cha ruột ông Quý) cho biết, từ tối 23-9 đến chiều 28-9, gia đình ông rất lo lắng vì mất liên lạc với Quý, không rõ Quý đi đâu, bị ai bắt. Đến khi thấy báo đăng, gia đình mới biết Quý đang bị Công an tỉnh Đắk Lắk tạm giữ, tuy nhiên trước đó gia đình không nhận được bất kỳ thông báo, văn bản nào của cơ quan công an liên quan đến việc Quý bị bắt, tạm giữ. Hiện ông Trang đã mời luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho con trai. NGUYỄN TIẾN |
MAI HOA - ÁI CHÂN (ghi)
Vụ giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng bị bắt giữ: Công an phải thông báo ngay cho gia đình sau khi bắt
Hiện nay Bộ luật TTHS không có quy định cấm mời làm việc/tạm giữ ban đêm, chỉ cấm bắt vào ban đêm. Theo quy định, sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã.
www.sggp.org.vn
P/s : Có đúng ko ???