Mấy hôm nay đang lùm xùm vụ này, các cụ thấy thế nào ạ? Liệu có phải đang đi đúng lộ trình PR không ạ?
Không biết lúc nhận được Tiền trong tài khoản chị ấy có tâm tư và Đau với nghề không các cụ nhỉ?
Đường link đã bị xóa, Em chỉ thấy cái này:
Nhân đọc loạt bài bài PR cho thương hiệu bánh ngọt mới của bà chủ Thu Hương – một người thợ bánh của khách sạn Sofitel Metropole trước đây, có chút suy nghĩ về kinh doanh và cạnh tranh trên thương trường.
Đây là một chia sẻ khá khó hiểu, mở đầu bài viết về mình. “Ai cũng có lúc phạm sai lầm, sai lầm của tôi là phải trả giá bằng chính cái tên của mình”. Chủ nhân của tiệm bánh Madame Hương lần đầu tiên chia sẻ về những “góc khuất” đằng sau sự biến mất khỏi một thương hiêu do chính mình gây dựng thành công.
Vừa đi làm bánh tại Sofitel, lại vừa tranh thủ làm thêm tại nhà, chị nhanh chóng được nhiều bà mẹ biết đến nhờ tài nghệ làm bánh ngọt. Sau đó là mạnh dạn rời bỏ công việc khi đã có nguồn khách ổn định, chị đã xây dựng thành công cửa hàng bánh ngọt đầu tiên của mình, sử dụng danh tiếng bản thân và kinh nghiệm từ Sofitel, đó cũng là nguyên nhân tạo dựng thành công, sao lại nói là sai lầm?
“Thành công đến với tôi rất nhanh, chỉ trong khoảng 8 năm, tôi đã có tất cả những gì tôi mơ ước từ khi còn đi làm tại khách sạn. Một công việc làm bánh yêu thích, một chuỗi cửa hàng tại các phố lớn…Nhưng khi đó, tôi phát hiện ra mình không đủ khả năng để quản lý khối công việc đang phát triển quá nhanh đó”, chị Thu Hương nói.
Đó là lúc chị có nhu cầu hợp tác với đối tác để đảm bảo cho sự phát triển mở rộng. Và các đối tác đã tìm đến cho chị sàng lọc, lựa chọn, đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng, trong đó chắc chắn là cả giá trị chuyển nhượng một phần. Hoàn toàn minh bạch.
Nhưng sau đó, chị lại trách người ta không có tâm. Chị cho biết: Khi thương hiệu lớn dần, tôi cảm thấy những mục đích tốt đẹp mà tôi mong muốn cứ xa dần… Ngày càng nhiều những quan điểm bất đồng, từ việc phát triển sản phẩm, quản lý nhân sự… và trong một lần xung đột đỉnh điểm, tôi đã buộc phải bán lại cổ phần của mình tại chính thương hiệu mà tôi làm chủ để ra đi.
Chắc chắn không ai ép chị bán cổ phần chị đang giữ được cả, nếu chị không muốn, nhất là nếu nó không được giá. Chị cũng có thể mua lại phần hùn của người ta kia mà. Ở đây việc mua bán đã hoàn tất, không có tranh chấp hay có bất cứ phàn nàn điều tiếng gì cả.
Chị đã bán từng phần và bán toàn bộ cho đối tác để nhận một số tiền không nhỏ, cho cả giá trị thương hiệu của mình. Sòng phẳng, nếu không nói là hời. Nhưng mặc dầu vậy, tiền thì đã cất trong tài khoản và chẳng ai cho không hay cướp không, chị vẫn: “Mỗi lần nhìn thấy cái tên của mình trên phố nhưng không còn là của mình nữa, tôi đau lắm” (!?)
Và nay, khi đã lập thương hiệu bánh mới vẫn với tên mình, chị công bố khắp nơi rằng: “Tôi không còn là chủ của Thu Hương Bakery nữa”. Thật tuyệt vời. Câu PR cho tiệm bánh mới của mình cũng là câu dìm hàng đối thủ sở hữu cái tên, đứa con tinh thần, cái đã mang cho chị danh tiếng và tiền bạc.
Chị đã thừa nhận như vậy: Tôi không bị khó khăn về tài chính để bắt đầu lại. Tôi chỉ muốn đứng lên từ chính chỗ mà tôi đã ngã xuống thôi. Thế nên khi được làm bánh trở lại, tôi cũng không còn nghĩ đến việc mình có tạo dựng một thương hiệu hay không, và tôi cũng không biết tôi có thành công lần nữa hay không? Tôi chỉ muốn trả ơn nghề bánh.Tôi có nói với các anh em làm việc với tôi là đừng nghĩ đến điều gì khác khi làm bánh, hãy cứ làm những chiếc bánh thật ngon là được.
Có rất nhiều người làm bánh mỳ kẹp thịt ngon hơn McDonald, rán gà ngon hơn KFC, nhưng để tạo ra một thương hiệu thành công thì không chỉ tay nghề là đủ. Còn phải có tầm nhìn, vốn liếng và sự chuyên nghiệp để thực hiện, cùng một cái tâm.
Mỗi thương hiệu đều có vòng đời, ở VN thì không dài. Sau khi đã khai thác quá tốt ở đỉnh cao rồi bán thương hiệu cho người khác thành công, người ta hoàn toàn có thể làm một cái mới nếu muốn tiếp tục và cạnh tranh sòng phẳng. Nhưng cạnh tranh bằng kiểu lôi kéo nhân viên cũ, lôi kéo khách hàng và dìm tên tuổi thương hiệu cũ như vậy, rõ ràng người bị chị trách là không có tâm sẽ không khỏi bật cười.
Dù gì, cũng chúc chị thành công với thương hiệu bánh mới.
http://doanhnong.vn/doi-chu-tai-thu-huong-bakery-ai-dang-thuong-tren-thuong-truong/
Không biết lúc nhận được Tiền trong tài khoản chị ấy có tâm tư và Đau với nghề không các cụ nhỉ?
Đường link đã bị xóa, Em chỉ thấy cái này:
Nhân đọc loạt bài bài PR cho thương hiệu bánh ngọt mới của bà chủ Thu Hương – một người thợ bánh của khách sạn Sofitel Metropole trước đây, có chút suy nghĩ về kinh doanh và cạnh tranh trên thương trường.
Đây là một chia sẻ khá khó hiểu, mở đầu bài viết về mình. “Ai cũng có lúc phạm sai lầm, sai lầm của tôi là phải trả giá bằng chính cái tên của mình”. Chủ nhân của tiệm bánh Madame Hương lần đầu tiên chia sẻ về những “góc khuất” đằng sau sự biến mất khỏi một thương hiêu do chính mình gây dựng thành công.
Vừa đi làm bánh tại Sofitel, lại vừa tranh thủ làm thêm tại nhà, chị nhanh chóng được nhiều bà mẹ biết đến nhờ tài nghệ làm bánh ngọt. Sau đó là mạnh dạn rời bỏ công việc khi đã có nguồn khách ổn định, chị đã xây dựng thành công cửa hàng bánh ngọt đầu tiên của mình, sử dụng danh tiếng bản thân và kinh nghiệm từ Sofitel, đó cũng là nguyên nhân tạo dựng thành công, sao lại nói là sai lầm?
“Thành công đến với tôi rất nhanh, chỉ trong khoảng 8 năm, tôi đã có tất cả những gì tôi mơ ước từ khi còn đi làm tại khách sạn. Một công việc làm bánh yêu thích, một chuỗi cửa hàng tại các phố lớn…Nhưng khi đó, tôi phát hiện ra mình không đủ khả năng để quản lý khối công việc đang phát triển quá nhanh đó”, chị Thu Hương nói.
Đó là lúc chị có nhu cầu hợp tác với đối tác để đảm bảo cho sự phát triển mở rộng. Và các đối tác đã tìm đến cho chị sàng lọc, lựa chọn, đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng, trong đó chắc chắn là cả giá trị chuyển nhượng một phần. Hoàn toàn minh bạch.
Nhưng sau đó, chị lại trách người ta không có tâm. Chị cho biết: Khi thương hiệu lớn dần, tôi cảm thấy những mục đích tốt đẹp mà tôi mong muốn cứ xa dần… Ngày càng nhiều những quan điểm bất đồng, từ việc phát triển sản phẩm, quản lý nhân sự… và trong một lần xung đột đỉnh điểm, tôi đã buộc phải bán lại cổ phần của mình tại chính thương hiệu mà tôi làm chủ để ra đi.
Chắc chắn không ai ép chị bán cổ phần chị đang giữ được cả, nếu chị không muốn, nhất là nếu nó không được giá. Chị cũng có thể mua lại phần hùn của người ta kia mà. Ở đây việc mua bán đã hoàn tất, không có tranh chấp hay có bất cứ phàn nàn điều tiếng gì cả.
Chị đã bán từng phần và bán toàn bộ cho đối tác để nhận một số tiền không nhỏ, cho cả giá trị thương hiệu của mình. Sòng phẳng, nếu không nói là hời. Nhưng mặc dầu vậy, tiền thì đã cất trong tài khoản và chẳng ai cho không hay cướp không, chị vẫn: “Mỗi lần nhìn thấy cái tên của mình trên phố nhưng không còn là của mình nữa, tôi đau lắm” (!?)
Và nay, khi đã lập thương hiệu bánh mới vẫn với tên mình, chị công bố khắp nơi rằng: “Tôi không còn là chủ của Thu Hương Bakery nữa”. Thật tuyệt vời. Câu PR cho tiệm bánh mới của mình cũng là câu dìm hàng đối thủ sở hữu cái tên, đứa con tinh thần, cái đã mang cho chị danh tiếng và tiền bạc.
Chị đã thừa nhận như vậy: Tôi không bị khó khăn về tài chính để bắt đầu lại. Tôi chỉ muốn đứng lên từ chính chỗ mà tôi đã ngã xuống thôi. Thế nên khi được làm bánh trở lại, tôi cũng không còn nghĩ đến việc mình có tạo dựng một thương hiệu hay không, và tôi cũng không biết tôi có thành công lần nữa hay không? Tôi chỉ muốn trả ơn nghề bánh.Tôi có nói với các anh em làm việc với tôi là đừng nghĩ đến điều gì khác khi làm bánh, hãy cứ làm những chiếc bánh thật ngon là được.
Có rất nhiều người làm bánh mỳ kẹp thịt ngon hơn McDonald, rán gà ngon hơn KFC, nhưng để tạo ra một thương hiệu thành công thì không chỉ tay nghề là đủ. Còn phải có tầm nhìn, vốn liếng và sự chuyên nghiệp để thực hiện, cùng một cái tâm.
Mỗi thương hiệu đều có vòng đời, ở VN thì không dài. Sau khi đã khai thác quá tốt ở đỉnh cao rồi bán thương hiệu cho người khác thành công, người ta hoàn toàn có thể làm một cái mới nếu muốn tiếp tục và cạnh tranh sòng phẳng. Nhưng cạnh tranh bằng kiểu lôi kéo nhân viên cũ, lôi kéo khách hàng và dìm tên tuổi thương hiệu cũ như vậy, rõ ràng người bị chị trách là không có tâm sẽ không khỏi bật cười.
Dù gì, cũng chúc chị thành công với thương hiệu bánh mới.
http://doanhnong.vn/doi-chu-tai-thu-huong-bakery-ai-dang-thuong-tren-thuong-truong/