Thưa các cụ/mợ, em xin kể lại câu chuyện em được chứng kiến. Cuộc sống còn quá nhiều bất hạnh với người Cựu chiến binh vô gia cư này. Mọi người cùng chia sẻ nhé!
Ông, người đàn ông ngoài 70 tuổi. Một CCB, một cán bộ của ngành Giao thông tỉnh. Một người từng có 1 gia đình êm ấm với người vợ trẻ và 3 đứa con ngoan, xinh xắn. Nhưng ấn tượng hơn tất cả những điều đó, ông là một người Căm pu chia mang trong mình 2 giòng máu Hoa-Việt. Tuổi trẻ oai hùng của ông được Nhà nước Việt Nam ghi nhận bằng tấm Huy chương kháng chiến chống Mỹ- hạng Nhất vào năm 1984.
Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm nhưng với ông chiến tranh chưa bao giờ kết thúc, chỉ có kẻ thù thay đổi mà thôi. Kẻ thù bây giờ ông đang chiến đấu với nó đó là miếng ăn hàng ngày, là bệnh tật và lớn hơn đó là nỗi cô đơn bất tận.
Ở cái xóm nghèo này người ta thường gọi ông là ông Mười, ông “Mười lượm bọc”. Chỉ đơn giản thế thôi, ngoài ra người ta không biết thêm gì về ông. Đối với họ, những lời ông nói về mình không đáng tin , chẳng ai thèm nghe thậm chí họ còn nói ông là người khùng!!!
Một buổi sáng cách đây mấy ngày, tình cờ em gặp ông trong 1 quán hủ tiếu nhỏ trong xóm nghèo mà hơn 20 năm nay ông “tồn tại”. Ông gật gù bên chai rượu đế, tô hủ tiếu và ổ bánh mỳ cắn dở. Bề ngoài nhìn ông khá cường tráng so với tuổi 70, khuôn mặt phúc hậu nhàu nhò, đôi mắt mở hay nhắm khó thể phân biệt được. Dấu ấn của những nỗi đau giày vò ông khá rõ nét trên khuôn mặt. Ông lầm lũi ăn, thỉnh thoảng lại nhấp 1 chén rượu, mọi người dân ở đây và bà chủ quán hủ tiếu đã quá quen thuộc với hình ảnh của ông mấy chục năm qua nên chẳng ai quan tâm nữa.
Em quyết định tiếp cận tìm hiểu về con người bí ẩn này. Những điều bất ngờ về ông làm em mấy đêm trằn trọc và em đã bỏ thời gian làm cuộc hành trình tìm lại cho ông những gì đã mất.
Thật bất ngờ, ông sôi nổi tâm sự với em, mặc dù câu chuyện ông nói về mình rất lộn xộn, mơ hồ và không có mốc thời gian. Em chắp nối, gợi mở để ông được nói, cứ thế câu chuyện vể cuộc đời ông dần hình thành trong đầu em.
Ông sinh vào khoảng những năm đầu 1940, tại Cần –đan ngoại ô Phnompenh, trong 1 gia đình làm ngư phủ trên sông Tong-lésap. Mẹ ông là người Việt Nam, bố ông là người Hoa, ông bà có 12 người con, 9 nam, 3 nữ, ông Mười là người con thứ 9 của gia đình.
Năm 1964-1965, chiến trường Miền nam VN ngày càng ác liệt, đất nước Cawmpuchia cũng rơi vào vòng xoáy chiến tranh. Không hiểu cơ duyên nào ông đã cùng 5 người bạn thanh niên cùng tuổi đã bỏ làng “đi theo kháng chiến”. Số bạn bè của ông người đã chết do chiến tranh người thì đảo ngũ, chỉ còn mình ông ở lại đơn vị. Theo ông kể, ông được trực tiếp công tác tại Trung ương cục do ông Thượng tướng Trần Văn Trà làm chỉ huy. Vì ông biết lái xe nên được công tác tại C314- ban Kinh Tài Trung ương cục. Suốt hơn 10 năm công tác tại Trung ương cục đã nhiều lần ông thoát chết trong gang tấc. Ông say sưa kể cho em nghe, ký ức chiến tranh ác liệt tuôn chảy, ông nói không ngưng nghỉ.
Sau ngày 30/4/1975, ông được chuyển nghành về Ty Giao thông 1 tỉnh biên giới ở Nam bộ, do là người Cawmpuchia, trình độ văn hóa không có nên ông cũng chỉ được xếp làm Đội trưởng đội xe vận tải của Cty Hợp doanh vận tải ô tô ( HTX vận tải- nhà nước trưng thu xe của các cá nhân, các gia đinh tư sản lập thành công ty hợp doanh).
Chiến tranh Biên giớ Tây-nam nổ ra, ông được giao nhiệm vụ trưởng đoàn xe tiếp vận cho các đơn vị quân đội ở biên giới và vào sâu lãnh thổ Campuchia (vì ông thông thạo đường và nói giỏi tiếng Campuchia)
Ông, người đàn ông ngoài 70 tuổi. Một CCB, một cán bộ của ngành Giao thông tỉnh. Một người từng có 1 gia đình êm ấm với người vợ trẻ và 3 đứa con ngoan, xinh xắn. Nhưng ấn tượng hơn tất cả những điều đó, ông là một người Căm pu chia mang trong mình 2 giòng máu Hoa-Việt. Tuổi trẻ oai hùng của ông được Nhà nước Việt Nam ghi nhận bằng tấm Huy chương kháng chiến chống Mỹ- hạng Nhất vào năm 1984.
Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm nhưng với ông chiến tranh chưa bao giờ kết thúc, chỉ có kẻ thù thay đổi mà thôi. Kẻ thù bây giờ ông đang chiến đấu với nó đó là miếng ăn hàng ngày, là bệnh tật và lớn hơn đó là nỗi cô đơn bất tận.
Ở cái xóm nghèo này người ta thường gọi ông là ông Mười, ông “Mười lượm bọc”. Chỉ đơn giản thế thôi, ngoài ra người ta không biết thêm gì về ông. Đối với họ, những lời ông nói về mình không đáng tin , chẳng ai thèm nghe thậm chí họ còn nói ông là người khùng!!!
Một buổi sáng cách đây mấy ngày, tình cờ em gặp ông trong 1 quán hủ tiếu nhỏ trong xóm nghèo mà hơn 20 năm nay ông “tồn tại”. Ông gật gù bên chai rượu đế, tô hủ tiếu và ổ bánh mỳ cắn dở. Bề ngoài nhìn ông khá cường tráng so với tuổi 70, khuôn mặt phúc hậu nhàu nhò, đôi mắt mở hay nhắm khó thể phân biệt được. Dấu ấn của những nỗi đau giày vò ông khá rõ nét trên khuôn mặt. Ông lầm lũi ăn, thỉnh thoảng lại nhấp 1 chén rượu, mọi người dân ở đây và bà chủ quán hủ tiếu đã quá quen thuộc với hình ảnh của ông mấy chục năm qua nên chẳng ai quan tâm nữa.
Em quyết định tiếp cận tìm hiểu về con người bí ẩn này. Những điều bất ngờ về ông làm em mấy đêm trằn trọc và em đã bỏ thời gian làm cuộc hành trình tìm lại cho ông những gì đã mất.
Thật bất ngờ, ông sôi nổi tâm sự với em, mặc dù câu chuyện ông nói về mình rất lộn xộn, mơ hồ và không có mốc thời gian. Em chắp nối, gợi mở để ông được nói, cứ thế câu chuyện vể cuộc đời ông dần hình thành trong đầu em.
Ông sinh vào khoảng những năm đầu 1940, tại Cần –đan ngoại ô Phnompenh, trong 1 gia đình làm ngư phủ trên sông Tong-lésap. Mẹ ông là người Việt Nam, bố ông là người Hoa, ông bà có 12 người con, 9 nam, 3 nữ, ông Mười là người con thứ 9 của gia đình.
Năm 1964-1965, chiến trường Miền nam VN ngày càng ác liệt, đất nước Cawmpuchia cũng rơi vào vòng xoáy chiến tranh. Không hiểu cơ duyên nào ông đã cùng 5 người bạn thanh niên cùng tuổi đã bỏ làng “đi theo kháng chiến”. Số bạn bè của ông người đã chết do chiến tranh người thì đảo ngũ, chỉ còn mình ông ở lại đơn vị. Theo ông kể, ông được trực tiếp công tác tại Trung ương cục do ông Thượng tướng Trần Văn Trà làm chỉ huy. Vì ông biết lái xe nên được công tác tại C314- ban Kinh Tài Trung ương cục. Suốt hơn 10 năm công tác tại Trung ương cục đã nhiều lần ông thoát chết trong gang tấc. Ông say sưa kể cho em nghe, ký ức chiến tranh ác liệt tuôn chảy, ông nói không ngưng nghỉ.
Sau ngày 30/4/1975, ông được chuyển nghành về Ty Giao thông 1 tỉnh biên giới ở Nam bộ, do là người Cawmpuchia, trình độ văn hóa không có nên ông cũng chỉ được xếp làm Đội trưởng đội xe vận tải của Cty Hợp doanh vận tải ô tô ( HTX vận tải- nhà nước trưng thu xe của các cá nhân, các gia đinh tư sản lập thành công ty hợp doanh).
Chiến tranh Biên giớ Tây-nam nổ ra, ông được giao nhiệm vụ trưởng đoàn xe tiếp vận cho các đơn vị quân đội ở biên giới và vào sâu lãnh thổ Campuchia (vì ông thông thạo đường và nói giỏi tiếng Campuchia)
Chỉnh sửa cuối: