T2 là ngày đầu tuần.
Chúa cũng phải giao ban xong mới có kế hoạch tuần. Tạm xài 15 phút chém tiếp vụ thần-vô thần.
...
1. Nguồn gốc của thần:
Thoạt kỳ thủy, bất cứ bộ lạc, thị tộc nào cũng tin vào có thần. Niềm tin nguyên thủy đó theo đến bây giờ, tồn tại dưới dạng các truyện cổ tích, thần thoại. Dĩ nhiên bộ não con người đã sáng tạo cả 1 thế giới thần linh, để cân bằng và giải thích được những gì xảy ra - không xảy ra xung quanh con người, để giải phóng khỏi thế bế tắc khi thực tại diễn ra không như mong đợi, và con người tiếp tục sống, không tự sát tập thể vì không thể chấp nhận thực tại.
Ví dụ: với các bộ lạc Tây Nguyên, khi các em bé mất đi vì bệnh tật, thì họ quan niệm là Giàng bắt. Thế thôi.
Hay hàng chục triệu người châu Âu thời trung cổ chết đi do dịch bệnh, cũng bởi ý Chúa.
Phải ở trong những hoàn cảnh khủng hoảng như thế mới thấy Chúa, Thần cần thiết như thế nào. Không chữa được khủng hoảng, thì cũng làm cho đau đớn dịu đi và vượt qua.
Đó là nhu cầu về Chúa, Thần của con người. Nhu cầu đó có thực, dù hư ảo thế nào đi nữa. Và luôn luôn tồn tại cho dù sau này loài người tiến bộ đến mấy mà những mâu thuẫn giữa người-người (xung đột-chiến tranh-lừa đảo), người-tự nhiên (dịch Covid-động đất-thiên tai...) vẫn còn và vẫn bất trắc, thỉ con người vẫn còn cần Chúa, Thần.
2. Vì sao xuất hiện tư tưởng vô thần?
Lý do đơn giản là Chúa không làm tròn trách nhiệm. Satan lên ngôi rất nhiều. Người ở hiền vẫn gặp dữ, làm việc ác vẫn sống khỏe. Rất nhiều chuyện xảy ra mà nếu tin vào Chúa, vào Thần thì còn bế tắc hơn.
Vì thế con người tập tự chịu trách nhiệm vào chính mình. Không trông cậy vào thần nữa thì vô thần. Đơn giản vậy thôi.
Còn các mức độ vô thần, như chã mô tả, thì đúng thôi, hoàn toàn phụ thuộc vào xuất xứ, trình độ, hoàn cảnh, thái độ đối với thần.
...
Hết 15 phút.
Chúc cả nhà ngon cơm trưa.