[Funland] VN: Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế

thailinhit

Xe buýt
Biển số
OF-346626
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
594
Động cơ
274,030 Mã lực
Nơi ở
Ngã 4 Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội
Website
amthucthailinh.com
Em đọc được một câu chuyện rất hay về bệnh thành tích trong xã hội. Em xin phép đăng lại cho cụ nào chưa đọc ạ.

Tác giả: theo Lê Như Tiến (nguyên Phó Chủ tịch FPT)

Lời dẫn của Hot Boy NQL: Mình học cùng một con gà nòi toán Olympic, không nghe nó kể gì. Đi bộ đội ở cùng một con gà nòi toán Olympic khác cũng không nghe nó kể gì. Bây giờ nghe gà nòi Lê Quang Tiến kể thật quá vui, he he.

Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy… Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán…

Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.

Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ, còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.

Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ…

Thực ra là thế nào?

Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.

Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.

Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?

Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.

Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.

Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại “gà nòi” chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)…

Rồi “bọn gà” này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 “con” vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 “con gà” để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.

Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:

– Các cháu có nguyện vọng gì?

Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:

– Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.

Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.

Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:

– Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?

Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.

Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.

Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:

– Phải có đủ thành phần nam, nữ.

– Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm “gà” (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).

– Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho “gà” của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.

– Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm “gà” bài cho học sinh trường mình. Lý do: “Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức”. Có lẽ cũng là vụ “Đồi Ngô” đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.

Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn “con gà” khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.

Theo tôi biết thì hàng chục ngàn “con gà” đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.

Thế khác nhau chỗ nào?

Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.

Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar… phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ…

Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.

Nguồn: http://dantrixahoi.com/su-that-nhung-tam-hcv-olympic-toan-quoc-te-cua-viet-nam-2/
 

traderdoclap

Xe điện
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
2,159
Động cơ
261,210 Mã lực
Đơn giản thế này thôi.
Mỹ: Thực dụng.
VN: Bệnh thành tích.
 

CCCK

Xe điện
Biển số
OF-381608
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
2,297
Động cơ
749,322 Mã lực
Nơi ở
Xóm Thọ Giai - tổng Yên Hồ
Chuyện này cũ rồi mà. Huy chương vàng, bạc, đồng cả rổ.
Thế mới thấy ưu việt của xứ sở thiên dươngd chứ.
 
Chỉnh sửa cuối:

cunglatruong

Xe container
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
7,692
Động cơ
406,814 Mã lực
Chuyện này cũ rồi mà. Huy chương vàng, bạc, đồng cả rổ.
Việt Nam hình như mới có mỗi Lê Bá Khánh Trình là có giải Nhất tuyệt đối 42/42. GS Châu nổ vậy nhưng cũng chưa có số má lắm trong làng olimlic.
Cụ cứ đùa. Cái giải toán của LBKT chả là cái vẹo gì so với giải fields của GS NBC cả 1 cái giải trẻ so với giải tương đương thậm chi còn cao quý hơn ( độ tuổi bị giới hạn) nobel toán học mà cụ cũng so sánh được à.
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
5,990
Động cơ
369,006 Mã lực
Sao cái gì cũng so với Mỹ nhể? Sao không so với Mô dăm bích? Ngay cả khi so sánh đã thấy bệnh thành tích dồi!:))
 

lehuyvan

Xe buýt
Biển số
OF-61376
Ngày cấp bằng
10/4/10
Số km
978
Động cơ
449,005 Mã lực
Cụ lấy ví dụ tận năm 1975 làm gì, ngày trước em học ở trường thì đi thi huyện với tỉnh toàn con giáo viên đi (cũng có thằng dân đen đi nhưng phải thật sự giỏi, số này ít) :D
 

hagi94

Xe tăng
Biển số
OF-84873
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
1,243
Động cơ
421,551 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Sự thật nghiệt ngã và chua xót quá nhỉ? Hồi xưa lớp 5 em cũng đi thi HSG QG môn toán, học hành chả biết cái mịa gì cả, hồi đấy hình như tỉnh mời thầy nào hay ra đề thi HSG QG về dạy cho mấy buổi, thế là em đi thi làm được 1 bài tủ/2 bài, cũng được cái giải khuyến khích. Sự thật là như thế đấy. Đi thi HSG cấp tỉnh từ lớp 5-12 thì đội tuyển nào mà có thầy thân với các thầy ra đề ở Tỉnh là rinh giải cao thường xuyên, ở Huyện thì cũng thế, mấy thằng học NK huyện kiểu gì đi thi chả trúng tủ vì thầy nhà nó ra đề mà. Từ cấp bé đến cấp to nó vận hành như thế, thì hỏi làm sao không gọi là luyện gà chọi thi đấu. Đúng là nhiều lúc cứ tung hô quá mức về trí tuệ Việt Nam, sự thực cuối cùng nó cay đắng vậy đó!
 

Rực cháy

Xe tăng
Biển số
OF-317283
Ngày cấp bằng
24/4/14
Số km
1,128
Động cơ
300,890 Mã lực
Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn “con gà” khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Nói linh ta linh tinh.
 

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
5,480
Động cơ
296,506 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Thực ra so với Mỹ cho oai thôi, chứ bệnh thành tích này là căn bệnh chung của các nước XHCN rồi. Đến bây giờ còn sót lại VN với TQ là còn tự sướng với mấy chiếc HC Olympic. Công nhận hội đi thi đó xuất sắc thật, nhưng không có đất dụng võ, đáng tiếc.
 

MCuong234

Xe tăng
Biển số
OF-303105
Ngày cấp bằng
28/12/13
Số km
1,531
Động cơ
317,664 Mã lực
Ngày xưa em thi đến cấp tỉnh, lúc chọn đi thi Quốc Gia, thực sự lớp em (lớp gà nòi tỉnh) không có đam mê lắm vì khá mạo hiểm, lúc ấy đang học lớp 12 rồi, bỏ 3 tháng ra ôn thi Quốc Gia mà không có giải thì lại nguy cơ tạch ĐH cao, kết quả chả có ai đăng ký thi.
Lúc ấy tỉnh lại sợ mất thành tích nên ra chỉ thị, bắt buộc tất cả phải đi thi, đứa nào mà thi không nghiêm túc, làm bài vớ vẩn, bị điểm dưới trung bình thì trừ hạnh kiểm :))
 

cà rốt xanh

Xe tải
Biển số
OF-75417
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
413
Động cơ
-65,257 Mã lực
Em thấy Chuyên Tóan là cái chuyên vớ vẩn nhất. Không có tính thực tế. Lý hóa còn thú vị hơn.
 

n3tndl

Xe hơi
Biển số
OF-186009
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
124
Động cơ
334,402 Mã lực
e thì no comments
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
24,938
Động cơ
727,956 Mã lực
Em đọc được một câu chuyện rất hay về bệnh thành tích trong xã hội. Em xin phép đăng lại cho cụ nào chưa đọc ạ.

Tác giả: theo Lê Như Tiến (nguyên Phó Chủ tịch FPT)

Lời dẫn của Hot Boy NQL: Mình học cùng một con gà nòi toán Olympic, không nghe nó kể gì. Đi bộ đội ở cùng một con gà nòi toán Olympic khác cũng không nghe nó kể gì. Bây giờ nghe gà nòi Lê Quang Tiến kể thật quá vui, he he.

Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy… Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán…

Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.

Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ, còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.

Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ…

Thực ra là thế nào?

Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.

Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.

Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?

Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.

Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.

Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại “gà nòi” chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)…

Rồi “bọn gà” này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 “con” vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 “con gà” để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.

Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:

– Các cháu có nguyện vọng gì?

Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:

– Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.

Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.

Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:

– Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?

Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.

Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.

Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:

– Phải có đủ thành phần nam, nữ.

– Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm “gà” (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).

– Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho “gà” của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.

– Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm “gà” bài cho học sinh trường mình. Lý do: “Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức”. Có lẽ cũng là vụ “Đồi Ngô” đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.

Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn “con gà” khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.

Theo tôi biết thì hàng chục ngàn “con gà” đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.

Thế khác nhau chỗ nào?

Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.

Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar… phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ…

Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.

Nguồn: http://dantrixahoi.com/su-that-nhung-tam-hcv-olympic-toan-quoc-te-cua-viet-nam-2/
Xin phép quote lại.
Chính tôi cũng là một thành viên (dự bị mở rộng) trong 1 đợt tập trung hoc sinh đi thi Quốc tế.
Sau đó bị loại, vì các bạn khác giỏi hơn - xứng đáng thôi.

Và toàn bộ các bạn này (12 chú), sau khi cày cuốc 6 tháng, được trả về địa phương.
Lý do là các thầy đánh giá: Đội này nếu đi thi, khả năng đạt Huy chương vàng là gần như ko có; HC khác thì có thể, nhưng khả năng thấp.

Khổ cho 6 thằng ở ngoại tỉnh, ăn uống củ chuối vất vả kinh khủng khiếp, dù được tài trợ 100% (ăn cơm kẻng với các anh sinh viên thì các bác biết rồi).

Mà đấy đã là năm 1984.
 

thailinhit

Xe buýt
Biển số
OF-346626
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
594
Động cơ
274,030 Mã lực
Nơi ở
Ngã 4 Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội
Website
amthucthailinh.com

kientotn

Xe tải
Biển số
OF-94042
Ngày cấp bằng
5/5/11
Số km
312
Động cơ
404,486 Mã lực
Cụ lấy ví dụ tận năm 1975 làm gì, ngày trước em học ở trường thì đi thi huyện với tỉnh toàn con giáo viên đi (cũng có thằng dân đen đi nhưng phải thật sự giỏi, số này ít) :D
Trường cụ học đểu nhỉ!
 

Newnick

Xe tăng
Biển số
OF-357657
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
1,080
Động cơ
269,869 Mã lực
Ngày trước một số học giả phàn nàn trên báo chí rằng thì mà là đất nước hồi mạt vận. Cầu thủ bóng đá có cái huy chương bạc mà các cháu thanh niên nô nức lên Nội Bài đón rước, trong khi các cháu đi thi ô lim pic huy chương vàng lấp lánh trên cổ chẳng ai màng. Nhân dân biết hết giả - chân các cụ nhể !

Thứ hai. Với chuyện mời thầy ra đề luyện thi gà nhà mình thì hóa ra giáo dục đi trước thời đại câu chuyện chủ đầu tư liên kết với nhà thầu hẩu làm bài riêng cho nhà thầu hẩu trúng thầu
 

Rực cháy

Xe tăng
Biển số
OF-317283
Ngày cấp bằng
24/4/14
Số km
1,128
Động cơ
300,890 Mã lực
Xin phép quote lại.
Chính tôi cũng là một thành viên (dự bị mở rộng) trong 1 đợt tập trung hoc sinh đi thi Quốc tế.
Sau đó bị loại, vì các bạn khác giỏi hơn - xứng đáng thôi.

Và toàn bộ các bạn này (12 chú), sau khi cày cuốc 6 tháng, được trả về địa phương.
Lý do là các thầy đánh giá: Đội này nếu đi thi, khả năng đạt Huy chương vàng là gần như ko có; HC khác thì có thể, nhưng khả năng thấp.

Khổ cho 6 thằng ở ngoại tỉnh, ăn uống củ chuối vất vả kinh khủng khiếp, dù được tài trợ 100% (ăn cơm kẻng với các anh sinh viên thì các bác biết rồi).

Mà đấy đã là năm 1984.
2 thành viên dự bị là để đề phòng 8 (hoặc 10 sau này) bị ốm đau hay vì lý do gì đó không đi được thì 2 thành viên này đôn lên thay. Còn nếu đoàn chả ai ốm đau bệnh tật gì thì 2 thành viên này ở nhà :)
Hồi đó học vất vả nên hay ốm lắm, he he
 

thanktn

Xe tăng
Biển số
OF-29544
Ngày cấp bằng
20/2/09
Số km
1,372
Động cơ
493,359 Mã lực
So với Mỹ thì so làm gì hở cụ? Em được biết một số người đạt giải bây giờ đi luyện thi cho các nước khác đem ngoại tệ về cho đất nước. Cụ đã đem được đồng ngoại tệ về cho đất nước chưa?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top