Năm 1967 – Đông Đức sản xuất máy sinh khí hydo cho Việt Nam bơm bóng bay để thả lên bầu trời, cản máy bay Mỹ tấn công. Có thể việc thả bóng bay không hiệu quả, nên máy (còn mới nguyên) chất ở kho Vĩnh Yên. Khoảng 1971, Viện Vật Lý được nhận một trong số máy đó để phục vụ thí nghiệm. Em được giao vận hành máy này. Vì phục vụ quân sự, máy đặt trên xe tải IFA W50L, kéo theo một máy phát điện công suất 60 kVA.
Nguyên tắc của máy cực kỳ đơn giản. Dưới đây là một ngăn của máy với kích thước bản cực 650 x650 mm, máy gồm khoảng 18 ngăn (em nhớ thế) nối tiếp nhau, công suất 4 mét khối hydro/giờ với áp lực 0,04 atm (0,04 kg/cm2)
Những máy công nghiệp chắc là gọn và an toàn hơn, nhưng nguyên tắc là như vậy
Năm 1990, có dịp qua Nga, em copy một mô hình và đặt làm một chiếc máy hdro nhỏ, to bằng hai nắm tay để phục vụ hàn vi mạch trong phòng thí nghiệm. Sau 3 ngày thì nhận được và chạy OK, an toàn
Các nước phương tây đã sản xuất hydro từ cách đây trên 130 năm, họ sử dụng để bơm khí cầu (thám thính) trong Thế chiến I
Sau thế chiến II, khí cầu (airship) được sử dụng để vận chuyển hành khách, cho tới khi một tai nạn xảy ra năm 1937, thì chấm dứt
Ông Khánh đầu thai nhầm thế kỷ rồi
Kể ra sinh ra cách đây 130 năm hoạ chăng chém gió có người nghe
Nhân đây nói tới việc sử dụng hydro làm nhiên liệu
Một số động cơ tên lửa của tàu không gian sử dụng hydro hoá lỏng và oxy hoá lỏng làm nhiên liệu
Trên ô tô mà xài hydro hoá lỏng và oxy hoá lỏng thì chẳng khác tự sát (thực tế chẳng ai làm thế)
Người ta đã từng nghĩ đến sử dụng bạch kim (Platin) để chứa hydro, nhưng không khả thi bằng sử dụng ắc quy
Tiện đây cũng xin một số cụ lưu ý Định luật bảo toàn năng lượng
năng lượng điện sử dụng để điện phân hydro rồi biến nó thành cơ năng cũng chỉ đạt hiệu suất chừng 50%
Trong quá trình điện phân, nước bị hao hụt bằng đúng khối lượng oxy và hydro được sinh ra
NƯỚC KHÔNG PHẢI LÀ NHIÊN LIỆU
Xin đừng lầm lẫn