[Funland] Vietcombank bất ngờ dự phòng 10.840 tỉ đồng cho tiền gửi ở ngân hàng khác

Mainboard To_oT

Xe hơi
Biển số
OF-791677
Ngày cấp bằng
28/9/21
Số km
183
Động cơ
23,848 Mã lực
VietTimes – Khảo sát các "ông lớn" quốc doanh, và cả những bank dự kiến sẽ tham gia tiếp quản 'ngân hàng 0 đồng', chưa thấy bên nào có bút toán lớn tương tự như Vietcombank.

Vietcombank dự phòng 10.840 tỉ đồng rủi ro cho vay và tiền gửi ngân hàng khác
Vietcombank dự phòng 10.840 tỉ đồng rủi ro cho vay và tiền gửi ngân hàng khác​

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank – Mã CK: VCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 với tổng thu nhập hoạt động đạt 18.662,6 tỉ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 38,8% lên 14.809,4 tỉ đồng; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 1,3% lên 1.187,8 tỉ đồng.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 2.331,3 tỉ đồng, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước; lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh giảm 79% xuống còn 4 tỉ đồng. Mảng chứng khoán đầu tư ghi nhận lỗ 1,9 tỉ đồng.

Trong quý cuối năm, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm 51,6% xuống còn 1.678 tỉ đồng. Kết thúc quý 4/2022, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank tăng gấp rưỡi cùng kỳ năm trước, đạt 12.419 tỉ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 37.358,6 tỉ đồng, tăng 36% so với năm 2021 và vượt 20% kế hoạch năm.

Trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, Vietcombank báo lãi ròng năm 2022 ở mức 29.912,3 tỉ đồng, tăng 35,8% so với thực hiện năm 2021.

Vietcombank bất ngờ dự phòng 10.840 tỉ đồng cho tiền gửi ở ngân hàng khác ảnh 1

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Vietcombank đạt trên 1,81 triệu tỉ đồng, tăng 28,2% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 19,2% lên 1,14 triệu tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay là 0,68%.

Đáng chú ý, khoản mục tiền gửi tại và cho vay tổ chức tín dụng khác của Vietcombank bất ngờ ghi nhận khoản dự phòng rủi ro lên tới 10.840 tỉ đồng (giá trị khoản dự phòng này tại thời điểm cuối quý 3/2022 chỉ là 1.000 tỉ đồng).

Tính đến cuối năm 2022, Vietcombank đang cho vay các tổ chức tín dụng khác hơn 40.700 tỉ đồng và gửi tại các tổ chức tín dụng khác hơn 283.682 tỉ đồng (tăng hơn 100.000 tỉ đồng so với đầu năm).

Ngược lại, nhà băng này cũng đang nắm giữ hơn 222.040 tỉ đồng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và vay các tổ chức tín dụng khác hơn 10.470 tỉ đồng.

Báo cáo tài chính không thuyết minh cụ thể nên chưa rõ khoản dự phòng rủi ro lớn bất ngờ mà Vietcombank trích lập cụ thể đến từ khoản tiền gửi hay cho vay ở tổ chức tín dụng nào.

Chỉ biết, từ năm 2015, khi Ngân hàng Xây dựng (CBBank) bị NHNN mua lại bắt buộc 0 đồng do thua lỗ, âm vốn, Vietcombank đã được chỉ định tham gia hỗ trợ ngân hàng này tái cơ cấu.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Vietcombank, ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết, Vietcombank đã hoàn thành việc xây dựng phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém. Thị trường tin rằng tổ chức tín dụng yếu kém đó chính là CBBank.


Các 'bank' khác thì sao?

Tại Việt Nam, hiện có 3 ngân hàng '0 đồng' được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại bắt buộc từ năm 2015 là CBBank, Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank), và một ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu là Ngân hàng Đông Á (DongABank).

CBBank, như đã đề cập, được tin là sẽ về chung nhà với Vietcombank. Trong khi đó, MBBank được cho là sẽ nhận Ocean Bank; HDBank nhận DongABank và VPBank nhận GPBank.

Tại thời điểm cuối năm 2022, MBBank, HDBank và VPBank cũng ghi nhận tới hàng chục nghìn tỉ đồng tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác. Song, khác với Vietcombank, khoản dự phòng cho khoản mục này của các ngân hàng là không đáng kể.

Cụ thể, với 32.937,2 tỉ đồng cho vay và tiền gửi các tổ chức tín dụng khác, MBBank chỉ trích lập vỏn vẹn 0,69 tỉ đồng cho khoản mục này. Trong khi đó, HDBank và VPBank không phát sinh khoản dự phòng tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác.

Xét với các "ông lớn" quốc doanh, thì VietinBank không trích lập bất cứ đồng nào cho khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác lên tới 243.099 tỉ đồng tại thời điểm cuối năm 2022.

Còn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nhà băng này chỉ trích lập 84,9 tỉ đồng cho khoản tiền gửi và cho vay tổ chức tín dụng khác hơn 221.200 tỉ đồng.

Ở khối ngân hàng tư nhân, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) trích lập 101,1 tỉ đồng trên tổng số 82.974,8 tỉ đồng tiền gửi và cho vay tổ chức tín dụng khác./.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top