Viết nội dung quảng cáo – Content marketing dễ hay khó

chungdungvn

Xe điện
Biển số
OF-447698
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
2,333
Động cơ
232,018 Mã lực
Nơi ở
BAS
Vừa qua em theo dõi có khá nhiều các cụ mợ trong OF đang loay hoay với vấn đề làm sao để quảng cáo tới nhóm đối tượng khách hàng mình mong muốn và làm sao để nội dung quảng cáo của mình tạo được sự quan tâm của họ. Với môi trường internet, chỉ 3s ngắn ngủi nếu nội dung của các cụ không gây được sự hấp dẫn cho họ thì mãi mãi họ sẽ lướt qua sản phẩm của các cụ như người lạ ơi.

Trong những nội dung em chia sẻ dưới đây, không mang tính quảng cáo bất cứ cái gì và cũng mong các cụ seeding đừng lợi dụng bài đăng của em để seed. Em báo mod ngay đấy, đừng nhờn. Trong này em sẽ gợi ý những kiến thức của em biết được hoặc chia sẻ lại những kiến thức của các cao nhân trong ngành quảng cáo. Chủ yếu là để các cụ có thể định nghĩa được việc làm của mình và xác định được mình muốn gì ở việc làm đó. Bên cạnh đó, mảng làm quảng cáo nó thiên nhiều về việc tạo cảm hứng sáng tạo nên nếu bài chia sẻ có tạo cảm hứng cho các cụ mợ thì nhớ vodka cho em.

Kinh nghiệm chỉ có qua hành động, đọc hay chém gió mãi mãi cũng chỉ là hư vô. Phỏng ạ.
 

chungdungvn

Xe điện
Biển số
OF-447698
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
2,333
Động cơ
232,018 Mã lực
Nơi ở
BAS
#1 LÀM NỘI DUNG TRÊN MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN

Về lý thuyết thì trên Internet mọi người đều bình đẳng. Cộng nghệ quảng cáo - Tech Ads hay Programmatic Advertising tạo ra những nền tảng quảng cáo trực tuyến mà người dùng được thoải mái tham gia vào thị trường quảng cáo chỉ cần có rất-ít-tiền.

Bởi vì media là ngành xài tiền, thành thử rất-ít-tiền là một khái niệm trước đây dường như chưa bao giờ tồn tại trong media truyền thống. Tuy nhiên, trong bài này tôi không nói đến paid media, mà muốn nói nhiều hơn đến owned media và earned media - tức là nội dung.

Nếu nội dung tốt, rất-ít-tiền là chuyện hoàn toàn có thể!

NỘI DUNG LÀ PHƯƠNG TIỆN, KHÔNG PHẢI LÀ ĐÍCH ĐẾN

Thế nào là một nội dung tốt? Rất khó để có thể nói tốt hay không tốt nếu như chúng ta chỉ nhìn vào một bài viết, một hình ảnh thiết kế, một video,… mà không biết lý do để nội dung đó xuất hiện trong hoạt động truyền thông của doanh nghiệp.

Trong một bài đã từng đăng trên GAM7 về chủ đề LAN TRUYỀN, tôi có chia sẻ về việc không có gì là tự nhiên lan truyền, mọi thứ trong ngành truyền thông đều có chủ đích. Việc xây dựng nội dung cũng vậy, tưởng dễ mà không dễ, tưởng tự nhiên mà không phải tự nhiên.

Dễ vì doanh nghiệp dù lớn dù nhỏ đều có thể tham gia vào việc xây dựng nội dung cho kênh truyền thông mà mình sở hữu, từ SEM cho đến Facebook hay Youtube. Digital có một cái hay là doanh nghiệp có thể vừa làm vừa điều chỉnh, sai thì làm lại, rồi lại làm lại và làm lại.

Không dễ vì doanh nghiệp dễ rơi vào vòng lẩn quẩn, làm mãi không thấy hiệu quả, làm mãi mà kết quả không có gì mới. Đó là lúc doanh nghiệp, hay cụ thể hơn là người làm marketing trong doanh nghiệp phải dừng lại để có thể thấy được toàn cảnh hơn. Làm marketing thì cần nói đến tầm nhìn.

Làm nội dung truyền thông cần may mắn nhưng không thể thiếu tư duy chiến lược và mang tâm lý “mình thích thì mình làm thôi” bởi vì Marketing - Communications là chủ-động quản trị quá trình giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Chữ "chủ động" này cần được hiểu:

¥ Hiểu khách để bán đúng cái khách cần, nói đúng cái khách muốn nghe;
¥ Hiểu khách để giúp khách hiểu mình, có lý do chọn mình.

Internet tạo ra môi trường giao tiếp mới từ nhu cầu thực tế của con người. Công nghệ đem đến những kênh giao tiếp và tạo ra công cụ giao tiếp. Doanh nghiệp làm nội dung truyền thông trên môi trường trực tuyến cần hiểu rõ về kênh, về công cụ, xác định rõ mục đích, mục tiêu. Có hiểu rõ mới có thể xây dựng được chiến lược và chiến thuật. Đồng thời phải liên tục điều chỉnh cho phù hợp với quá trình phân tích hành vi giao tiếp, lịch sử giao tiếp.

Nhắc liên tục đến chữ giao tiếp, nghe thật đáng sợ nhưng nói tóm lại, muốn dùng Facebook thì xài Facebook thật tốt, thấu hiểu toàn bộ các chức năng mà Facebook cung cấp, từ những cái nhỏ nhất như nút like, nút reaction,... email cũng vậy, display ads cũng vậy. Nội dung, nói cho cùng chỉ là phương tiện để chúng ta giao tiếp cùng nhau. Hiểu rõ kênh và công cụ giúp cho người làm nội dung biết cách lèo lái phương tiện của mình đến đích một cách tốt đẹp. Đó là tự duy, không phải là bản năng.

CHIẾN LƯỢC LÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI "TẠI SAO”

Tất cả các loại chiến lược đều thế, chiến lược nội dung cũng vậy.

Tại sao lại chọn kênh này, tại sao không chọn kênh kia? Tại sao chọn ý tưởng này, không chọn ý tưởng kia? Tại sao đặt KPIs như vậy, xài số tiền như vậy, thời gian chạy campaign là như vậy? Tại sao lại chọn hướng tiếp cận này, nó có gì khác biệt so với đối thủ? Và tại sao chúng ta cần làm nội dung này, không làm có được hay không?

Rất nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra khi chúng ta bắt đầu thực hiện một chiến dịch truyền thông. Dĩ nhiên, cũng có rất nhiều câu hỏi cho việc tại sao lại làm nội dung, cần tập trung vào nội dung.

Để trả lời được câu hỏi tại sao, người làm chiến lược đòi hỏi phải có cái nhìn tổng thể về thị trường, am hiểu sâu sắc về sản phẩm, đối thủ và người dùng. Trên môi trường trực tuyến, cần đặc biệt thấu hiểu về hành vi trực tuyến (digital portrait) của người dùng, phân tích được hành trình trải nghiệm người dùng (digital customer journey) và các điểm giao tiếp (touchpoint). Nó là một chuỗi hệ thống tư duy gồm các câu hỏi, câu trả lời và phản biện lặp lại trên các câu hỏi, câu trả lời.

CHIẾN THUẬT LÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI "NHƯ THẾ NÀO"

Sau chiến lược là chiến thuật, hiểu được tại sao thì cần biết được như thế nào. Biết được đích đến thì cần hiểu rõ phương tiện để sử dụng phương tiện về đích một cách tốt nhất. Chiến lược được xây dựng trên những vùng kiến thức rộng và tầm nhìn. Chiến thuật được xây dựng trên kỹ năng vững chắc, kinh nghiệm có đươc từ thành công và thất bại.

Khi bắt đầu công việc, tất cả chúng ta đều phải đi từ "how", với những phần căn bản nhất. Digital là mảng khó, nhưng nó tạo ra cơ hội để những bạn giỏi về tech có thể vẫy vùng trên các platform. Cũng vì vậy, nó tạo ra nhiều how-marketer. Chuyện này rất tốt, nếu như nhiều bạn hiện giờ đừng đánh tráo khái niệm "why" để bán "how" và ngược lại.

Người làm nội dung trong Digital Marketing cũng vậy. Bởi vì Digital Marketing cho chúng ta một cái nhìn tương đối về việc xây dựng nội dung, mọi thứ đều có vẻ dễ làm, thành thử ai cũng có thể trở thành một copywriter, một content producer, Youtube video maker,… chỉ với một cái máy tính, điện thoại và vài tài khoản trên mạng xã hội.

Thực tế thì không phải vậy!

NỘI DUNG TRỰC TUYẾN VÀ BỨC TRANH TỔNG THỂ

Internet đem đến một môi trường giao tiếp mới, phẳng hoặc gần phẳng. Tuy nhiên bản chất của truyền thông thì chưa bao giờ thay đổi. Các lý thuyết về Marketing 4.0 đều công nhận một điều là khách hàng và doanh nghiệp đều đang dần dịch chuyển sự giao tiếp của mình từ truyền thống (traditional) sang số (digital). Nhưng, dịch chuyển là dịch chuyển, không ai dám phủ nhận hoàn toàn các kênh giao tiếp truyền thống cũng như giá trị cốt lõi của ngành truyền thông.

Thế cho nên, truyền thông tích hợp (IMC) tức là các chiến dịch được thực hiện trên nhiều media channel cùng lúc, nhiều plaform, cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đó là bức tranh tổng thể của các hoạt động truyền thông.

Doanh nghiệp cần làm nội dung, nội dung cần đặt trong chiến lược nội dung, chiến lược nội dung trực tuyến cần nằm trong chiến lược nội dung tổng thể hoặc chiến lược truyền thông trực tuyến, và chiến lược truyền thông trực tuyến bắt buộc phải được đặt trong chiến lược truyền thông tổng thể.

Hay nói cách khác, mọi thứ phải đi từ chiến lược (strategic planning) đến creative concept & production, đến kênh (chỉ PR không thôi, chỉ OOH không thôi, hay Digital không thôi,.., hay có tất cả thì tuỳ vào chiến lược quyết định).

LỜI KẾT

Quay trở lại với câu hỏi: Thế nào là nội dung tốt? Làm thế nào để đánh giá được chất lượng nội dung trên digital marketing? Chiến lược giúp chúng ta xác định được mục tiêu của việc xây dựng nội dung, đưa ra định hướng thực hiện nội dung, giúp chúng ta biết được cần phải đi đâu, làm gì.Chiến thuật giúp chúng ta đến được nơi mình muốn. Chiến lược vẽ nên bức tranh tổng thể. Chiến thuật sát sao thực hiện từng đường cọ, từng mảng màu trong bức tranh đó. Kỷ nguyên số có một khái niệm vô cùng xuất sắc và đúng đắn là OPTIMIZATION - tối ưu hóa. Các chuyên gia tối ưu hóa sẽ biết như thế nào là sản phẩm tốt nhất dựa trên thử nghiệm và phân tích hàng chục, hàng trăm mẫu thử.

Người làm nội dung cũng vậy, liên tục phân tích, điều chỉnh và tối ưu hóa sản phẩm của mình là phương thức tốt nhất để biết được xem như thế nào là một nội dung truyền thông tốt. Xây dựng nội truyền thông trên môi trường trực tuyến ai cũng làm được, nhưng không phải ai cũng làm tốt và làm tốt trên đa kênh, trong dài lâu được.

Tư duy và tầm nhìn rộng giúp người làm nội dung đi được a, thấy được những điều người khác không thấy. Sự sâu sát, tính tỉ mỉ, cẩn trọng giúp cho người làm nội dung hiểu rõ việc mình làm và luôn có giải pháp tốt nhất. Kỷ nguyên số vì vậy mà hấp dẫn, làm nội dung trên kỷ nguyên số vì vậy mà thú vị.
 

chungdungvn

Xe điện
Biển số
OF-447698
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
2,333
Động cơ
232,018 Mã lực
Nơi ở
BAS
#2: LÀM MARKETING LÀ LÀM GÌ?

Thật ra đây là câu hỏi trả lời sao cũng được. Em thường định nghĩa là dù làm gì, cuối cùng thì marketing cũng chỉ là một chuỗi những hoạt động khởi tạo và duy trì quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và các đối tượng liên quan đến quá trình kinh doanh. gọi ngắn gọn hơn là human2human relationship management - quản trị quan hệ giữa người với người.

dĩ nhiên, mối quan hệ này sẽ sinh ra lợi ích, lợi ích gì thì tuỳ cách mỗi doanh nghiệp định nghĩa và lựa chọn mục tiêu.

dĩ nhiên các nhà marketer gì đó nếu có rảnh mà đọc đến đây sẽ nhếch mép lên bảo *** đúng, *** đủ, mày sai con mẹ nó rồi, marketing không phải thế, phillip kotler bảo thế này thế nọ thế kia. kệ các bạn, nói về những thứ ai cũng biết nhưng tưởng rằng chỉ mỗi mình mình biết là một cảm giác thú vị, tôi không muốn tranh giành với các bạn. vì thế, tôi lảm nhảm chuyện mình làm.

trong một mối quan hệ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng cần quản trị, trong đó có hoạt động giao tiếp, thế nên mới có món marketing communications management - quản trị hoạt động truyền thông. hoạt động truyền thông nghe đơn giản, nhưng thêm hai chữ “quản trị” vào thì mệt mỏi phức tạp hơn rất nhiều. trong quản trị có chiến lược, chiến thuật, đo lường, kết quả, hiệu quả, tối ưu và đề xuất tiếp theo. vậy nên ai cũng đang làm nhưng không phải, ai cũng tưởng mình đang không làm nhưng cũng không phải. một bức tranh tổng thể hài hoà rộng lớn là một bức tranh có nhiều mảnh ghép, nhiều khi ghép mãi không xong vì không hiểu cần bao nhiêu mảnh, hiểu rồi thì không biết đang có bao nhiêu và thiếu những mảnh nào.

chung quy thì marketing communications cũng chỉ là quản trị hoạt động giao tiếp giữa người với người.

muốn quản trị thì cần hiểu về con người. muốn hiểu về con người thì cần phải học, phải quan sát, phải lắng nghe, tôn trọng giá trị và sự khác biệt của con người. cái này là một quá trình, không phải là một cuốn sách hay vài ba khoá học. học về con người là một chuỗi những tháng ngày học về cách sống, cách cư xử, cách tin vào con người. văn hoá và lịch sử, giáo dục và nền tảng đạo đức, phẩm chất cơ bản và quyền con người đã được công nhận, những điều này cần học. ước mơ, hy vọng, hoài bão, niềm tin, sở thích và trách nhiệm cũng là thứ cần học.

giao tiếp giữa người với người không có nguyên tắc nào cả. nhưng quản trị quá trình giao tiếp cũng đòi hỏi về chiến lược, chiến thuật, kết quả, hiệu quả, đo lường và tối ưu nguồn lực, vì vậy nên cần có những nguyên lý cơ bản. có nguyên lý thì mới có hướng đi, mới có con đường, mới có những giá trị quan trọng cần gìn giữ, mới hiểu được bản chất của các mối quan hệ và giá trị bền vững của các mối quan hệ. có vậy mới biết rằng làm gì thì làm có những điều vĩnh viễn không được phép giẫm đạp lên vì không-được-phép. con người tồn tại giữa xã hội là bởi các nguyên lý chung này. rời xa những gì đã được xem là cốt lõi của nền tảng xã hội là một sự chuệch choạc trên hành trình lớn mạnh.

marketing và marketing communications ở thời hiện đại có nhiều sự thay đổi đi theo sự phát triển của môi trường giao tiếp mới là internet với nhiều kênh, công cụ tiếp cận và đo lường tốt hơn. các chiến thuật mới cũng xuất hiện, tạo ra những hiệu quả nhất định. việc bổ sung kiến thức, thấu hiểu sâu sắc về môi trường sẽ giúp cho người làm marketing có thêm tự tin để nhảy vào cuộc chiến quản trị. quản trị là dẫn dắt là làm chủ mọi hoạt động, là kiểm soát hoàn toàn. kiến thức về internet, về nền tảng giao tiếp mới chưa bao giờ có thể gọi là đủ khi mọi thứ vẫn đang đi rất nhanh và càng lúc càng xa.

nhưng vậy thôi chưa đủ. giao tiếp là một quá trình chuyển đổi thức ăn tinh thần, con người là những cá thể nhạy cảm và tham lam quá đỗi. nếu những câu chuyện không hay, nếu những điều cần phải nói không hấp dẫn, nếu không có đủ nội dung để diễn đạt những điều muốn nói thì các cuộc hội thoại sẽ diễn ra cơ bản nhàm chán và thiếu tính thuyết phục. luôn đòi hỏi mọi thứ mới mẻ hơn là một nhu cầu bức thiết của con người. quản trị nhu cầu này đòi hỏi người làm marketing liên tục làm mới và làm giàu kiến thức. vượt qua được sự giới hạn của những thứ mình quan tâm, là một sự thay đổi lớn lao về mindset, là bước tiến lớn trong việc tiệm cận tri thức.

chuyện này thiệt ra dễ mà không dễ bởi chúng ta thường chỉ tập trung vào những thứ mình thích mà bỏ qua những thứ mình cần.

xác định được đúng kiến thức mình cần, mình muốn với lộ trình tiếp nạp các điều đó là một quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của tư duy. không xác định được cũng không sao. với những người mê say nhưng điều mới lạ, việc nhặt nhạnh tri thức, mải mê với tri thức là một hành trình đáng khích lệ mà đâu đó thành quả sẽ được chứng thực trong tương lai. bất kể đó là gì, miễn là chúng ta dành sự chú tâm đủ thì kết quả sẽ tốt, chỉ không biết là khi nào.

điều khó khăn nhất của người làm marketing vẫn là việc chỉ sở hữu những mảnh ghép rời rạc của tri thức. bức tranh lớn rộng với sự hình dung rõ ràng về mọi thứ là một giấc mơ cần đạt được.

mà khó quá bỏ qua cũng được.

nói cho cùng việc gõ liên tục trên màn hình điện thoại như thế này là một hành động mài não rất tốt khi chưa nghĩ ra gì để làm bài. và khi gõ đến đây rồi thì đã nghĩ ra gì đó he he.

chắc chắn đó sẽ là một chiếc proposal bướng bỉnh và đáng ghécccc he he.
 

chungdungvn

Xe điện
Biển số
OF-447698
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
2,333
Động cơ
232,018 Mã lực
Nơi ở
BAS
VIDEO MARKETING LÀ CÁI GÌ CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG?

Video là content (nội dung). nếu có cái gọi là content marketing, thì video marketing tức là một phần của content marketing. vậy content marketing là gì? content marketing là làm tập trung vào nội dung, xây dựng chiến lược marketing xoay quanh nội dung, dùng nội dung để làm marketing.

content marketing đã có từ tám ngàn năm trước, kể từ khi marketing ra đời. nội dung truyền thông bao giờ cũng quan trọng và là nỗi ám ảnh của tất cả các marketer.

tuy nhiên trong kỷ nguyên số, vai trò của content trong hoạt động truyền thông lại càng quan trọng. bởi vì sao? bởi vì input (đầu vào, phương thức sản xuất) và output (đầu ra, kênh phát hành) bỗng dưng trở nên dễ dàng. ai cũng có thể sản xuất nội dung với một cái máy tính hoặc điện thoại. ai cũng có thể phát hành nội dung qua email, website, messenger hay các thể loại ott khác và dĩ nhiên là social network (Facebook, Instagram, Youtube,...).

bởi vì dễ dàng trên các nền tảng công nghệ nên nội dung được tạo ra và mau chóng phát tán khắp nơi, giúp cho các câu chuyện về thương hiệu lẫn các hoạt động quản trị quan hệ khách hàng trở nên quan trọng hơn và phát triển với tần xuất đáng sợ.

video marketing cũng thế. chưa bao giờ chúng ta có thể sản xuất video và xử lý chất lượng video nhanh chóng, dễ dàng đến vậy trong thời đại smartphone và internet. chỉ với một con smartphone giá trên dưới hai triệu, với một vài phần mềm sẵn có trong mobile app, chúng ta có thể tạo ra một sản phẩm video ở mức tầm tầm. với những bạn tư duy hình ảnh tốt, kỹ năng xử lý hình ảnh tốt, một chiếc điện thoại có thể làm được nhiều hơn một social video đơn giản. đó là chưa kể những trào lưu video cũng góp phần tạo ra những sóng lan truyền mà chỉ cần marketer lướt trên đó cũng đủ tạo được hiệu ứng lớn cho thương hiệu. các kênh phát hành qua social network tiêu chuẩn HD hay livestreaming cũng tạo thêm nhiều cơ hội để tiếp cận công chúng.

nhưng quan trọng nhất là việc người dùng thay đổi hành vi từ đọc sang xem, thích hình ảnh trực quan hơn là chữ viết lê thê dài dòng,… mới tạo ra cái mà chúng ta là cơ hội của video marketing. đây là kỷ nguyên số, kỷ nguyên của multi-media trên multi-channel, multi-platform. hãy nhớ điều đó.

các bạn làm video-production house có quyền nói đến video marketing, nhưng đừng nhầm lẫn các khái niệm mà dẫn dắt doanh nghiệp đến những sai lầm. tư duy của người làm sản phẩm nó khác, khác rất nhiều so với tư duy của một đứa làm marketing. sản phẩm xuất sắc sẽ làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều trong quá trình giao tiếp với khách hàng hay công chúng mục tiêu. nhưng sản phẩm sáng tạo là thứ đến sau mọi định hướng chiến lược. cần hiểu rõ vai trò của mình, chứ đừng chăm chăm vào việc bán mà nói sai về điều mình không hiểu.

production house tốt nhất cứ tập trung vào chia sẻ về quá trình làm sản phẩm, nói về giá trị mà sản phẩm sáng tạo của bạn đem lại, vậy là đủ. đừng lan man nói thứ mình không giỏi. thành tâm khuyên như vậy. một storyteller giỏi không có nghĩa người đó cũng là một strategic planner giỏi.

trong ảnh là một người làm phim xuất sắc vào thời đại của ổng, Charles Chaplin. ổng dĩ nhiên là không làm marketing. ổng cũng cóc cần làm marketing nhưng di sản của ổng để lại là vô cùng lớn lao và là niềm cảm hứng của bất kỳ đứa nào nhảy vào làm phim hay làm phim để marketing.
 

chungdungvn

Xe điện
Biển số
OF-447698
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
2,333
Động cơ
232,018 Mã lực
Nơi ở
BAS
CHIẾN LƯỢC LÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI "TẠI SAO"

tại sao lại chọn kênh này, tại sao không chọn kênh kia? tại sao chọn ý tưởng này, không chọn ý tưởng kia? tại sao đặt KPIs như vậy, xài số tiền như vậy, thời gian chạy campaign là như vậy? tại sao lại chọn hướng tiếp cận này, nó có gì khác biệt so với đối thủ?

để trả lời được câu hỏi tại sao, người làm chiến lược đòi hỏi phải có cái nhìn tổng thể về thị trường, am hiểu sâu sắc về sản phẩm, đối thủ và người dùng. trên digital environment, cần đặc biệt thấu hiểu về digital portrait của người dùng, phân tích được digital customet journey và các điểm giao tiếp (touchpoint). nó là một chuỗi hệ thống tư duy gồm các câu hỏi, câu trả lời và phản biện lặp lại trên các câu hỏi, câu trả lời.

CHIẾN THUẬT LÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI "NHƯ THẾ NÀO"

sau chiến lược là chiến thuật, hiểu được tại sao thì cần biết được như thế nào. biết được đích đến thì cần hiểu rõ phương tiện để sử dụng phương tiện về đích một cách tốt nhất. chiến lược được xây dựng trên những vùng kiến thức rộng và tầm nhìn. chiến thuật được xây dựng trên kỹ năng vững chắc, kinh nghiệm có đươc từ thành công và thất bại.

ai giỏi cái gì thì làm cái nấy. nhiều người giỏi cả hai, nhưng không ai bán cả hai thứ, làm cả hai thứ, đó là lý do chúng ta có cái gọi là #TEAM.

khi bắt đầu công việc, tất cả chúng ta đều phải đi từ "how", với những phần căn bản nhất. digital là mảng khó, nhưng nó tạo ra cơ hội để những bạn giỏi về tech có thể vẫy vùng trên các platform. cũng vì vậy, nó tạo ra nhiều how-marketer. chuyện này rất tốt, nếu như nhiều bạn hiện giờ đừng đánh tráo khái niệm "why" để bán "how" và ngược lại.
 

chungdungvn

Xe điện
Biển số
OF-447698
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
2,333
Động cơ
232,018 Mã lực
Nơi ở
BAS
Ở thời điểm hiện tại, tôi có một niềm tin tương đối vững chắc về việc không cần phải vào trường đại học cũng có thể học marketing, ở bài này tôi chỉ nói về marketing. Nhưng trước hết chúng ta cần làm rõ những điều sau.

Đại học là môi trường lý tưởng để học với:

- hệ thống giáo trình và cơ sở dữ liệu bài bản, chuẩn mực
- giảng viên, những người hướng dẫn có phương pháp sư phạm, được đào tạo để làm việc với người trẻ
- những sinh viên cùng mục đích và cùng nền tảng với chúng ta
- hệ thống chứng chỉ, bằng cấp, những thước đo cực kỳ quan trọng về năng lực
- những lời giới thiệu

Nói tóm lại, khi bước chân vào trường đại học, bạn có một môi trường thuận lợi để học và chỉ việc học. Các sân chơi sinh viên cũng tạo ra cho bạn vô số những cơ hội gặp gỡ, giao lưu cùng ngành, trái ngành, nâng cao kiến thức, thay đổi kỹ năng.

Nếu bạn học nghiêm túc trong 4 năm, đầu tư đúng đắn cho việc học của mình, tôi nghĩ rằng nếu bạn không xuất sắc thì cũng có một nền tảng vào nghề cực kỳ vững vàng.

Vấn đề là chúng ta làm gì trong 4 năm đó? Vậy, nếu 4 năm đó chúng ta không bước vào trường đại học, học một chuyên ngành về kinh doanh hay marketing thì chúng ta sẽ làm gì?

TỰ HỌC - BẠN HOÀN TOÀN CÓ THỂ TỰ HỌC MARKETING
NẾU BẠN MUỐN

Tôi cho rằng tự học là phương pháp học hiệu quả nhất. Thật ra, trong trường đại học, bạn vẫn phải tự học, điều khác hơn là bạn có sẵn một môi trường tốt. Dĩ nhiên, bạn phải trả phí (phí học đại học) cho môi trường này, vấn đề sử dụng làm sao tốt nhất nguồn lực sẵn có ở trường đại học là vấn đề của bạn.

Khi bạn không học đại học, việc bạn cần làm là gì:

- xác định mục tiêu rõ ràng
- xây dựng lộ trình học và phát triển
- xây dựng môi trường học: xác định các nguồn lực cần có ở trên, những nguồn lực có thể thay thế nếu không vào trường đại học

MỤC TIÊU, NGUỒN LỰC VÀ CON ĐƯỜNG CHÚNG TA PHẢI ĐI

Một điều mà tôi có thể chắc chắn với bạn là tất cả mọi con đường đều phải đánh đổi, bạn cần đầu tư cho chính mình. Và đầu tư thì không bao giờ có chuyện miễn phí. Bạn có những loại tài sản như sau khi bạn 18 tuổi (ok, có thể muộn hơn 18 tuổi chút):

- tiền và rất nhiều tiền
- thời gian (ý tôi nói ở đây là sự nhẫn nại và kiên trì phi thường, không ngại khó, không ghét việc nhỏ nữa)
- thông minh, khéo léo, nhạy bén nói chung bạn có một cái đầu ngoài tầm so với những đứa cùng tuổi

Tôi cho rằng tiền và thông minh là hai thứ chúng ta khó cầu được ước thấy. Cái này phụ thuộc vào “gia đình có điều kiện” và “trời phú” cbn rồi. Năm chúng ta 18 tuổi, tài sản lớn nhất mà chúng ta có là THỜI GIAN, dĩ nhiên là đi kèm theo mấy cái trong ngoặc tôi nói ở trên.

Vậy BẠN CẦN DÙNG THỜI GIAN của mình như thế nào? Có một số câu hỏi như sau:

- năm bạn 18 tuổi, bạn có phải tự lập chưa? đã nhào ra đường để kiếm việc gì đó làm để tự mua lấy cái ăn, cái mặc mà không phải ngửa tay chờ phụ cấp của bố mẹ chưa?
- nếu có, thì bạn dùng bao nhiêu thời gian trong ngày/tuần cho việc này?
- nếu chưa, thì bạn để dành được bao nhiêu thời gian cho việc này?
- những nhu cầu ăn chơi giải trí của bạn có nhiều không, là bao nhiêu giờ mỗi ngày?
- bạn có thích ngủ không? nếu có thì bạn cần ngủ bao lâu mỗi ngày?
- bạn có chơi thể thao không, nếu có thì bao nhiêu thời gian mỗi ngày?
- bạn có thích thứ gì ghê gớm không, nếu có thì cần bao nhiêu thời gian mỗi ngày để chơi với nó? (manga, phim, sưu tầm quần lót,…)

trả lời được, bạn sẽ biết bạn có bao nhiêu thời gian trống cho việc TỰ HỌC.

OK, BẠN CÓ CHẮC LÀ BẠN THÍCH MARKETING KHÔNG
HAY CHỈ THÍCH MẤY CÁI MÀU MÈ MÀ NGƯỜI TA NÓI VỀ NGHỀ NÀY?

Đây là câu hỏi mà bạn cần tự-trả-lời. Để trả lời thì bạn cần đặt tiếp câu hỏi “LÀM MARKETING LÀ LÀM GÌ?”

Có rất nhiều sách, tài liệu, blog và vô số hội thảo đặt ra để trả lời câu hỏi này dưng hình như các bạn đọc xong, dự xong vẫn còn khá hoang mang. Tôi cho là hoang mang hợp lý bởi vì các bạn đến dự chỉ để NGHE-BIẾT nhưng chưa HIỂU. Có rất nhiều khái niệm, từ vựng mà chúng ta không hiểu. Bên cạnh đó, việc diễn giải xem “Marketing là gì?” nhiều hơn là “Làm Marketing là làm cái gì, người ta làm gì mỗi ngày và cần học gì để làm được nghề này (nếu không học đại học)?"

Để giải quyết việc này, bên Brandsvietnam có một loạt video mà tôi cho rằng các bạn nhất định cần xem và xem thật chậm với cái đầu rỗng. Các bạn tìm kiếm “PASSPORT TO MARKETING” trên google đi, đừng lười ạ.

Tôi chắc rằng các bạn xem qua vẫn chưa hiểu vì có rất nhiều từ mới, nhưng tôi tin rằng các bạn biết cách để tìm hiểu xem những từ đó nghĩa là gì. Chúng ta tiếp cận một vấn đề nếu chỉ dừng ở việc nghe và biết thì không đủ, hãy chắc chắn là mình hiểu.

Hiểu để chúng ta xác định xem ĐÂY CÓ PHẢI THỨ MÌNH THÍCH KHÔNG, CÓ PHẢI THỨ MÌNH MUỐN LÀM KHÔNG. Hãy tìm hiểu thật kỹ, và cố gắng hệ thống những gì mình biết lại để xác định xem con đường mình muốn đi có phải là Marketing không. Nếu không, thôi bỏ.

Xác định được mục tiêu, nguồn lực rồi thì chúng ta XÂY DỰNG LỘ TRÌNH THỰC HIỆN. Cũng đơn giản thôi, các bạn có 4 năm (hoặc 2, hoặc 1, hoặc ít hơn nữa), việc của các bạn là làm sao xài quãng thời gian này thật hiệu quả.

Sau quá trình đó, bạn cần tạo dựng lại MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP mà tôi nhắc đến ở trên.

- tài liệu học tập
- người hướng dẫn
- bạn học
- chứng chỉ

Cái cuối thôi bỏ qua cũng được, vì đây là con đường chúng ta đi và điều quan trọng nhất trên đời này là THỰC LỰC, không phải một tấm bằng. Nếu bạn tin rằng bạn có thực lực thì khỏi cần bằng. Nhưng, thực lực là thứ chỉ được xác minh dựa trên những gì bạn đã làm được, đã trải qua chứ không phải lời nói. Đừng xuất hiện trước nhà tuyển dụng rồi nói “Em sáng tạo lắm” “Em chưa học nhưng có thể thử, hãy tin vào đam mê bỏng cháy trong em”. Ô tê, bai bạn.

LÀM SAO ĐỂ CÓ MỘT NGƯỜI HƯỚNG DẪN TỐT VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN CÙNG HỌC THÚ VỊ?

Cái này thiệt ra tôi cóc biết nữa. Nhưng tất cả cơ hội đến từ hai thứ: sự quyết tâm và quá trình chủ động tìm kiếm. Đừng đứng yên chờ đợi một ngày sung rụng trúng đầu hay táo rơi xuống đất. Đừng ngại ngùng giao tiếp, hay chờ đợi một ngày mình bỗng dưng toả sáng. Bạn cần tìm đến những người giống mình, những đội nhóm, câu lạc bộ đang tự học, đang giúp nhau học. Bạn cần chủ động follow những người giỏi, những người có cùng đam mê với mình.

Và mentor, thật ra cũng chỉ là những người như vậy. Khi bạn tìm, họ sẽ đâu đó trên đường bạn đi. Họ là bạn bè, là những người đồng nghiệp, là một anh chị nào đó xuất hiện trong một buổi workshop, hoặc họ chỉ là một người đến dự workshop. Bạn có thể học từ họ những điều nhỏ nhất, đơn giản nhất và những thứ họ giỏi nhất. KHÔNG AI GIỎI HẾT TẤT CẢ MỌI THỨ, HÃY HỌC NHỮNG THỨ HỌ GIỎI NHẤT và học ở nhiều người.

TÀI LIỆU BIẾT TÌM KIẾM NƠI ĐÂU
CHẮC GÌ TÀI LIỆU NÀY HAY VÀ ĐÚNG

Chẳng có thứ gì trên đời này là tuyệt đối đúng và luôn luôn hay. Đúng với người này, sai với người kia. Đúng với trường hợp này, sai với trường hợp khác. Và hay, chẳng có gì là hay cho tất cả mọi người. Vậy nên mọi thứ chỉ có giá trị để bạn đọc, học, tham khảo và tiếp tục đặt ra cho mình những câu hỏi. TRONG THỰC TẾ LÀM VIỆC, bạn sẽ có câu trả lời. Kiến thức luôn thay đổi, bạn chính là người thay đổi.

Tuy nhiên, đừng bao giờ chê bai, giè bỉu kiến thức. Việc của bạn là học và kiên trì nhẫn nại với việc học của mình. Tôi ví dụ như việc các bạn nên học blueprint nếu bạn muốn tìm hiểu về Facebook Ads. Ô tê, việc đọc mớ chữ này khiến bạn chán, bạn cần nhanh hơn nhanh hơn. Bạn có thể học nhảy, học gấp, rồi sao nữa? Bạn sẽ phải quay lại khi bạn bất ngờ vấp phải thứ gì đó lẽ ra bạn đã hỏi rồi nhưng đã bỏ qua.

Các thứ khác cũng vậy. Vì vậy, tôi vẫn quay lại với quan điểm bạn cần đầu tư và thứ tài sản lớn nhất mà bạn có là THỜI GIAN VÀ SỰ NHẪN NẠI, QUYẾT TÂM VƯỢT KHÓ, KHÔNG CHÊ NHỮNG VIỆC NHỎ.

Thứ tài sản này tiếc thay người thông minh (và cả người có điều kiện) thường không có. Nhưng chẳng may nếu họ có, thì họ còn đi nhanh và xa gấp mấy lần chúng ta, thế thì đành phải tăng gấp đôi nguồn lực của mình lên thôi.

THỜI GIAN VÀ SỰ NHẪN NẠI là nguồn lực có thể tăng trưởng được, mấy thứ khác thì không.
 

chungdungvn

Xe điện
Biển số
OF-447698
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
2,333
Động cơ
232,018 Mã lực
Nơi ở
BAS
LAN TRUYỀN VÀ BÀI TOÁN CHI PHÍ
* bài trên GAM7

"Chiến dịch lan truyền” là một khái niệm không mới kể từ khi Social Media trở thành một kênh quan trọng trong các chiến dịch truyền thông của các nhãn hàng. Sự dịch chuyển về hành vi của người dùng từ các kênh truyền thống lên digital, mà cụ thể là social network khiến các brand manager của các nhãn hàng (đặc biệt là ngành tiêu dùng nhanh, hoặc các ngành có công chúng mục tiêu thuộc nhóm trẻ) chọn đây là kênh giao tiếp chủ yếu với khách hàng của mình. Có thể kể đến các chiến dịch của Fami (#nhalanoi), Coca Cola, Budweiser (#samesameBUDdifferent), Coca Cola (Trao coca cola trao cảm xúc),…

Gần như trong mọi bản brief của các nhãn hàng cho agency, bao giờ cũng có một câu “Hãy làm một cái-gì-đó lan truyền”. Chúng ta đã quen với yêu cầu này từ khách hàng (và từ chính bên trong chúng ta khi chúng ta ở cả hai vai trò khách hàng lẫn chuyên viên tư vấn truyền thông).

Vậy một chiến dịch lan truyền là như thế nào?

1. CÔNG THỨC LAN TRUYỀN VÀ SẢN PHẨM NỘI DUNG ĐỦ TỐT

Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu xem một chiến dịch lan truyền sẽ được thực hiện như thế nào, và liệu có công thức chung nào cho tất cả các chiến dịch.

Sẽ có nhiều định nghĩa, nhiều khái niệm và cả nhiều cách lập luận để từ đó đưa ra một công thức cho việc xây dựng chiến dịch lan truyền. Ở đây, tôi đưa tất cả về góc nhìn của media.

good production (1) + owned media (2) + paid media (3) + may mắn (4) = earned media (lan truyền)

Đầu tiên, với số (1) - good production, sản xuất nội dung truyền thông tốt, nếu chúng ta có một ý tưởng xuất sắc và tự tin về năng lực sản xuất, chúng ta sẽ có một “nội dung truyền cảm hứng” (emotional content), “chiến dịch truyền cảm hứng” (emotional campaign).

Kế đó thì sao? Chúng ta sẽ không thể biết được rằng cuối cùng thì nội dung của chúng ta có thật sự được lan truyền không khi chúng ta bỏ nội dung lên kênh phát hành. Lúc này là câu chuyện về kênh mà chúng ta sở hữu (owned) và đi mua (paid).

2. KPIs VÀ BÀI TOÁN VỀ TIỀN

Có vài thứ để đảm bảo được KPIs cho một chiến dịch lan truyền, đó là: năng lực sản xuất, tư duy chiến lược và… tiền. Chúng ta hãy thử phân tích một chiến dịch đã lan truyền trong thời gian gần đây của Pond’s.

Được tung vào ngày 9/9/2016, đến thời điểm bài viết này được viết, tức một tuần sau đó, phim ngắn “KHI TÔI LÀ TÔI” của nhãn hàng Pond’s đã có hơn 2,5 triệu lượt xem trên Youtube, hơn 70.000 lượt yêu thích và 2.000 lượt chia sẻ trên Facebook. Đây cũng là hai kênh chính của chiến dịch, trong đó Youtube giữ vai trò là kênh phát hành và Facebook là kênh phát tán cũng như tương tác. Với những người làm nghề (từ cả góc độ client lẫn agency), Pond’s “Khi tôi là tôi” là một chiến dịch lan truyền thành công khi nhìn về chỉ số KPIs đạt được.

Vậy những người đứng đằng sau chiến dịch này đã sử dụng tiền như thế nào? Không tính đến chi phí sản xuất cơ bản, hãy thử nhẩm tính các con số sau đây:

- chi phí mời Hạ Vi, Lan Ngọc, Rocker Nguyễn xuất hiện trong video clip.
- chi phí mời Lê Hoàng viết kịch bản, Nguyễn Quang Dũng đạo diễn.
- chi phí sáng tác ca khúc của Tăng Nhật Tuệ.

Sau đó, hãy tính đến các con số sau:

- chi phí để các KOLs chia sẻ về video clip và đặt hashtag #khitoilatoi.
- chi phí để các báo online, kênh chia sẻ cộng đồng, diễn đàn,… chia sẻ về video clip và đặt hashtag #khitoilatoi.
- chi phí booking để video xuất hiện khắp trên Youtube, Facebook (display ads).

Nhẩm tính sơ sơ, các bạn sẽ ước chừng được một có số tổng. Dĩ nhiên, con số này chỉ là ước tính, nhưng phần nào đó cũng phản ánh được cách phát hành và phán tán của một sản phẩm nội dung trong một chiến dịch truyền thông. Với tất cả những người làm truyền thông, việc phân bổ tiền vào việc sản xuất và các kênh tiếp cận là chuyện hiển nhiên phải làm để đảm bảo được KPIs cơ bản. Không ai dám khẳng định nội dung mình thực hiện sau khi phát hành sẽ chắc chắn lan truyền và tự động xuất hiện trước mắt người dùng theo kiểu “thấy-hay-thì-share” hay “mình-thấy-thích-thì-mình-share-thôi".

Vậy cho nên, mới có cái số (4) may mắn. May mắn của người làm chiến lược cũng như là “gió Đông” của Chu Du, Gia Cát Lượng trong truyện Tam Quốc. Mọi thứ phải hợp thời điểm, đúng lúc, kịp thời. Thiếu may mắn, sản phẩm nội dung có hay mấy thì tung ra cũng chẳng ai quan tâm. Có những thời điểm nghiệt ngã rơi vào điểm nóng của vấn đề xã hội như sự kiện môi trường biển miền Trung vừa rồi, dù nội dung có hay mấy cũng chẳng ai bấm vào chia sẻ. Bởi vì, lúc đó sự chú ý của tất thảy mọi người nằm ở nơi khác. Mọi người còn bận lan truyền những thứ khác.

3. CÓ HAY KHÔNG LAN TRUYỀN ÍT TỐN TIỀN...

Truyền thông là ngành tiêu tiền. Tiền sẽ giải quyết được bài toán về năng lực sản xuất và độ phủ của kênh cũng như tần suất xuất hiện. Tất cả người làm truyền thông đều hy vọng rằng người dùng sẽ đón nhận nội dung do chúng ta tạo ra và lan truyền nó đi khắp nơi. Nhưng, không ai dám đảm bảo điều đó sẽ diễn ra trong một bản đề xuất với khách hàng của mình.

Làm sao có thể hứa một kết quả mà ta không chắc được là nó có thể diễn ra hay không. Vì vậy, bao giờ bài toán về lan truyền cũng là tiền. Tiền sẽ đảm bảo những kênh phát tán và KPIs cơ bản.

Nhưng nếu không có quá nhiều tiền, liệu có thể làm nên một chiến dịch lan truyền tốt hay không? Câu trả lời là được. Tất cả những gì chúng ta làm trong ngành truyền thông là kể chuyện và lan toả những câu chuyện. Những câu chuyện về giá trị con người, về hy vọng và ước mơ. Khi đặt yếu tố con người (human being) lên trên tất cả, chúng ta sẽ buộc mình phải đứng trước những thách thức khi sáng tạo nội dung.

Liệu chúng ta có thể tạo ra được những nội dung hữu ích cho khách hàng của mình, đánh trúng những mong muốn ẩn sâu bên trong của họ, thôi thúc họ thực hiện một điều gì đó hay không?

Liệu chúng ta có thể tự tin dồn tất cả ngân sách vào phần sản xuất và tạo ra một sản phẩm nội dung xuất sắc đủ sức lay động lòng người, quyến rũ đến không thể cưỡng lại được hay không?

Nếu câu trả lời là có, thì cứ làm. Kết quả thế nào thì… không biết.

Còn nếu không, đừng bao giờ được phép quên đi mục đích cuối cùng của chúng ta, những người làm truyền thông. Phải luôn trả lời được các câu hỏi: nội dung này sẽ nằm đâu trong chiến dịch truyền thông tổng thể, nó giải quyết vấn đề gì cho nhãn hàng, chúng ta có cần làm nội dung này để lan truyền hay không.

Bỏ nội dung này đi, không cần lan truyền đến đông đảo công chúng trên các kênh truyền thông trực tuyến thì có ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới và chúng ta không? Nếu không, vậy làm làm gì.
 

XOOX

Xe buýt
Biển số
OF-567198
Ngày cấp bằng
4/5/18
Số km
559
Động cơ
150,420 Mã lực
Tuổi
35
Em xin hỏi là cụ viết ra nội dung trên hay là cụ lấy nguồn từ chỗ khác ah???:|
 

chungdungvn

Xe điện
Biển số
OF-447698
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
2,333
Động cơ
232,018 Mã lực
Nơi ở
BAS
Digital marketer

"làm thế nào để trở thành digital marketer?", cái này là câu hỏi khó. khó vì có rất nhiều người trả lời, có rất nhiều khoá học, cả tốt cả chưa tốt. không có câu trả lời tối ưu nhất, không có phương pháp nào là tuyệt đối đúng. vì vậy với người mới bắt đầu, câu hỏi này có nhiều lời đáp, nhưng khi thực sự xông vào thì lại thấy cực kỳ hoang mang.

tôi bắt đầu đầu thấy việc "dạy" là việc vô vàn khó khăn. thấy từ lúc đứng những buổi đầu tiên trong lớp nói chuyện với học viên hay những ngày làm việc với cộng sự mới, nhân viên mới. tôi thấy "dạy" là một khái niệm tương đối mơ hồ và phải thật sự lão luyện, ghê gớm mới có thể dạy được ai đó.

tôi gọi những buổi giảng của mình trong lớp là những buổi chia sẻ, thi thoảng chúng lại giống các buổi kể chuyện. tôi đưa ra lời khuyên trên những câu chuyện, đưa ra những giải pháp dựa trên việc đặt câu hỏi của học viên, yêu cầu các bạn tự vận động để trả lời câu hỏi của chính mình. tôi nghĩ phương pháp này tương đối vất vả cho cả đôi bên nhưng nếu các bạn theo được, các bán sẽ giỏi. tôi cố gắng diễn giải những khái niệm một cách đơn giản nhất và ngừng lại ở đó, việc tư duy tiếp theo, việc tự định nghĩa lại thuộc về các bạn. đó là một hành trình khác, liên quan đến trải nghiệm, chỉ có thể tự đi bằng sức của mình.

trong lớp "digital marketer", tôi không dạy, tôi chỉ có hai nhiệm vụ:

- đưa ra lời khuyên
- giải đáp thắc mắc

"làm thế nào để trở thành digital marketer?", câu trả lời là trước hết hãy bỏ chữ digital qua một bên, hãy trở thành một marketer.

"làm thế nào để học cách trở thành marketer?", câu trả lời là hãy học ở một trường nào đó có chuyên ngành marketing và hãy học thật chăm chỉ. hãy nỗ lực đủ để kết thúc bốn năm đại học và tích luỹ đủ kiến thức nền tảng cần thiết. việc trải qua bốn năm học vất vả này giúp cho các bạn đỡ mất thời gian khi vào nghề, khi đối mặt với những công việc thật sự ở những môi trường làm việc tôn trọng tính kỷ luật, tôn trọng năng lực. kiến thức nền tảng sẽ giúp các bạn đỡ sai, đỡ lúng túng khi xử lý công việc thực tế. những kiến thức có được ở đại học giúp bạn đặt ra nhiều câu hỏi mà câu trả lời sẽ có trong quá trình các bạn làm việc.

"học ngành khác có thể làm marketer được không?", câu trả lời là có. nhưng bạn có hai lựa chọn kể từ lúc bắt đầu phát hiện ra mình thích marketer. một, bỏ học và chuyển sang học marketing. hai, nỗ lực nhiều gấp hai lần, ba lần để có thể giữ sự tập trung ở hai thứ: trường đại học đang học và nghề mà bạn sẽ theo đuổi. chọn hai, bạn vẫn phải học thật giỏi ngành cũ đã chọn bởi vì nếu không bạn sẽ thấy mình cực kỳ lãng phí. những kiến thức này sẽ hữu dụng ở tương lai, đừng lo.

"học marketing như thế nào?", câu trả lời là hãy bắt đầu với sale. bán hàng và quan sát quá trình bán hàng sẽ giúp cho các bạn có những kiến thức cơ bản về kinh doanh. những câu hỏi mà bạn phải hỏi đi hỏi lại, tự bạn phải trả lời là:

- mình muốn làm gì?
- mình có thể làm gì? mình làm giỏi nhất chuyện gì?
- mình làm gì thì có thể nuôi sống được chính mình?
- hiện tại mình như thế nào, điểm nào manh, điểm nào yếu, đo như thế nào?
- một năm nữa mình như thế nào, ba năm nữa, năm năm nữa? lúc đó người ta sẽ trả lương cho mình bao nhiêu?
- mình làm gì để thay đổi được năng lực của mình trong một năm? kế hoạch cụ thể là?

bạn cần trả lời và trả lời thật cụ thể, chi tiết. sau đó nhào vào làm, làm và làm. những câu trả lời này người khác không trả lời cho bạn được. phải chính bạn, chính bạn nhìn thẳng vào vấn đề, tự giải quyết.

hãy apply vào một công ty nào đó xin làm việc, đừng ngại khó, vừa làm vừa quan sát. làm tốt việc bạn được giao, hiểu bản chất của công việc, quan sát những thứ diễn ra mỗi ngày ở nơi làm việc là những gì bạn học được. những thứ này rất hữu ích và chỉ có bạn mới có thể làm được. đừng kỳ vọng gì ở sếp trực tiếp hay đồng nghiệp, họ không giúp bạn đâu. hãy tin điều đó. bạn giỏi, họ sẽ tôn trọng bạn. bạn giỏi và có tiềm năng để giỏi hơn, họ sẽ làm việc cùng bạn.

kiến thức về marketing sẽ nằm đâu đó trong sale, và ngược lại. bạn cần hiểu về sản phẩm và trả lời được những câu hỏi giá trị của sản phẩm này là gì, người mua sẽ nhận được gì, mình cần làm gì để có thể thuyết phục họ mua sản phẩm. bạn cần tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng, đối thủ. bởi vì marketing là một quá trình quản trị mối quan hệ và xây dựng giao tiếp giữa người bán và người mua. học được cách tôn trọng mối quan hệ, bạn sẽ học được cách kiểm soát nó.

có nhiều thứ hay ho về việc học marketing mà rất nhiều anh chị bạn bè trong ngành chia sẻ đâu đó trên mạng. bạn cần đọc, suy luận xem tại sao họ lại nói vậy và hành động. bạn cần đến những hội thảo và đặt những câu hỏi ngang tầm để cùng thảo luận với họ. đừng tìm kiếm nguồn cảm hứng từ câu chuyện của người khác. khi bạn nỗ lực đủ, bạn sẽ thấy cảm hứng đến từ chính câu chuyện của bạn.

"làm thế nào để học digital?", câu trả lời khá đơn giản. hãy làm quen với những thứ mà bạn đang dùng mỗi ngày. từ google (email, drive, calendar, photos,...), facebook, instagram, tumblr, pinterest, linkhay,... hãy tìm hiểu các tính năng của các công cụ mà bạn đang sử dụng. mỗi khi có thứ gì mới xuất hiện, hãy tìm hiểu bằng cách tải về, tạo tài khoản và học cách sử dụng. hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể khi sử dụng các công cụ giao tiếp mới trên internet này. bạn phải sử dụng thành thạo tất cả những công cụ search, email, social network, ott,... thì mới biết cách dùng chúng để làm marketing. hãy bắt đầu với những điều đơn giản như vậy. internet và digital world không được tạo nên bởi một ngày mà đã đi qua được vài mươi năm. những gì mà các bạn đang thấy không phải là tất cả, hãy lao vào, lật tung mọi thứ lên, tìm hiểu lại và sử dụng tiếp những thứ bạn đang có mỗi ngày. Sẽ không có giới hạn thời gian mà phải là bắt đầu ngay, sau đó đi tiếp năm năm hay mười năm và đến khi nào bạn chán ngán digital, không muốn làm digital marketing nữa thì thôi.

tôi không thể viết dài hơn, chung quy đây cũng chỉ là lý giải của tôi, cách tôi đã và đang học. bạn có thể theo hoặc không, tuỳ bạn. tôi tin vào chuyện mỗi người đều phải tự đi hết bằng được con đường của mình. tôi không tin vào lời nói, tôi tin vào hành động. mỗi câu hỏi đặt ra, chúng ta đều phải tự trả lời trước khi có sự tham chiếu từ người khác. nếu không đi, bạn sẽ không có câu trả lời cho chính bạn.

"copywriter thì sao? phải bắt đầu từ đâu?", đây là câu hỏi phụ và ngạc nhiên chưa, copywriter là marketer. marketer làm thiên về mảng sáng tạo ý tưởng, tập trung phát triển kỹ năng viết và sử dụng ngôn ngữ để làm công cụ làm marketing thì được gọi là copywriter. - Phan Hải
 
Chỉnh sửa cuối:

Ben69

Xe hơi
Biển số
OF-543369
Ngày cấp bằng
28/11/17
Số km
103
Động cơ
162,912 Mã lực
Tuổi
34
Đúng mục em đang quan tâm. Thank cụ
 

chungdungvn

Xe điện
Biển số
OF-447698
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
2,333
Động cơ
232,018 Mã lực
Nơi ở
BAS
MÔ HÌNH DỄ DÀNG ÁP DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG ĐỘI CONTENT LÝ TƯỞNG - Bài này của makeitnoise


Câu nói của Cameron Conaway đã thể hiện được xúc tích sức mạnh của đội ngũ content marketing thực thụ. Bất kể bạn tiếp cận thông tin thị trường nội dung như thế nào, đây là bí mật của thành công: Những ý tưởng này chỉ hiệu quả nếu bạn có những người đồng đội phù hợp để thực thi chúng.

Nói tóm lại: Thành công (hoặc thất bại) của bạn phần lớn phụ thuộc vào đội của bạn.

Tất nhiên, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để bạn tạo được một nhóm làm tiếp thị nội dung hiệu quả? Đây là một câu hỏi mà tôi đã gặp phải rất nhiều sau khi tôi được yêu cầu thuyết trình về việc xây dựng nhóm tối ưu tại hội thảo về content marketing.

Yêu cầu này có vẻ đơn giản - tôi đã đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong các đội. Nhưng, khi tôi bắt đầu phát triển một bài thuyết trình có thể áp dụng cho lượng lớn khán giả, tôi đã bị bối rối.

Tại sao?

Thứ nhất, nghiên cứu content marketing B2B cho thấy các nhà tiếp thị đang ở các giai đoạn khác nhau khi nói về mức độ trưởng thành trong content marketing. Khoảng một phần ba các chương trình content marketing đang ở giai đoạn đầu, một phần ba khác ở giai đoạn đang phát triển, và một phần ba còn lại nằm trong giai đoạn trưởng thành, có độ phức tạp hơn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà bạn sẽ cần những người khác nhau.

Một vấn đề nữa là các đội content marketing nằm ở những nơi khác nhau trong tổ chức. Một số đội lại đang tuyển người mới (cả full-time và freelancer), một số đang tìm cách tái cơ cấu lại đội hiện có, và những người còn lại thì đang làm cả hai điều này.

Vì vậy, thật khó để tạo ra một mô hình phù hợp với mọi trường hợp.
Lập mô hình đội content marketing


Chia nhỏ mô hình

Thay vì chỉ nhìn vào kỹ năng, mô hình content marketing này được xây dựng dựa trên ba tiêu chí:

• Kỹ năng
• Tư duy content marketing
• Văn hóa


Dưới đây là những kỹ năng mà tôi cho là quan trọng nhất đối với bất kỳ việc xây dựng content marketing nào:
Những kỹ năng thiết yếu:
• Phát triển chiến lược
• Lập kế hoạch biên tập
• Tạo nội dung
• Thiết kế
• Biên tập / kiểm tra

Những kỹ năng cần thiết khi phát triển chương trình:
• Quản lý mạng xã hội
• SEO
• Quản lý email

Những kỹ năng cần thiết cho các công ty trưởng thành:
• Quản lý thư viện điện tử
• Thu thập khách hàng
• Phát triển web / UX
• Nghiên cứu & Phát triển
• Phân tích dữ liệu
• Quản lý công nghệ

Về cơ bản, các kỹ năng rất đơn giản để nắm bắt nhưng điều quan trọng là: Thay vì chọn ai đó bởi một kỹ năng nhất định, bạn nên thuê người có những kỹ năng trong các lĩnh vực có sự bổ sung cho nhau.

"Nhân viên sáng tạo với các kỹ năng nằm ngoài chuyên môn của họ được đánh giá rất cao. Ngoài ra, am hiểu kỹ thuật số đang trở thành điều kiện tiên quyết cho nhiều vị trí truyền thống. Ví dụ: nhà thiết kế đồ họa bây giờ cần phải làm quen với bố cục trên web hay mạng xã hội, và copywriter phải có kiến thức về SEO. Và kiểu mẫu này sẽ còn tiếp diễn đặc biệt khi thường xuyên diễn ra những đầu việc đòi hỏi sự phối hợp chéo các bộ phận."



Một yếu tố khác của mô hình nhóm content marketing mới tập trung vào sự phù hợp về văn hoá.

Chắc chắn, các kỹ năng là rất quan trọng, nhưng cũng không nên bỏ qua văn hoá. Tất cả chúng ta đều đã từng hợp tác với những người nắm chắc công việc như lòng bàn tay, nhưng nếu họ không phù hợp với môi trường làm việc chung thì rất khó để công việc phát triển được lâu dài.

Mỗi công ty đều có văn hóa riêng, nhưng khi bạn làm việc nhóm, điều quan trọng là xác định được các đặc điểm văn hoá tối cần thiết đối với doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, những yếu tố này có thể bao gồm:
• Khả năng loại bỏ sự phân tâm/ khả năng tập trung
• Đam mê ngoài lề
• Thái độ giải quyết vấn đề
• Tính linh hoạt
• Đặt câu hỏi
• Khả năng làm việc độc lập cũng như khả năng hợp tác
• Sự tò mò và ham học hỏi
• Chấp nhận góp ý
• Sẵn sàng thừa nhận sự thiếu hiểu biết, cảm thấy không thoải mái

Cá nhân tôi rất tâm đắc yếu tố cuối cùng này: sẵn lòng thừa nhận sự thiếu hiểu biết. Lĩnh vực content marketing luôn luôn thay đổi và phát triển, càng ngày càng chú trọng hơn tới việc tìm kiếm các thành viên lai (người có sự kết hợp của hai hoặc nhiều yếu tố), vì vậy, bạn cần những người sẵn sàng thay đổi và thích nghi.


Nhiều người chúng ta đến với content marketing từ những con đường khác nhau, và mỗi người đều nắm được những khía cạnh riêng của content marketing nhưng vẫn cần phải tiếp tục học hỏi các phần khác.

Ví dụ: nếu bạn là một tác giả tuyệt vời nhưng lại không có tư duy thấu hiểu đối tượng khách hàng, sẽ rất khó để những gì bạn viết khiến họ đồng cảm và yêu thích.

Tuy định nghĩa của mỗi người về tư duy content marketing sẽ khác nhau, nhưng những yếu tố sau là quan trọng nhất:
• Tinh thần đồng cảm / ưu tiên hướng tới độc giả
• Tầm quan trọng của nhiệm vụ / nội dung khác biệt
• Hiểu được content marketing giúp phát triển doanh nghiệp như thế nào
• Kể chuyện
• Khả năng thử nghiệm

Cách sử dụng mô hình này
Mô hình này nhằm giúp bạn suy nghĩ theo một cách khác - có thể mang tính tổng thể hơn - về người mà bạn tuyển. Dưới đây là một vài trường hợp ví dụ dựa trên việc bạn đang ở giai đoạn nào của quá trình.

Nếu bạn đang tái cơ cấu đội của mình

Nếu bạn muốn thay đổi nhóm của mình theo mô hình content marketing, hãy yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm lập bản đồ kỹ năng của họ - và những gì họ muốn làm.

Bạn sẽ thấy những lĩnh vực nhóm bạn có kiến thức sâu rộng và những mặt còn thiếu sót. Bạn có thể đào tạo các thành viên hoặc thuê người mới để hoàn thiện hơn những mặt còn thiếu sót đó.

Khi bạn thay đổi mô hình của nhóm, điều quan trọng là mọi người có cùng tư duy về content marketing – nó là gì và nó khác với những việc các bạn đang làm như thế nào. Trong trường hợp này, bạn cần lập bản đồ về tư duy content marketing và đảm bảo tất cả mọi người có chung cách hiểu về nó.

Tóm lại, văn hóa sẽ không phải vấn đề lớn khi những thành viên trong nhóm bạn (hy vọng là) vốn đã hòa hợp với nhau rồi.

Nếu bạn đang tuyển những chiến binh mới

Mô hình tôi đề ra cũng sẽ có ích khi bạn đang tìm kiếm nhân tài mới. Như đã đề cập phía trên, điều quan trọng là sử dụng mô hình này để tìm ra mặt thiếu sót của nhóm bạn để có thể tuyển người hoàn thiện những lĩnh vực đó.

Nếu bạn có ngân sách hạn hẹp để tuyển người mới, bạn nên chọn người có chuyên môn sâu về những kĩ năng thiết yếu.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời để thuê các thành viên lai có kỹ năng trong nhiều lĩnh vực. Bạn có thể tùy chỉnh mô tả công việc bằng cách khai thác phần trách nhiệm của từng kỹ năng.

Ngoài các kỹ năng, bạn cần cân nhắc tuyển những người phù hợp về cả văn hoá và tư duy content marketing. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn để tìm được người phù hợp nhất (một số được lấy từ cuộc thảo luận trên Twitter).

Các câu hỏi để xác định mức độ phù hợp về văn hoá:
• Kể về một dự án bạn thất bại. Bạn đã phản ứng như thế nào? Bạn có muốn làm gì khác không?
• Kể về một lần bạn đã xử lý tình huống khó khăn như thế nào. Mọi người phản ứng như thế nào? (Nguồn: @maureenonpoint)
• Mô tả chi tiết công việc lý tưởng của bạn. Bạn sẽ làm công việc gì, công ty như thế nào, và nhóm của bạn ra sao?

Các câu hỏi để xác định tư duy content marketing:
• Chọn một trong những bài nội dung thành công nhất của bạn. Bạn đã tạo ra nó như thế nào? (Nguồn: @pisarose)
• Theo bạn marketing có giá trị như thế nào đối với công ty? Giá trị của vị trí này là gì?
• Điều gì làm nên một nội dung thành công? (Nguồn: @pisarose)

Khi đánh giá các kỹ năng, bạn thường phải dựa nhiều vào những gì mà người đó có thể tạo ra cho bạn. Hay một câu hỏi khác (nguồn: @pisarose) như: "Bạn có ấn tượng gì về nội dung của chúng tôi? Chúng tôi đã làm gì tốt? Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào? "

Nói tóm lại,
Tôi rất thích được biết suy nghĩ của bạn về mô hình content marketing này. Nó có giúp bạn xác định được cơ hội và những mặt còn thiếu sót trong nhóm không? Còn điều gì cần bổ sung để hoàn thiện mô hình này hơn nữa?
 

ghd

Xe buýt
Biển số
OF-344319
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
725
Động cơ
277,641 Mã lực
cụ nào tóm tắt lại hộ em với đc không?
 

themlaixe

Xe buýt
Biển số
OF-34839
Ngày cấp bằng
8/5/09
Số km
870
Động cơ
420,400 Mã lực
Bài hay quá. Cụ cho ít ví dụ thực tế và có kèm phân tích thì dễ hiểu hơn nhiều
 

Teen

Xe điện
Biển số
OF-43892
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
2,645
Động cơ
484,098 Mã lực
Viết dài như cụ là thấy chán rồi. Em cố đọc đc 1 trang. Ko hiểu cụ còn dạy về content sẽ tn nữa. Quan ngại
 

chungdungvn

Xe điện
Biển số
OF-447698
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
2,333
Động cơ
232,018 Mã lực
Nơi ở
BAS
Viết dài như cụ là thấy chán rồi. Em cố đọc đc 1 trang. Ko hiểu cụ còn dạy về content sẽ tn nữa. Quan ngại
Cụ xem cho kĩ chứ, lướt thế ko rõ là đúng rồi. Em ghi là em sẽ chia sẻ lại một số kinh nghiệm của em và sẽ chia sẻ lại những cái em thấy hay. Còn cụ muốn ngắn á, có mỗi chữ tiền là ngắn thôi. Còn lại chả có cái gì ngắn và dễ hết, con đường nào là con đường ngắn nhất đi tới thành công?
 

taductoan

Xe điện
Biển số
OF-16743
Ngày cấp bằng
27/5/08
Số km
2,845
Động cơ
1,066,021 Mã lực
Nơi ở
Hai Bà Trưng - Hà Nội
Dài quá. Em đánh dấu đọc dần. Cảm ơn cụ nhiều lắm ạ
 

Teen

Xe điện
Biển số
OF-43892
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
2,645
Động cơ
484,098 Mã lực
Cụ xem cho kĩ chứ, lướt thế ko rõ là đúng rồi. Em ghi là em sẽ chia sẻ lại một số kinh nghiệm của em và sẽ chia sẻ lại những cái em thấy hay. Còn cụ muốn ngắn á, có mỗi chữ tiền là ngắn thôi. Còn lại chả có cái gì ngắn và dễ hết, con đường nào là con đường ngắn nhất đi tới thành công?
Cụ giải thích cũng dài cơ. Content kiểu gì. Cụ có là ô mặt giời nhưng ko phù hợp thì cũng next. Quan ngại lắm...

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top