- Biển số
- OF-365633
- Ngày cấp bằng
- 6/5/15
- Số km
- 55
- Động cơ
- 256,250 Mã lực
Nếu thông tin Việt Nam quyết định đặt mua SC-130J thay vì P-3C cũ mà Reuters đưa là chính xác thì chúng ta sẽ có một máy bay tuần tra chống ngầm mới hiện đại hơn, khắc phục được nhược điểm về dự trữ thời gian hoạt động không còn dài của Orion.
Ngoài ra, Việc Nam sẽ có cơ hội làm quen với dòng máy bay vận tải hạng trung C-130J Super Hercules để có thể tiến tới trang bị loại phi cơ này trong tương lai, khi mà không quân Việt Nam lớn mạnh hơn hiện nay và có nhu cầu phải sở hữu một loại vận tải cơ lớn hơn C-295 hiện nay.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm Nimrod MR2 của Anh
Tuy nhiên, nếu đàm phán mua các trang bị của Mỹ như SC-130J và ngày cả P-3C, P-8A Việt Nam cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn đến từ nhiều vấn đề.
Trước hết, khó khăn đến từ việc tuy 2 bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm nhưng Mỹ chưa dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương, khiến máy bay Việt Nam mua được chỉ có tính năng săn ngầm chứ không có vũ khí chống ngầm, mà đây là yếu tố Việt Nam đang yếu nhất và cần có nhất.
Bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ về thực chất vẫn còn khá nhiều vấn đề cần tiếp tục đối thoại để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thậm chí có những vấn đề khó có thể tìm được tiếng nói chung bởi những khác biệt về chế độ chính trị. Bởi vậy, chưa ai nói trước được đến bao giờ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ được dỡ bỏ.
Hơn nữa, điểm quan trọng nhất của tác chiến chống ngầm là khả năng chia sẻ thông tin với các phương tiện tác chiến khác, mà tất cả các hệ thống trên P-3C hay SC-130J đều thuộc chuẩn truyền số liệu hay thông tin liên lạc vệ tinh của Mỹ và NATO, gây khó khăn trong kết nối và chia sẻ thông tin với các phương tiện tác chiến khác của hải quân Việt Nam.
[/IMG]
Máy bay tuần tiễu chống ngầm Il-38N của Nga
Bởi vậy, việc Việt Nam mua máy bay tuần tiễu chống ngầm của Mỹ là vấn đề cần cân nhắc thật kỹ. Bởi nếu chỉ thiên về khả năng phát hiện tàu ngầm mà không có khả năng tiêu diệt chúng thì không khác gì lính bắn tỉa có kính ngắm mà không có súng đạn.
Trong khi đó, việc mua sắm máy bay tuần tiễu chống ngầm của Nga có thể là hướng khả dĩ hơn bởi phiên bản chống ngầm mới nhất của Nga là Il-38N hiện có tính năng không kém các trang bị tương tự của Mỹ như P-3C, P-8A và châu Âu như Nimrod MR2 của Anh hay Atlantic của Pháp.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm Il-38 có khả năng mang 9 tấn vũ khí và được trang bị hệ thống radar theo dõi và định vị mục tiêu P38 Novella mới nhất, có thể phát hiện và đồng loạt theo dõi tổng cộng 32 mục tiêu dưới nước, trên biển và trên không, trong phạm vi bán kính 320 km.
Hơn nữa, với truyền thống hợp tác mật thiết lâu dài giữa Việt Nam và Nga, việc chúng ta mua được các vũ khí chống ngầm của Nga là hoàn toàn khả dĩ.
Nguồn: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/xoay-chuyen-cuc-dien-bien-dong-mua-chong-ngam-nga-hay-my-3276035/?paged=2
Ngoài ra, Việc Nam sẽ có cơ hội làm quen với dòng máy bay vận tải hạng trung C-130J Super Hercules để có thể tiến tới trang bị loại phi cơ này trong tương lai, khi mà không quân Việt Nam lớn mạnh hơn hiện nay và có nhu cầu phải sở hữu một loại vận tải cơ lớn hơn C-295 hiện nay.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm Nimrod MR2 của Anh
Tuy nhiên, nếu đàm phán mua các trang bị của Mỹ như SC-130J và ngày cả P-3C, P-8A Việt Nam cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn đến từ nhiều vấn đề.
Trước hết, khó khăn đến từ việc tuy 2 bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm nhưng Mỹ chưa dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương, khiến máy bay Việt Nam mua được chỉ có tính năng săn ngầm chứ không có vũ khí chống ngầm, mà đây là yếu tố Việt Nam đang yếu nhất và cần có nhất.
Bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ về thực chất vẫn còn khá nhiều vấn đề cần tiếp tục đối thoại để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thậm chí có những vấn đề khó có thể tìm được tiếng nói chung bởi những khác biệt về chế độ chính trị. Bởi vậy, chưa ai nói trước được đến bao giờ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ được dỡ bỏ.
Hơn nữa, điểm quan trọng nhất của tác chiến chống ngầm là khả năng chia sẻ thông tin với các phương tiện tác chiến khác, mà tất cả các hệ thống trên P-3C hay SC-130J đều thuộc chuẩn truyền số liệu hay thông tin liên lạc vệ tinh của Mỹ và NATO, gây khó khăn trong kết nối và chia sẻ thông tin với các phương tiện tác chiến khác của hải quân Việt Nam.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm Il-38N của Nga
Bởi vậy, việc Việt Nam mua máy bay tuần tiễu chống ngầm của Mỹ là vấn đề cần cân nhắc thật kỹ. Bởi nếu chỉ thiên về khả năng phát hiện tàu ngầm mà không có khả năng tiêu diệt chúng thì không khác gì lính bắn tỉa có kính ngắm mà không có súng đạn.
Trong khi đó, việc mua sắm máy bay tuần tiễu chống ngầm của Nga có thể là hướng khả dĩ hơn bởi phiên bản chống ngầm mới nhất của Nga là Il-38N hiện có tính năng không kém các trang bị tương tự của Mỹ như P-3C, P-8A và châu Âu như Nimrod MR2 của Anh hay Atlantic của Pháp.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm Il-38 có khả năng mang 9 tấn vũ khí và được trang bị hệ thống radar theo dõi và định vị mục tiêu P38 Novella mới nhất, có thể phát hiện và đồng loạt theo dõi tổng cộng 32 mục tiêu dưới nước, trên biển và trên không, trong phạm vi bán kính 320 km.
Hơn nữa, với truyền thống hợp tác mật thiết lâu dài giữa Việt Nam và Nga, việc chúng ta mua được các vũ khí chống ngầm của Nga là hoàn toàn khả dĩ.
Nguồn: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/xoay-chuyen-cuc-dien-bien-dong-mua-chong-ngam-nga-hay-my-3276035/?paged=2