- Biển số
- OF-302334
- Ngày cấp bằng
- 20/12/13
- Số km
- 232
- Động cơ
- 308,120 Mã lực
Sau đây tổng hợp 1 số thông tin về F-16, thực sự thì nó ko tốt như các báo nâng bi
Giá đắt, bán kính chiến đấu ngắn, năng lực tác chiến có thể đã bị hiểu rõ, nâng cấp chậm chạp là những yếu tố khiến F-16 ko thể giúp VN soay chuyển cục diện tại biển đông
Sự thật động trời về tiêm kích F-16 của Hàn Quốc
Sau hơn 30 năm hoạt động, Hàn Quốc mới tiết lộ thông tin động trời là phi đội tiêm kích F-16 của nước này không có khả năng không chiến tầm xa.
Trang tin quân sự Air Recognition dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Không quân Hàn Quốc vừa hoàn tất chương trình nâng cấp phi đội tiêm kích F-16 của nước này với mục tiêu chính là cho phép máy bay có thể triển khai thêm các dòng vũ khí tấn công thế hệ mới nhằm vô hiệu quả các căn cứ ngầm hay đánh chặn từ xa các chiến đấu cơ của Triều Tiên. Nguồn ảnh: Business Wire.
Có một điều đáng ngạc nhiên là sau hơn 30 năm F-16 hoạt động trong biên chế Không quân Hàn Quốc thì cho tới tận hiện tại dòng tiêm kích này mới có khả năng triển khai tên lửa không đối không tầm xa AIM-120. Điều này cho thấy một phần nào đó sự yếu kém của Không quân Hàn Quốc một lực lượng không quân mạnh nhất Châu Á. Nguồn ảnh: Aviation International News
Bên cạnh AIM-120, tiêm kích F-16 cũng được nâng cấp để triển khai bom dẫn đường thông minh GBU-31 JDAM được cho là có thể giúp Seoul tấn công các căn cứ ngầm nằm sâu dưới lòng đất của Bình Nhưỡng trong trường hợp xung đột giữa hai miền nổ ra. Nguồn ảnh: Star-Telegram
Đợt nâng cấp F-16 lần này là một phần trong nỗ lực của Không quân Hàn Quốc nhằm tăng cường sức mạnh tổng thể của lực lượng không quân không chỉ riêng đối với F-16 mà còn nhiều dòng chiến đấu cơ khác. Bản thân F-16 kể từ năm 1986 cho tới nay cũng đóng góp một phần không nhỏ giúp Seoul duy trì sức mạnh răn đe trước Triều Tiên. Nguồn ảnh: ED Forums
Chương trình nâng cấp F-16 được Hàn Quốc triển khai từ năm 2009 với một thỏa thuận với tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ với mục tiêu hiện đại hóa 30 chiếc F-16C/D, tuy nhiên phải đến tận năm 2013 quá trình này mới được khởi động. Không quân Hàn Quốc còn kỳ vọng trong tương lai sẽ trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử AN/APG-83 cho những chiếc F-16 của mình. Nguồn ảnh: Tactical Mashup
Tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 không phải là vũ khí mới đối với Không quân Hàn Quốc khi hiện tại những chiếc F-15K của nước này đều được trang bị nó. Tuy nhiên trong trường hợp của F-16 lại hoàn toàn khác khi nó chỉ được trang bị các dòng tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung như AIM-7 và AIM-9. Nguồn ảnh: Airliners.net
AIM-120 AMRAAM là dòng tên lửa không đối không tầm xa chủ lực của Mỹ và nhiều nước đồng minh trên thế giới hiện nay, nó có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm. AIM-120 có thể được triển khai trên hầu hết các máy bay tiêm kích do Mỹ sản xuất như F/A-18, F-22, F-35, F-15 và F-16. Nguồn ảnh: Redstar.gr
http://www.baomoi.com/su-that-dong-troi-ve-tiem-kich-f-16-cua-han-quoc/c/21147683.epi
Tính năng ko như quảng cáo đã bị lộ trước đối phương (TQ)
Vì sao Việt Nam nên nói không với tiêm kích F-16 Mỹ?
(Vũ khí) - Sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí, nếu Việt Nam chọn mua một loại máy bay chiến đấu của phương Tây thì đó chắc chắn không phải là F-16.
Cùng với tiêm kích hạng nặng F-15, tiêm kích hạng nhẹ thiên về đánh chặn của Mỹ là F-16 thuộc dòng máy bay phổ biến nhất, được sử dụng trong nhiều quân đội các nước nhất nhưng có lẽ nó không phù hợp với đường lối phát triển trang bị và yêu cầu bảo vệ Tổ Quốc của Việt Nam.
Điều này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, đặc điểm địa lý của đất nước và chiến lược phát triển vũ khí trang bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng không quân trong tình hình mới.
Các vấn đề chung đối với máy bay phương Tây và F-16
Vừa qua, một số phân tích cho rằng, dây chuyền sản xuất F-16 sẽ đóng cửa vào năm 2017 nếu không có bất cứ đơn đặt hàng nào. Nếu Việt Nam đặt vấn đề mua thì chúng ta sẽ nhanh chóng được cung cấp máy bay ngay trong năm 2017 vì dây chuyền đang trống.
Tiêm kích F-16.
Tuy nhiên, việc F-16 ngay lập tức được cấp cũng không giải quyết được vấn đề gì bởi việc sở hữu và đưa vào sử dụng một loại máy bay chiến đấu phương Tây không phải là vấn đề Việt Nam ngay lập tức có thể làm được, bởi đó là sự dịch chuyển trong cơ cấu vũ khí của cả một quân chủng.
Trước khi mua bất cứ loại vũ khí gì, trước hết phải cân nhắc xem chúng có phù hợp với chiến lược phát triển trang bị, tính tương tác với các loại vũ khí khác, yêu cầu tác chiến và điều kiện thổ nhưỡng khí hậu của Việt Nam hay không, nếu quyết định mua thì mới tính đến các yếu tố khác.
Sau đó, cần phải có sự chuẩn bị về mặt con người bao gồm công tác huấn luyện đào tạo phi công và nhân lực bảo đảm hàng không, nhân viên kỹ thuật và các cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng, linh, phụ kiện máy bay…
Mục tiêu khác của chúng ta hướng tới là tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến từ nước ngoài để phát triển công nghệ quốc phòng trong nước, để sau này dần dần tự chủ trong sản xuất trang bị-vũ khí, nên việc mua sắm vũ khí cũng phải xem xét đến yếu tố này.
Về F-16, điều cần lưu ý rằng, loại máy bay này đã có quá trình phục vụ khá lâu và phổ biến trên thế giới. Hiện có khoảng 4.500 chiếc gồm nhiều phiên bản khác nhau đang được sử dụng ở 26 quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á.
Việc quá phổ biến cũng khiến cho loại mọi tính năng kỹ, chiến thuật của nó đã bộc lộ hoàn toàn và chắc chắn các nước trên thế giới sẽ tìm ra cách khắc chế hiệu quả về phương diện kỹ thuật.
Ví dụ như loại máy bay này hiện đang là xương sống của không quân Đài Loan, với khoảng 150 chiếc thuộc nhiều phiên bản khác nhau. Xét đến yếu tố đối đầu giữa Đài Loan và Đại Lục, rõ ràng rằng trong hàng chục năm qua Bắc Kinh đã nghiên cứu và tính toán phương án đối phó với F-16.
Trung Quốc có lợi thế trong việc tìm hiểu về loại máy bay này do đồng minh của họ là Pakistan đang sở hữu nhiều F-16. Do đó, việc Việt Nam sở hữu loại tiêm kích của Mỹ cũng chưa chắc đã nắm được ưu thế vượt trội và rút ngắn tương quan lực lượng.
F-16 chỉ có thể thay thế cho vai trò của MiG-21
Chiến đấu cơ F-16 mặc dù được thiết kế với ý tưởng ban đầu là một loại máy bay tiêm kích đánh chặn (mặc dù các phiên bản sau đã trở thành đa năng), cũng kém các máy bay Nga ở khả năng leo cao nhanh và đồng thời trần bay, tầm bay cũng là một vấn đề.
Với nền tảng của một loại máy bay tiêm kích đánh chặn, F-16 có bán kính tác chiến rất ngắn (khoảng 550km). Nếu muốn tăng tầm bay thì phải mang các thùng dầu phụ nhưng sẽ làm giảm sự linh hoạt và tải trọng vũ khí của nó nên khả năng chiến đấu ở biển xa sẽ hạn chế.
Tiêm kích MiG-21.
Các đảo của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa có những nơi cách xa đất liền hơn 600km, các máy bay chiến đấu cần có bán kính tác chiến tầm 1000km mới đủ dự trữ nhiên liệu cho thêm vài chục phút chiến đấu, còn F-16 không thể bay ra đến nơi chứ đừng nói là tác chiến được ở đó.
F-16 có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, với các quốc gia có máy bay tiếp dầu thì bán kính tác chiến của máy bay không phải là vấn đề quá quan trọng nhưng hiện Việt Nam chưa có loại máy bay này và mua sắm nó cũng chưa phải là nhu cầu quá bức thiết.
Đối với Việt Nam, các nhiệm vụ tác chiến của không quân tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ trên đất liền và biển đảo, với phạm vi tác chiến không quá xa, trong tầm với của các tiêm kích đa năng như Su-30MK2. Việc sở hữu máy bay tiếp dầu nếu có thì tốt, nhưng chưa quá cần thiết.
Do đó, nếu muốn F-16 tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ biển đảo, Việt Nam sẽ phải sắm máy bay tiếp dầu để phục vụ cho một nhiệm vụ chiến đấu cách đất liền hơn 600km là quá lãng phí trong thời điểm ngân sách quốc phòng của chúng ta còn quá eo hẹp.
Hơn nữa, giả sử nếu có máy bay tiếp liệu thì để F-16 có đủ dự trữ nhiên liệu bay ra tác chiến ở Trường Sa và bay về, máy bay tiếp dầu sẽ phải tiếp cho chúng ở sát khu vực tác chiến và điều đó không khác gì là mang mồi ngon mời máy bay của đối phương tấn công.
Như vậy, nếu mua F-16 Việt Nam sẽ không thể sử dụng nó trong tác chiến biển đảo và đơn thuần đảm nhận nhiệm vụ tác chiến đối không như MiG-21 và triển khai nó ở khu vực phía bắc, làm nhiệm vụ đánh chặn. Vừa qua, cũng đã có một số chuyên gia quân sự nêu ra ý tưởng đó.
Tiêm kích Su-30MK2 và F-16.
Sau khi xác định được vai trò đơn thuần là đánh chặn của F-16, chúng ta cần xét đến vấn đề việc mua sắm F-16 có phù hợp hay không đối với chiến lược phát triển trang bị không quân, bao gồm các yếu tố tác chiến đa nhiệm và phù hợp với yêu cầu ngân sách.
Việt Nam có xu hướng mua sắm máy bay đa năng
Trước đây, chúng ta sở hữu rất nhiều các máy bay tiêm kích hạng nhẹ có tốc độ cao, tác chiến linh hoạt làm nhiệm vụ đánh chặn, bảo vệ không phận như MiG-21. Tuy nhiên, chúng có bán kính tác chiến hạn chế, mang được ít vũ khí, khả năng đảm nhận nhiệm vụ đơn nhất.
Nguyên nhân là do trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các vùng biển Việt Nam bị không quân hải quân Mỹ hoàn toàn kiểm soát, chúng ta chỉ đơn thuần là bảo vệ không phận miền Bắc chống lại sự tấn công của máy bay Mỹ, nên chỉ cần những máy bay có khả năng đánh chặn tốt là đủ.
Đồng thời, yêu cầu cấp thiết về một loại máy bay có khả năng tấn công đối đất, đối hải chưa được đặt ra vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý là một đất nước chạy dài theo bờ phía tây của Biển Đông, trong bối cảnh tranh chấp biển đảo căng thẳng như hiện nay, các cuộc tấn công tiềm tàng nhất chủ yếu xuất phát từ hướng biển. Do đó, Việt Nam cần có những máy bay chiến đấu đa năng có tầm bay xa và có khả năng tác chiến toàn diện đối không, đối hải và đối đất.
Trong điều kiện hiện nay, vấn đề này là yếu tố tiên quyết khi Việt Nam hiện đại hóa lực lượng không quân phù hợp với điều kiện ngân sách của mình. Với tiêu chí này, máy bay chiến đấu F-16 với mức giá quá đắt và chỉ thiên về không chiến quần vòng có thể là sẽ không phù hợp.
Theo các hợp đồng chính thức đã được công bố, phiên bản F-16 E/F Block 60 có giá không dưới 90 triệu USD theo thời giá năm 2012, phiên bản F-16C/D Block 52 plus có giá 74 triệu USD (thời giá 2006). Ở thời điểm hiện nay, giá thành của F-16 đã tăng lên khá nhiều.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, không quân Việt Nam được Liên Xô viện trợ hoàn toàn nên vấn đề số lượng máy bay tiêm kích đánh chặn lớn không đặt gánh nặng nên ngân sách quốc gia. Nhưng ở thời điểm hiện nay, Việt Nam không thể mua sắm ồ ạt mà phải có tính toán.
Để mua được 12 chiếc F-16 chúng ta phải bỏ ra tầm 1 tỷ USD, để thay thế khoảng 140 chiếc MiG-21 hiện còn trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam, chúng ta cần có một khoản ngân sách khổng lồ, bởi giá thành của F-16 thuộc dạng đắt nhất thế giới.
Việt Nam có nên mua F-16 đã qua sử dụng?
Một phương án tiết kiệm hơn là mua sắm theo chương trình vũ khí dư thừa của Mỹ mà Indonesia đã làm. Theo Defense News, Việt Nam có thể mua các chiến đấu cơ F-16 từ Mỹ theo Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA) của Lầu Năm Góc.
Theo thỏa thuận giữa Mỹ và Indonesia ký kết hồi tháng 12/2012, Mỹ sẽ cho không Indonesia 24 máy bay chiến đấu F-16 Block 25 đã qua sử dụng, Indonesia sẽ bỏ tiền để Mỹ nâng cấp lên chuẩn Block 52. Ngoài ra, Mỹ còn cung cấp 6 máy bay cùng loại để lấy phụ tùng.
Ước tính Indonesia sẽ chỉ phải bỏ ra khoảng 750 triệu USD để sở hữu số chiến đấu cơ trên. Tính ra, bình quân một chiếc F-16 Block 52 của Indonesia sau nâng cấp sẽ tiêu tốn hơn 31 triệu USD, rẻ hơn một nửa so với mức giá 78 triệu USD của máy bay sản xuất mới.
Phương án này có ưu điểm là ngoài giá mua máy bay cũ rẻ hơn, nếu tiến hành nâng cấp hệ thống điện tử hàng không và hệ thống vũ khí thì các máy bay chiến đấu này vẫn có thời gian phục vụ tác chiến lên tới 25 năm, trong tình hình bình thường.
Tuy nhiên, đây là trong điều kiện lí tưởng, bởi những máy bay này không còn khả năng nâng cấp lên thế hệ tiếp theo, đồng thời do là những phiên bản cũ khung thân sản xuất đã lâu, dự trữ giờ bay không còn nhiều, chỉ khoảng chưa tới 3000 giờ.
Và dĩ nhiên là do cũ nên trong quá trình sử dụng sẽ phát sinh hỏng hóc, tiền sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật sẽ rất tốn kém, chi phí cho mỗi giờ bay sẽ tăng cao hơn nhiều so với con số 22.500 USD/giờ của các phiên bản mới, gấp 5 lần so với Jas 39 Gripen của Thụy Điển (4700 USD/giờ).
Trên đây là những điều Việt Nam cần suy xét kỹ khi nhắc tới việc mua sắm loại chiến đấu cơ này của Mỹ.
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/vi-sao-viet-nam-nen-noi-khong-voi-tiem-kich-f-16-my-3310188/?paged=3
Giá đắt, bán kính chiến đấu ngắn, năng lực tác chiến có thể đã bị hiểu rõ, nâng cấp chậm chạp là những yếu tố khiến F-16 ko thể giúp VN soay chuyển cục diện tại biển đông
Sự thật động trời về tiêm kích F-16 của Hàn Quốc
Sau hơn 30 năm hoạt động, Hàn Quốc mới tiết lộ thông tin động trời là phi đội tiêm kích F-16 của nước này không có khả năng không chiến tầm xa.
Trang tin quân sự Air Recognition dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Không quân Hàn Quốc vừa hoàn tất chương trình nâng cấp phi đội tiêm kích F-16 của nước này với mục tiêu chính là cho phép máy bay có thể triển khai thêm các dòng vũ khí tấn công thế hệ mới nhằm vô hiệu quả các căn cứ ngầm hay đánh chặn từ xa các chiến đấu cơ của Triều Tiên. Nguồn ảnh: Business Wire.
Có một điều đáng ngạc nhiên là sau hơn 30 năm F-16 hoạt động trong biên chế Không quân Hàn Quốc thì cho tới tận hiện tại dòng tiêm kích này mới có khả năng triển khai tên lửa không đối không tầm xa AIM-120. Điều này cho thấy một phần nào đó sự yếu kém của Không quân Hàn Quốc một lực lượng không quân mạnh nhất Châu Á. Nguồn ảnh: Aviation International News
Bên cạnh AIM-120, tiêm kích F-16 cũng được nâng cấp để triển khai bom dẫn đường thông minh GBU-31 JDAM được cho là có thể giúp Seoul tấn công các căn cứ ngầm nằm sâu dưới lòng đất của Bình Nhưỡng trong trường hợp xung đột giữa hai miền nổ ra. Nguồn ảnh: Star-Telegram
Đợt nâng cấp F-16 lần này là một phần trong nỗ lực của Không quân Hàn Quốc nhằm tăng cường sức mạnh tổng thể của lực lượng không quân không chỉ riêng đối với F-16 mà còn nhiều dòng chiến đấu cơ khác. Bản thân F-16 kể từ năm 1986 cho tới nay cũng đóng góp một phần không nhỏ giúp Seoul duy trì sức mạnh răn đe trước Triều Tiên. Nguồn ảnh: ED Forums
Chương trình nâng cấp F-16 được Hàn Quốc triển khai từ năm 2009 với một thỏa thuận với tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ với mục tiêu hiện đại hóa 30 chiếc F-16C/D, tuy nhiên phải đến tận năm 2013 quá trình này mới được khởi động. Không quân Hàn Quốc còn kỳ vọng trong tương lai sẽ trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử AN/APG-83 cho những chiếc F-16 của mình. Nguồn ảnh: Tactical Mashup
Tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 không phải là vũ khí mới đối với Không quân Hàn Quốc khi hiện tại những chiếc F-15K của nước này đều được trang bị nó. Tuy nhiên trong trường hợp của F-16 lại hoàn toàn khác khi nó chỉ được trang bị các dòng tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung như AIM-7 và AIM-9. Nguồn ảnh: Airliners.net
AIM-120 AMRAAM là dòng tên lửa không đối không tầm xa chủ lực của Mỹ và nhiều nước đồng minh trên thế giới hiện nay, nó có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm. AIM-120 có thể được triển khai trên hầu hết các máy bay tiêm kích do Mỹ sản xuất như F/A-18, F-22, F-35, F-15 và F-16. Nguồn ảnh: Redstar.gr
http://www.baomoi.com/su-that-dong-troi-ve-tiem-kich-f-16-cua-han-quoc/c/21147683.epi
Tính năng ko như quảng cáo đã bị lộ trước đối phương (TQ)
Vì sao Việt Nam nên nói không với tiêm kích F-16 Mỹ?
(Vũ khí) - Sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí, nếu Việt Nam chọn mua một loại máy bay chiến đấu của phương Tây thì đó chắc chắn không phải là F-16.
Cùng với tiêm kích hạng nặng F-15, tiêm kích hạng nhẹ thiên về đánh chặn của Mỹ là F-16 thuộc dòng máy bay phổ biến nhất, được sử dụng trong nhiều quân đội các nước nhất nhưng có lẽ nó không phù hợp với đường lối phát triển trang bị và yêu cầu bảo vệ Tổ Quốc của Việt Nam.
Điều này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, đặc điểm địa lý của đất nước và chiến lược phát triển vũ khí trang bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng không quân trong tình hình mới.
Các vấn đề chung đối với máy bay phương Tây và F-16
Vừa qua, một số phân tích cho rằng, dây chuyền sản xuất F-16 sẽ đóng cửa vào năm 2017 nếu không có bất cứ đơn đặt hàng nào. Nếu Việt Nam đặt vấn đề mua thì chúng ta sẽ nhanh chóng được cung cấp máy bay ngay trong năm 2017 vì dây chuyền đang trống.
Tiêm kích F-16.
Tuy nhiên, việc F-16 ngay lập tức được cấp cũng không giải quyết được vấn đề gì bởi việc sở hữu và đưa vào sử dụng một loại máy bay chiến đấu phương Tây không phải là vấn đề Việt Nam ngay lập tức có thể làm được, bởi đó là sự dịch chuyển trong cơ cấu vũ khí của cả một quân chủng.
Trước khi mua bất cứ loại vũ khí gì, trước hết phải cân nhắc xem chúng có phù hợp với chiến lược phát triển trang bị, tính tương tác với các loại vũ khí khác, yêu cầu tác chiến và điều kiện thổ nhưỡng khí hậu của Việt Nam hay không, nếu quyết định mua thì mới tính đến các yếu tố khác.
Sau đó, cần phải có sự chuẩn bị về mặt con người bao gồm công tác huấn luyện đào tạo phi công và nhân lực bảo đảm hàng không, nhân viên kỹ thuật và các cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng, linh, phụ kiện máy bay…
Mục tiêu khác của chúng ta hướng tới là tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến từ nước ngoài để phát triển công nghệ quốc phòng trong nước, để sau này dần dần tự chủ trong sản xuất trang bị-vũ khí, nên việc mua sắm vũ khí cũng phải xem xét đến yếu tố này.
Về F-16, điều cần lưu ý rằng, loại máy bay này đã có quá trình phục vụ khá lâu và phổ biến trên thế giới. Hiện có khoảng 4.500 chiếc gồm nhiều phiên bản khác nhau đang được sử dụng ở 26 quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á.
Việc quá phổ biến cũng khiến cho loại mọi tính năng kỹ, chiến thuật của nó đã bộc lộ hoàn toàn và chắc chắn các nước trên thế giới sẽ tìm ra cách khắc chế hiệu quả về phương diện kỹ thuật.
Ví dụ như loại máy bay này hiện đang là xương sống của không quân Đài Loan, với khoảng 150 chiếc thuộc nhiều phiên bản khác nhau. Xét đến yếu tố đối đầu giữa Đài Loan và Đại Lục, rõ ràng rằng trong hàng chục năm qua Bắc Kinh đã nghiên cứu và tính toán phương án đối phó với F-16.
Trung Quốc có lợi thế trong việc tìm hiểu về loại máy bay này do đồng minh của họ là Pakistan đang sở hữu nhiều F-16. Do đó, việc Việt Nam sở hữu loại tiêm kích của Mỹ cũng chưa chắc đã nắm được ưu thế vượt trội và rút ngắn tương quan lực lượng.
F-16 chỉ có thể thay thế cho vai trò của MiG-21
Chiến đấu cơ F-16 mặc dù được thiết kế với ý tưởng ban đầu là một loại máy bay tiêm kích đánh chặn (mặc dù các phiên bản sau đã trở thành đa năng), cũng kém các máy bay Nga ở khả năng leo cao nhanh và đồng thời trần bay, tầm bay cũng là một vấn đề.
Với nền tảng của một loại máy bay tiêm kích đánh chặn, F-16 có bán kính tác chiến rất ngắn (khoảng 550km). Nếu muốn tăng tầm bay thì phải mang các thùng dầu phụ nhưng sẽ làm giảm sự linh hoạt và tải trọng vũ khí của nó nên khả năng chiến đấu ở biển xa sẽ hạn chế.
Tiêm kích MiG-21.
Các đảo của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa có những nơi cách xa đất liền hơn 600km, các máy bay chiến đấu cần có bán kính tác chiến tầm 1000km mới đủ dự trữ nhiên liệu cho thêm vài chục phút chiến đấu, còn F-16 không thể bay ra đến nơi chứ đừng nói là tác chiến được ở đó.
F-16 có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, với các quốc gia có máy bay tiếp dầu thì bán kính tác chiến của máy bay không phải là vấn đề quá quan trọng nhưng hiện Việt Nam chưa có loại máy bay này và mua sắm nó cũng chưa phải là nhu cầu quá bức thiết.
Đối với Việt Nam, các nhiệm vụ tác chiến của không quân tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ trên đất liền và biển đảo, với phạm vi tác chiến không quá xa, trong tầm với của các tiêm kích đa năng như Su-30MK2. Việc sở hữu máy bay tiếp dầu nếu có thì tốt, nhưng chưa quá cần thiết.
Do đó, nếu muốn F-16 tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ biển đảo, Việt Nam sẽ phải sắm máy bay tiếp dầu để phục vụ cho một nhiệm vụ chiến đấu cách đất liền hơn 600km là quá lãng phí trong thời điểm ngân sách quốc phòng của chúng ta còn quá eo hẹp.
Hơn nữa, giả sử nếu có máy bay tiếp liệu thì để F-16 có đủ dự trữ nhiên liệu bay ra tác chiến ở Trường Sa và bay về, máy bay tiếp dầu sẽ phải tiếp cho chúng ở sát khu vực tác chiến và điều đó không khác gì là mang mồi ngon mời máy bay của đối phương tấn công.
Như vậy, nếu mua F-16 Việt Nam sẽ không thể sử dụng nó trong tác chiến biển đảo và đơn thuần đảm nhận nhiệm vụ tác chiến đối không như MiG-21 và triển khai nó ở khu vực phía bắc, làm nhiệm vụ đánh chặn. Vừa qua, cũng đã có một số chuyên gia quân sự nêu ra ý tưởng đó.
Tiêm kích Su-30MK2 và F-16.
Sau khi xác định được vai trò đơn thuần là đánh chặn của F-16, chúng ta cần xét đến vấn đề việc mua sắm F-16 có phù hợp hay không đối với chiến lược phát triển trang bị không quân, bao gồm các yếu tố tác chiến đa nhiệm và phù hợp với yêu cầu ngân sách.
Việt Nam có xu hướng mua sắm máy bay đa năng
Trước đây, chúng ta sở hữu rất nhiều các máy bay tiêm kích hạng nhẹ có tốc độ cao, tác chiến linh hoạt làm nhiệm vụ đánh chặn, bảo vệ không phận như MiG-21. Tuy nhiên, chúng có bán kính tác chiến hạn chế, mang được ít vũ khí, khả năng đảm nhận nhiệm vụ đơn nhất.
Nguyên nhân là do trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các vùng biển Việt Nam bị không quân hải quân Mỹ hoàn toàn kiểm soát, chúng ta chỉ đơn thuần là bảo vệ không phận miền Bắc chống lại sự tấn công của máy bay Mỹ, nên chỉ cần những máy bay có khả năng đánh chặn tốt là đủ.
Đồng thời, yêu cầu cấp thiết về một loại máy bay có khả năng tấn công đối đất, đối hải chưa được đặt ra vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý là một đất nước chạy dài theo bờ phía tây của Biển Đông, trong bối cảnh tranh chấp biển đảo căng thẳng như hiện nay, các cuộc tấn công tiềm tàng nhất chủ yếu xuất phát từ hướng biển. Do đó, Việt Nam cần có những máy bay chiến đấu đa năng có tầm bay xa và có khả năng tác chiến toàn diện đối không, đối hải và đối đất.
Trong điều kiện hiện nay, vấn đề này là yếu tố tiên quyết khi Việt Nam hiện đại hóa lực lượng không quân phù hợp với điều kiện ngân sách của mình. Với tiêu chí này, máy bay chiến đấu F-16 với mức giá quá đắt và chỉ thiên về không chiến quần vòng có thể là sẽ không phù hợp.
Theo các hợp đồng chính thức đã được công bố, phiên bản F-16 E/F Block 60 có giá không dưới 90 triệu USD theo thời giá năm 2012, phiên bản F-16C/D Block 52 plus có giá 74 triệu USD (thời giá 2006). Ở thời điểm hiện nay, giá thành của F-16 đã tăng lên khá nhiều.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, không quân Việt Nam được Liên Xô viện trợ hoàn toàn nên vấn đề số lượng máy bay tiêm kích đánh chặn lớn không đặt gánh nặng nên ngân sách quốc gia. Nhưng ở thời điểm hiện nay, Việt Nam không thể mua sắm ồ ạt mà phải có tính toán.
Để mua được 12 chiếc F-16 chúng ta phải bỏ ra tầm 1 tỷ USD, để thay thế khoảng 140 chiếc MiG-21 hiện còn trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam, chúng ta cần có một khoản ngân sách khổng lồ, bởi giá thành của F-16 thuộc dạng đắt nhất thế giới.
Việt Nam có nên mua F-16 đã qua sử dụng?
Một phương án tiết kiệm hơn là mua sắm theo chương trình vũ khí dư thừa của Mỹ mà Indonesia đã làm. Theo Defense News, Việt Nam có thể mua các chiến đấu cơ F-16 từ Mỹ theo Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA) của Lầu Năm Góc.
Theo thỏa thuận giữa Mỹ và Indonesia ký kết hồi tháng 12/2012, Mỹ sẽ cho không Indonesia 24 máy bay chiến đấu F-16 Block 25 đã qua sử dụng, Indonesia sẽ bỏ tiền để Mỹ nâng cấp lên chuẩn Block 52. Ngoài ra, Mỹ còn cung cấp 6 máy bay cùng loại để lấy phụ tùng.
Ước tính Indonesia sẽ chỉ phải bỏ ra khoảng 750 triệu USD để sở hữu số chiến đấu cơ trên. Tính ra, bình quân một chiếc F-16 Block 52 của Indonesia sau nâng cấp sẽ tiêu tốn hơn 31 triệu USD, rẻ hơn một nửa so với mức giá 78 triệu USD của máy bay sản xuất mới.
Phương án này có ưu điểm là ngoài giá mua máy bay cũ rẻ hơn, nếu tiến hành nâng cấp hệ thống điện tử hàng không và hệ thống vũ khí thì các máy bay chiến đấu này vẫn có thời gian phục vụ tác chiến lên tới 25 năm, trong tình hình bình thường.
Tuy nhiên, đây là trong điều kiện lí tưởng, bởi những máy bay này không còn khả năng nâng cấp lên thế hệ tiếp theo, đồng thời do là những phiên bản cũ khung thân sản xuất đã lâu, dự trữ giờ bay không còn nhiều, chỉ khoảng chưa tới 3000 giờ.
Và dĩ nhiên là do cũ nên trong quá trình sử dụng sẽ phát sinh hỏng hóc, tiền sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật sẽ rất tốn kém, chi phí cho mỗi giờ bay sẽ tăng cao hơn nhiều so với con số 22.500 USD/giờ của các phiên bản mới, gấp 5 lần so với Jas 39 Gripen của Thụy Điển (4700 USD/giờ).
Trên đây là những điều Việt Nam cần suy xét kỹ khi nhắc tới việc mua sắm loại chiến đấu cơ này của Mỹ.
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/vi-sao-viet-nam-nen-noi-khong-voi-tiem-kich-f-16-my-3310188/?paged=3