- Biển số
- OF-161411
- Ngày cấp bằng
- 19/10/12
- Số km
- 111
- Động cơ
- 349,680 Mã lực
Cảnh báo sớm những cuộc tấn công bằng tên lửa có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo duy trì sức mạnh chiến đấu.
Trong chiến tranh hiện đại, tên lửa đã trở thành vũ khí “át chủ bài” quyết định chiến thắng trong một cuộc xung đột quân sự. Bên tấn công sẽ sử dụng các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo để vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của đối phương.
Bên phòng thủ cũng sẽ dựa vào các loại tên lửa phòng không để chống lại đòn tấn công của kẻ thù. Nếu không thể đánh chặn, giảm thiểu tối đa thiệt hại từ những cuộc oanh kích bằng tên lửa thì rất khó có thể đảm bảo khả năng chiến đấu và thất bại là điều được nhìn thấy trước.
Kinh nghiệm từ các cuộc can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu đã cho thấy giá trị của đánh chặn tên lửa đối với việc duy trì sức mạnh chiến đấu. Từ Kosovo đến Iraq và Libya đều bại trận khi bất lực trước các đợt tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk.
Trước thực tế đó, các cường quốc quân sự đều đã đầu tư rất mạnh vào hệ thống phòng thủ tên lửa. Mỹ được xem là quốc gia dẫn đầu thế giới với hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia NMD trên đất liền và hệ thống Aegis BMD trên các tàu chiến của Hải quân.
srael đã đầu tư khá mạnh cho hệ thống phòng thủ Arrow của riêng mình. Nga cũng nối lại quá trình phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa liên lục địa ABM A-135 (phát triển nâng cấp từ tên lửa A-35). Bên cạnh đó, khả năng phòng thủ đánh chặn tên lửa của Nga còn nhận được sự phối hợp của các hệ thống phòng không S-300, S-400 và tương lai là S-500.
Ấn Độ là quốc gia thứ 4 trên thế giới phát triển thành công hệ thống phòng thủ tên lửa với nòng cốt là hệ thống PAD và AAD. Châu Âu cũng đang bổ sung thêm chức năng này cho hệ thống phòng không Aster của mình.
Trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa thì radar cảnh báo sớm có vai trò cực kỳ quan trọng. Hệ thống radar cảnh báo chính là những đôi “mắt thần” phát hiện mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn. Những quốc gia như Nga, Mỹ, Israel đã phát triển và đưa vào hoạt động các radar mạng pha cỡ lớn có khả năng phát hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo ở khoảng cách lên đến hàng ngàn km.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Việt Nam, tại sao không?
Việc đầu tư các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia như của Mỹ, Nga, hay Israel đòi hỏi khoản kinh phí khổng lồ và những công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới. Đối với Việt Nam, việc trang bị các hệ thống như vậy rất khó thực hiện.
Tuy nhiên, trước sự phát triển vũ bão của công nghệ tên lửa tấn công cũng như vai trò át chủ bài của nó trong các cuộc xung đột thì cảnh báo sớm và phòng thủ tên lửa là một lĩnh vực không thể bỏ qua. Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến khả năng cảnh báo sớm tên lửa và đánh chặn bằng những hệ thống vũ khí sẵn có.
Cảnh báo sớm vụ phóng tên lửa của đối phương, theo dõi quỹ đạo bay của nó từ đó sẽ đưa ra được biện pháp đối phó, giảm thiểu thiệt hại đối với các mục tiêu quan trọng. Đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo tầm trung có thể là việc khó với chúng ta, nhưng với tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa đạn đạo chiến thuật thì hoàn toàn có thể.
Trong biên chế lực lượng phòng không Việt Nam có hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1 là công cụ đắc lực để Việt Nam thực hiện nhiệm vụ đánh chặn các loại tên lửa SRBM hay tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Vấn đề mấu chốt hiện nay là Việt Nam cần đầu tư vào hệ thống radar cảnh báo sớm để dẫn đường cho tên lửa đánh chặn. Trong các hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo trên thế giới thì EL/M-2080 Green Pine là một ứng viên khá lý tưởng.
EL/M-2080 là một radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA hoạt động ở băng tần L trên dải tần từ 500 – 1.000 MHz với Green Pine và 1.000 – 2.000 MHz với Super Green Pine. Radar này có khả năng phát hiện và theo dõi cùng lúc 30 mục tiêu di chuyển với tốc độ 3.000 m/s ở khoảng cách 500 km, lên đến 900 km với Super Green Pine.
Radar EL/M-2080 có thể chiếu xạ mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa đánh chặn với độ chính xác khoảng 4 mét, radar này chính là trái tim hệ thống đánh chặn Arrow của Israel. Các thử nghiệm đã cho thấy radar EL/M-2080 cung cấp hiệu suất đánh chặn tên lửa đạn đạo kiểu Scud với xác suất rất cao.
Ấn Độ và Hàn Quốc đã nhập khẩu radar Green Pine và Super Green Pine từ Israel để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của mình. Đặc biệt, Seoul đã kết hợp tính năng của radar EL/M-2080 với Patriot PAC-2 để tạo nên hệ thống phòng thủ nhằm đối phó với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên.
Sự kết hợp giữa Super Green Pine với PAC-2 của Hàn Quốc là giải pháp mà Việt Nam nên tham khảo khi có thể kết hợp radar EL/M-2080 với S-300PMU1 để tạo nên hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa đạn đạo chiến thuật của riêng mình.
Tất nhiên, để kết hợp hai hệ thống này thì cần có sự giúp đỡ kỹ thuật từ phía Israel. Nhưng đây không phải là vấn đề quá khó khăn khi hợp tác kỹ thuật quân sự Việt Nam – Israel đang phát triển rất tốt đẹp.
Việt Nam đã mua giấy phép sản xuất súng trường tiến công IMI Galil ACE trong nước, mua súng phóng lựu chống tăng Matador. Đặc biệt, Việt Nam đã nhập khẩu từ Israel hệ thống radar cảnh báo sớm đường không tối tân EL/M-2288ER mới được ELTA Systems giới thiệu trong năm 2011.
Với những vũ khí công nghệ cao đã mua từ Israel cùng mối quan hệ quốc phòng tốt đẹp giữa hai nước thì Việt Nam hoàn toàn có thể mua được radar EL/M-2080 trong thời gian tới để xây dựng hệ thống cảnh báo và đánh chặn tên lửa đạn đạo của mình.
Trong chiến tranh hiện đại, tên lửa đã trở thành vũ khí “át chủ bài” quyết định chiến thắng trong một cuộc xung đột quân sự. Bên tấn công sẽ sử dụng các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo để vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của đối phương.
Bên phòng thủ cũng sẽ dựa vào các loại tên lửa phòng không để chống lại đòn tấn công của kẻ thù. Nếu không thể đánh chặn, giảm thiểu tối đa thiệt hại từ những cuộc oanh kích bằng tên lửa thì rất khó có thể đảm bảo khả năng chiến đấu và thất bại là điều được nhìn thấy trước.
Kinh nghiệm từ các cuộc can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu đã cho thấy giá trị của đánh chặn tên lửa đối với việc duy trì sức mạnh chiến đấu. Từ Kosovo đến Iraq và Libya đều bại trận khi bất lực trước các đợt tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk.
Trước thực tế đó, các cường quốc quân sự đều đã đầu tư rất mạnh vào hệ thống phòng thủ tên lửa. Mỹ được xem là quốc gia dẫn đầu thế giới với hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia NMD trên đất liền và hệ thống Aegis BMD trên các tàu chiến của Hải quân.
srael đã đầu tư khá mạnh cho hệ thống phòng thủ Arrow của riêng mình. Nga cũng nối lại quá trình phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa liên lục địa ABM A-135 (phát triển nâng cấp từ tên lửa A-35). Bên cạnh đó, khả năng phòng thủ đánh chặn tên lửa của Nga còn nhận được sự phối hợp của các hệ thống phòng không S-300, S-400 và tương lai là S-500.
Ấn Độ là quốc gia thứ 4 trên thế giới phát triển thành công hệ thống phòng thủ tên lửa với nòng cốt là hệ thống PAD và AAD. Châu Âu cũng đang bổ sung thêm chức năng này cho hệ thống phòng không Aster của mình.
Trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa thì radar cảnh báo sớm có vai trò cực kỳ quan trọng. Hệ thống radar cảnh báo chính là những đôi “mắt thần” phát hiện mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn. Những quốc gia như Nga, Mỹ, Israel đã phát triển và đưa vào hoạt động các radar mạng pha cỡ lớn có khả năng phát hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo ở khoảng cách lên đến hàng ngàn km.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Việt Nam, tại sao không?
Việc đầu tư các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia như của Mỹ, Nga, hay Israel đòi hỏi khoản kinh phí khổng lồ và những công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới. Đối với Việt Nam, việc trang bị các hệ thống như vậy rất khó thực hiện.
Tuy nhiên, trước sự phát triển vũ bão của công nghệ tên lửa tấn công cũng như vai trò át chủ bài của nó trong các cuộc xung đột thì cảnh báo sớm và phòng thủ tên lửa là một lĩnh vực không thể bỏ qua. Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến khả năng cảnh báo sớm tên lửa và đánh chặn bằng những hệ thống vũ khí sẵn có.
Cảnh báo sớm vụ phóng tên lửa của đối phương, theo dõi quỹ đạo bay của nó từ đó sẽ đưa ra được biện pháp đối phó, giảm thiểu thiệt hại đối với các mục tiêu quan trọng. Đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo tầm trung có thể là việc khó với chúng ta, nhưng với tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa đạn đạo chiến thuật thì hoàn toàn có thể.
Trong biên chế lực lượng phòng không Việt Nam có hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1 là công cụ đắc lực để Việt Nam thực hiện nhiệm vụ đánh chặn các loại tên lửa SRBM hay tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Vấn đề mấu chốt hiện nay là Việt Nam cần đầu tư vào hệ thống radar cảnh báo sớm để dẫn đường cho tên lửa đánh chặn. Trong các hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo trên thế giới thì EL/M-2080 Green Pine là một ứng viên khá lý tưởng.
EL/M-2080 là một radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA hoạt động ở băng tần L trên dải tần từ 500 – 1.000 MHz với Green Pine và 1.000 – 2.000 MHz với Super Green Pine. Radar này có khả năng phát hiện và theo dõi cùng lúc 30 mục tiêu di chuyển với tốc độ 3.000 m/s ở khoảng cách 500 km, lên đến 900 km với Super Green Pine.
Radar EL/M-2080 có thể chiếu xạ mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa đánh chặn với độ chính xác khoảng 4 mét, radar này chính là trái tim hệ thống đánh chặn Arrow của Israel. Các thử nghiệm đã cho thấy radar EL/M-2080 cung cấp hiệu suất đánh chặn tên lửa đạn đạo kiểu Scud với xác suất rất cao.
Ấn Độ và Hàn Quốc đã nhập khẩu radar Green Pine và Super Green Pine từ Israel để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của mình. Đặc biệt, Seoul đã kết hợp tính năng của radar EL/M-2080 với Patriot PAC-2 để tạo nên hệ thống phòng thủ nhằm đối phó với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên.
Sự kết hợp giữa Super Green Pine với PAC-2 của Hàn Quốc là giải pháp mà Việt Nam nên tham khảo khi có thể kết hợp radar EL/M-2080 với S-300PMU1 để tạo nên hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa đạn đạo chiến thuật của riêng mình.
Tất nhiên, để kết hợp hai hệ thống này thì cần có sự giúp đỡ kỹ thuật từ phía Israel. Nhưng đây không phải là vấn đề quá khó khăn khi hợp tác kỹ thuật quân sự Việt Nam – Israel đang phát triển rất tốt đẹp.
Việt Nam đã mua giấy phép sản xuất súng trường tiến công IMI Galil ACE trong nước, mua súng phóng lựu chống tăng Matador. Đặc biệt, Việt Nam đã nhập khẩu từ Israel hệ thống radar cảnh báo sớm đường không tối tân EL/M-2288ER mới được ELTA Systems giới thiệu trong năm 2011.
Với những vũ khí công nghệ cao đã mua từ Israel cùng mối quan hệ quốc phòng tốt đẹp giữa hai nước thì Việt Nam hoàn toàn có thể mua được radar EL/M-2080 trong thời gian tới để xây dựng hệ thống cảnh báo và đánh chặn tên lửa đạn đạo của mình.