[Funland] Viện trợ to lớn của Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,440
Động cơ
138,330 Mã lực
Kỳ tích Việt Nam đánh tan 'Mũi lao lửa' của Mỹ
(Hồ sơ) - Sau khi Mỹ mở chiến dịch ném bom Việt Nam mang tên ‘Mũi lao lửa’, Liên Xô đã viện trợ cho chúng ta những vũ khí tốt nhất như SAM-2, MiG-21…
Lần thứ hai, sau ngày 5/8/1964, ngày 7/2/1965, không quân Mỹ đã khởi động chiến dịch ném bom vào lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc của Việt Nam). Chiến dịch này được Lầu Năm Góc đặt tên là “Mũi lao lửa” (Flaming Dart).
Thủ tướng Liên Xô: Cần giúp đỡ Việt Nam nhanh hơn và nhiều hơn
Cũng chính trong ngày 7/2/1965 đó, cuộc hội đàm Xô-Việt đã được tổ chức tại Hà Nội, đoàn đại biểu phía Liên Xô sang dự do Thủ tướng Alexei Kosygin dẫn đầu. Nếu mục đích của Mỹ là đe dọa, để cảnh báo lãnh đạo Liên Xô không giúp đỡ Việt Nam, thì kết quả cuộc không kích là hoàn toàn ngược lại.
Theo các nhân chứng, vốn là người luôn bình tĩnh và kiềm chế, Thủ tướng Kosygin khi đó đã thực sự nổi giận vì sự trắng trợn của Mỹ.
Tạm dừng cuộc đàm phán, ông gọi về Moscow báo cáo với ban lãnh đạo đất nước và lãnh đạo ************* Liên Xô rằng, theo ông, sự đáp trả đối với các hành động của Mỹ cần quy mô hơn và nhanh chóng hơn, so với các kế hoạch Liên Xô viện trợ quân sự cho Việt Nam trước đó.
Lập trường của ông Kosygin được Moscow hoàn toàn ủng hộ. Tại cuộc hội đàm Hà Nội, tất cả các thỏa thuận có liên quan đã được ký kết. Đặc biệt là thỏa thuận về việc thành lập bốn trung đoàn tên lửa phòng không trong Quân đội nhân dân Việt Nam, triển khai các chuyên gia quân sự Liên Xô, các thiết bị quân sự và vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam.
Ky tich Viet Nam danh tan 'Mui lao lua' cua My
Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-21

Quyết định được đưa ra một cách kịp thời bởi chưa đầy một tháng sau, từ ngày 2 tháng 3 năm 1965, Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam thường xuyên hơn.
Trong những năm xâm lược, không lực Hoa Kỳ đã trút 6,7 triệu tấn bom xuống cả miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Để so sánh, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đồng minh đã thả 2,7 triệu tấn bom (ít hơn 2,5 lần) xuống nước Đức.
Kể từ mùa xuân năm 1965, vũ khí và thiết bị từ Liên Xô đã được cung cấp cho Việt Nam với số lượng mà phía Hà Nội đủ sức sử dụng. Toàn bộ số viện trợ này đều thuộc dạng “không hoàn lại”.
Những người anh hùng bầu trời Việt Nam
Vào thời điểm đó, các thiết bị quân sự được gửi cho Việt Nam đều thuộc loại hiện đại nhất. Chẳng hạn, máy bay ném bom Sukhoi Su-17, máy bay ném bom Ilyushin Il-28, máy bay vận tải Il-14 và Li-2.
MiG-17 được sử dụng trong chiến đấu từ tháng 4 năm 1965, còn MiG-21 là từ tháng 3 năm 1966. MiG-17 cho thấy hiệu quả cao nhất ở độ cao lên tới 3 km, MiG-21 là ở độ cao từ 2-9km.
Trong cuộc chiến ở trên không, máy bay chiến đấu MiG-21 đã trở thành “nhân vật” nổi tiếng nhất trên bầu trời Việt Nam, thậm chí là nổi tiếng nhất trên thế giới.
Ky tich Viet Nam danh tan 'Mui lao lua' cua My
Tên lửa của Liên Xô S-75 Dvina đã lập nhiều chiến công ở Việt Nam

Chiến sĩ tham gia bảo vệ bầu trời Hà Nội trong chiến dịch Mỹ ném bom nhân dịp Giáng sinh năm 1972, phi công Phạm Tuân, đã bắn hạ biểu tượng bất khả xâm phạm của Mỹ là “Pháo đài bay” B-52 Stratofortress, sau đó trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam.
Tên tuổi các phi công đạt cấp Ách (Ace) như Nguyễn Văn Cốc, người bắn hạ 9 máy bay Mỹ, Mai Văn Cương và Nguyễn Hồng Nhị – 8 máy bay, Nguyễn Văn Bảy – 7 máy bay, mãi mãi được ghi vào lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong khi đó, phi công xuất sắc của Hoa Kỳ là de Belive chỉ đạt được 6 chiến thắng trên không trong chiến tranh Việt Nam.
Lá chắn tên lửa Việt Nam
Tạp chí Kỹ thuật Quân sự Hoa Kỳ tuyên bố vào thời đó rằng, các hệ thống tên lửa phòng không SAM-2 (S-75 Dvina) của Liên Xô có khả năng bắn trúng các mục tiêu trên không ngay cả ở độ cao 25 km. Đây là những quả đạn nguy hiểm nhất từng được phóng từ trái đất tới máy bay.
Trong trận đầu tiên với máy bay Mỹ ngày 24 tháng 6 năm 1965, 3 chiếc F-4 Phantom của đối phương đã bị tên lửa Liên Xô bắn hạ và ngày đó đã trở thành Ngày truyền thống của lực lượng tên lửa Việt Nam.
Các sĩ quan Liên Xô cũng đã lập các chiến công chói lọi. Đơn vị do Thiếu tá Liên Xô Tereshchenko chỉ huy đã trải qua 11 trận chiến đấu và bắn hạ 10 chiếc máy bay Mỹ. Thiếu tá Ryzri trong 9 trận chiến đã bắn hạ 8 chiếc. 8 máy bay Mỹ trong 10 trận chiến đã bị đại úy Bogdanov bắn hạ. Nhưng người giữ kỷ lục là cựu chiến binh Chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức, Trung tá Fedor Ilyinykh. Đơn vị của ông đã tổ chức ở Việt Nam 18 trận, bắn hạ 24 máy bay Mỹ.
Ky tich Viet Nam danh tan 'Mui lao lua' cua My
Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam các xe tăng chiến đấu chủ lực T-55

Các chuyên gia tên lửa Liên Xô đã thực hiện các lần bắn đạn thật đầu tiên, đồng thời huấn luyện bộ đội Việt Nam sử dụng tên lửa.
Đóng góp quan trọng cho việc đào tạo nhân sự cho lực lượng phòng không Việt Nam được thực hiện bởi các trung tâm huấn luyện ở Liên Xô. Chỉ riêng trong những năm 1966-1967, năm trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam với tổng số khoảng 3000 người đã được huấn luyện tại các trung tâm đó.
Tính tổng cộng, chưa đầy một năm, các chuyên gia Liên Xô đã huấn luyện được mười trung đoàn tên lửa phòng không và ba trung đoàn công binh vô tuyến của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Kể từ mùa xuân năm 1966, các đơn vị của Việt Nam bắt đầu bắn tên lửa. Các sĩ quan tên lửa Trần Sanh, Phạm Trường Huy, Nguyễn Xuân Đài thực sự là những anh hùng. Đơn vị do Trần Sanh chỉ huy đã bắn hạ 196 máy bay địch. Sư đoàn của trung úy Phạm Trường Huy bắn rơi 43 máy bay, sư đoàn thiếu úy Nguyễn Xuân Đài là 40 chiếc.
Nói chung, các đơn vị tên lửa phòng không Việt Nam, được hỗ trợ tạo lập và huấn luyện bởi các chuyên gia Liên Xô đã đến Việt Nam hồi tháng 4 năm 1965, đã bắn 3328 phát tên lửa, tiêu diệt gần 1300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress.
Ky tich Viet Nam danh tan 'Mui lao lua' cua My
Liên Xô đã viện trợ cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam hệ thống BM-13 Katyusha cải tiến riêng cho Việt Nam

Liên Xô đã giành cho Việt Nam những gì tốt nhất
Ngoài các vũ khí phòng không và máy bay chiến đấu, một phương tiện chiến tranh quan trọng khác là xe tăng T-55, phiên bản sửa đổi của xe tăng T-34 tốt nhất thời Thế chiến II, cũng đã được chuyển đến Việt Nam.
Một vũ khí huyền thoại là súng trường tấn công Kalashnikov nổi tiếng thế giới được Liên Xô cung cấp với số lượng lớn đã mang lại cho từ vựng tiếng Việt một thuật ngữ mới là khẩu “tiểu liên AK”.
Ngoài ra còn có nhiều loại vũ khí khác, trong đó nổi bật là các hệ thống rocket nhiều nòng (pháo phản lực) BM-13 Katyusha, thường được người dân Việt Nam gọi với một cái tên trìu mến là “Ka-chiu-sa”
Tổng cộng, từ tháng 4/1965 đến cuối năm 1972, ngoài các xe bọc thép, súng cối, tàu chiến và súng phòng không, Moscow đã giao Hà Nội 95 hệ thống phòng không Dvina và hơn 7.600 tên lửa cho chúng, 687 xe tăng và hơn 300 máy bay chiến đấu.
Theo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 12 năm 1964, khoảng 11000 binh sĩ và tướng lĩnh Quân đội Liên Xô đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top