Vỉa hè - Dưới góc nhìn đầu tư

vmhfinance

Xe đạp
Biển số
OF-462823
Ngày cấp bằng
19/10/16
Số km
17
Động cơ
202,570 Mã lực
Tuổi
36
Lâu nay, chiến dịch “giải phóng” vỉa hè vẫn là một chủ đề nóng được theo dõi và bàn luận và mổ xẻ, trên các diễn đàn hay mạng xã hội. Nhưng đa số, chúng ta đang nhìn và phân tích sự việc dưới góc nhìn “Đòi lại vỉa hè cho người đi bộ”.Vậy còn tác động chính của chiến dịch đối với kinh tế - xã hội thì sẽ như thế nào?


Bài viết sau đây sẽ mạnh dạn phân tích và dự báo một số hệ quả tích cực về kinh tế - xã hội mà chiến dịch đòi lại vỉa hè “cho người đi bộ” có thể mang lại đối với kinh tế - xã hội trong tương lai.



Ở trước thời điểm hiện tại, đa số các căn hộ mặt phố có vỉa hè được các hộ gia định tận dụng để làm Kiot cho mô hình kinh doanh nhỏ(kinh doanh hộ gia đình, kinh doanh cá thể), hoặc cho thuê để kinh doanh nhỏ. Và hầu hết thuộc diện không nộp thuế TNDN.

Khi vỉa hè được đòi lại cho người đi bộ:


Câu chuyện bất động sản(BĐS) và nỗi trăn trở bấy lâu về dòng tiền từ “gậm giường”.

Diện tích có thể tận dụng cho việc để xe máy, xe đạp sẽ giảm về mức tối thiểu. Ái ngại về sự bất tiện khi mua hàng hóa, dịch vụ( Ăn, uống, quần áo....) ở những Kiot mặt phố sẽ từng bước đưa các khách hàng đó tìm đến các Kiot, trung tâm thương mại được quy hoạch có bãi để xe(chủ yếu là Kiot tầng 1 thuộc các dự án BĐS đã và đang được chủ đầu tư mở bán hoặc cho thuê. Hoặc xa hơn là những dự án BĐS đang ...”chết lâm sàng ").


Điều này dẫn đến việc giá và giá cho thuê mặt bằng của các hộ gia đình mặt phố(có vỉa hè) sẽ có xu hướng hạ nhiệt trong bối cảnh chung là sự chênh lệch giá quá cao, thậm chí cao đến “phi lý” giữa nhà “mặt phố” và nhà “không mặt phố”. Ngược lại các Kiot thuộc các dự án BĐS sẽ có cơ hội để trở nên có giá trị. Một khi Cầu và thanh khoản tăng mạnh thì bài toán dòng tiền của các Doanh Nghiệp BĐS, chủ đầu tư các dự án BĐS đang "chết lâm sàng" sẽ được giải quyết phần nào. Làn sóng đầu tư vào các BĐS này cũng sẽ có cơ hội được nhen nhóm. Và đương nhiên, thuế sẽ phát sinh và được nộp vào ngân sách nhà nước một cách khoa học và hiệu quả hơn.
Vô tình, một dòng tiền lớn được dịch chuyển từ "gậm giường" của nhà mặt phố sang các dự án BĐS đang "chết lâm sàng". Đúng như những gì mà một nền kinh tế như nền kinh tế của chúng ta mong mỏi bấy lâu nay. Huy động tiền “gậm giường” vào nền kinh tế.
---

Bài toán mật độ dân số và chênh lệnh GDP giữa các vùng thành thị và nông thôn.

Một phần những người bán hàng xén, người dân từ các vùng lân cận, các vùng nông thôn, miền núi đang lao động ở các thành phố có vỉa hè sẽ có thể quyết định trở về quê nhà. Làm giảm mật độ dân số ở các thành phố lớn, tăng mật độ dân số các vùng nông thôn, miền núi. Điều này dẫn đến tác động tất yếu Kinh Tế - Xã Hội Miền Núi sẽ được phát triển. Sự mất cân bằng về mật độ dân số và GDP của các vùng cũng sẽ được thu hẹp. Giá đất đai ở các thành phố vệ tinh, huyện lỵ có cơ sở để gần hơn với giá đất đai ở các thành phố lớn.



Với các doanh nghiệp.

Một phần nữa, một nguồn lao động sẽ chuyển hướng tìm việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp sử dụng lao động. Khiến nguồn Cung lao động tăng cao. Cung tăng thì giá lao động(tiền lương) sẽ giảm. Các Doanh nghiệp sử dụng lao động hưởng lợi trực tiếp từ việc hạ được chi phí sử dụng lao động(tiền lương). Dẫn đến hạ được Giá Thành sản phẩm, từ đó lợi nhuận của Doanh nghiệp sử dụng lao động tăng lên.


Thị trường chứng khoán

Khi tiền “gậm giường” được huy động vào nền kinh tế và lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp sử dụng lao động trong nền kinh tế có cơ hội tăng lên, xét trong điều kiện các yếu tố vĩ mô khác không quá thay đổi thì đây là tiền đề để sóng chứng khoán hình thành.


“Tài chính hành vi của người dân” trong bối cảnh mới.

Người sở hữu nhà có vỉa hè hiện tại, sau sự kiện Vỉa Hè, thu nhập của họ có khả năng sẽ giảm đi đáng kể. Từ lâu những người ở đây vẫn duy trì được thu nhập từ việc tự kinh doanh nhỏ hoặc cho thuê Kiot. Tuy nhiên sự kiện “vỉa hè” có thể làm họ mất đi phần nhiều thu nhập nếu như vẫn kinh doanh “kiểu đã cũ”. Nỗi lo từng ngày về thu nhập, cộng với những tiềm năng tích cực đối với nền kinh tế như đã nêu tạo nên một phần động cơ thúc dục họ rút tiền gửi tiết kiệm lâu nay để tìm vào các kênh đầu tư đang có cơ hội sinh lời. Cơn sốt cảu thị trường chứng khoán những năm 2007 và thị trường bất động sản những năm 2010 có khả năng được lặp lại dưới một hình thức khác, biến dạng và hệ lụy khác?

Ps: Không biết họ thông minh thật để tính toán và lôi kéo kinh tế - xã hội đi theo hướng như vậy, hay là nổi hứng "nghịch cái gặp may" nữa?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top