- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 5,160
- Động cơ
- 553,013 Mã lực
Thái độ của WHO chỉ trong 10 ngày qua rất là đặc biệt!
Sau hai ngày họp và sau nhiều cuộc tranh cãi gay gắt, ngày 22/01/2020, các thành viên ủy ban khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO ), vào tối ngày 23/01/2020, tuyên bố không đặt tình trạng báo động toàn cầu, do nội bộ định chế này chưa đạt được đồng thuận. Tổng giám đốc WHO tuyên bố: Virus này chỉ là « vấn đề khẩn cấp y tế ở Trung Quốc », chứ chưa phải là một « vấn đề khẩn cấp y tế toàn cầu », nghĩa là, sự bùng phát mạnh mẽ của virus corona ở Trung Quốc là một nguy cơ « rất cao » ở Trung Quốc và là một nguy cơ « cao » đối với khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, đến ngày 27/1, WHO đã phải cải chính và thừa nhận rằng đánh giá của họ về rủi ro của loại virus gây chết người đối với toàn cầu không quá lớn là chưa chính xác. Theo đó, WHO nhận định “những rủi ro do dịch bệnh gây ra tại Trung Quốc là rất cao và nó được nâng lên cấp khu vực và cả thế giới”.
Dù vậy, vẫn chưa có công bố khẩn cấp toàn cầu.
Ngay sau đó, Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus có chuyến làm việc tại Trung quốc ngày 28/01/2020. Phát biểu của ông TGĐ WHO cũng được TQ sử dụng để chỉ trích các nước (Mỹ, Pháp, Đức và Nhật) là « thổi phồng vấn đề » khi tìm cách hồi hương (tự nguyện) kiều dân sống ở Vũ Hán. Các nước này cói đó là một biện pháp bảo vệ công dân của họ, nhưng Bắc Kinh coi đây là một hành động « thiếu tin tưởng » vào cách quản lý khủng hoảng của Trung Quốc và có ý muốn cô lập họ.
Thế giới tiếp tục phản ứng về đánh giá và trách nhiệm của WHO. Trong cuộc họp báo ngay chiều ngày 29/01/2020, lãnh đạo Tổ Chức Y Tế Thế Giới khẳng định phía Trung Quốc đang làm tất cả để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Trước phản ứng của thế giới, Ủy ban tình huống khẩn cấp của WHO tuyên bố phải họp ngày 30/1.
Và cuối cùng, 3g sáng ngày 31/1 (giờ VN) WHO đã tuyên bố tình trang khẩn cấp toàn cầu như báo đã đưa tin. Một quá trình không dễ dàng, ngay cả với trách nhiệm của WHO.
CÂU CHUYỆN MỘT CHUYÊN GIA VN TWEET PHẢN ĐỐI WHO VỀ DICH VIÊM PHỔI NÀY...
“WHO đã đáp ứng quá trễ !”
Đó là kết luận của một chuyên gia-bác sĩ VN. Một phóng viên ý tế Việt Nam gửi cho tôi thông tin sau đây: Ba giờ sáng nay (31/1), từ Mỹ bác sĩ Trần Tịnh Hiền, giám đốc nghiên cứu lâm sàng của OUCRU (Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Oxford Anh Quốc) tại Việt Nam, đã trò chuyện qua mạng với tôi (PV) khi biết tin WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu (PHIEC). Trước đó đúng một tuần (24/1) ông đã đăng trên Twitter bày tỏ sự thất vọng khi WHO không ra tuyên bố PHEIC ngay sau cuộc họp đầu tiên.
Ông viết: “Trong dịch cúm H1N1 2009, ngày 15/4/2009 khi Mỹ ghi nhận ca bệnh đầu tiên ở California, ngày 25/4 WHO tuyên bố PHEIC khi có 1.882 ca bệnh tại 26 quốc gia.
Còn lúc này, với nCOV2019, đã có 584 ca mắc, 18 ca chết ở 7 quốc gia, 4 thành phố Trung Quốc đóng cửa thế mà WHO vẫn không ra PHEIC!”.
Chia sẻ với bác sĩ Hiền, ngày 25/1, bác sĩ Krutica Kuppalli, chuyên gia có tiếng bệnh nhiễm của thế giới, cũng thắc mắc: “Giờ đây chúng ta có hơn 1000 ca mắc và 41 ca tử vong vì nCoV2019 khắp châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn quốc, Nhật Bản, Macau, Nepal, Việt Nam, Hong kong), châu Âu (Pháp), Úc và Mỹ (Seattle và Chicago). Vậy đây vẫn là chưa đại dịch sao? Còn PHEIC là gì?” Cần nói thêm, bác sĩ Trần Tịnh Hiền là một trong những người từng tham gia chiến đấu chống lại dịch cúm gia cầm H5N1 và SARS tại Việt Nam từ những ngày đầu tiên, thời kỳ ông là phó giám đốc bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM.
FB Vũ Kim Hạnh
Sau hai ngày họp và sau nhiều cuộc tranh cãi gay gắt, ngày 22/01/2020, các thành viên ủy ban khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO ), vào tối ngày 23/01/2020, tuyên bố không đặt tình trạng báo động toàn cầu, do nội bộ định chế này chưa đạt được đồng thuận. Tổng giám đốc WHO tuyên bố: Virus này chỉ là « vấn đề khẩn cấp y tế ở Trung Quốc », chứ chưa phải là một « vấn đề khẩn cấp y tế toàn cầu », nghĩa là, sự bùng phát mạnh mẽ của virus corona ở Trung Quốc là một nguy cơ « rất cao » ở Trung Quốc và là một nguy cơ « cao » đối với khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, đến ngày 27/1, WHO đã phải cải chính và thừa nhận rằng đánh giá của họ về rủi ro của loại virus gây chết người đối với toàn cầu không quá lớn là chưa chính xác. Theo đó, WHO nhận định “những rủi ro do dịch bệnh gây ra tại Trung Quốc là rất cao và nó được nâng lên cấp khu vực và cả thế giới”.
Dù vậy, vẫn chưa có công bố khẩn cấp toàn cầu.
Ngay sau đó, Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus có chuyến làm việc tại Trung quốc ngày 28/01/2020. Phát biểu của ông TGĐ WHO cũng được TQ sử dụng để chỉ trích các nước (Mỹ, Pháp, Đức và Nhật) là « thổi phồng vấn đề » khi tìm cách hồi hương (tự nguyện) kiều dân sống ở Vũ Hán. Các nước này cói đó là một biện pháp bảo vệ công dân của họ, nhưng Bắc Kinh coi đây là một hành động « thiếu tin tưởng » vào cách quản lý khủng hoảng của Trung Quốc và có ý muốn cô lập họ.
Thế giới tiếp tục phản ứng về đánh giá và trách nhiệm của WHO. Trong cuộc họp báo ngay chiều ngày 29/01/2020, lãnh đạo Tổ Chức Y Tế Thế Giới khẳng định phía Trung Quốc đang làm tất cả để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Trước phản ứng của thế giới, Ủy ban tình huống khẩn cấp của WHO tuyên bố phải họp ngày 30/1.
Và cuối cùng, 3g sáng ngày 31/1 (giờ VN) WHO đã tuyên bố tình trang khẩn cấp toàn cầu như báo đã đưa tin. Một quá trình không dễ dàng, ngay cả với trách nhiệm của WHO.
CÂU CHUYỆN MỘT CHUYÊN GIA VN TWEET PHẢN ĐỐI WHO VỀ DICH VIÊM PHỔI NÀY...
“WHO đã đáp ứng quá trễ !”
Đó là kết luận của một chuyên gia-bác sĩ VN. Một phóng viên ý tế Việt Nam gửi cho tôi thông tin sau đây: Ba giờ sáng nay (31/1), từ Mỹ bác sĩ Trần Tịnh Hiền, giám đốc nghiên cứu lâm sàng của OUCRU (Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Oxford Anh Quốc) tại Việt Nam, đã trò chuyện qua mạng với tôi (PV) khi biết tin WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu (PHIEC). Trước đó đúng một tuần (24/1) ông đã đăng trên Twitter bày tỏ sự thất vọng khi WHO không ra tuyên bố PHEIC ngay sau cuộc họp đầu tiên.
Ông viết: “Trong dịch cúm H1N1 2009, ngày 15/4/2009 khi Mỹ ghi nhận ca bệnh đầu tiên ở California, ngày 25/4 WHO tuyên bố PHEIC khi có 1.882 ca bệnh tại 26 quốc gia.
Còn lúc này, với nCOV2019, đã có 584 ca mắc, 18 ca chết ở 7 quốc gia, 4 thành phố Trung Quốc đóng cửa thế mà WHO vẫn không ra PHEIC!”.
Chia sẻ với bác sĩ Hiền, ngày 25/1, bác sĩ Krutica Kuppalli, chuyên gia có tiếng bệnh nhiễm của thế giới, cũng thắc mắc: “Giờ đây chúng ta có hơn 1000 ca mắc và 41 ca tử vong vì nCoV2019 khắp châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn quốc, Nhật Bản, Macau, Nepal, Việt Nam, Hong kong), châu Âu (Pháp), Úc và Mỹ (Seattle và Chicago). Vậy đây vẫn là chưa đại dịch sao? Còn PHEIC là gì?” Cần nói thêm, bác sĩ Trần Tịnh Hiền là một trong những người từng tham gia chiến đấu chống lại dịch cúm gia cầm H5N1 và SARS tại Việt Nam từ những ngày đầu tiên, thời kỳ ông là phó giám đốc bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM.
FB Vũ Kim Hạnh