- Biển số
- OF-547194
- Ngày cấp bằng
- 24/12/17
- Số km
- 935
- Động cơ
- 166,750 Mã lực
- Tuổi
- 51
Bây h rượu rót đầy là mấy thằng mất dậy
Việc bưng trà rót nước tưởng chừng đơn giản, kỳ thực bên trong ẩn chứa học vấn rất lớn. Nói một cách đơn giản, chỉ cần có thể nhớ kỹ “rượu đầy trà vơi” là sẽ không phạm sai lầm. Nói cho phức tạp, thì khó chính là ở chỗ cân đối, không thể quá nhiều, cũng không thể quá ít.
Trà là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của người Á Đông, dù là nông thôn hay thành thị, chỉ cần có khách đến chơi nhà, thì đều bưng trà rót nước để mời khách.
Lúc này, người lớn sẽ vừa uống trà với khách, vừa nói chuyện phiếm, đàm luận, trao đổi tâm tình. Việc pha trà thường sẽ do con nhỏ trong nhà làm.
Nhưng thực ra không phải là người lớn không có thời gian pha trà để đãi khách, mà là muốn chỉ bảo cho con nhỏ đạo đãi khách.
Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người
Đây đã là văn hóa đãi khách được lưu truyền mấy ngàn năm. Đương nhiên ở các địa phương khác nhau có thể có cách nói khác nhau, nhưng về cơ bản thì ý tứ đều giống nhau.
Ý tứ của những lời này là: Lúc châm trà cho khách không thể quá nhiều, bởi vì nước trà nóng chẳng những có thể làm cho khách bị phỏng, mà ly trà quá nóng, khách cũng không có cách nào bưng lên để uống được, làm như thế là không có sự tôn kính đối với khách.
Nói sâu thêm một chút, thậm chí còn có ý là đuổi khách về, cho nên có nhiều nơi, coi hành vi như thế gọi là ‘bưng trà tiễn khách’.
Văn hóa trà coi trọng xem màu sắc, ngửi mùi thơm, nếm hương vị. Dùng trà chiêu đãi khách, chú ý trong lúc nói chuyện với khách, mượn hương vị của trà để tạo nên một bầu không khí thảnh thơi.
Vì vậy mới sinh ra ‘châm trà chỉ đầy bảy phần, lưu lại ba phần cho nhân nghĩa’, đã thể hiện đầy đủ sự tôn trọng và lễ nghĩa đối với khách, đây cũng là văn hóa trà được truyền thừa lại.
Ngoài ra, không chỉ châm trà mà uống trà cũng phải chú ý. Uống trà phải tránh nuốt chửng, chú ý uống từng chút một, như vậy mới có thể cảm nhận được hết hương vị của trà.
Về văn hóa rượu, cùng với lịch sử văn hóa trà cũng không có sai biệt nhiều
Bình thường lúc rót rượu, mọi người đều ồn ào hô lên: “Đầy vào!”. Bởi vậy rót rượu đầy cho khách là thể hiện sự tôn trọng; rót rượu đầy cho mình là biểu hiện có thành ý.
Uống rượu khác uống trà, thường chú ý đến tính hào sảng, hơn nữa không khí trên bàn rượu rất náo nhiệt. Chén rượu đầy tràn, biểu hiện ra là đối xử với mọi người nhiệt tình, bầu không khí rất thân mật.
Đương nhiên lúc uống rượu, không chỉ rót rượu đầy ly, mà còn có chạm cốc. Việc này là một thói quen của chúng ta, nhưng kỳ thực là cổ nhân định ra để tự bảo vệ mình. Như vậy cổ nhân vì sao phải dùng phương thức này để tự bảo vệ mình?
Vào thời cổ đại, vì đề phòng người khác hạ độc, cho nên chén rượu của mỗi người đều được rót đầy, sau đó lại chạm cốc với nhau, lúc hai cốc chạm vào nhau, rượu sẽ thuận thế mà tràn lẫn vào cốc của nhau.
Dùng phương pháp như vậy để trao đổi, dĩ nhiên là có thể biết trong rượu không có độc, có thể yên tâm uống, bởi vì rượu của mọi người đều là giống nhau.
Đương nhiên phép tắc uống rượu này, ngay từ đầu là do cổ nhân định ra, dùng để tự bảo vệ mình. Tiếp tục lưu truyền cho đến ngày nay, sớm đã trở thành lễ nghi đãi khách, trên bàn rượu vẫn thường thấy làm như vậy.
“Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người“. Đây là là văn hóa lễ nghi lưu truyền ngàn năm, thể hiện ra sự tôn trọng đối với người khác.
Đương nhiên ngày nay có ít người uống trà, không mấy khi đụng tới rượu, cũng không có cưỡng ép người khác, để tránh làm mất hòa khí. Tuy rằng vậy, những lời này cũng đã truyền đạt được tinh thần đãi khách, rất đáng để cho chúng ta học tập.
Chân Chân biên dịch
tỉu phải có sắc. em tuyền thếĐọc vui trong lúc Trà dư tửu hậu
Em dạo này hư hơn trà cũng phải có sắc, mệt thếtỉu phải có sắc. em tuyền thế
gớm. cõi ọp ối ông h20 lọc cũng sắc, kinh kinh là....Em dạo này hư hơn trà cũng phải có sắc, mệt thế
câu Trà Tam Rượu Tứ bắt nguồn từ một câu tục ngữ Trung Quốc, cụ thể ở Sán Đầu 汕头 có câu Trà Tam Tửu Tứ Thích Đà Nhị 茶三酒四踢跎二 (Chè uống nên có ba, Rượu thì nên bốn, còn đi đường xa thì cần có hai), ý nói làm việc gì cũng phải có bạn có phường, vậy thì mấy người là đủ? Ba người cùng uống trà, bốn người cùng uống rượu, hai người cùng kết bạn đi trên đường, vậy là đủ.Thế còn câu chè tam rượu tứ thì sao các cụ nhỉ? E chưa rõ lắm, đừng cụ nào cười e nhé.
Hủ nhoViệc bưng trà rót nước tưởng chừng đơn giản, kỳ thực bên trong ẩn chứa học vấn rất lớn. Nói một cách đơn giản, chỉ cần có thể nhớ kỹ “rượu đầy trà vơi” là sẽ không phạm sai lầm. Nói cho phức tạp, thì khó chính là ở chỗ cân đối, không thể quá nhiều, cũng không thể quá ít.
Trà là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của người Á Đông, dù là nông thôn hay thành thị, chỉ cần có khách đến chơi nhà, thì đều bưng trà rót nước để mời khách.
Lúc này, người lớn sẽ vừa uống trà với khách, vừa nói chuyện phiếm, đàm luận, trao đổi tâm tình. Việc pha trà thường sẽ do con nhỏ trong nhà làm.
Nhưng thực ra không phải là người lớn không có thời gian pha trà để đãi khách, mà là muốn chỉ bảo cho con nhỏ đạo đãi khách.
Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người
Đây đã là văn hóa đãi khách được lưu truyền mấy ngàn năm. Đương nhiên ở các địa phương khác nhau có thể có cách nói khác nhau, nhưng về cơ bản thì ý tứ đều giống nhau.
Ý tứ của những lời này là: Lúc châm trà cho khách không thể quá nhiều, bởi vì nước trà nóng chẳng những có thể làm cho khách bị phỏng, mà ly trà quá nóng, khách cũng không có cách nào bưng lên để uống được, làm như thế là không có sự tôn kính đối với khách.
Nói sâu thêm một chút, thậm chí còn có ý là đuổi khách về, cho nên có nhiều nơi, coi hành vi như thế gọi là ‘bưng trà tiễn khách’.
Văn hóa trà coi trọng xem màu sắc, ngửi mùi thơm, nếm hương vị. Dùng trà chiêu đãi khách, chú ý trong lúc nói chuyện với khách, mượn hương vị của trà để tạo nên một bầu không khí thảnh thơi.
Vì vậy mới sinh ra ‘châm trà chỉ đầy bảy phần, lưu lại ba phần cho nhân nghĩa’, đã thể hiện đầy đủ sự tôn trọng và lễ nghĩa đối với khách, đây cũng là văn hóa trà được truyền thừa lại.
Ngoài ra, không chỉ châm trà mà uống trà cũng phải chú ý. Uống trà phải tránh nuốt chửng, chú ý uống từng chút một, như vậy mới có thể cảm nhận được hết hương vị của trà.
Về văn hóa rượu, cùng với lịch sử văn hóa trà cũng không có sai biệt nhiều
Bình thường lúc rót rượu, mọi người đều ồn ào hô lên: “Đầy vào!”. Bởi vậy rót rượu đầy cho khách là thể hiện sự tôn trọng; rót rượu đầy cho mình là biểu hiện có thành ý.
Uống rượu khác uống trà, thường chú ý đến tính hào sảng, hơn nữa không khí trên bàn rượu rất náo nhiệt. Chén rượu đầy tràn, biểu hiện ra là đối xử với mọi người nhiệt tình, bầu không khí rất thân mật.
Đương nhiên lúc uống rượu, không chỉ rót rượu đầy ly, mà còn có chạm cốc. Việc này là một thói quen của chúng ta, nhưng kỳ thực là cổ nhân định ra để tự bảo vệ mình. Như vậy cổ nhân vì sao phải dùng phương thức này để tự bảo vệ mình?
Vào thời cổ đại, vì đề phòng người khác hạ độc, cho nên chén rượu của mỗi người đều được rót đầy, sau đó lại chạm cốc với nhau, lúc hai cốc chạm vào nhau, rượu sẽ thuận thế mà tràn lẫn vào cốc của nhau.
Dùng phương pháp như vậy để trao đổi, dĩ nhiên là có thể biết trong rượu không có độc, có thể yên tâm uống, bởi vì rượu của mọi người đều là giống nhau.
Đương nhiên phép tắc uống rượu này, ngay từ đầu là do cổ nhân định ra, dùng để tự bảo vệ mình. Tiếp tục lưu truyền cho đến ngày nay, sớm đã trở thành lễ nghi đãi khách, trên bàn rượu vẫn thường thấy làm như vậy.
“Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người“. Đây là là văn hóa lễ nghi lưu truyền ngàn năm, thể hiện ra sự tôn trọng đối với người khác.
Đương nhiên ngày nay có ít người uống trà, không mấy khi đụng tới rượu, cũng không có cưỡng ép người khác, để tránh làm mất hòa khí. Tuy rằng vậy, những lời này cũng đã truyền đạt được tinh thần đãi khách, rất đáng để cho chúng ta học tập.
Chân Chân biên dịch
Đã có duyên với nhau thì đầy hay vơi đều hay, đều có lý đúng của nó.
Đã không có duyên với nhau, cứ xét nét là sẽ không ra gì với nhau.
Rót rượu đầy lại bảo: tao không uống được rượu đừng có ép tao uống thế.
Rót trà vơi lại bảo: tao đang khát, mày rót bủn xỉn thế.
Ô, thế hôm ý iem tưởng bác quý iem lắm, nên ngoài mời trà iém bác còn biểu diễn rót trà nghệ thuật cho iem xem cơ.Hủ nho
Thanh niên thời đại mới bây giờ đã bưng trà lên là phải tọp 1 phát hết ngay, bia rượu đầy vơi cứ phải tăm phần tăm uống cả cặn
Đối tác giờ cũng tăng độ trơ, mình muốn đuổi khách, cầm ấm tích rót nước cố ý rót cao cả nửa mét cho sủi bọt lên, 2 ngón tay kẹp vào vòi như kẹp chim khi đái, rót xong còn vẩy vẩy cái vòi cho sinh động mà chúng nó còn cầm chén trà tợp xong còn khà 1 cái khen ngon, đóe chịu về
Hé hé hé...Ô, thế hôm ý iem tưởng bác quý iem lắm, nên ngoài mời trà iém bác còn biểu diễn rót trà nghệ thuật cho iem xem cơ.
Từ hôm ý đến nay iem lâm râm sướng trong lòng mãi, cứ mong sắp xếp được thời gian để sang bác lần nữa, lần này địng ngồi lâu hơn, cả buổi hoặc cả ngày luôn
Bán dạ tam bôi tửugớm. cõi ọp ối ông h20 lọc cũng sắc, kinh kinh là....