[Funland] VHNT cứ phải nói dối mới hay được...phải không cccm?

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,191
Động cơ
707,690 Mã lực
Đợt này rảnh xem 1 đống phim chưởng, phim cổ trang, dã sử, lịch sử, huyền sử...và đọc báo, đọc truyện ..v.v... em thấy thế này:

- VHNT nếu quá chú trọng đến logic và tính chân thực ...đảm bảo không bao giờ có 1 tác phẩm hay, cuốn hút người xem.
- Những cuốn truyện hay, những bộ phim nhiều người theo dõi...có trong đó hàng trăm nghìn chi tiết thậm vô lý, đi ngược lại cả về quy luật và tính chất của vật chất ...thế mà người xem thích thú vì cách hành văn, diễn xuất và ngoại hình của diễn viên...mà bỏ qua tất cả :D
Vì vậy có thể coi VHNT chủ yếu mang nặng tính giải trí, ko bao hàm ý nghĩa giáo dục, nhân sinh quan các kiểu.


Em xin đưa 1 ví dụ điển hình là Truyện Kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, nói về lượng độc giả yêu thích các truyện chưởng của Kim Dung thì khỏi nói, đông đảo vô cùng...ai ai cũng mê.
Tuy nhiên khi đọc về nhận xét của nhà văn Vương Song đối với Truyện Kim Dung, lại cho ta 1 cách nhìn khác:

Kim Dung trong mắt nhà văn Vương Sóc
Print Friendly, PDF & Email

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành
Trong khoảng 20 năm qua, giáo trình ngữ văn bậc phổ thông ngành giáo dục Trung Quốc (TQ) bỏ bớt dần tác phẩm của các nhà văn TQ trường phái hiện thực, thay bằng tác phẩm của Kim Dung,[1] nhà văn chuyên viết tiểu thuyết kiếm hiệp, rất nổi tiếng ở TQ và Việt Nam. Dư luận TQ đã có phản ứng về việc này. Một số nhà văn TQ đã phát biểu quan điểm. Dưới đây là bài viết của Vương Sóc.[2] Có người cho rằng đây là chủ nghĩa hiện thực phê phán chủ nghĩa lãng mạn. Bài này đã gây tranh cãi, Kim Dung đã có phản hồi.
Trước đây tôi không đọc những thứ của Kim Dung, chỉ biết ông là người Chiết Giang, ngụ tại Hồng Kông, viết kiếm hiệp.[3] Theo quan niệm kiêu ngạo ngu ngốc trước kia của tôi, những thứ của các tác gia Đài Loan, Hồng Kông đều không thuộc dòng văn học chính thống. Tác phẩm của họ chỉ có hai loại lớn: tình ái và kiếm hiệp. Một thì tình cảm ướt át tràn trề, một thì bịa đặt loạn xị ngậu. Nhất là kiếm hiệp, vốn là một loại tiểu thuyết cũ. Thập kỷ 1980, khi trào lưu tư tưởng mới đang rầm rộ đua nở, ai cũng sợ mình lạc hậu, đọc sách báo nào có loại nhân vật kiểu như mặc quần ống bó, đội mũ quả dưa thì trước tiên tự mình cảm thấy kém tư cách.
Hồi ấy tôi thấy thiên hạ nhìn người khác theo một thước đo: Ai đọc Quỳnh Dao, Kim Dung thì bị chê là mất phẩm chất, bị coi thường tuốt. Quỳnh Dao bị đóng đinh ở mức thấp và ấu trĩ của cái thước ấy, những người ủng hộ bà chưa hề vượt quá tuổi học sinh trung học, có nói là thích thì lời khen cũng lí nhí, cũng là một bọn mê ca nhạc bảo vệ thần tượng của mình mà thôi. Về sau bà ấy có những người tiếp nối, đông đảo các bà trẻ ở đại lục và Đài Loan, Hồng Kông đã phát huy rực rỡ phong cách viết văn của bà. Hiện nay, những bà thích ướt át đều bĩu môi khi nghe người ta nói đến Quỳnh Dao; tất cả đã chuyển sang (mê) Trương Ái Linh rồi.
Kim Dung thì không thế, người đọc ông ngày một đông đảo, bình phẩm đánh giá về ông ngày càng nhiều. Có kẻ lắm chuyện còn định hạ bệ Mao Thuẫn, thay bằng họ Kim, xếp ông là một trong 7 đại sư; giữa hai bên ủng hộ và phản đối từng xảy ra một số tranh cãi. Như những kẻ cố chấp tự kiêu tự đại, tôi chẳng hề để mắt tới những lời bình luận trên báo chí mà chỉ coi trọng các phán đoán của một số ít bạn bè quanh mình, không quan tâm tới địa vị xã hội và thanh danh của họ trong công chúng.
Trong số bạn tôi đã có những người mê Kim Dung. Một người bảo tôi: Văn tiểu thuyết Kim Dung có một loại cảm giác tốc độ mà khi đọc tác phẩm của các nhà văn khác ta không cảm nhận thấy. Một người nói: Cách tạo dựng nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung khác với kiếm hiệp kiểu cũ, trong tiểu thuyết kiếm hiệp cũ căn bản không thể xuất hiện được những nhân vật như Vi Tiểu Bảo, Đoàn Dự, gần với phản anh hùng trong tiểu thuyết hiện đại. Ngày càng có nhiều người mỗi khi đi công tác xa đều mang theo một bộ Kim Dung, tối nào không ngủ được thì đem ra đọc, hôm sau phồng mang trợn má tán gẫu mãi không thôi với người cùng sở thích, trong khi trò chuyện cũng lôi ra một vài chiêu võ thuật, nghiễm nhiên thành hai đại cao thủ đàm luận võ nghệ. Khi gặp loại người mù Kim Dung như tôi, họ sượng sùng cười: Xem cho vui, đổi đầu óc tý chút ấy mà.
Sau đó thông thường họ đều khuyên đi khuyên lại tôi: Ông cũng nên đọc, nên đọc đi, không xoàng như ông nghĩ đâu. Thấy nhiều người khuyên, tôi cũng do dự, thôi thì kiếm dăm cuốn về đọc tý chút, nếu hay thì chớ bỏ lỡ dịp. Lần đầu tiên đọc sách của Kim Dung, tên sách quả thật bây giờ đã quên khuấy, một cuốn dày cộp đọc một ngày rồi thật sự không thể đọc tiếp, chưa được một nửa đã bỏ dở. Cốt truyện và nhân vật thế nào, bây giờ tôi cũng chẳng nhớ ra nữa, chỉ để lại một ấn tượng là tình tiết trùng lặp, hành văn lòng thòng, các nhân vật cứ gặp nhau là choảng nhau, lẽ ra một câu là đủ nói rõ mọi chuyện thì họ lại cứ không nói cho rõ, hơn nữa choảng nhau mà chẳng ai diệt được ai, nhất định là cứ mỗi lần đến lúc sắp có án mạng thì từ trên trời rơi xuống một kẻ ngáng cản lại. Toàn bộ nhân vật đều có những mối thâm thù đại hận loạn xị ngậu, mọi tình tiết câu chuyện đều dựa trên cái đó mà triển khai. Như thế thì có gì mới lạ nhỉ?
Những thứ tiểu thuyết cũ của Trung Quốc đều theo con đường ấy cả, nói cho đến cùng là chuyện báo ứng nhân quả. Lần đầu đọc Kim Dung là một lần trải nghiệm tồi tệ, bắt đầu nghi ngờ con mắt nhận xét của bè bạn mà thoạt tiên tôi cảm thấy rất cao rất sắc sảo ấy, nếu bảo sách của Kim Dung là thứ tốt thì chỉ có thể nói các bạn tôi có mắt mà như không. Có lần tôi sơ suất để lộ sự hoài nghi đó, bạn bèn cự lại: Ông mới đọc có nửa cuốn, chưa có quyền phát ngôn.
Lần đọc Kim Dung tiếp theo là vào cái thời phim truyền hình nhiều tập Thiên long bát bộ đang chiếu tùm lum.[4] Có tối vô vị, tôi cũng liếc qua màn hình một chút, cho dù rất khó chịu nổi sự bịp bợm và bôi bác từ trang phục đến đạo cụ, đến cảnh quay, đến động tác đấm đá, song có vài hôm cũng vẫn bị chuyện phim cuốn hút. Những người mê Kim Dung cũng bất mãn bảo phim truyền hình kém xa tiểu thuyết. Phim truyền hình vẫn có truyền thống làm hỏng nguyên tác; câu nói ấy tôi cũng tin rồi, khi thấy hiệu sách có bầy bán bộ sách ấy, tôi bèn mua về, chuẩn bị nghiêm chỉnh học tập một phen để khỏi bị người khác cứ bảo là chưa đọc sách của người ta mà đã nói bừa.
Bộ sách ấy gồm 7 tập, bấm bụng đọc hết một tập, sang tập thứ hai dù cố gắng đến đâu cũng không thể đọc được nữa. Một món ăn ngon hay không, đâu cần ngốn hết mới có thể nhận xét được? Tôi buộc phải nói: Xét theo khẩu vị của mình thì các món ăn do sư phụ Kim Dung nấu đều chưa chín, mà nguyên liệu lại không chọn thứ tươi ngon, món nào cũng sặc một mùi ôi thiu do để lâu đã hỏng. Tôi chưa thấy ai, ngoài ông ra, dám làm như thế với bản thân: tập đầu viết thế nào, tập sau vẫn viết thế, có lẽ là cố tình; mọi thói xấu[5] có thể mắc phải khi viết tiểu thuyết thì đều mắc phải tuốt. Cái cảm giác tốc độ gì gì kia tức là chẳng câu nào không dùng sáo ngữ có sẵn, đôi câu ba dòng là choảng nhau, dùng những cảnh dầy dặc chi chít các động tác khiến cho bạn đọc bỏ quên câu chữ, hoặc giả nói tất cả câu chữ đều vứt đi, chỉ tạo tác dụng hình ảnh sao chép.
Ông thật liều lĩnh[6] khi lấy nhân vật từ tác phẩm của người khác, cái tay Đoàn Dự kia sao không gọi là Giả Bảo Ngọc?[7] Nếu nói ông già Kim có sáng tạo gì đó, thì tức là mối tình ấy[8] đã bị ông viết đến chán ngấy, thấy một phụ nữ thì gọi ngay người ấy đó là em gái,[9] vừa mở miệng đã chuốc vạ vào thân. May sao trước ông còn có Thuỷ Hử, để ông có thể lấy tính cách của 108 vị tướng dán nhãn lên lũ yêu ma quỷ quái dưới ngòi bút của mình. Cái ông Kim này cũng dai hơi, một mạch tìm ngựa theo tranh, nhân vật khi mở màn có tính khí thế nào thì sau đấy mãi mãi đều như vậy tuốt, quanh đi quẩn lại đều thế cả, chính hay tà cuối cùng đều nhất tề quy y cửa Phật, nâng cao được nhận thức. Đây là nhân vật ư? Đây là tranh minh hoạ.
Nói về Thiên long bát bộ, từ ngôn ngữ đến tạo ý, ông già Kim đều cơ bản chưa thoát khỏi lề thói của tiểu thuyết bạch thoại cũ. Chắc ông già cũng chẳng có cách nào, dù là tiếng Triết Giang hay tiếng Quảng Đông, ông đều không thể đưa nó vào văn chữ được, đành phải viết lách bằng thứ ngôn ngữ chết,[10] điều đó đã hạn chế nguồn ngôn ngữ của ông; bảo là văn bạch thoại, kỳ thực lại ngang bằng với văn văn-ngôn. Thông thường, người Triết Giang toàn là người Hà Nam, tiếng Quảng Đông cũng thông với Hán ngữ cổ, chưa đến nỗi làm cho văn chữ chẳng có gì đáng giá.
Phần lớn tiểu thuyết cũ của Trung Quốc đều có một chủ đề rõ ràng, đó là lấy danh nghĩa đạo đức để giết người, dưới cái chiêu bài hoằng pháp dạy người ta làm bậy, điều này cũng thấy rất rõ trong tiểu thuyết của Kim Dung. Nói hiệp khách dưới ngòi bút Kim Dung là nhà võ thuật thì không bằng nói đấy là kẻ tội phạm, mỗi một môn phái là một băng cướp. Vì ân oán riêng tư mà họ chém giết nhau thì cũng cho qua được thôi, nhưng điều không thể chịu được là lại chụp lên hành vi hung bạo của họ một chiếc mũ to tổ bố, cứ như kiểu giết người theo hình phạt riêng cũng có phân biệt chính nghĩa và phi chính nghĩa ấy, đã vì chính nghĩa thì chẳng quản máu chảy thành sông.
Có lẽ Kim tiên sinh viết những cuốn sách ấy thuần tuý để đông đảo mọi người tiêu khiển, chứ nếu đòi hỏi phải gánh lấy trách nhiệm lớn giáo hoá dân chúng thì nhất định ông chẳng dám đâu, thế thì hà tất lại cứ phải dày công dát vàng lên mặt một số vai diễn làm gì? Với tấm lòng nhỏ nhen của những người ông vẽ nên, thì dù chẳng động chạm gì đến mối thù nhà hận nước đại nghĩa muôn đời, họ cũng có thể choảng nhau được. Có thể tôi chưa hiểu rằng khát vọng chính nghĩa cũng là một trong các mục đích giải trí của đại chúng, nhưng tôi cảm thấy, chuyện tầm phào là chuyện tầm phào thôi, chứ lại cứ nhất nhất phải tòi ra một cái nguyên tắc lớn thì chuyện ấy thật tởm lợm nhất.
Tôi không tin rằng các nhân vật dưới ngòi bút Kim Dung kia từng thật sự tồn tại trong nhân loại, ý tôi muốn nói về cái phần nhân tính trên người các nhân vật đó. Tiểu thuyết gì đi nữa, thông tục hay tiểu thuyết thuần, đều là bức hoạ của tự thân nhân loại, phi lý cũng trước hết do sự phi lý của con người, bao giờ cũng phải bắt nguồn từ một phần chân thực của cơ thể con người, có thể là mê sảng, có thể là ảo tưởng, có thể là bệnh hoạn, có thể là khó hiểu, nhưng quyết chẳng phải là không có nguyên nhân. Chỉ có một loại tiểu thuyết không gần gũi với điều đó, đó là tiểu thuyết xấu, ngoài mặt xem ra chớ bảo là thật lắm, trong xương cốt thì hoàn toàn là thuật giật dây, chạy theo ý đồ chủ quan của tác giả, chỉ cần tình tiết đòi hỏi là dám làm cả những chuyện không hợp lý, nói ra thì nhân vật có họ tên cả đấy, nhưng chẳng có một chút mùi vị con người nào sất.
Tôi xưa nay sống giữa những người Trung Quốc, tôi cũng không cho rằng người Trung Quốc có khí chất nhân chủng gì đặc biệt và có yêu ghét thù hận vượt trên nhân dân các nước trên thế giới, mà đều là người cả, nhiều nhất là có chút kỹ tính về phong tục tập quán. Trong tiểu thuyết của Kim Dung, đúng là tôi nhìn thấy một số người khác với chúng ta, họ hẹp hòi thô lỗ thế, năng lực nghe nhìn và năng lực diễn đạt đều có trở ngại nghiêm trọng, gần như đều không thể hiểu lý lẽ, vô pháp vô thiên, thế giới tinh thần hầu như không có sức chứa, chỉ có thể nhận biết được một chút xíu người và sự việc trước mắt, mọi hành động hầu như là sự phản xạ có điều kiện một cách đơn giản. Tóm lại một câu, tôi không nhận ra được họ là ai. Đọc sách của ông, tôi không nảy sinh ra bất cứ sự liên tưởng nào về con người, về nhân quần, cứ như đang xem một đống rô-bôt đang thao tác, vừa đọc vừa tự hỏi: có thể như vậy chăng? Ông anh này viết lách gì mà quá ư không chịu suy nghĩ thế! Một người nhiều tuổi như vậy, sống cả cuộc đời, chưa ăn thịt lợn thì cũng từng nhìn thấy lợn chạy rồi, phải chăng viết truyện kiếm hiệp thì có thể bậy như thế ư?
Tôi cho rằng Kim Dung rất không sáng suốt khi hư cấu ra hình ảnh của một nhóm người Trung Quốc. Qua việc chiếu rộng rãi các bộ phim nhựa và phim truyền hình của ông mà trên mức độ nào đó, nhóm người ấy đã thay thế hình ảnh chân thực của người Trung Quốc, làm cho thế giới hiểu nhầm rất lớn, tưởng rằng đây là bộ mặt vốn có của người Trung Quốc. Ai nấy đều nói phim của Trương Nghệ Mưu xuyên tạc hình ảnh của người Trung Quốc. Tôi cho rằng Kim Dung thực sự là người hư cấu ra những thứ không có trong thực tế; biết tý quyền cước, có ý kiến [khác người] là đánh người ta đến chết; đây không phải là trang nam nhi có bầu máu nóng, cũng chẳng liên quan gì tới chính khí lớn lao, đây là động vật hoang dã.
Dù cố gắng với thiện chí lớn nhất để tìm hiểu việc này, tôi cũng chỉ có thể nghĩ đến mức: sở dĩ sách Kim Dung bán chạy hoàn toàn là do mọi người chúng ta sống quá mệt mỏi, rất nhiều người còn có chút buồn bực, cho nên bằng lòng tạm thời cho trí óc nghỉ một chút, làm một chầu mát xa đầu óc bằng văn học. Một điều nữa, đúng là lĩnh vực tiểu thuyết thông tục của tiểu thuyết TQ chưa phát triển mấy, ngoài kiếm hiệp của ông già Kim ra, các lĩnh vực khác như khoa học viễn tưởng, ma quái, kinh dị, tình ái, đều không đáng nhắc tới. Nên nói rằng tiểu thuyết thông tục là món ăn chính của gia tộc tiểu thuyết, kiểu như cơm gạo hay bánh màn thầu[11] ấy, bữa nào cũng phải ăn. Có thể coi Kim Dung là Kim màn thầu được đấy, mỗi lần hấp một khay, 14 khay, bụng to đến đâu cũng có thể chén đẫy bụng.
Mấy năm nay, có thể nói Tứ đại thiên vương,[12] phim Thành Long, phim truyền hình Quỳnh Dao và tiểu thuyết Kim Dung là 4 thành tựu lớn (Nguyên văn “Tứ Đại Tục”: 4 hình thức lớn của văn nghệ bình dân, thông tục). Không phải là nói tôi không có thành tựu, chỉ có điều không phải cái kiểu thành tựu (thông tục) như thế. Chúng ta từng có những niềm phấn hứng của mình, cũng có 4 cột trụ lớn: văn học thời kỳ mới, nhạc rốc, mấy thế hệ thày trò Học viện Điện ảnh Bắc Kinh và 10 năm của Trung tâm Nghệ thuật truyền hình Bắc Kinh. Hiện nay các sáng tác đều co lại, có thể nói trên mặt hứng thú văn nghệ đại chúng thì toàn bộ chìm đắm. Vấn đề này do đâu, tôi chẳng biết nữa. Có thể là ở Trung Quốc, những thứ cũ kỹ, ngây thơ, thần thoại tự ngã lại có sức sống hơn các thứ khác.
Nền nghệ thuật mà giai cấp tư sản Trung Quốc có thể đẻ ra, về cơ bản đều mục ruỗng, họ có thể học tập thứ mới nhất, nhưng thế giới tinh thần thì mãi mãi chìm đắm say mê trong giấc mộng phồn hoa cũ rích ngày xưa. Bốn thành tựu lớn (4 dạng văn nghệ bình dân) nói trên đang ngày ngày chứng minh điều đó. Còn những nghệ sĩ kia của chúng ta thì sao, phải chăng họ cũng đang cố gắng chứng minh họ đều đoản mệnh cả? Có lúc tôi thật chẳng biết có nên tin vào thuyết Tiến hoá hay không nữa.

Nguyễn Hải Hoành dịch và ghi chú từ nguồn tiếng Trung Quốc: “Trung Quốc Thanh niên báo”, trích lại từ Duzhe (Hedingben), 2008.
———-
[1] Kim Dung (金庸 Jin Yong, 1924-2018), sinh tại TP Hải Ninh, Chiết Giang. Từ 1948 sống ở Hồng Kông. Nhà văn viết tiểu thuyết kiếm hiệp, nhà báo, doanh nhân, nhà hoạt động chính trị, một trong “Tứ đại Tài tử Hồng Công”. 1944 học Khoa Ngoại giao, Đại học Chính trị Trung ương Trùng Khánh. 1946 làm phiên dịch ở “Đại Công báo” Thượng Hải. 1948 tốt nghiệp Học viện Pháp luật ĐH Đông Ngô Thượng Hải. 1952 làm biên tập ở “Tân Vãn báo”, viết kịch bản. 1959 cùng một số người sáng lập tờ “Minh báo”. Từ 1985 là Ủy viên Ủy ban Dự thảo “Luật Cơ bản Đặc khu hành chính Hồng Công”. 2007 là Giáo sư danh dự Viện Văn học ĐH Trung văn Hồng Công. 9/2009 được mời làm Phó Chủ tịch danh dự Ủy ban Toàn quốc khóa 7 Hội Nhà văn TQ, được tặng giải thưởng Thành tựu suốt đời người Hoa có ảnh hưởng thế giới. 2010 nhận học vị Tiến sĩ Triết học ĐH Cambridge. Tác giả của 15 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp và nhiều tác phẩm khác.
[2] Vương Sóc王朔 (Wang Suo) là nhà văn Trung Quốc đương đại nổi tiếng; người Bắc Kinh, sinh 1958, học trung học rồi đi bộ đội, làm y tá. 1978 xuất bản tác phẩm đầu tay Chờ đợi. Từ 1980 làm việc ở tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng. Từ 1984 làm nhà văn tự do. 1992 xuất bản Văn tập Vương Sóc. Một số tiểu thuyết được dựng thành phim, như Khát vọng (đã chiếu ở VN). Sau đó nghỉ viết, làm kinh doanh. Từ 1999 lại viết. Một thăm dò dư luận ở Thượng Hải đầu thập niên 1990 xếp Vương Sóc là nhà văn yêu thích thứ 3 sau Lỗ Tấn, Kim Dung. (Trích theo giới thiệu của dịch giả Vũ Công Hoan). Năm 2001, NXB Văn hoá Dân tộc ở ta đã xuất bản bản tiếng Việt cuốn Đối thoại văn học của Vương Sóc và Lão HiệpNgười đẹp tặng ta thuốc bùa mê, do Vũ Công Hoan dịch. Văn Vương Sóc thuộc loại văn khẩu ngữ dân dã, không theo văn phạm, dài lê thê, dùng nhiều từ tác giả tự sáng tác không có trong từ điển.
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,191
Động cơ
707,690 Mã lực
Những chi tiết thậm vô lý không giải thích được là: Em sẽ cập nhật dần :D
 

vandatAT

Xe lăn
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
10,995
Động cơ
373,320 Mã lực
Có mỗi việc xúc than 1 lần bn minutes các lão ấy còn toàn chém gió, bốc phét gấp hàng chục lần sự thật nói gì VHNT ;)).
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,966
Động cơ
541,548 Mã lực
Những chi tiết thậm vô lý không giải thích được là: Em sẽ cập nhật dần :D
Cụ giái hộ em cái câu: một bộ phận không nhỏ nghĩa là gì đi đã. Đấy là trong thực tiễn cuộc sống nhé, chứ không phải trong truyện bốc phét.
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,191
Động cơ
707,690 Mã lực

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,191
Động cơ
707,690 Mã lực

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,190
Động cơ
320,739 Mã lực
Đợt này rảnh xem 1 đống phim chưởng, phim cổ trang, dã sử, lịch sử, huyền sử...và đọc báo, đọc truyện ..v.v... em thấy thế này:

- VHNT nếu quá chú trọng đến logic và tính chân thực ...đảm bảo không bao giờ có 1 tác phẩm hay, cuốn hút người xem.
- Những cuốn truyện hay, những bộ phim nhiều người theo dõi...có trong đó hàng trăm nghìn chi tiết thậm vô lý, đi ngược lại cả về quy luật và tính chất của vật chất ...thế mà người xem thích thú vì cách hành văn, diễn xuất và ngoại hình của diễn viên...mà bỏ qua tất cả :D
Vì vậy có thể coi VHNT chủ yếu mang nặng tính giải trí, ko bao hàm ý nghĩa giáo dục, nhân sinh quan các kiểu.


Em xin đưa 1 ví dụ điển hình là Truyện Kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, nói về lượng độc giả yêu thích các truyện chưởng của Kim Dung thì khỏi nói, đông đảo vô cùng...ai ai cũng mê.
Tuy nhiên khi đọc về nhận xét của nhà văn Vương Song đối với Truyện Kim Dung, lại cho ta 1 cách nhìn khác:
Ví dụ bằng phim kiếm hiệp Kim Dung là sai ngay từ đầu. Có những dòng phim còn thật hơn cả cuộc sống ;))
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,191
Động cơ
707,690 Mã lực

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,963
Động cơ
352,765 Mã lực
Đợt này rảnh xem 1 đống phim chưởng, phim cổ trang, dã sử, lịch sử, huyền sử...và đọc báo, đọc truyện ..v.v... em thấy thế này:

- VHNT nếu quá chú trọng đến logic và tính chân thực ...đảm bảo không bao giờ có 1 tác phẩm hay, cuốn hút người xem.
- Những cuốn truyện hay, những bộ phim nhiều người theo dõi...có trong đó hàng trăm nghìn chi tiết thậm vô lý, đi ngược lại cả về quy luật và tính chất của vật chất ...thế mà người xem thích thú vì cách hành văn, diễn xuất và ngoại hình của diễn viên...mà bỏ qua tất cả :D
Vì vậy có thể coi VHNT chủ yếu mang nặng tính giải trí, ko bao hàm ý nghĩa giáo dục, nhân sinh quan các kiểu.


Em xin đưa 1 ví dụ điển hình là Truyện Kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, nói về lượng độc giả yêu thích các truyện chưởng của Kim Dung thì khỏi nói, đông đảo vô cùng...ai ai cũng mê.
Tuy nhiên khi đọc về nhận xét của nhà văn Vương Song đối với Truyện Kim Dung, lại cho ta 1 cách nhìn khác:
Có nhiều thể loại mà lão ơi. Ở nước mình thì ít nhà văn giỏi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Lão thử đọc văn học hiện đại của nước mình xem. Em thích nhất là Nam Cao. Truyện ngắn của Nam Cao nó cứ nhẹ nhàng, ít 9 chị, đơn giản, thực tế nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều nét nhân văn và tình thương với con người. Đọc để thấy con người thời nào cũng vậy, khó khăn bế tắc hay đam mê hay cam chịu đều phảng phất giống nhau.
 

butchikim

Xe ngựa
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
29,689
Động cơ
30,727 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Thế nào là ánh chăng nừa rối ;))
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,148
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Đù má, cứ tưởng có em Tàng kiếm giai nhân Lâm Tiên Nhi của tui chứ hóa ra bài chẳng liên quan
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,191
Động cơ
707,690 Mã lực
2 câu hỏi đầu tiên:
- Các hiệp sỹ trong truyện chưởng sinh sống từ nguồn nào? Thấy đi lang thang suốt chả nhẽ cướp bóc để có ngân lượng mà sống ? (đánh rằng có 1 bộ phận nhỏ sống nhờ nghề Grab tức bảo tiêu :)) )
- Đi lang thang trong rừng trên núi hàng tháng vẫn thấy mặc bộ y phục đó, vậy các hiệp sỹ có tắm/giặt hàng ngày hằng tuần ko? Nhất là các nữ hiệp sỹ, nom thì có vẻ vẫn sạch sẽ thơm ngon :-j
 

paciatlan10

Xe đạp
Biển số
OF-778607
Ngày cấp bằng
28/5/21
Số km
44
Động cơ
34,800 Mã lực
Phim chưởng Tàu toàn có kiểu đánh nhau: cả nhóm quây đánh 1 người (nhân vật chính). Quây mà không xông vào cùng lúc, cứ từng người lần lượt xông vào cho nhân vật chính đập, những người còn lại đứng quanh múa may. Em toàn tắt luôn. Tầm chục năm nay ko xem phim chưởng Tàu nữa rồi.
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,191
Động cơ
707,690 Mã lực
Phim chưởng Tàu toàn có kiểu đánh nhau: cả nhóm quây đánh 1 người (nhân vật chính). Quây mà không xông vào cùng lúc, cứ từng người lần lượt xông vào cho nhân vật chính đập, những người còn lại đứng quanh múa may. Em toàn tắt luôn. Tầm chục năm nay ko xem phim chưởng Tàu nữa rồi.
Cả bọn quây xung quanh, trong đó quân lính vây vòng ngoài chĩa hàng trăm cái cung tên vào ...mà cuối cùng hiệp sỹ đánh tan cả bọn ko dính 1 mũi tên vì dùng kiếm/đao gạt rơi lả tả =))
 

minhlp

Xe tải
Biển số
OF-107719
Ngày cấp bằng
4/8/11
Số km
435
Động cơ
383,364 Mã lực
Klq tới việc VHNT phải nói dối hay nói thật mới hay, mà là theo sở thích của mỗi người thôi. Kiểu "tôi thấy nó hay thì tức là hay" :D
Em vốn là người đọc Kim Dung hơn hai chục năm nay, mỗi bộ đều đọc cỡ 5-7 lần. Mỗi lần đọc là em thấy như bị nghiện, khó dứt ra khỏi quyển sách, và đôi ba năm lại phải đọc lại một lần. Nó đơn thuần là sở thích chứ chưa nói tới nghệ thuật hay thật thà, dối gian.
 

vandatAT

Xe lăn
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
10,995
Động cơ
373,320 Mã lực
Cả bọn quây xung quanh, trong đó quân lính vây vòng ngoài chĩa hàng trăm cái cung tên vào ...mà cuối cùng hiệp sỹ đánh tan cả bọn ko dính 1 mũi tên vì dùng kiếm/đao gạt rơi lả tả =))
Ăn thua gì so với hành động Mỹ. Nhân vật chính đến sào huyệt bọn tội phạm (đối thủ), bố trí bao nhiêu sniper ẩn nấp. Thế mà toàn bắn trượt. Lăn lộn tránh né được hết (chấp mấy thằng xả cả băng AK luôn), xong quay lại cầm súng ngắn bòm phát chết sniper :D.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,511 Mã lực
Tuổi
63
Đợt này rảnh xem 1 đống phim chưởng, phim cổ trang, dã sử, lịch sử, huyền sử...và đọc báo, đọc truyện ..v.v... em thấy thế này:

- VHNT nếu quá chú trọng đến logic và tính chân thực ...đảm bảo không bao giờ có 1 tác phẩm hay, cuốn hút người xem.
- Những cuốn truyện hay, những bộ phim nhiều người theo dõi...có trong đó hàng trăm nghìn chi tiết thậm vô lý, đi ngược lại cả về quy luật và tính chất của vật chất ...thế mà người xem thích thú vì cách hành văn, diễn xuất và ngoại hình của diễn viên...mà bỏ qua tất cả :D
Vì vậy có thể coi VHNT chủ yếu mang nặng tính giải trí, ko bao hàm ý nghĩa giáo dục, nhân sinh quan các kiểu.


Em xin đưa 1 ví dụ điển hình là Truyện Kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, nói về lượng độc giả yêu thích các truyện chưởng của Kim Dung thì khỏi nói, đông đảo vô cùng...ai ai cũng mê.
Tuy nhiên khi đọc về nhận xét của nhà văn Vương Song đối với Truyện Kim Dung, lại cho ta 1 cách nhìn khác:
Em thì rút ra một kinh nghiệm: Một khi đã đọc truyện rồi thì xem phim ko thấy hay.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top