- Biển số
- OF-21133
- Ngày cấp bằng
- 14/9/08
- Số km
- 363
- Động cơ
- 501,776 Mã lực
Kính các cụ , em xin mạo muội tập trung các bài viết của anh em trên OF cũng như ở 1 số diễn đàn khác về 1 topic này nhằm giúp cho toàn thể anh em OF có 1 cái nhìn khái quát về VESPA , từ trên xuống dưứi, từ trái sang phải, từ trong ra ngoài . ngoài ra cũng là 1 chổ cho anh em thỏa thích trao đổi , thảo luận cho niềm đam mê của mình !
Nếu các cụ đồng ý thì chúng ta cùng (b)
Sơ lược về Lịch sử Vespa
Xe Vespa đã trở thành biểu tượng của nước Ý, biểu tượng của giới trẻ và biểu tượng của sự lãng mạn. Ngoài ra, Vespa cũng là một brand-name (nhãn hiệu) thành công nhất trong lịch sử thương mại: hơn 15 triệu xe Vespa đã được bán ra trong 50 năm!
Nhà máy sản xuất xe Vespa
Piaggio, như các quý vị đã biết, là công ty sản xuất xe Vespa. Công ty được thành lập năm 1884 tại Genoa, Italy bởi Rinaldo Piaggio với tên gọi ban đầu là Societa Anonima Piaggio. Dĩ nhiên, thế kỷ 19 làm gì đã tính chuyện sản xuất Vespa! Lúc này công ty phát triển các sản phẩm cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhưng ngay sau đó chuyển ngành công nghiệp đường sắt. Kế tiếp công ty sản xuất ô tô, thuyền. Trong thế chiến lần 1, Piaggio sản xuất phụ tùng máy bay và đến năm 1915 cả 1 chiếc máy bay nhãn hiệu Piaggio đã ra đời!
Năm 1938, Rinaldo Piaggio qua đời, để lại tài sản cho 2 con trai là Enrico Piaggio và Armando Piaggio. Nhà máy Piaggio lại tiếp tục sản xuất máy bay cho phe Trục, bao gồm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hạng nặng. Nhà máy trở thành mục tiêu oanh tạc của quân Đồng minh và đến cuối chiến tranh thế giới thứ 2, hơn 10000 công nhân Piaggio rơi vào cảnh thất nghiệp vì nhà máy đã bị phá hủy hoàn toàn. Ngoài ra, theo hiệp ước hoà bình, Piaggio bị cấm sản xuất máy bay nên Enrico Piaggio đã phải chuyển hướng sản xuất, nếu không muốn phá sản.
Vespa ra đời
Sau chiến tranh, cuộc sống người dân Italy rất khó khăn, đặc biệt là việc đi lại. Ô tô rất đắt tiền, ngay cả khi có đủ tiền mua cũng không có xăng cho xe chạy. Phần lớn người dân đi lại bằng xe đạp. Là một người có bằng cấp về giao thông, Enrico đã nhìn thấy một nhu cầu về phương tiện đi lại và chuyển hướng sản xuất.
Năm 1945, hai kỹ sư thiết kế của Piaggio là Vittorio Casini và Renzo Spolti đã cho ra lò một chiếc scooter tên là Paparino, tiếng Ý nghĩa là Donald duck. Piaggio khi chứng kiến “con vịt” đã nói đại loại là “a horrible-looking thing”. Ngay lập tức, chú vịt đi vào quên lãng.
Nhưng từ Paparino, Piaggio đã có ý tưởng mới. Ông ra lệnh cho các kỹ sư thiết kế phải tạo ra một chiếc xe làm sao “put the employees back to work and Italy back on wheels”, một chiếc scooter phải rẻ tiền, kinh tế, nhẹ và đặc biệt là phụ nữ cũng sử dụng được. Ngoài ra, chiếc xe phải dễ dùng, dễ sửa, phải tránh được bùn đất cho người lái. Và Piaggio cho gọi D’Ascanio, kỹ sư trưởng thiết kế máy bay đảm nhiệm công việc!
Vespu D’Ascanio không ưa gì thiết kế của loại mô tô truyền thống: chỗ ngồi không thoải mái, đễ bị bẩn khi qua đường lầy, cơ chế truyền động dùng xích nguy hiểm (!) và nhất là khó thay bánh xe bị xịt! Thế là ông này đã mang thiết kế của máy bay áp dụng vào xe máy, đó là tạo ra một “khung xe không có khung xe” (no backbone). Kỹ thuật này gọi là stressed-skin body work. Các chiến hữu để ý mà xem, sườn xe Vespa là những tấm kim loại được dập và hàn lại chứ không dùng khung. Nếu ai đã từng chơi cả Vespa lẫn lambretta sẽ dễ dàng nhận thấy điều này.
Ngày nay, người ta gọi kỹ thuật này là monocoque hay unibody.
Chỉ trong 3 tháng, D’Ascanio trình làng sản phẩm mới của mình. Lần này, Piaggio đã phải sửng sốt! Chiếc scooter của D’Ascanio trông thật gợi cảm với những đường cong khí động học, và nhìn tổng thể thì ... ôi, mô-đen quá, sành điệu quá!!! Mải mê ngắn nghía các đường cong tuyệt mỹ và nghe tiếng động cơ 98cc hai thì “phạch... phạch...”, Piaggio đã thốt lên “SEMBRA UNA VESPA” có nghĩa là “trông nó như con ong ấy nhỉ!” (it seems like a wasp), Ông ta còn thốt lên "Ồ nghe nó kêu như con ong ấy nhỉ" (It sounds like a wasp). Tên gọi Vespa đã ra đời như thế đấy!
Các đặc điểm của chiếc Vespa đầu tiên có thể tóm tắt như sau: không dùng khung chính mà dùng tấm kim loại dập, khung chắn đằng trước và sàn xe rộng rãi tránh cho người lái khỏi cái vết bùn đất của đường phố Italy vốn lổn nhổn lồi lõm sau chiến tranh không được tu sửa. Tay lái chẳng khác xe đạp là mấy, tạo cảm giác thân thiện. Xe không dùng dây xích để truyền động mà gằn thẳng bánh sau vào trục truyền động, tiết kiệm nhiên liệu do không phải tốn công cho bộ xích. Bánh xe dùng cỡ 8 inch và gắn vào xe chỉ bằng một bên. Đặc biệt, trục trước của của xe lấy thiết kế từ càng hạ cánh của máy bay! Như vậy, D’Ascanio đã đưa các yếu tố của xe máy, xe đạp, xe ô tô và cả máy bay vào chiếc scooter của mình!
Mẫu xe 98cm3 đã được giới thiệu lần đầu năm 1946 bởi Rome Golf Club trước các nhà lãnh đạo của đất nước Italy. Ngay sau đó, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin: “Vespa là sáng chế đầu tiên của nước Ý sau chiến tranh”, một chiếc xe thật tiện dụng và phong cách. Các quý bà quý cô sau khi được chạy thử đã rất mê loại xe này vì “mặc váy cũng đi xe được, không cần phải gò người như mấy cái xe mô tô thổ tả...”
Phấn khởi trước thành công ban đầu, Piaggio ra lệnh sản xuất lô xe đầu tiên gồm 100 chiếc. Xe nhanh chóng bán hết sạch! Trong năm 1946, 2181 chiếc đã bán ra. Năm tiếp theo, số lượng xe vọt lên 10.535 và năm 1948 bán được gần 20.000 xe!
Những năm tiếp theo, Piaggio liên tục cải tiến mẫu mã và Vespa đã tràn ngập các nẻo đường Italy. Chúng ta dễ dàng nhận ra diều này khi xem phim “Roman Holiday”. Sự nổi tiếng của Vespa đã vượt ra khỏi 1 quốc gia và vươn lên tầm thế giới. Vespa được sản xuất ở 13 nước khác nhau với chủng loại đa dạng: từ Vespa tí hon 50cc đến gã bặm trợn 200cc, Vespa đua, Vespa 3 bánh và thậm chí cả ô tô Vespa!
Các đời xe Vespa
Kể từ khi chú ong đầu tiên chào đời, đến nay vespa đã được nâng cấp, cải tiến rất nhiều: động cơ mạnh hơn, hệ thống xăng, hệ thống truyền động được hoàn thiện, phanh chuẩn hơn, kiểu dáng đa dạng ... 89 giống vespa đã được nhân bản, khoảng 20.000 thay đỉôi so với chiếc đầu tiên và khoảng 1.500 chi tiết máy đã được thiết kế lại. Tuy nhiên, những thay đổi dù lớn đến đâu cũng đều phải tuân thủ nguyên tắc ban đầu của Piaggio: vespa phải là một chiếc xe bền, thanh lịch và quan trọng nhất là không đắt tiền.
Đối với dân ngoại đạo: các tay chơi a còng, a vê nì, sờ pây xì... thì “vespa nào mà chẳng là vespa???” Nhưng khi đã cưỡi vespa, cảm vespa mới thấy mỗi đời xe đều có khác nhau, từ hình dáng bên ngoài đến cấu trúc động cơ. Dân sành điệu hay “bác sỹ vespa” (thợ máy) chỉ cần liếc qua đã biết. Từ chú ong non 1946 đến acma, standard của những năm 50-60 cho đến PX của thời hiện đại - mỗi đời xe đều có phong cách riêng, giá trị riêng và bản sắc riêng. Đó cũng là đặc điểm của dân chơi vespa: ông nào cũng cho rằng xe của mình là sành điệu nhất, phong cách nhất! Tôi đã từng chứng kiến một anh giai đi PX chê ỏng chê eo đám acma, standard rằng “ôi giời, ba cái xe cổ này đi chỉ được cái êm. Êm lúc dắt bộ ấy!”
Xu hướng chung của dân chơi quốc tế là cố gắng sở hữu 1 con vespa được SX từ những ngày đầu tiên cho đến khoảng 1951-1952. Thật đáng tiếc, những model này ở Việt Nam hoàn toàn vắng bóng (?).Cũng phải thôi, ở nước ngoài còn hiếm nữa là ở ta! Kế đế là vespa được SX từ nửa cuối thập niên 50 đến đầu thập niên 70. Đây cũng là thời kỳ của vespa cổ ở Việt Nam.
SỞ thích sưu tầm cũng thay đổi theo khu vực địa lý. Xe ở khu vực này chả ai thèm chơi nhưng mang đến khu vực khác lại có giá. Ví dụ dân Mỹ thích chơi loại phân khối lớn như GS 160, SS, GL, Sprint, Rally. Việt Nam lại thích loại “tròn tròn” hấp dẫn và quyến rũ của Acma, Standard còn Sprint thì ít ai chơi . thậm chí coótay còn nói “Sprint mà cổ cái gì, lưng thì có!!!”. Dân châu Âu, Mỹ thì mini năn nỉ cho cũng không thèm lấy nhưng trái lại các cô cậu Nhật Bản tóc nhuộm lại rất máu!
Đây, già làng Piaggio!
Nhà máy Piaggio tại Genoa
Còn đây là dây chuyền lắp ráp vespa douglas tại Anh quốc
Hoàng gia Anh quốc và vespa
Chiếc vespa douglas made in UK
Các đời Vespa ba bánh APE (tiếng Ý đọc là a-pei)
Vespa moped: một chiếc vespa đột biến gen của Piaggio
Vespa ss90:chiếc vespa hiếm nhất. Piaggio chỉ SX vài ngàn chiếc mà thôi.
PAPERINO
Chiếc scooter đầu tiên do kỹ sư Renzo Solti thiết kế cho hãng Piagio là chiếc mang mã số MP5 nhưng được biết đến nhiều hơn qua cái tên Paperino tức "con vịt" và là tên mà dân Ý đặt cho nhân vật vịt Donald của Walt disney. Chiếc này không được già làng Enrico Piagio ưng ý tuy nó là chiếc scooter đầu tiên của Ý có miếng chắn che chân mà sau này trở thành phổ biến trong tất cả các loại scooter.Ảnh của một trong số 100 "con vịt" Paperino của hãng Piagio để ý xe không có chân chống, chân dựng đây chỉ giúp xe đứng để chụp ảnh, những chiếc scooter đầu tiên của Piagio dựng bằng cách kê xe vào lề đường hoặc dựa xe vào tường
Khác như ý kiến của một số người, những chiếc Paperino không chỉ có sườn xe mà có cả máy móc tuy rằng máy không mạnh lắm, chỉ có 98 cc và xe chỉ có ... 2 số, máy xe được che kín hơn những chiếc Vespa sau này.
Bên hông của chiếc Paperino đặc biệt có một cái bơm tay, loại mà ta thường thấy trên những chiếc xe đạp Peuegot thuở trước. Để thế thôi chứ nếu xe xịt lốp mà ngồi đó bơm chắc chẳng mấy chốc thành lực sĩ tay to đít teo mất thôi
Bình xăng của xe Paperino phía dưới yên xe
"MP6"
Sau sự thất bại của MP5, già làng Piagio chọn một kỹ sư khác để thay thế cho ông Renzo Solti, ông này không ai khác hơn là kỹ sư Corrado D'''' Ascanio, kỹ sư thiết kế máy bay cho hãng Piagio trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai. Điều đặc biệt là ông D'''' Ascanio chưa hề chạy xe 2 bánh và cũng chưa hề thiết kế một loại xe hai bánh nào trước khi bắt tay vào thiết kết chiếc Vespa. Tất cả những gì ông biế về xe máy 2 bánh là "trông chúng như thế nào". Ông không nghĩ rằng loại xe này có sức hấp dẫn với đa số người tiêu dùng. Với ý nghĩ đó, D'''' Ascario quyết định thiết kế ra một loại xe mới có thể thoả mãn cả người chưa hề chạy xe máy 2 bánh bao giờ với những nguyên tắc như sau:
Thứ nhất: Nạn xịt lốp không còn là một vấn đề chỉ có thể sửa chữa bởi một thợ sửa chuyên nghiệp nữa. Người chạy xe có thể thay bánh xe sơ cua như bất kỳ người chạy xe hơi nào.
Thứ hai: người lái phải cảm thấy thoải mái khi leo lên xe ngồi lái.
Thứ ba: Chiếc xe phải dễ dàng trong nguyên tắc sử dụng để di chuyển trong thành phố nên những bộ phận điều khiển phải được đặt sao cho người lái không phải rời tay khỏi tay lái.
Thứ tư: Để quần áo không bị bẩn hay hư hại, máy móc phải được đặt cách xa người lái và phải được che chắn kỹ càng.Thế là chiếc xe MP6 ra đời, được chính già làng Piagio phê chuẩn và đặt tên sau khi nghe tiếng em kêu thánh thót: "Nó giống như con ong ấy nhỉ". Chiếc MP6 là chiếc Vespa đầu tiên đuợc trình cho ông chủ Enrico nhưng vẫn chưa phải là chiếc Vespa thương mại đầu tiên. Chiếc này đặc biệt có cái cốp bên máy còn chút hơi hướm thiết kế máy bay của nhà thiết kế tài ba
[
98, CHIẾC VESPA THƯƠNG MẠI ĐẦU TIÊN
Chiếc xe Vespa thương mại đầu tiên được trình làng trong một hội chợ ở Milan vào năm 1946. Ngay cả đức giám mục Schuster của địa hạt Lombardy cũng phải dừng lại đẻ xem sản phẩm độc đáo này. Chiếc scooter đầu tiên của Piagio không thành công ngay lập tức nhưng ngấm dần trong giới tiêu thụ như một thứ rượu ngon. Xe vespa đời đầu tiên có đặc điểm là dùng "dây số" bằng một hệ thống que nối tới máy và có một lỗ tròn bên cốp máy. Đèn đuôi cũng hình tròn và đèn lái nằm dưới vè. Chiếc Vespa này vẫn không có chân chống, chỉ có một miếng đệm để khỏi trầy xe khi kê gầm xe vào lề đường. Vespa giai đoạn này chỉ được sản xuất với hai màu xám và xanh.
NĂM 1949 VỚI CHIẾC VESPA 125 ĐẦU TIÊN
Chiếc Vespa của nwam này có một sốt thay đổi về kiểu dáng xe, cốp xe bên máy được cắt rộng ra, hệ thống nhún được thiết kế cho phía sau xe. Ngoài ra còn có một thay đổi quan trọng là bánh xe trước chuyển qua bên trái của trục lái và sẽ nằm nguyên bên đó cho tất cả các đời xe Vespa sau này. Cốp máy có bản lề phía trên, dễ mở hơn so với đời trước và yên sau trở thành vật không thể thiếu cho đời xe này trở đi. cùng với khoá xăng, một bộ phận quan trọng được thêm vào là chân chống của xe. Xe 125 phân khối với 4.5 mã lực, 3 số và có tốc độ tối đa là 70 ki lô mét trên giờ.
Nếu các cụ đồng ý thì chúng ta cùng (b)
Sơ lược về Lịch sử Vespa
Xe Vespa đã trở thành biểu tượng của nước Ý, biểu tượng của giới trẻ và biểu tượng của sự lãng mạn. Ngoài ra, Vespa cũng là một brand-name (nhãn hiệu) thành công nhất trong lịch sử thương mại: hơn 15 triệu xe Vespa đã được bán ra trong 50 năm!
Nhà máy sản xuất xe Vespa
Piaggio, như các quý vị đã biết, là công ty sản xuất xe Vespa. Công ty được thành lập năm 1884 tại Genoa, Italy bởi Rinaldo Piaggio với tên gọi ban đầu là Societa Anonima Piaggio. Dĩ nhiên, thế kỷ 19 làm gì đã tính chuyện sản xuất Vespa! Lúc này công ty phát triển các sản phẩm cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhưng ngay sau đó chuyển ngành công nghiệp đường sắt. Kế tiếp công ty sản xuất ô tô, thuyền. Trong thế chiến lần 1, Piaggio sản xuất phụ tùng máy bay và đến năm 1915 cả 1 chiếc máy bay nhãn hiệu Piaggio đã ra đời!
Năm 1938, Rinaldo Piaggio qua đời, để lại tài sản cho 2 con trai là Enrico Piaggio và Armando Piaggio. Nhà máy Piaggio lại tiếp tục sản xuất máy bay cho phe Trục, bao gồm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hạng nặng. Nhà máy trở thành mục tiêu oanh tạc của quân Đồng minh và đến cuối chiến tranh thế giới thứ 2, hơn 10000 công nhân Piaggio rơi vào cảnh thất nghiệp vì nhà máy đã bị phá hủy hoàn toàn. Ngoài ra, theo hiệp ước hoà bình, Piaggio bị cấm sản xuất máy bay nên Enrico Piaggio đã phải chuyển hướng sản xuất, nếu không muốn phá sản.
Vespa ra đời
Sau chiến tranh, cuộc sống người dân Italy rất khó khăn, đặc biệt là việc đi lại. Ô tô rất đắt tiền, ngay cả khi có đủ tiền mua cũng không có xăng cho xe chạy. Phần lớn người dân đi lại bằng xe đạp. Là một người có bằng cấp về giao thông, Enrico đã nhìn thấy một nhu cầu về phương tiện đi lại và chuyển hướng sản xuất.
Năm 1945, hai kỹ sư thiết kế của Piaggio là Vittorio Casini và Renzo Spolti đã cho ra lò một chiếc scooter tên là Paparino, tiếng Ý nghĩa là Donald duck. Piaggio khi chứng kiến “con vịt” đã nói đại loại là “a horrible-looking thing”. Ngay lập tức, chú vịt đi vào quên lãng.
Nhưng từ Paparino, Piaggio đã có ý tưởng mới. Ông ra lệnh cho các kỹ sư thiết kế phải tạo ra một chiếc xe làm sao “put the employees back to work and Italy back on wheels”, một chiếc scooter phải rẻ tiền, kinh tế, nhẹ và đặc biệt là phụ nữ cũng sử dụng được. Ngoài ra, chiếc xe phải dễ dùng, dễ sửa, phải tránh được bùn đất cho người lái. Và Piaggio cho gọi D’Ascanio, kỹ sư trưởng thiết kế máy bay đảm nhiệm công việc!
Vespu D’Ascanio không ưa gì thiết kế của loại mô tô truyền thống: chỗ ngồi không thoải mái, đễ bị bẩn khi qua đường lầy, cơ chế truyền động dùng xích nguy hiểm (!) và nhất là khó thay bánh xe bị xịt! Thế là ông này đã mang thiết kế của máy bay áp dụng vào xe máy, đó là tạo ra một “khung xe không có khung xe” (no backbone). Kỹ thuật này gọi là stressed-skin body work. Các chiến hữu để ý mà xem, sườn xe Vespa là những tấm kim loại được dập và hàn lại chứ không dùng khung. Nếu ai đã từng chơi cả Vespa lẫn lambretta sẽ dễ dàng nhận thấy điều này.
Ngày nay, người ta gọi kỹ thuật này là monocoque hay unibody.
Chỉ trong 3 tháng, D’Ascanio trình làng sản phẩm mới của mình. Lần này, Piaggio đã phải sửng sốt! Chiếc scooter của D’Ascanio trông thật gợi cảm với những đường cong khí động học, và nhìn tổng thể thì ... ôi, mô-đen quá, sành điệu quá!!! Mải mê ngắn nghía các đường cong tuyệt mỹ và nghe tiếng động cơ 98cc hai thì “phạch... phạch...”, Piaggio đã thốt lên “SEMBRA UNA VESPA” có nghĩa là “trông nó như con ong ấy nhỉ!” (it seems like a wasp), Ông ta còn thốt lên "Ồ nghe nó kêu như con ong ấy nhỉ" (It sounds like a wasp). Tên gọi Vespa đã ra đời như thế đấy!
Các đặc điểm của chiếc Vespa đầu tiên có thể tóm tắt như sau: không dùng khung chính mà dùng tấm kim loại dập, khung chắn đằng trước và sàn xe rộng rãi tránh cho người lái khỏi cái vết bùn đất của đường phố Italy vốn lổn nhổn lồi lõm sau chiến tranh không được tu sửa. Tay lái chẳng khác xe đạp là mấy, tạo cảm giác thân thiện. Xe không dùng dây xích để truyền động mà gằn thẳng bánh sau vào trục truyền động, tiết kiệm nhiên liệu do không phải tốn công cho bộ xích. Bánh xe dùng cỡ 8 inch và gắn vào xe chỉ bằng một bên. Đặc biệt, trục trước của của xe lấy thiết kế từ càng hạ cánh của máy bay! Như vậy, D’Ascanio đã đưa các yếu tố của xe máy, xe đạp, xe ô tô và cả máy bay vào chiếc scooter của mình!
Mẫu xe 98cm3 đã được giới thiệu lần đầu năm 1946 bởi Rome Golf Club trước các nhà lãnh đạo của đất nước Italy. Ngay sau đó, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin: “Vespa là sáng chế đầu tiên của nước Ý sau chiến tranh”, một chiếc xe thật tiện dụng và phong cách. Các quý bà quý cô sau khi được chạy thử đã rất mê loại xe này vì “mặc váy cũng đi xe được, không cần phải gò người như mấy cái xe mô tô thổ tả...”
Phấn khởi trước thành công ban đầu, Piaggio ra lệnh sản xuất lô xe đầu tiên gồm 100 chiếc. Xe nhanh chóng bán hết sạch! Trong năm 1946, 2181 chiếc đã bán ra. Năm tiếp theo, số lượng xe vọt lên 10.535 và năm 1948 bán được gần 20.000 xe!
Những năm tiếp theo, Piaggio liên tục cải tiến mẫu mã và Vespa đã tràn ngập các nẻo đường Italy. Chúng ta dễ dàng nhận ra diều này khi xem phim “Roman Holiday”. Sự nổi tiếng của Vespa đã vượt ra khỏi 1 quốc gia và vươn lên tầm thế giới. Vespa được sản xuất ở 13 nước khác nhau với chủng loại đa dạng: từ Vespa tí hon 50cc đến gã bặm trợn 200cc, Vespa đua, Vespa 3 bánh và thậm chí cả ô tô Vespa!
Các đời xe Vespa
Kể từ khi chú ong đầu tiên chào đời, đến nay vespa đã được nâng cấp, cải tiến rất nhiều: động cơ mạnh hơn, hệ thống xăng, hệ thống truyền động được hoàn thiện, phanh chuẩn hơn, kiểu dáng đa dạng ... 89 giống vespa đã được nhân bản, khoảng 20.000 thay đỉôi so với chiếc đầu tiên và khoảng 1.500 chi tiết máy đã được thiết kế lại. Tuy nhiên, những thay đổi dù lớn đến đâu cũng đều phải tuân thủ nguyên tắc ban đầu của Piaggio: vespa phải là một chiếc xe bền, thanh lịch và quan trọng nhất là không đắt tiền.
Đối với dân ngoại đạo: các tay chơi a còng, a vê nì, sờ pây xì... thì “vespa nào mà chẳng là vespa???” Nhưng khi đã cưỡi vespa, cảm vespa mới thấy mỗi đời xe đều có khác nhau, từ hình dáng bên ngoài đến cấu trúc động cơ. Dân sành điệu hay “bác sỹ vespa” (thợ máy) chỉ cần liếc qua đã biết. Từ chú ong non 1946 đến acma, standard của những năm 50-60 cho đến PX của thời hiện đại - mỗi đời xe đều có phong cách riêng, giá trị riêng và bản sắc riêng. Đó cũng là đặc điểm của dân chơi vespa: ông nào cũng cho rằng xe của mình là sành điệu nhất, phong cách nhất! Tôi đã từng chứng kiến một anh giai đi PX chê ỏng chê eo đám acma, standard rằng “ôi giời, ba cái xe cổ này đi chỉ được cái êm. Êm lúc dắt bộ ấy!”
Xu hướng chung của dân chơi quốc tế là cố gắng sở hữu 1 con vespa được SX từ những ngày đầu tiên cho đến khoảng 1951-1952. Thật đáng tiếc, những model này ở Việt Nam hoàn toàn vắng bóng (?).Cũng phải thôi, ở nước ngoài còn hiếm nữa là ở ta! Kế đế là vespa được SX từ nửa cuối thập niên 50 đến đầu thập niên 70. Đây cũng là thời kỳ của vespa cổ ở Việt Nam.
SỞ thích sưu tầm cũng thay đổi theo khu vực địa lý. Xe ở khu vực này chả ai thèm chơi nhưng mang đến khu vực khác lại có giá. Ví dụ dân Mỹ thích chơi loại phân khối lớn như GS 160, SS, GL, Sprint, Rally. Việt Nam lại thích loại “tròn tròn” hấp dẫn và quyến rũ của Acma, Standard còn Sprint thì ít ai chơi . thậm chí coótay còn nói “Sprint mà cổ cái gì, lưng thì có!!!”. Dân châu Âu, Mỹ thì mini năn nỉ cho cũng không thèm lấy nhưng trái lại các cô cậu Nhật Bản tóc nhuộm lại rất máu!
Đây, già làng Piaggio!
Nhà máy Piaggio tại Genoa
Còn đây là dây chuyền lắp ráp vespa douglas tại Anh quốc
Hoàng gia Anh quốc và vespa
Chiếc vespa douglas made in UK
Các đời Vespa ba bánh APE (tiếng Ý đọc là a-pei)
Vespa moped: một chiếc vespa đột biến gen của Piaggio
Vespa ss90:chiếc vespa hiếm nhất. Piaggio chỉ SX vài ngàn chiếc mà thôi.
PAPERINO
Chiếc scooter đầu tiên do kỹ sư Renzo Solti thiết kế cho hãng Piagio là chiếc mang mã số MP5 nhưng được biết đến nhiều hơn qua cái tên Paperino tức "con vịt" và là tên mà dân Ý đặt cho nhân vật vịt Donald của Walt disney. Chiếc này không được già làng Enrico Piagio ưng ý tuy nó là chiếc scooter đầu tiên của Ý có miếng chắn che chân mà sau này trở thành phổ biến trong tất cả các loại scooter.Ảnh của một trong số 100 "con vịt" Paperino của hãng Piagio để ý xe không có chân chống, chân dựng đây chỉ giúp xe đứng để chụp ảnh, những chiếc scooter đầu tiên của Piagio dựng bằng cách kê xe vào lề đường hoặc dựa xe vào tường
Khác như ý kiến của một số người, những chiếc Paperino không chỉ có sườn xe mà có cả máy móc tuy rằng máy không mạnh lắm, chỉ có 98 cc và xe chỉ có ... 2 số, máy xe được che kín hơn những chiếc Vespa sau này.
Bên hông của chiếc Paperino đặc biệt có một cái bơm tay, loại mà ta thường thấy trên những chiếc xe đạp Peuegot thuở trước. Để thế thôi chứ nếu xe xịt lốp mà ngồi đó bơm chắc chẳng mấy chốc thành lực sĩ tay to đít teo mất thôi
Bình xăng của xe Paperino phía dưới yên xe
"MP6"
Sau sự thất bại của MP5, già làng Piagio chọn một kỹ sư khác để thay thế cho ông Renzo Solti, ông này không ai khác hơn là kỹ sư Corrado D'''' Ascanio, kỹ sư thiết kế máy bay cho hãng Piagio trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai. Điều đặc biệt là ông D'''' Ascanio chưa hề chạy xe 2 bánh và cũng chưa hề thiết kế một loại xe hai bánh nào trước khi bắt tay vào thiết kết chiếc Vespa. Tất cả những gì ông biế về xe máy 2 bánh là "trông chúng như thế nào". Ông không nghĩ rằng loại xe này có sức hấp dẫn với đa số người tiêu dùng. Với ý nghĩ đó, D'''' Ascario quyết định thiết kế ra một loại xe mới có thể thoả mãn cả người chưa hề chạy xe máy 2 bánh bao giờ với những nguyên tắc như sau:
Thứ nhất: Nạn xịt lốp không còn là một vấn đề chỉ có thể sửa chữa bởi một thợ sửa chuyên nghiệp nữa. Người chạy xe có thể thay bánh xe sơ cua như bất kỳ người chạy xe hơi nào.
Thứ hai: người lái phải cảm thấy thoải mái khi leo lên xe ngồi lái.
Thứ ba: Chiếc xe phải dễ dàng trong nguyên tắc sử dụng để di chuyển trong thành phố nên những bộ phận điều khiển phải được đặt sao cho người lái không phải rời tay khỏi tay lái.
Thứ tư: Để quần áo không bị bẩn hay hư hại, máy móc phải được đặt cách xa người lái và phải được che chắn kỹ càng.Thế là chiếc xe MP6 ra đời, được chính già làng Piagio phê chuẩn và đặt tên sau khi nghe tiếng em kêu thánh thót: "Nó giống như con ong ấy nhỉ". Chiếc MP6 là chiếc Vespa đầu tiên đuợc trình cho ông chủ Enrico nhưng vẫn chưa phải là chiếc Vespa thương mại đầu tiên. Chiếc này đặc biệt có cái cốp bên máy còn chút hơi hướm thiết kế máy bay của nhà thiết kế tài ba
[
98, CHIẾC VESPA THƯƠNG MẠI ĐẦU TIÊN
Chiếc xe Vespa thương mại đầu tiên được trình làng trong một hội chợ ở Milan vào năm 1946. Ngay cả đức giám mục Schuster của địa hạt Lombardy cũng phải dừng lại đẻ xem sản phẩm độc đáo này. Chiếc scooter đầu tiên của Piagio không thành công ngay lập tức nhưng ngấm dần trong giới tiêu thụ như một thứ rượu ngon. Xe vespa đời đầu tiên có đặc điểm là dùng "dây số" bằng một hệ thống que nối tới máy và có một lỗ tròn bên cốp máy. Đèn đuôi cũng hình tròn và đèn lái nằm dưới vè. Chiếc Vespa này vẫn không có chân chống, chỉ có một miếng đệm để khỏi trầy xe khi kê gầm xe vào lề đường. Vespa giai đoạn này chỉ được sản xuất với hai màu xám và xanh.
NĂM 1949 VỚI CHIẾC VESPA 125 ĐẦU TIÊN
Chiếc Vespa của nwam này có một sốt thay đổi về kiểu dáng xe, cốp xe bên máy được cắt rộng ra, hệ thống nhún được thiết kế cho phía sau xe. Ngoài ra còn có một thay đổi quan trọng là bánh xe trước chuyển qua bên trái của trục lái và sẽ nằm nguyên bên đó cho tất cả các đời xe Vespa sau này. Cốp máy có bản lề phía trên, dễ mở hơn so với đời trước và yên sau trở thành vật không thể thiếu cho đời xe này trở đi. cùng với khoá xăng, một bộ phận quan trọng được thêm vào là chân chống của xe. Xe 125 phân khối với 4.5 mã lực, 3 số và có tốc độ tối đa là 70 ki lô mét trên giờ.