[ATGT] Về văn hóa sử dụng đèn xe

Realmadridfan

Đi bộ
Biển số
OF-410569
Ngày cấp bằng
15/3/16
Số km
3
Động cơ
224,230 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
Nói về ý thức tham gia giao thông hay hiểu biết về luật giao thông ở Việt Nam thì đã có rất, rất nhiều bài, nhưng hôm nay, tôi chỉ muốn nói về một số nguyên tắc nhỏ về sử dụng đèn, tín hiệu của xe. Nói là nguyên tắc nhỏ nhưng ảnh hưởng của chúng thì lại khá lớn đối với an toàn giao thông nói chung.

Sau hơn 14 năm lái xe ở nhiều nước khác nhau, tôi thấy có một số điểm rất lạ (không giống thông lệ quốc tế) về cách sử dụng đèn và xi nhan xe ở Việt Nam.

Nổi bật nhất trong những điểm lạ đó là việc bật xi nhan bên phải (thậm chí bên trái) để báo cho các xe quanh mình là xe đang dừng/đỗ. Các lái xe Việt không hiểu học được nguyên tắc này từ đâu mà coi đây là hiển nhiên, đúng đắn. Theo thiết kế xe, cũng như các quy ước, nguyên tắc giao thông toàn cầu thì xi nhan một bên chỉ sử dụng để thông báo xe mình sẽ đổi làn, đổi hướng di chuyển, tuyệt đối không dùng khi xe đang dừng/đỗ hoặc vẫn di chuyển trên một đường thẳng, không có giao cắt, tách làn (cần cảnh báo cho xe xung quanh về lựa chọn đường của mình). Khi các bạn dừng/đỗ hoặc đi chậm trên đường lưu thông nghĩa là các bạn đang trở thành một chướng ngại vật, một mối đe dọa (hazard) đối với các phương tiện khác nên tín hiệu cần và phải dùng là đèn khẩn cấp (hazard lights) hay gọi đơn giản là đèn xi nhan đôi.

Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam, cảnh sát sẽ phạt bạn vì dùng đèn khẩn cấp khi xe không hỏng. Đây là một nhận định hoàn toàn sai. Ngược lại, nếu xe bạn đang cản trở giao thông vì bất cứ lý do gì (xe hỏng, dừng/đỗ để trả khách, chờ khách, đi chậm…) thì bạn phải bật xi nhan đôi, và bạn hoàn toàn có thể bị phạt vì không có tín hiệu cảnh báo.

Cũng có người cho rằng cứ bật xi nhan đôi là được phép dừng/đỗ bất cứ chỗ nào (cùng lắm thì cãi là xe hỏng), đây là cách hiểu tiêu cực, vì đèn khẩn cấp chỉ có tác dụng thông báo để các xe khác tránh chứ không phải là để dành quyền dừng/đỗ (xe các bạn không hỏng thì cảnh sát vẫn phạt lỗi dừng/đỗ sai quy định như thường).

Việc bật xi nhan một bên khi xe không di chuyển khiến người đi sau chỉ có thể hiểu là các bạn muốn rẽ phải (hoặc trái) nhưng chưa rẽ được, đặc biệt là khi ở gần điểm giao cắt. Vậy nên, mong mọi người hãy thay đổi ngay thói quen xấu và hết sức nguy hiểm này: Khi dừng/đỗ, đi chậm trên đường lưu thông thì các bạn hãy bật đèn xi nhan đôi (hazard lights) để cảnh báo các xe khác, đây là việc cần và phải làm vì an toàn của chính các bạn cũng như mọi người khác (đặc biệt là lái xe taxi, grab, uber, xe bus, xe khách…).

Các điểm tiếp theo là dành cho cả ô tô, xe máy, xe máy điện, xe đạp điện…

Điểm lạ thứ hai là việc dùng xi nhan trái (hoặc phải) để xin vượt khi xe vẫn di chuyển trên một đường thằng/làn. Một lần nữa, xi nhan một bên chỉ dùng để thông báo việc xe bạn sẽ đổi hướng, đổi làn hay lựa chọn một làn (khi có tách làn, lên/xuống cầu…) chứ không phải để xin vượt xe cùng làn. Việc dùng xi nhan để xin vượt như vậy cũng dẫn đến hiểu lầm là xe bạn muốn rẽ nhưng chưa rẽ được, gây nguy hiểm. Chỉ bật xi nhan nếu bạn đổi làn và vượt (bật trước khi đổi làn, sau đó bật xi nhan trước khi nhập lại làn cũ).

Điểm lạ thứ ba là việc bật xi nhan khi đã bắt đầu chuyển hướng, chuyển làn (chuyển rồi thì bật làm gì nữa). Việc sử dụng xi nhan cần được thực hiện sớm để cảnh báo chứ không phải bật chỉ để đối phó cảnh sát. An toàn quan trọng hơn sợ cảnh sát, phải không? Tương tự, cho dù là di chuyển trong bãi đỗ xe khu nhà, hay trong đường làng thì vẫn cần dùng xi nhan (lý do vẫn vậy thôi: cảnh báo, an toàn…) chứ không phải ở đâu có nguy cơ gặp cảnh sát mới dùng.

Điểm lạ thứ tư là việc các lái xe dường như ít hiểu, ít biết là nguyên tắc phải bật đèn xe trong hầm, bãi đỗ xe có mái che… Việc bật đèn xe ở trong hầm hay bãi đỗ xe có mái che… (cho dù ở đó đã có đèn) ngoài mục đích để lái xe nhìn đường thì là để các xe khác và người đi bộ có thể nhìn thấy và tránh xe bạn, đây là quy định của Luật (Điều 27 Luật Giao thông) chứ không phải chỉ là phép lịch sự hay quy ước an toàn.

Điểm lạ thứ năm thì nhỏ thôi nhưng cũng quan trọng là việc bật xi nhan phải khi ra khỏi bùng binh/vòng xuyến (kể cả khi bạn đi trên đường thẳng). Đây là một việc mà các lái xe Việt ít thực hiện và cần được phổ biến nhiều hơn.

Một số điểm lạ khác đã được nhắc tới nhiều lần nhưng vẫn tồn tại như bật đèn pha khi có xe xung quanh dẫn đến hạn chế tầm nhìn của xe khác hay bật xi nhan đôi khi đi thẳng qua đường giao cắt, bùng binh thì tôi chỉ điểm tên chứ không phân tích vì chúng khá hiển nhiên và cũng mong các thói quen xấu này sớm biến mất.

Chắc vẫn còn một số điều tôi chưa nhắc đến, mong mọi người tiếp tục góp ý để cùng tiến bộ nhưng xin đừng gửi ý kiến theo kiểu “Bật xi nhan một bên khi dừng/đỗ là đủ rồi, đừng có bày đặt khiến người khác bị phạt oan”, hay “Phải bật xi nhan khi vượt cùng làn chứ, không biết mà cũng nói…” vì có thể các bạn không nhận ra nhưng các bạn đang sai đó, và thái độ góp ý như vậy không hề tích cực.

Khi tham gia giao thông thì an toàn là quan trọng nhất chứ không phải đối phó cảnh sát, họ cũng chỉ làm việc để cho tất cả mọi người lưu thông một cách an toàn thôi (tất cả các loại luật, quy tắc, quy ước cũng phục vụ mục đích đảm bảo anh toàn thôi mà).
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Luật ko nghiêm thì lái xe dùng lệ vậy ! :).
Lệ không thể dùng để phạt, nhưng cũng giúp thông tin cho nhau.
 

12o0n3y

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-176692
Ngày cấp bằng
14/1/13
Số km
141
Động cơ
341,281 Mã lực
Trong bài thi sát hạch có phần dừng đỗ khẩn cấp mà, sao lại bảo ko có ai dạy các cụ nhỉ. Có chăng chỉ là lấy lệ thôi chứ ạ :D
 

duyky

Xe điện
Biển số
OF-67451
Ngày cấp bằng
1/7/10
Số km
2,446
Động cơ
448,300 Mã lực
Nguyên tắc này lúc học luật thày có dạy, khi thi sát hạch cũng có bài này mà
 

Fuku

Xe hơi
Biển số
OF-328620
Ngày cấp bằng
25/7/14
Số km
153
Động cơ
285,575 Mã lực
Bác nói chuẩn quá, đi đường gặp xe đèn pha chiếu thẳng mặt em chỉ còn cách giảm ga lại đi thật chậm để bảo vệ chính mình :(
 

Manhpbk

Xe điện
Biển số
OF-37388
Ngày cấp bằng
6/6/09
Số km
4,997
Động cơ
1,032,969 Mã lực
Nơi ở
Quận Đống Đa
Website
temxacthuc.vn
các cụ đừng mắng là mấy ông lái xe mất dạy mà được dạy nhưng k làm theo đới chớ. Cám ơn cụ chủ thớt, dưng ở VN lái xe thì công lý cũng chỉ là diễn viên hài thôi cụ :D
 

boykhat

Xe tải
Biển số
OF-117930
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
207
Động cơ
386,725 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thất vượt bật nhan trái cũng có tác dụng ra tín hiệu tốt đấy chứ
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thói quen bật xi nhan trái chắc chắn có từ xưa rồi, từ hồi mà đường quốc lộ của ta chỉ 'thênh thang 8 thước' và khi đó muốn vượt xe trước là phải chuyển sang làn đối diện, mà như vậy là phải xi nhan ! Lâu dần thành lệ kể cả đường nhiều làn, thậm chí cao tốc.
Còn đỗ mà vẫn giữ xi nhan thì cũng do thói quen: rẽ vào lề để đỗ là phải xi nhan phải, thế rồi giữ luôn. Em mà cứ đỗ tạm ở lề là bật đèn cảnh báo.
Còn đèn pha thì chẳng qua xx không bắt, lâu dần thành quen... một thói quen tai hại.
 

laixe01

Xe container
Biển số
OF-117166
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,461
Động cơ
648,347 Mã lực
Nói về ý thức tham gia giao thông hay hiểu biết về luật giao thông ở Việt Nam thì đã có rất, rất nhiều bài, nhưng hôm nay, tôi chỉ muốn nói về một số nguyên tắc nhỏ về sử dụng đèn, tín hiệu của xe. Nói là nguyên tắc nhỏ nhưng ảnh hưởng của chúng thì lại khá lớn đối với an toàn giao thông nói chung.

Sau hơn 14 năm lái xe ở nhiều nước khác nhau, tôi thấy có một số điểm rất lạ (không giống thông lệ quốc tế) về cách sử dụng đèn và xi nhan xe ở Việt Nam.

Nổi bật nhất trong những điểm lạ đó là việc bật xi nhan bên phải (thậm chí bên trái) để báo cho các xe quanh mình là xe đang dừng/đỗ. Các lái xe Việt không hiểu học được nguyên tắc này từ đâu mà coi đây là hiển nhiên, đúng đắn. Theo thiết kế xe, cũng như các quy ước, nguyên tắc giao thông toàn cầu thì xi nhan một bên chỉ sử dụng để thông báo xe mình sẽ đổi làn, đổi hướng di chuyển, tuyệt đối không dùng khi xe đang dừng/đỗ hoặc vẫn di chuyển trên một đường thẳng, không có giao cắt, tách làn (cần cảnh báo cho xe xung quanh về lựa chọn đường của mình). Khi các bạn dừng/đỗ hoặc đi chậm trên đường lưu thông nghĩa là các bạn đang trở thành một chướng ngại vật, một mối đe dọa (hazard) đối với các phương tiện khác nên tín hiệu cần và phải dùng là đèn khẩn cấp (hazard lights) hay gọi đơn giản là đèn xi nhan đôi.

Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam, cảnh sát sẽ phạt bạn vì dùng đèn khẩn cấp khi xe không hỏng. Đây là một nhận định hoàn toàn sai. Ngược lại, nếu xe bạn đang cản trở giao thông vì bất cứ lý do gì (xe hỏng, dừng/đỗ để trả khách, chờ khách, đi chậm…) thì bạn phải bật xi nhan đôi, và bạn hoàn toàn có thể bị phạt vì không có tín hiệu cảnh báo.

Cũng có người cho rằng cứ bật xi nhan đôi là được phép dừng/đỗ bất cứ chỗ nào (cùng lắm thì cãi là xe hỏng), đây là cách hiểu tiêu cực, vì đèn khẩn cấp chỉ có tác dụng thông báo để các xe khác tránh chứ không phải là để dành quyền dừng/đỗ (xe các bạn không hỏng thì cảnh sát vẫn phạt lỗi dừng/đỗ sai quy định như thường).

Việc bật xi nhan một bên khi xe không di chuyển khiến người đi sau chỉ có thể hiểu là các bạn muốn rẽ phải (hoặc trái) nhưng chưa rẽ được, đặc biệt là khi ở gần điểm giao cắt. Vậy nên, mong mọi người hãy thay đổi ngay thói quen xấu và hết sức nguy hiểm này: Khi dừng/đỗ, đi chậm trên đường lưu thông thì các bạn hãy bật đèn xi nhan đôi (hazard lights) để cảnh báo các xe khác, đây là việc cần và phải làm vì an toàn của chính các bạn cũng như mọi người khác (đặc biệt là lái xe taxi, grab, uber, xe bus, xe khách…).

Các điểm tiếp theo là dành cho cả ô tô, xe máy, xe máy điện, xe đạp điện…

Điểm lạ thứ hai là việc dùng xi nhan trái (hoặc phải) để xin vượt khi xe vẫn di chuyển trên một đường thằng/làn. Một lần nữa, xi nhan một bên chỉ dùng để thông báo việc xe bạn sẽ đổi hướng, đổi làn hay lựa chọn một làn (khi có tách làn, lên/xuống cầu…) chứ không phải để xin vượt xe cùng làn. Việc dùng xi nhan để xin vượt như vậy cũng dẫn đến hiểu lầm là xe bạn muốn rẽ nhưng chưa rẽ được, gây nguy hiểm. Chỉ bật xi nhan nếu bạn đổi làn và vượt (bật trước khi đổi làn, sau đó bật xi nhan trước khi nhập lại làn cũ).

Điểm lạ thứ ba là việc bật xi nhan khi đã bắt đầu chuyển hướng, chuyển làn (chuyển rồi thì bật làm gì nữa). Việc sử dụng xi nhan cần được thực hiện sớm để cảnh báo chứ không phải bật chỉ để đối phó cảnh sát. An toàn quan trọng hơn sợ cảnh sát, phải không? Tương tự, cho dù là di chuyển trong bãi đỗ xe khu nhà, hay trong đường làng thì vẫn cần dùng xi nhan (lý do vẫn vậy thôi: cảnh báo, an toàn…) chứ không phải ở đâu có nguy cơ gặp cảnh sát mới dùng.

Điểm lạ thứ tư là việc các lái xe dường như ít hiểu, ít biết là nguyên tắc phải bật đèn xe trong hầm, bãi đỗ xe có mái che… Việc bật đèn xe ở trong hầm hay bãi đỗ xe có mái che… (cho dù ở đó đã có đèn) ngoài mục đích để lái xe nhìn đường thì là để các xe khác và người đi bộ có thể nhìn thấy và tránh xe bạn, đây là quy định của Luật (Điều 27 Luật Giao thông) chứ không phải chỉ là phép lịch sự hay quy ước an toàn.

Điểm lạ thứ năm thì nhỏ thôi nhưng cũng quan trọng là việc bật xi nhan phải khi ra khỏi bùng binh/vòng xuyến (kể cả khi bạn đi trên đường thẳng). Đây là một việc mà các lái xe Việt ít thực hiện và cần được phổ biến nhiều hơn.

Một số điểm lạ khác đã được nhắc tới nhiều lần nhưng vẫn tồn tại như bật đèn pha khi có xe xung quanh dẫn đến hạn chế tầm nhìn của xe khác hay bật xi nhan đôi khi đi thẳng qua đường giao cắt, bùng binh thì tôi chỉ điểm tên chứ không phân tích vì chúng khá hiển nhiên và cũng mong các thói quen xấu này sớm biến mất.

Chắc vẫn còn một số điều tôi chưa nhắc đến, mong mọi người tiếp tục góp ý để cùng tiến bộ nhưng xin đừng gửi ý kiến theo kiểu “Bật xi nhan một bên khi dừng/đỗ là đủ rồi, đừng có bày đặt khiến người khác bị phạt oan”, hay “Phải bật xi nhan khi vượt cùng làn chứ, không biết mà cũng nói…” vì có thể các bạn không nhận ra nhưng các bạn đang sai đó, và thái độ góp ý như vậy không hề tích cực.

Khi tham gia giao thông thì an toàn là quan trọng nhất chứ không phải đối phó cảnh sát, họ cũng chỉ làm việc để cho tất cả mọi người lưu thông một cách an toàn thôi (tất cả các loại luật, quy tắc, quy ước cũng phục vụ mục đích đảm bảo anh toàn thôi mà).
Bài của bác rất chi tiết & tâm huyết, cơ mà ở cái xứ này tiếc là "văn hoá" là 1 cái gì đó xa vời & mông lung bác ạ.
 

longtech21

Xe tăng
Biển số
OF-137780
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,555
Động cơ
382,028 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long <--> Thăng Long
em vẫn ức chế nhất quả bật xi nhan đôi khi đi thẳng qua ngã tư, nhiều khi bị khuất lại tưởng chuyển hướng, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác.
 

sunvoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-381762
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,977
Động cơ
256,965 Mã lực
Đọc xong mà hoang mang,

1. "đi chậm trên đường lưu thông thì các bạn hãy bật đèn xi nhan đôi" - gặp quả này thì bó tay, biết xe bật xinhan đi đường nào mà người đi sau tránh? Đặc biệt là gặp các quả khổng lồ như bus, ben?

2. Điểm thứ 2 càng không áp dụng được cho VN, luật quy định rất rõ, không được vượt khi phía trước có giao cắt, thằng nào vượt trường hợp ấy vừa sai, vừa ngu, chẳng sợ hiểu lầm.

Trên đoạn đường thẳng, khi muốn vượt mà thiếu tín hiệu đèn xinhan thì có khi người đi trước có thể nhầm với thông báo khác bằng đèn của người đi sau.

3. Điểm Thứ 3 lại càng hài, ko thông báo thì ai hiểu xe đi hướng nào mà tránh?
 

Krampus

Xe tải
Biển số
OF-401557
Ngày cấp bằng
18/1/16
Số km
315
Động cơ
742,427 Mã lực
2. Nếu cụ muốn vượt xe cùng làn mà ko chuyển làn, nếu ko xi nhan trái thì làm sao xe trước biết mà cho vượt???
 

boykhat

Xe tải
Biển số
OF-117930
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
207
Động cơ
386,725 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
2. Nếu cụ muốn vượt xe cùng làn mà ko chuyển làn, nếu ko xi nhan trái thì làm sao xe trước biết mà cho vượt???
Cụ nói chuẩn. Cháu thấy xi nhan xin vượt là dễ chịu nhất, ko đc thì mới đá pha rồi mới còi
 

Thoivedi

Xe buýt
Biển số
OF-5190
Ngày cấp bằng
6/6/07
Số km
519
Động cơ
548,565 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Em chỉ thấy hiện giờ đang có 1 tình trạng là lắp đèn led siêu sáng tràn lan (cả ô tô và xe máy). Có nhiều lần em bị đơ vì xe đối diện chiếu thẳng pha vào mẹt. Không ít lần bị xe sau dí pha lóa mắt. Chỉ muốn chửi.
 

Developer87

Xe tăng
Biển số
OF-386653
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
1,169
Động cơ
248,706 Mã lực
Tuổi
37
Cụ chủ viết "Điểm lạ thứ hai là việc dùng xi nhan trái (hoặc phải) để xin vượt khi xe vẫn di chuyển trên một đường thằng/làn. Một lần nữa, xi nhan một bên chỉ dùng để thông báo việc xe bạn sẽ đổi hướng, đổi làn hay lựa chọn một làn (khi có tách làn, lên/xuống cầu…) chứ không phải để xin vượt xe cùng làn. Việc dùng xi nhan để xin vượt như vậy cũng dẫn đến hiểu lầm là xe bạn muốn rẽ nhưng chưa rẽ được, gây nguy hiểm. Chỉ bật xi nhan nếu bạn đổi làn và vượt (bật trước khi đổi làn, sau đó bật xi nhan trước khi nhập lại làn cũ)."

Nhà cháu hỏi: Vậy muốn xin vượt thì làm thế nào?
Nhà cháu thiển nghĩ xi nhan xin vượt ko chỉ là báo cho xe trước mà còn để báo hiệu cho xe sau nữa ạ.
 

hafnm

Xe tải
Biển số
OF-188284
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
413
Động cơ
335,030 Mã lực
Cụ chủ viết "Điểm lạ thứ hai là việc dùng xi nhan trái (hoặc phải) để xin vượt khi xe vẫn di chuyển trên một đường thằng/làn. Một lần nữa, xi nhan một bên chỉ dùng để thông báo việc xe bạn sẽ đổi hướng, đổi làn hay lựa chọn một làn (khi có tách làn, lên/xuống cầu…) chứ không phải để xin vượt xe cùng làn. Việc dùng xi nhan để xin vượt như vậy cũng dẫn đến hiểu lầm là xe bạn muốn rẽ nhưng chưa rẽ được, gây nguy hiểm. Chỉ bật xi nhan nếu bạn đổi làn và vượt (bật trước khi đổi làn, sau đó bật xi nhan trước khi nhập lại làn cũ)."

Nhà cháu hỏi: Vậy muốn xin vượt thì làm thế nào?
Nhà cháu thiển nghĩ xi nhan xin vượt ko chỉ là báo cho xe trước mà còn để báo hiệu cho xe sau nữa ạ.
Em hiểu ý cụ chủ là nếu có 2 làn, 2 xe đều đi thẳng thì không cần xin vượt.

Về lý thuyết em công nhận là đúng, nhưng ở mình có nhiều trường hợp chuyển làn không xi nhan (hoặc bất ngờ chuyển rồi mới xi nhan), nếu mình ở đằng sau mặc dù ở làn riêng nhưng khi vượt lên, để tránh rủi ro ông bên phải tự nhiên chuyển làn bất thình lình vì không biết mình vượt lên thì mình cần báo hiệu cho ông bên làn kia biết tôi sắp vượt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top