- Biển số
- OF-622358
- Ngày cấp bằng
- 10/3/19
- Số km
- 7
- Động cơ
- 115,270 Mã lực
- Tuổi
- 62
Các bác cho em tài mới hỏi ngu chút: thước lái thuỷ lực ưu, nhược điểm so với thước lái điện và có độ từ TL thuỷ lực sang điện được không, đăng kiểm? Tks!
Phần trợ lực điện là cụ nói về những xe đời mới rồi. Thực tế nhiều xe đời cũ cũng dùng trợ lực điện và nó cũng đơn giản thôi. Nó đơn tuần đúng nghĩa là trợ lực, hoàn toàn được tích hợp đầy đủ động cơ điện, ly hợp điện trên bộ thước lái. Chỉ với các xe đời cao có các tính năng ABS, ESP......mới cần nhiều tín hiệu từ các hệ thống khác của xe để thay đổi chế độ lái cho phù hợp.Theo em biết:
Đầy đủ phải là Hệ thống lái thanh răng trợ lực Thủy lực:
Đặc điểm: Ra đời lâu rồi, cấu tạo khá nặng nề do cần hệ thống xy-lanh và piston thủy lực cộng với bơm trợ lực và bình dầu.
Đánh lái ở tốc độ xe chậm thì nặng, tốc độ cao thì lại nhẹ. Có ảnh hưởng đến tiêu hao nhiên liệu trên xe một chút do phải dùng đến công suất của động cơ dẫn động bơm trợ lực. Lâu lâu phải kiểm tra rò rỉ ở hệ thống dầu trợ lực, bổ sung hoặc thay dầu nếu cần khi bảo dưỡng.
Ưu điểm: Hỏng đâu sửa đấy, những xe thông dụng giờ phụ tùng hệ thống lái khá sẵn. Cảm giác lái khá rõ ràng với các phản ứng mặt đường.
Hệ thống lái thanh răng trợ lực Điện:
Cấu tạo đơn giản hơn, đánh lái khi xe ở tốc độ thấp thì nhẹ, ra đường trường tay lái nặng, đầm hơn do có kết nối với cảm biến góc đánh lái, bướm gas, tốc độ di chuyển.... Chỉ sử dụng điện trên xe nên không ảnh hưởng đến tiêu hao nhiên liệu lắm. Cảm giác lái trên đường cũng không có nhiều khác biệt lắm khi so với hệ trợ lực thủy lực.
Thường khi sửa chữa, người ta hay thay cả cụm mô tơ trợ lực nên chi phí đắt hơn so với Trợ lực thủy lực.
Theo ý em, em thích trợ lực lái Điện hơn.
Em chưa biết về chế từ Thủy lực sang trợ lực điện, nhưng có vẻ rất phức tạp, sẽ phải thay đổi cấu tạo xe.