[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,658
Động cơ
375,248 Mã lực
Không cần thiết đâu cụ. Nhà soạn nhạc tài năng thì còn khó tìm chứ nhạc công tài năng thì xuất hiện liên tục :))

Em không yêu thích âm nhạc của Bartok nhưng quan điểm nghe nhạc của ông ấy em lại rất thích. Ông không bao giờ tham gia làm giám khảo bất cứ cuộc thi của các nhạc công nào, thậm trí còn có nhiều lần từ chối thẳng thừng đến khiếm nhã. Vì với ông ấy

Đua tranh là giành cho ngựa chứ không phải nghệ sĩ.

Competitions are for horses, not artists.
Hehe…Chết cười với cụ Bartok, đúng như cụ nói, em nghe thì trọn tác phẩm, tác giả chứ cũng ít để ý soloist, sau thì cũng có ý tìm thêm soloist khác để nghe thêm hầu làm cho bản nhạc mình yêu thích thêm phong phú.
Chúc cụ ngày mới nhiều niềm vui.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Em thử lấy ví dụ nghe bản Chaconne mà mợ thích nhé. Loại bỏ hết định kiến ( yêu ghét ). E ko có ghét bỏ gì H. Rimaud, nhưng qua lời cụ Asura thì Rimaud là 1 nghệ sĩ gì đó rất đặc biệt, còn với em là hạng C ( nghĩa là phổ thông ). Cũng là ý kiến cá nhân thôi. Và em cứ thích áp, giống như mợ ko thích áp. Nghệ sĩ mà e ca ngợi hết lời mợ cũng có thể chê. Mỗi ng nghe một kiểu khác nhau
Quay lại với bản Chaconne này nhé, mợ nghe lại ngay phần đầu thôi, cụ thể là phần hợp âm chậm đầu tiên. Helene do tay qua nhỏ nên chơi ko ra bè, phải phối thêm tay phải vào và quan trọng hơn, quá chậm với nhịp điệu lung tung, rất khó theo dõi. E nghĩ là do căng thẳng hoặc hồi hộp.
Mợ thử nghe lại ngay phần đầu Valentina Lisitsa chơi thì sẽ thấy nhịp điệu của hợp âm rất rõ, ra được mạch bài.
Chất lượng âm thanh qua Utube thì ko bàn vì có thể là thu âm, nhưng nhịp điệu là cái có thể bàn được. Thường hồi hộp, công lực ko đủ chơi bài khó hơn khả năng thì hay bị rớt nhịp, hoặc đoạn khó thì chậm lại, rồi sau đó lại nhanh thiếu kiểm soát
Hehe.. khi CCCM tranh luận về kỹ thuật thì làm ơn đừng lôi em vô mà.

Em ko bình luận kỹ thuật nhất là ghi âm với âm thanh vỡ nát của Youtube. Mà nói Youtube thì em chỉ xin trích lại nguyên văn bình luận bên dưới clips của Helene..

From the Kammermusiksaal of the Berlin Philharmonie, 2001 Piano recital by one of the very top pianists of her generation, still in her early thirties. The Frankfurter Allgemeine Zeitung wrote of this recital by pianist Hélène Grimaud at the Kammer Musiksaal of the Berlin Philharmonie, “She doesn’t only play the piano - she feels it and she lives it. Every single note proves her devotion to perfection ... her unconventional style captivates everyone in the audience.” Arguably one of the very top pianists of her generation, her concert career took off in 1987 when she was in her early twenties and she now performs with major orchestras around the world as well as being in demand for recital appearances. The spontaneity of her playing is breathtaking. Not to be afraid of taking risks and always to play as though it is the first time is Hélène Grimaud’s maxim. Her program for this recording features Bach’s Chaconne in D minor, Beethoven’s Sonata No. 31 in A flat Op. 110, and Brahms’ Sonata No. 3 in F minor Op. 5. As encores, she plays two of Rachmaninov’s Etudes-tableaux Op. 33.

Từ Kammermusiksaal của Berlin Philharmonie, buổi độc tấu piano năm 2001 của một trong những nghệ sĩ dương cầm hàng đầu trong thế hệ của cô, vẫn ở độ tuổi ngoài ba mươi. Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung đã viết về buổi độc tấu này của nghệ sĩ dương cầm Hélène Grimaud tại Kammer Musiksaal của Berlin Philharmonie, “Cô ấy không chỉ chơi piano - cô ấy cảm nhận được nó và cô ấy sống với nó. Mỗi nốt nhạc đều chứng tỏ sự tận tâm của cô ấy đối với sự hoàn hảo… phong cách độc đáo của cô ấy làm say đắm tất cả khán giả.” Có thể cho rằng một trong những nghệ sĩ dương cầm hàng đầu trong thế hệ của cô ấy, sự nghiệp hòa nhạc của cô ấy bắt đầu vào năm 1987 khi cô ấy mới ngoài hai mươi và hiện cô ấy đang biểu diễn với các dàn nhạc lớn trên khắp thế giới cũng như được yêu cầu xuất hiện trong các buổi biểu diễn độc tấu. Sự tự phát trong cách chơi của cô ấy thật ngoạn mục. Không ngại mạo hiểm và luôn chơi như thể đây là lần đầu tiên là châm ngôn của Hélène Grimaud. Chương trình của cô ấy cho bản thu âm này có Chaconne in Rê thứ của Bach, Sonata số 31 in A giáng của Beethoven. 110 và bản Sonata No. 3 cung Fa thứ Op. 5. Ở phần encores, cô chơi hai bản Etudes-tableaux Op của Rachmaninov. 33.
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
Ý cụ là cô ấy chơi trật nhịp? và phần tay trái cô ấy ko tròn nốt nên cụ nghe ko ra rõ hợp âm? Cụ cho em chính xác giây phút thứ mấy để em nghe lại.
Mợ nên download bản nhạc và nghe lại nhé. 1 ví dụ rất nhỏ ( bắt đầu 2.20) trong hình có thể tìm thấy trong toàn bài, đặc biệt là 1/2 đầu tiên. Đơn/ kép sô lệch nhiều, rất khó theo dõi. Phần mở bài mợ ấy chơi quá chậm. Theo cá nhân e thì thay đổi tốc độ quá mức giữa các phần nhỏ và ko có sự liên lạc.
Sau đó mợ thử 1 nghệ sĩ khác để theo dõi thử lại nhịp nhé. Nếu mợ theo gu nhanh chậm thoải mái tự do thì ko bàn thêm.
Screenshot_20230331_074119_YouTube.jpg

 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
Cụ nghĩ như vậy cũng có lý.
Đa phần người nghe không có kiến thức sâu về kỹ thuật chơi nhạc cụ/ hoặc nghe không sâu, không kỹ thì việc nghe hay/dở dựa trên cảm tính là chính. Còn với người nghe có kiếm thức chuyên môn hoặc người nghe đã có thâm niên ( và tự trau dồi trìn độ của mình) thì họ sẽ để ý, tìm hiểu, chọn lọc các soloist để nghe, em thích được nghe nhạc như những người này, nhưng thud thực là em mới mon men chạy vùng quanh thôi, biển rộng lắm, chả nhìn thấy bờ đâu…hehe.
E đồng ý với cụ.
Ví dụ xem bóng đá mà có học qua về chiến thuật, hoặc đã từng chơi bóng bán chuyên...sẽ thấy khác với khán giả phổ thông , và nhất là ngoài xem cầu thủ, còn thấy được sự đấu trí của 2 hlv, tại sao cầu thủ A đứng vị trí này, cầu thủ B chơi thế kia... Ko tự nhiên mà ng ta trả hàng đống tiền cho hlv, nếu cầu thủ đá hay thì cần gì hlv nữa. Nó sẽ thú vị hơn nhiều so với việc chỉ coi bóng 1 cách thông thường, ghi bàn thì vui, đội thua thì buồn

Cầu thủ thì thường coi để học hỏi cách chơi, còn ng xem thì chỉ cần vui. Nhu cầu khác nhau nên cách tiếp cận khác nhau. Như cụ Asura tập trung vào tác phẩm, tác giả, còn ng học và tập nhạc lại chú ý nhiều đến ng biểu diễn hơn ( còn học tập cách xử lý )
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,979
Động cơ
118,506 Mã lực
Cụ nghĩ như vậy cũng có lý.
Đa phần người nghe không có kiến thức sâu về kỹ thuật chơi nhạc cụ/ hoặc nghe không sâu, không kỹ thì việc nghe hay/dở dựa trên cảm tính là chính. Còn với người nghe có kiếm thức chuyên môn hoặc người nghe đã có thâm niên ( và tự trau dồi trìn độ của mình) thì họ sẽ để ý, tìm hiểu, chọn lọc các soloist để nghe, em thích được nghe nhạc như những người này, nhưng thud thực là em mới mon men chạy vùng quanh thôi, biển rộng lắm, chả nhìn thấy bờ đâu…hehe.
Em ko đến nỗi mù nhạc cụ ạ, nhưng em ko bao h nghe theo thị hiếu của người khác, đặc biệt là ko tin truyền thông. Em có nhận xét riêng của mình. Ví dụ như nhiều người thích Hilary Hahn, thường ca ngợi cô ấy chơi chuẩn xác nhưng em lại thích Anne Sophie Mutter bởi sự phiêu trong tiếng đàn và cảm nhận tiếng đàn rất nữ tính.
Mợ nên download bản nhạc và nghe lại nhé. 1 ví dụ rất nhỏ ( bắt đầu 2.20) trong hình có thể tìm thấy trong toàn bài, đặc biệt là 1/2 đầu tiên. Đơn/ kép sô lệch nhiều, rất khó theo dõi. Phần mở bài mợ ấy chơi quá chậm. Theo cá nhân e thì thay đổi tốc độ quá mức giữa các phần nhỏ và ko có sự liên lạc.
Sau đó mợ thử 1 nghệ sĩ khác để theo dõi thử lại nhịp nhé. Nếu mợ theo gu nhanh chậm thoải mái tự do thì ko bàn thêm.
Screenshot_20230331_074119_YouTube.jpg

ok cụ. Tối em có tai nghe sẽ nghe. Còn về như tiết tấu có thể nhanh chậm thì em thấy đó cũng có thể gọi là cách xử lý tác phẩm theo cảm xúc của mình. Em cũng thường chơi một bản nhạc từ đơn chuyên sang kép và còn nhanh dần lên để tạo cảm xúc cũng như từ nhỏ cho đến to, trong khi sheet nhạc thì ko có ký hiệu đó.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Hehe…Chết cười với cụ Bartok, đúng như cụ nói, em nghe thì trọn tác phẩm, tác giả chứ cũng ít để ý soloist, sau thì cũng có ý tìm thêm soloist khác để nghe thêm hầu làm cho bản nhạc mình yêu thích thêm phong phú.
Chúc cụ ngày mới nhiều niềm vui.
NÓi chuyện vui thì thưởng thức âm nhạc, phê bình âm nhạc và "chơi" nhạc là các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Chúng ta tránh lẫn lộn những yêu cầu/ đặc trưng của cái này sang cái khác. Ngoài Bartok, giới âm nhạc classical còn có một thiên tài khác với nhiều câu chuyện xoay quanh vấn đề này.

Khi mới 9 tuổi, cậu bé Arturo Toscanini giành được một học bổng để theo học cello tại Trường Âm nhạc Hoàng gia Parma. Năm 18 tuổi, ông tốt nghiệp trường với bằng danh dự cao nhất về chuyên ngành cello và sáng tác. Tuy nhiên, trong vai trò của một nghệ sỹ Celllo chuyên nghiệp, ông chơi rất mờ nhạt và cũng không có tác phẩm nào ra hồn. Vị trí của ông trong dàn nhạc lại được đảm bảo lại thông qua vai trò trợ lý nhạc trưởng. Trong một chuyến lưu diễn ở Rio de Janeiro, chàng cellist 19 tuổi đời được gọi tới vào phút cuối để thay thế cho nhạc trưởng của đoàn diễn (người đã bị khán giả la ó và buộc phải rời bục chỉ huy) trong vở opera Aida nổi tiếng của Verdi. Mặc dù lúc ấy không hề có một chút kinh nghiệm chỉ huy nào, Toscanini đã được thuyết phục cầm lấy đũa và chỉ huy một buổi diễn tuyệt hảo hoàn toàn từ trí nhớ và trái tim đầy nhiệt huyết của mình.Thế là từ đó một trong những sự nghiệp phi thường trong lịch sử biểu diễn âm nhạc bắt đầu.

Câu chuyện đầu tiên là Verdi. Nhạc sỹ vĩ đại của nước Ý này thường xuyên phàn nàn rằng các nhạc trưởng hình như chưa bao giờ quan tâm đến việc chỉ huy các tổng phổ của ông theo cách mà ông đã viết chúng. Trong một lần gặp mặt trao đổi giữa nhạc trưởng với nhà soạn nhạc để chuẩn bị cho buổi diễn Aida, Verdi đã bị Toscanini gây ấn tượng bằng việc chỉ ra một ritardando (cách chơi chậm lại) ở chỗ nó không được trình bày trong tổng phổ và nói rằng một nhạc sĩ thật sự sẽ cảm thấy sự cần thiết biến nó thành ritardando.

Câu chuyện thứ 2 còn "khốc liệt" hơn. Năm 1927, nàng Ida Rubinstein đề nghị Maurice Ravel soạn một tác phẩm với màu sắc Tây Ban Nha cho mình biểu diễn nghệ thuật múa. Ông dự tính dùng lại giai điệu Tây Ban Nha trong tác phẩm Iberia do Isaac Albéniz viết cho dương cầm để soạn ra vũ khúc Fandango nhưng sau phải bỏ vì trở ngại về tác quyền. Từ Hoa Kỳ trở về, ông quyết định viết ra một tác phẩm hoàn toàn mới, một vũ khúc có nét truyền thống andalouse, và đặt tên là Boléro. Ông viết trong 4 tháng và đề tặng Ida Rubinstein. Tháng 11 năm 1928, nàng Ida làm đại hý viện Opéra de Paris mê mẩn. Trong một đại sảnh lớn, thân hình nàng vũ nữ uốn theo nhạc với nét gợi dục làm các đấng mày râu tụ tập ngày một đông hơn, họ như bị thôi miên. Từ đấy, Boléro vươn khỏi tầm tay của Maurice Ravel, trở thành vũ khúc được nhiều nhạc trưởng yêu thích vì có dịp thi thố tài năng điều khiển của mình.

Lúc đó, Arturo Toscanini đã trở thành tên tuổi lừng danh thế giới và cũng là bạn thân của Ravel. Khi trình diễn Bolero, Toscanini đã tự biên tự diễn với nhịp tiết nhanh gấp đôi. Ngồi nghe ở dưới, Maurice Ravel không thèm đứng dậy vỗ tay mà đi thẳng vào hậu trường để nói chuyện phải quấy với ông bạn Arturo này. Và kết quả là, Toscanini đã có lời phát biểu bất thủ với Ravel “Ông chẳng hiểu gì về nhạc của ông hết!” :))
 
Chỉnh sửa cuối:

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Hehe…Chết cười với cụ Bartok, đúng như cụ nói, em nghe thì trọn tác phẩm, tác giả chứ cũng ít để ý soloist, sau thì cũng có ý tìm thêm soloist khác để nghe thêm hầu làm cho bản nhạc mình yêu thích thêm phong phú.
Chúc cụ ngày mới nhiều niềm vui.
Em nghe là cảm xem tác phẩm hay thế nào, tác giả là ai (để còn biết tác phẩm đó của ai) và nghệ sĩ biểu diễn có hay hay không. Chứ hiếm khi để ý tên của họ. Còn nhớ tên ai là do nghe nhiều, có ấn tượng vì cho rằng họ biểu diễn hay...
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,658
Động cơ
375,248 Mã lực
NÓi chuyện vui thì thưởng thức âm nhạc, phê bình âm nhạc và "chơi" nhạc là các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Chúng ta tránh lẫn lộn những yêu cầu/ đặc trưng của cái này sang cái khác. Ngoài Bartok, giới âm nhạc classical còn có một thiên tài khác với nhiều câu chuyện xoay quanh vấn đề này.

Khi mới 9 tuổi, cậu bé Arturo Toscanini giành được một học bổng để theo học cello tại Trường Âm nhạc Hoàng gia Parma. Năm 18 tuổi, ông tốt nghiệp trường với bằng danh dự cao nhất về chuyên ngành cello và sáng tác. Tuy nhiên, trong vai trò của một nghệ sỹ Celllo chuyên nghiệp, ông chơi rất mờ nhạt và cũng không có tác phẩm nào ra hồn. Vị trí của ông trong dàn nhạc lại được đảm bảo lại thông qua vai trò trợ lý nhạc trưởng. Trong một chuyến lưu diễn ở Rio de Janeiro, chàng cellist 19 tuổi đời được gọi tới vào phút cuối để thay thế cho nhạc trưởng của đoàn diễn (người đã bị khán giả la ó và buộc phải rời bục chỉ huy) trong vở opera Aida nổi tiếng của Verdi. Mặc dù lúc ấy không hề có một chút kinh nghiệm chỉ huy nào, Toscanini đã được thuyết phục cầm lấy đũa và chỉ huy một buổi diễn tuyệt hảo hoàn toàn từ trí nhớ và trái tim đầy nhiệt huyết của mình.Thế là từ đó một trong những sự nghiệp phi thường trong lịch sử biểu diễn âm nhạc bắt đầu.

Câu chuyện đầu tiên là Verdi. Nhạc sỹ vĩ đại của nước Ý này thường xuyên phàn nàn rằng các nhạc trưởng hình như chưa bao giờ quan tâm đến việc chỉ huy các tổng phổ của ông theo cách mà ông đã viết chúng. Trong một lần gặp mặt trao đổi giữa nhạc trưởng với nhà soạn nhạc để chuẩn bị cho buổi diễn Aida, Verdi đã bị Toscanini gây ấn tượng bằng việc chỉ ra một ritardando (cách chơi chậm lại) ở chỗ nó không được trình bày trong tổng phổ và nói rằng một nhạc sĩ thật sự sẽ cảm thấy sự cần thiết biến nó thành ritardando.

Câu chuyện thứ 2 còn "khốc liệt" hơn. Năm 1927, nàng Ida Rubinstein đề nghị Maurice Ravel soạn một tác phẩm với màu sắc Tây Ban Nha cho mình biểu diễn nghệ thuật múa. Ông dự tính dùng lại giai điệu Tây Ban Nha trong tác phẩm Iberia do Isaac Albéniz viết cho dương cầm để soạn ra vũ khúc Fandango nhưng sau phải bỏ vì trở ngại về tác quyền. Từ Hoa Kỳ trở về, ông quyết định viết ra một tác phẩm hoàn toàn mới, một vũ khúc có nét truyền thống andalouse, và đặt tên là Boléro. Ông viết trong 4 tháng và đề tặng Ida Rubinstein. Tháng 11 năm 1928, nàng Ida làm đại hý viện Opéra de Paris mê mẩn. Trong một đại sảnh lớn, thân hình nàng vũ nữ uốn theo nhạc với nét gợi dục làm các đấng mày râu tụ tập ngày một đông hơn, họ như bị thôi miên. Từ đấy, Boléro vươn khỏi tầm tay của Maurice Ravel, trở thành vũ khúc được nhiều nhạc trưởng yêu thích vì có dịp thi thố tài năng điều khiển của mình.

Lúc đó, Arturo Toscanini đã trở thành tên tuổi lừng danh thế giới và cũng là bạn thân của Ravel. Khi trình diễn Bolero, Toscanini đã tự biên tự diễn với nhịp tiết nhanh gấp đôi. Ngồi nghe ở dưới, Maurice Ravel không thèm đứng dậy vỗ tay mà đi thẳng vào hậu trường để nói chuyện phải quấy với ông bạn Arturo này. Và kết quả là, Toscanini đã có lời phát biểu bất thủ với Ravel “Ông chẳng hiểu gì về nhạc của ông hết!” :))
Há há…đúng là dân âm nhạc. Em đọc đâu đó thấy bảo cụ Toscnini có trí nhớ siêu phàm, bản nhạc cụ chỉ xem vài lượt là nhớ hết.
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
Ông chẳng hiểu gì về nhạc của ông hết!” :))
Há há…đúng là dân âm nhạc. Em đọc đâu đó thấy bảo cụ Toscnini có trí nhớ siêu phàm, bản nhạc cụ chỉ xem vài lượt là nhớ hết.
VN cũng có 1 giai thoại vui tương tự
Đại tá , Nhà văn Nguyễn Khải là tác giả của truyện ngắn Mùa Lạc trong SGK. Con NK đi học, cô giáo ra bài tập về nhà: Em hãy phân tích tác phẩm Mùa Lạc!
Con cụ NK về nhờ cụ NK làm. Cụ NK cũng hí hoáy viết, ông con đem đi nộp tưởng chắc điểm max khung. Ai ngờ hôm trả bài thì ăn con 2 với lời phê: Không hiểu tác phẩm :))
Tác giả đẻ ra tác phẩm là xong, sau đó nuôi thế nào để xã hội nó lo :))
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,979
Động cơ
118,506 Mã lực
Cố oánh đu đàn hát gây ấn tượng với mợ nhá. :D
IMG_20230331_110441.jpg
IMG_20230331_110536.jpg
Chịp, vừa biết nấu cơm vừa biết đàn hát đây ha! Cụ cho em nghe bản j của cụ em nghe thử xem có rè rè tiếng kim dĩa ko? Hồi xưa cái máy nhà em nó mà trượt kim nghe hay lắm!
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,979
Động cơ
118,506 Mã lực
Mợ nên download bản nhạc và nghe lại nhé. 1 ví dụ rất nhỏ ( bắt đầu 2.20) trong hình có thể tìm thấy trong toàn bài, đặc biệt là 1/2 đầu tiên. Đơn/ kép sô lệch nhiều, rất khó theo dõi. Phần mở bài mợ ấy chơi quá chậm. Theo cá nhân e thì thay đổi tốc độ quá mức giữa các phần nhỏ và ko có sự liên lạc.
Sau đó mợ thử 1 nghệ sĩ khác để theo dõi thử lại nhịp nhé. Nếu mợ theo gu nhanh chậm thoải mái tự do thì ko bàn thêm.
Screenshot_20230331_074119_YouTube.jpg

 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
VN cũng có 1 giai thoại vui tương tự
Đại tá , Nhà văn Nguyễn Khải là tác giả của truyện ngắn Mùa Lạc trong SGK. Con NK đi học, cô giáo ra bài tập về nhà: Em hãy phân tích tác phẩm Mùa Lạc!
Con cụ NK về nhờ cụ NK làm. Cụ NK cũng hí hoáy viết, ông con đem đi nộp tưởng chắc điểm max khung. Ai ngờ hôm trả bài thì ăn con 2 với lời phê: Không hiểu tác phẩm :))
Tác giả đẻ ra tác phẩm là xong, sau đó nuôi thế nào để xã hội nó lo :))
Em cho là ko hợp nhau, cố gắng dùng thì thành ngụy biện. Thứ nhất, âm nhạc khác thơ văn, lại càng ko có ăn nhặp gì với thể thao. Khi ngôn từ bất lực thì âm nhạc lên tiếng... Âm nhạc khác rất xa văn chương còn ở các góc "nhìn", từ thưởng thức, cảm nhận, phê bình... đến diễn tấu.

Thứ hai, người đánh giá dưới tầm của tác giả rất nhiều. Giáo viên thời kỳ đó có khi chưa thạo tiếng Việt chứ đừng nói đến khả phê bình văn học. Còn trường hợp như Bartok hay Toscanini là khác hẳn, ít nhất, ko ai có ý kiến với họ về khả năng "thấu hiểu" âm nhạc.

Như cụ Gato2009 đã nói, Toscanini nổi tiếng còn bởi trí nhớ siêu phàm với âm nhạc. Bản thân các nhà soạn nhạc còn chẳng thể thuộc lòng tác phẩm quy mô lớn như cho cả dàn nhạc của mình mà Toscanini chỉ cần nhìn ko quá 3 lần đã thuộc cả tổng phổ nên góc nhìn tổng thể của ông ấy ko ai địch nổi mà dám phê bình. Bartok là nhà soạn nhạc thuộc hàng đại thụ của thế kỷ 20 nên ko ai nói ông ấy ko biết thế nào là đúng sai trong kỹ thuật trình diễn của nhạc công.
 
Chỉnh sửa cuối:

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
VN cũng có 1 giai thoại vui tương tự
Đại tá , Nhà văn Nguyễn Khải là tác giả của truyện ngắn Mùa Lạc trong SGK. Con NK đi học, cô giáo ra bài tập về nhà: Em hãy phân tích tác phẩm Mùa Lạc!
Con cụ NK về nhờ cụ NK làm. Cụ NK cũng hí hoáy viết, ông con đem đi nộp tưởng chắc điểm max khung. Ai ngờ hôm trả bài thì ăn con 2 với lời phê: Không hiểu tác phẩm :))
Tác giả đẻ ra tác phẩm là xong, sau đó nuôi thế nào để xã hội nó lo :))
Ổng cố ý như vậy...em nghĩ thế. Tác phẩm sâu sắc như vậy, ổng sao chóng quên được. 1 sự cố ý không hề nhẹ 🙂
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
Em cho là ko hợp nhau, cố gắng dùng thì thành ngụy biện. Thứ nhất, âm nhạc khác thơ văn, lại càng ko có ăn nhặp gì với thể thao. Khi ngôn từ bất lực thì âm nhạc lên tiếng... Âm nhạc khác rất xa văn chương còn ở các góc "nhìn", từ thưởng thức, cảm nhận, phê bình... đến diễn tấu.

Thứ hai, người đánh giá dưới tầm của tác giả rất nhiều. Giáo viên thời kỳ đó có khi chưa thạo tiếng Việt chứ đừng nói đến khả phê bình văn học. Còn trường hợp như Bartok hay Toscanini là khác hẳn, ít nhất, ko ai có ý kiến với họ về khả năng "thấu hiểu" âm nhạc.

Như cụ Gato2009 đã nói, Toscanini nổi tiếng còn bởi trí nhớ siêu phàm với âm nhạc. Bản thân các nhà soạn nhạc còn chẳng thể thuộc lòng tác phẩm quy mô lớn như cho cả dàn nhạc của mình mà Toscanini chỉ cần nhìn ko quá 3 lần đã thuộc cả tổng phổ nên góc nhìn tổng thể của ông ấy ko ai địch nổi mà dám phê bình. Bartok là nhà soạn nhạc thuộc hàng đại thụ của thế kỷ 20 nên ko ai nói ông ấy ko biết thế nào là đúng sai trong kỹ thuật trình diễn của nhạc công.
Ổng cố ý như vậy...em nghĩ thế. Tác phẩm sâu sắc như vậy, ổng sao chóng quên được. 1 sự cố ý không hề nhẹ 🙂
À có vẻ hai cụ hiểu nhầm ý em
Em ko đánh giá về mặt chi tiết câu chuyện, so sánh văn chương với âm nhạc, 1 giáo viên trung học với 1 conductor bậc thầy, mà từ câu trao đổi giữa Toscarini với Ravel, làm rõ thêm chuyện tác giả/ tác phẩm/ người trình bày này. Và e nhớ tới giai thoại của nhà văn Nguyễn Khải.

Chuyện này do chính NK kể lại, để làm 1 ví dụ cho việc 1 tác phẩm có sức sống rất riêng, và mỗi người cảm nhận theo 1 cách khác, và đôi khi chính khán giả, nghệ sĩ cũng khám phá ra các góc nhìn mà tác giả ko thấy được.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
À có vẻ hai cụ hiểu nhầm ý em
Em ko đánh giá về mặt chi tiết câu chuyện, so sánh văn chương với âm nhạc, 1 giáo viên trung học với 1 conductor bậc thầy, mà từ câu trao đổi giữa Toscarini với Ravel, làm rõ thêm chuyện tác giả/ tác phẩm/ người trình bày này. Và e nhớ tới giai thoại của nhà văn Nguyễn Khải.

Chuyện này do chính NK kể lại, để làm 1 ví dụ cho việc 1 tác phẩm có sức sống rất riêng, và mỗi người cảm nhận theo 1 cách khác, và đôi khi chính khán giả, nghệ sĩ cũng khám phá ra các góc nhìn mà tác giả ko thấy được.
Vậy là quên thật sao 😅
- Thank cụ nhé
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,979
Động cơ
118,506 Mã lực
Mợ nên download bản nhạc và nghe lại nhé. 1 ví dụ rất nhỏ ( bắt đầu 2.20) trong hình có thể tìm thấy trong toàn bài, đặc biệt là 1/2 đầu tiên. Đơn/ kép sô lệch nhiều, rất khó theo dõi. Phần mở bài mợ ấy chơi quá chậm. Theo cá nhân e thì thay đổi tốc độ quá mức giữa các phần nhỏ và ko có sự liên lạc.
Sau đó mợ thử 1 nghệ sĩ khác để theo dõi thử lại nhịp nhé. Nếu mợ theo gu nhanh chậm thoải mái tự do thì ko bàn thêm.
Screenshot_20230331_074119_YouTube.jpg

Sorry cụ vì hôm nay em mới ngồi máy và tìm được bản nhạc giống cụ để ngồi đối chiếu lại các lời bình của cụ. Em trả lời từng ý của cụ.
- Cụ bảo phần đầu cô ấy chơi rất chậm. Em trả lời theo sự hiểu biết của em.

Thường thì các ký hiệu notes nhạc như đen trắng đơn kép của bản nhạc đã được tác giả/ nhà chuyển soạn viết rõ trong bản nhạc, nhưng để cho các pianists tự do sáng tạo, diễn giải hay gọi là xử lý tác phẩm thì các nhà soạn nhạc thường có những chữ đi kèm như nhanh, chậm, thong thả, vui tươi....và đây được hiểu đó là sắc thái trong tác phẩm.
Em nhìn ngay đầu bản nhạc, đã có Andante: Bằng tốc độ bước đi nó dao động khoảng từ 76-108 nhịp độ/phút. , maestoso: Trang nghiêm, Mo non troppo lento: Ko quá chậm. Do vậy cụ có thể hiểu là ko phải bản nhạc nào có cùng note đen hay đơn kép đều có tốc độ giống nhau, nó phụ thuộc vào tempo cho trong bản nhạc. Do vậy cụ bảo mới đầu chơi rất chậm. Vậy chậm so với cái gì?. Cũng như rất nhiều bản nhạc lúc kết thường rất chậm và người ta gọi đó là giãn nhịp để kết thúc nhưng đơn kép vẫn ko thay đổi. Trong một bản nhạc, thay đổi tempo là chuyện rất bình thường.

- Cụ bảo đen kép xô lệch, em có nghe rõ từ 2.22 như cụ nói và xem sheet của cụ thì cũng chiu khó ngồi gõ nhịp và em thấy đơn kép đều ko vấn đề gì. ngồi gõ thì vẫn một đơn là một phách và 2 kép là một phách. Ngay 2 dòng đầu có molto espress thì cần phải biểu cảm nhiều bằng cách chơi chậm rãi và liền mạch nên cảm giac như lơi nhịp.
Ngoài ra ở bài này có lúc giai điệu đang ở tay trái nhưng một lúc chuyển sang tay phải và đổi liên tục nên việc theo dõi sheet nhạc cũng ko đơn giản

Tóm lại em thấy chị ấy biểu diễn hoàn hảo, rất cảm xúc. Và có người nói rằng, khi nghe Helene Grimaud chơi thì họ thấy được những chấn thương, phủ nhận, giận dữ, chán nản, khao khát, tức giận, chấp nhận, và hy vọng

Nhân dịp cụ thắc mắc, em gúc ra thì thấy chị Helene Grimaud này nằm trên top rồi, chứng tỏ là nhiều người xem và yêu thích. Có 2 clip thì có khoảng hơn 4k cmts và Em thích cmt này khi nói về cô ấy : "he great thing about Helene Grimaud as a pianist is that it's never about technical virtuosity even in a piece like this. She is clearly far more interested in the music than the notes and it means some of her performances like this one can be both insightful and moving." Cô ấy ko quan tâm đến kỹ thuật và các note nhạc mà cô ấy quan tâm đến âm nhạc hơn là các note nhạc. Chính vì điều này đã làm cho phần trình diễn của cô ấy cảm động và sâu sắc. Cho nên cụ đừng phân tích từng note đơn kép ra làm gì. Khi cụ chơi một bản nhạc, sau khi đã học hết các kỹ thuật rồi thì cụ cũng có thể chơi theo cảm xúc, cụ có cảm giác j về tác phẩm, cụ chơi sẽ khác hơn là chỉ đánh đúng theo sheet nhạc. Đó mới là sự khác biệt của các nghệ sỹ. Chứ em hỏi cụ, ai cũng chơi đúng note, kỹ thuật đương nhiên ko bàn nhưng sao có người chơi hay, có người chơi dở.
Em cũng có thời gian lướt qua hơn 4k cmts để tìm ra lời chê nhưng ko có, trong đó có cả những người hiểu biết như pianists, guitarists, họ đều đồng ý rằng Bản nhạc này dành cho Helene Grimaud. "A number of musicians have commented that this piece is an entire world to itself. Grimaud, for me, made this more clear than any other performer I can easily recall. I could not look away, and when it was over I simply was nowhere near where I started. Mind blowing." "Hands down the best piano performance on the Chaconne ever " "Bach, Busoni, Grimaud, Steinway. What a quartett!".Hay như có người nói cô ấy chơi Chaconne trong tâm trí của cô ấy "By Busoni Bach Chaconne is difficult, she wants to play her Bach in her mind. Wonderful andher technique is so fantastic." "Best version I have ever heard. Brilliant. Dynamics so accurate. She never lose sight of the overall structure in all the technical challenges. The deep meditative thoughts inside this piece get full justice. Bravo!" "There are many interpretations of the Chaconne in piano but this one has that something that keeps me coming back to hear it over and over...and the ending has so much strength, it sends chills through my back. Well done Helene. " Và em cũng thấy Helene Grimaud như xuất thần vậy, cô ấy quên hết khán giả "She was in an absolute trance. Arguably her best performance. Such an emotional translation of Bach. I couldn’t take my eyes away. I think she forgot the audience was there". Cuối cùng em cũng tìm đươc người giống mình "Having heard this a hundred times on guitar and violin, I was shocked to hear this on piano! Simply gorgeously played! Really, just WOW!"
Và em tạm kết thúc với cmt cuối "
"What a genius interpretation of Bach. It's as if Helene transcends at 3:20 from a more familiar Bach style, forward a couple centuries into the dramatic style of Beethoven.
This is spectacular, and I love every second of it.
I would be very surprised if she has not been recognized on a worldly and even more popular level to receive a special Grammy for greatest modern interpretation of a classical work by Bach.

I could also imagine this score by Helene being adapted to a great cinemagraphic filmwork."
Thật là một sự giải thích thiên tài ve Bach. Cứ như thể Helene vượt qua phút 3:20 từ phong cách Bach quen thuộc hơn, chuyển tiếp vài thế kỷ sang phong cách kịch tính của Beethoven.( em công nhận đoạn này rất giống phút 16 trong concerto số 3 của Beethoven) Điều này thật ngoạn mục, và tôi yêu thích từng giây của nó.Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu cô ấy không được công nhận ở cấp độ thế giới hay nhận giải Grammy cho cách diễn giải một tác phẩm cổ điển của Bach hiện đại hay nhất ..."
 
Chỉnh sửa cuối:

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Mợ bằng lăng túym có thích cô Hélène Grimaud em mua tặng gây ấn tượng, thử xem có khác nhạc youtube với nhạc download không. :))
dasd.jpg

Tương lai là nghiện hi-end. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top