Theo các cụ thì đề án này có khả thi không? Nhà cháu thì thấy việc chuyển các trường Đại học ra ngoài có rất nhiều lợi ích:
1. SV đa số là từ nông thôn, con nhà lao động mà phải sống trong môi trường TP có nhiều tệ nạn xã hội, dễ bị hư hỏng. Tiền ít mà lại phải chi tiêu tại nơi đắt đỏ quá sức chịu đựng của họ.
2. Một SV sẽ kéo theo người nhà lên TP nhiều lượt, chưa kể có gia đình đưa hẳn người lên ở cùng. SV trong một ngày ít nhất 1 lượt đi về, thường là nhiều lượt đi về, dẫn đến mật độ giao thông cao...
3. Do nhu cầu chỗ ở tăng nên sinh ra nhiều nhà trọ, căn hộ mini làm mật độ dân cư quá cao, phá hỏng quy hoạch, mỹ quan của TP, khó giải phóng mặt bằng...
4. Do nhu cầu thực phẩm cao nên kéo theo nhiều người ở các vùng xung quanh vào bán lương thực, thực phẩm (cả những thứ hỏng, thừa ế). Những người này thường mang quang gánh xe thồ cồng kềnh, đi lại, sang đường tuỳ tiện, gây cản trở giao thông.
5. Nhiều cửa hàng, dịch vụ lao vào chặt chém, lừa đảo các em như các cửa hàng cầm đồ, sửa chữa xe máy, máy tính, Photocopy, in ấn, lô đề, quần áo siđa... càng làm gia tăng các tệ nạn xã hội, chiếm dụng vỉa hè lòng đường.
6. Giãn các trường ra là dãn người ra khỏi TP sẽ dễ dàng giải phóng mặt bằng khi cần thiết, vì đất được gọi là vàng không còn giá trị nữa. Các cửa hàng cầm đồ, cửa hàng cửa hiệu nhỏ, quán nước, nhà trọ, trung tâm mua sắm, chợ cóc… sẽ bị ế ẩm hoặc tự phải xoá bỏ.
7. Nhiều trường ở nội đô thu hút được sinh viên chỉ đơn giản là do… đứng chân ở nội đô. Các bạn từ nông thôn thường thích học ở TP lớn để thay đổi không khí, một số bị hút bởi nhiều thứ không liên quan đến học tập, nghiên cứu. Dãn các trường ra ngoài trung tâm sẽ đảm bảo tỉ lệ vào các trường cân đối hơn.
8. Nhiều trường trong nội đô diện tích quá chật hẹp. Chuyển các trường ra ngoài sẽ khắc phục được nhược điểm đó. Các trường có thể quy hoạch dài hạn, SV có điều kiện tốt về chỗ ăn ở, tập trung vào học tập, nghiên cứu, sinh hoạt ngoại khoá, thể thao, vui chơi… không bị phân tán bởi những thứ không tốt tràn ngập trong môi trường phố xá.
…
Nhưng tại sao người ta lại không hào hứng với việc này? Có thể do các nguyên nhân sau:
- Thiếu tầm nhìn dài hạn: Quan chức đi lên bằng chạy chọt tiêu cực, lợi ích nhóm, tham lam vô độ, bẩn thỉu… thì làm gì có tầm nhìn?
- Nội bộ các trường: Chỉ muốn trường khác chuyển còn mình thì không. Cán bộ CNV không muốn đi xa hoặc phải chuyển chỗ ở.
- Động lực: Bản thân các trường không muốn chuyển thì có nghĩa là không phải đi xin xỏ chạy chọt (tiêu cực phí), vậy thì bọn quan bẩn làm sao có động lực mà làm?
- Tốn kém: Hiển nhiên là phải tốn kém - hay là để đến mức loạn thì mới chuyển? - Thực ra giá trị chỗ đất cũ cũng đủ chi phí để hoán chuyển.
- Vô cảm cả lũ: Sống chết mặc bay… Cái gì không có lợi cho túi tiền của mình thì không làm.
…
Mời các cụ bổ sung!
1. SV đa số là từ nông thôn, con nhà lao động mà phải sống trong môi trường TP có nhiều tệ nạn xã hội, dễ bị hư hỏng. Tiền ít mà lại phải chi tiêu tại nơi đắt đỏ quá sức chịu đựng của họ.
2. Một SV sẽ kéo theo người nhà lên TP nhiều lượt, chưa kể có gia đình đưa hẳn người lên ở cùng. SV trong một ngày ít nhất 1 lượt đi về, thường là nhiều lượt đi về, dẫn đến mật độ giao thông cao...
3. Do nhu cầu chỗ ở tăng nên sinh ra nhiều nhà trọ, căn hộ mini làm mật độ dân cư quá cao, phá hỏng quy hoạch, mỹ quan của TP, khó giải phóng mặt bằng...
4. Do nhu cầu thực phẩm cao nên kéo theo nhiều người ở các vùng xung quanh vào bán lương thực, thực phẩm (cả những thứ hỏng, thừa ế). Những người này thường mang quang gánh xe thồ cồng kềnh, đi lại, sang đường tuỳ tiện, gây cản trở giao thông.
5. Nhiều cửa hàng, dịch vụ lao vào chặt chém, lừa đảo các em như các cửa hàng cầm đồ, sửa chữa xe máy, máy tính, Photocopy, in ấn, lô đề, quần áo siđa... càng làm gia tăng các tệ nạn xã hội, chiếm dụng vỉa hè lòng đường.
6. Giãn các trường ra là dãn người ra khỏi TP sẽ dễ dàng giải phóng mặt bằng khi cần thiết, vì đất được gọi là vàng không còn giá trị nữa. Các cửa hàng cầm đồ, cửa hàng cửa hiệu nhỏ, quán nước, nhà trọ, trung tâm mua sắm, chợ cóc… sẽ bị ế ẩm hoặc tự phải xoá bỏ.
7. Nhiều trường ở nội đô thu hút được sinh viên chỉ đơn giản là do… đứng chân ở nội đô. Các bạn từ nông thôn thường thích học ở TP lớn để thay đổi không khí, một số bị hút bởi nhiều thứ không liên quan đến học tập, nghiên cứu. Dãn các trường ra ngoài trung tâm sẽ đảm bảo tỉ lệ vào các trường cân đối hơn.
8. Nhiều trường trong nội đô diện tích quá chật hẹp. Chuyển các trường ra ngoài sẽ khắc phục được nhược điểm đó. Các trường có thể quy hoạch dài hạn, SV có điều kiện tốt về chỗ ăn ở, tập trung vào học tập, nghiên cứu, sinh hoạt ngoại khoá, thể thao, vui chơi… không bị phân tán bởi những thứ không tốt tràn ngập trong môi trường phố xá.
…
Nhưng tại sao người ta lại không hào hứng với việc này? Có thể do các nguyên nhân sau:
- Thiếu tầm nhìn dài hạn: Quan chức đi lên bằng chạy chọt tiêu cực, lợi ích nhóm, tham lam vô độ, bẩn thỉu… thì làm gì có tầm nhìn?
- Nội bộ các trường: Chỉ muốn trường khác chuyển còn mình thì không. Cán bộ CNV không muốn đi xa hoặc phải chuyển chỗ ở.
- Động lực: Bản thân các trường không muốn chuyển thì có nghĩa là không phải đi xin xỏ chạy chọt (tiêu cực phí), vậy thì bọn quan bẩn làm sao có động lực mà làm?
- Tốn kém: Hiển nhiên là phải tốn kém - hay là để đến mức loạn thì mới chuyển? - Thực ra giá trị chỗ đất cũ cũng đủ chi phí để hoán chuyển.
- Vô cảm cả lũ: Sống chết mặc bay… Cái gì không có lợi cho túi tiền của mình thì không làm.
…
Mời các cụ bổ sung!