[Funland] Về bóng đèn nhấp nháy ở Vinschool mầm non

Broker11

Xe hơi
Biển số
OF-803805
Ngày cấp bằng
10/2/22
Số km
151
Động cơ
12,422 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chào các cụ mợ,
Em cho con học mầm non ở đây học phí năm nay 4 tuổi là 88trđ/ năm, nên cũng nghĩ cơ sở vật chất phải tốt tương ứng.
Mà cái bóng đèn nó nhấp nháy như video dưới. Nếu quay cam thường tần số 60hz thì nháy ít nhưng cam slowmotion 120hz hoặc 240hz thì nháy rất rất nhiều. Có bóng nháy, có bóng lại không nháy. Trong lớp học bé nhà em lắp 18 bóng đèn rạng đông vuông 36W, kích thước 60cm x 60cm giá quảng cáo là 1.2trđ/chiếc.

Em có email cho nhà trường và họ phản hồi "không sao" như sau: Nhà cung cấp khẳng định chưa có tài liệu/ báo cáo nào về hiện tượng nhấp nháy ánh sáng khi nhìn qua camara là ảnh hưởng đến sức khỏe. Mắt người thông thường chỉ nhìn thấy tần số <50Hz còn tần số ánh sáng của đèn là > 100Hz."

1. Hiện nay nhà mình, cty mình cũng sử dụng led mà quay slowmotion không hề nháy 1 chút nào dù quay cam ở 60hz hay 120hz! Vậy tại sao ở lớp học có bóng nháy? Ít nhất là chất lượng 2 nơi là khác nhau.
2. Với các màn hình máy tính IPS rẻ tiền hiện nay hoặc màn hình Tivi cũng đa số là IPS, bản chất cũng là sử dụng tấm nền LED. Tại sao cũng quay slomotion màn hình PC/ Tivi lại không hề nháy dù chỉ có tần số 60Hz hoặc 75hz trong khi Rạng đông nói mẫu của họ >100hz lại nháy? Con số 100hz rạng đông đưa ra có chuẩn hay là không?

3. Có phải do driver nguồn của Rạng đông kém chất lượng? vì chip led mới chỉ như screen của điện thoại, còn driver nguồn thì giống như con chip cpu vậy.
Driver nguồn thì Rạng đông không công bố, và có thể chất lượng nháy là do bộ phận này.
1688044581238.png

4. Có loại nháy nhìn thấy và nháy không nhìn thấy bằng mắt thường. Loại không thấy bằng mắt thường vẫn gây hại cho sức khoẻ. Nguồn dẫn chứng: https://jcdr.net/articles/PDF/12880/41491_220419_41491_CE[Ra1]_F(KM)_PF1(AJ_SHU)_PFA(SL)_PN(SL).pdf
1688044189406.png


5. Loại đèn mà lớp học đó đang trang bị là gần 1.2trđ/bóng 36W kích thước 60cmx60cm.
https://rangdong.com.vn/bo-den-led-am-tran-600x600-m15-36w-pr1145.html"

Các cụ nào thông thạo cho em thêm thông tin, vì các con học gần 10 tiếng/ 1 ngày ở lớp nên nếu không thay thì lo ngay ngáy ạ. Em đã làm việc với nhà trường, nhưng nhà trường lại dựa vào Rạng đông để khẳng định nó không sao!
Em thì không chuyên ngành này nên lên OF Mong cụ nào thông thạo chỉ giáo giúp.
Thanks
 
Chỉnh sửa cuối:

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,838
Động cơ
538,886 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Vậy thì kém trường làng rồi. Mắt thường còn thấy nhấp nháy mà cno bảo không ảnh hưởng gì thì đến ạ cno luôn.
 

Broker11

Xe hơi
Biển số
OF-803805
Ngày cấp bằng
10/2/22
Số km
151
Động cơ
12,422 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vậy thì kém trường làng rồi. Mắt thường còn thấy nhấp nháy mà cno bảo không ảnh hưởng gì thì đến ạ cno luôn.
chắc cụ đọc chưa hết.
mắt thường không thấy đâu cụ, mà em quay video thường, 60hz đã nháy, slowmotion 120hz nháy nhiều hơn.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
Cái bóng đèn tuyp huỳnh quang nháy theo tần số điện 52hz rồi cũng có sao đâu cụ?

Tần số flick cụ đưa ra là của chip led, nhưng cụm bóng đèn còn gồm cả hộp cộng hưởng tán quang nữa mà

Mà cụ có biết về cách camera hoạt động không? Có thể cái flick mà cụ quay thấy đó chính là tần số quét của cảm biến camera đó cụ à
 

khonglaaica

Xe điện
Biển số
OF-53234
Ngày cấp bằng
20/12/09
Số km
2,708
Động cơ
160,338 Mã lực
Nơi ở
Tuyệt tình cốc
Bên VOZ chưa thoả mãn nên cụ mang qua đây nữa à
 

Broker11

Xe hơi
Biển số
OF-803805
Ngày cấp bằng
10/2/22
Số km
151
Động cơ
12,422 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ cho e hỏi căn cứ vào đâu để xét chuẩn an toàn của đèn = phương pháp quay video như cụ đang làm
Có sự khác biệt giữa việc quay cùng 1 chiếc điện thoại, cùng chế độ: Ở nhà + cty em quay thì không sao, nhưng quay ở lớp lại bị nháy. Đó là sự khác biệt, còn em CHƯA CHẮC nó ảnh hưởng 100%, chứ em chứng minh được thì em ko lên đây hỏi.
Tiếp nữa là em sợ sự khác biệt đó sẽ gây hại cho mắt. Còn việc "đèn nhấp nháy mà mắt không nhìn thấy" gây hại cho mắt thì em có để link tài liệu tiếng anh #1 rồi đó.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
Có sự khác biệt giữa việc quay cùng 1 chiếc điện thoại, cùng chế độ: Ở nhà + cty em quay thì không sao, nhưng quay ở lớp lại bị nháy. Đó là sự khác biệt, còn em CHƯA CHẮC nó ảnh hưởng 100%, chứ em chứng minh được thì em ko lên đây hỏi.
Tiếp nữa là em sợ sự khác biệt đó sẽ gây hại cho mắt. Còn việc "đèn nhấp nháy mà mắt không nhìn thấy" gây hại cho mắt thì em có để link tài liệu tiếng anh #1 rồi đó.
Thế thì cụ lại phải đi học về cái gọi là cộng hưởng tần số rồi
 

hungeverest

Xe điện
Biển số
OF-32800
Ngày cấp bằng
2/4/09
Số km
3,003
Động cơ
2,319,193 Mã lực
Trưởng làng bọn e còn chưa biết đến led
 

Abcdefghiklmnkl

Xe tải
Biển số
OF-782999
Ngày cấp bằng
8/7/21
Số km
473
Động cơ
37,260 Mã lực
Tuổi
114
Chào các cụ mợ,
Em cho con học mầm non ở đây học phí năm nay 4 tuổi là 88trđ/ năm, nên cũng nghĩ cơ sở vật chất phải tốt tương ứng.
Mà cái bóng đèn nó nhấp nháy như video dưới. Nếu quay cam thường tần số 60hz thì nháy ít nhưng cam slomotion 120hz hoặc 240hz thì nháy rất rất nhiều. Có bóng nháy, có bóng lại không nháy. Trong lớp học bé nhà em lắp 18 bóng đèn rạng đông vuông 36W, kích thước 60cm x 60cm giá quảng cáo là 1.2trđ/chiếc.

Em có email cho nhà trường và họ phản hồi "không sao". Có vài ý, trong đó ý số 1 mình muốn tranh luận tiếp. Họ viết "1. Nhà cung cấp khẳng định chưa có tài liệu/ báo cáo nào về hiện tượng nhấp nháy ánh sáng khi nhìn qua camara là ảnh hưởng đến sức khỏe. Mắt người thông thường chỉ nhìn thấy tần số <50Hz còn tần số ánh sáng của đèn là > 100Hz."

1. Hiện nay nhà mình, cty mình cũng sử dụng led mà quay slomotion không hề nháy 1 chút nào dù quay cam ở 60hz hay 120hz! Vậy tại sao ở lớp học có bóng nháy? Ít nhất là chất lượng 2 nơi là khác nhau.
2. Với các màn hình máy tính IPS rẻ tiền hiện nay hoặc màn hình Tivi cũng đa số là IPS, bản chất cũng là sử dụng tấm nền LED. Tại sao cũng quay slomotion màn hình PC/ Tivi lại không hề nháy dù chỉ có tần số 60Hz hoặc 75hz trong khi Rạng đông nói mẫu của họ >100hz lại nháy? Con số 100hz rạng đông đưa ra có chuẩn hay là không?

3. Có phải do driver nguồn của Rạng đông kém chất lượng? vì chip led mới chỉ như screen của điện thoại, còn driver nguồn thì giống như con chip cpu vậy.
Driver nguồn thì Rạng đông không công bố, và có thể chất lượng nháy là do bộ phận này.
View attachment 7933145
4. Có loại nháy nhìn thấy và nháy không nhìn thấy bằng mắt thường. Loại không thấy bằng mắt thường vẫn gây hại cho sức khoẻ. Nguồn dẫn chứng: https://jcdr.net/articles/PDF/12880/41491_220419_41491_CE[Ra1]_F(KM)_PF1(AJ_SHU)_PFA(SL)_PN(SL).pdf
1688044189406.png


5. Loại đèn mà lớp học đó đang trang bị là gần 1.2trđ/bóng 36W kích thước 60cmx60cm.
https://rangdong.com.vn/bo-den-led-am-tran-600x600-m15-36w-pr1145.html"

Các cụ nào thông thạo cho em thêm thông tin, vì các con học gần 10 tiếng/ 1 ngày ở lớp nên nếu không thay thì lo ngay ngáy ạ. Em đã làm việc với nhà trường, nhưng nhà trường lại dựa vào Rạng đông để khẳng định nó không sao!
Em thì không chuyên ngành này nên lên OF Mong cụ nào thông thạo chỉ giáo giúp.
Thanks
Nếu bình thường không nháy, quay video mới nháy thì chắc không vấn đề gì, vì em vẫn thấy mấy clip trên tivi quay màn hình máy vi tính vẫn nháy như thường, chẳng thấy ai thắc mắc.
 

Broker11

Xe hơi
Biển số
OF-803805
Ngày cấp bằng
10/2/22
Số km
151
Động cơ
12,422 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái bóng đèn tuyp huỳnh quang nháy theo tần số điện 52hz rồi cũng có sao đâu cụ?

Tần số flick cụ đưa ra là của chip led, nhưng cụm bóng đèn còn gồm cả hộp cộng hưởng tán quang nữa mà

Mà cụ có biết về cách camera hoạt động không? Có thể cái flick mà cụ quay thấy đó chính là tần số quét của cảm biến camera đó cụ à
1. Bóng đèn huỳnh quang "có sao đâu" thì có sao chứ!
Nguồn: https://www.flickersense.org/home
Humans have evolved in a world, that until quite recently, did not include regularly repetitive flicker. Incandescent lights first introduced a fairy mild form of flicker that people weren't consciously aware of seeing and that didn't seem to bother people, but the development of fluorescent lights first introduced a harsher form of flicker that was linked to headaches, eye strain, and other adverse health effects. Special electronic ballasts for fluorescent lights were then introduced to reduce the flicker in the late 1980s and the health impacts were also reduced.

Google dịch tạm: Đèn sợi đốt lần đầu tiên tạo ra một dạng nhấp nháy dịu nhẹ mà mọi người không ý thức được khi nhìn thấy và điều đó dường như không làm phiền mọi người, nhưng sự phát triển của đèn huỳnh quang lần đầu tiên tạo ra một dạng nhấp nháy khắc nghiệt hơn có liên quan đến đau đầu, mỏi mắt và các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khác. Chấn lưu điện tử đặc biệt dành cho đèn huỳnh quang sau đó đã được giới thiệu để giảm hiện tượng nhấp nháy vào cuối những năm 1980 và các tác động đến sức khỏe cũng được giảm bớt.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,103
Động cơ
362,950 Mã lực
Em tưởng đèn nào chẳng nháy? Điện sinh hoạt là điện xoay chiều 50 hz, trừ bóng sợi đốt là nó còn nóng đỏ lâu thì bóng led hay bóng huỳnh quang nó luôn nháy theo tần số dòng điện. Có điều nhấp nháy 50/60 hz là quá nhanh nên mắt không biết mà thôi.
 

Broker11

Xe hơi
Biển số
OF-803805
Ngày cấp bằng
10/2/22
Số km
151
Động cơ
12,422 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu bình thường không nháy, quay video mới nháy thì chắc không vấn đề gì, vì em vẫn thấy mấy clip trên tivi quay màn hình máy vi tính vẫn nháy như thường, chẳng thấy ai thắc mắc.
Đó là màn hình máy tính đời cũ đó cụ. Dùng lâu hại mắt. Đời mới thì hoàn toàn không bị. Như #1 em đã nói.
Quay thường 60hz hay slowmotion laptop hay tivi nhà em HOÀN TOÀN KHÔNG NHÁY!
 

Broker11

Xe hơi
Biển số
OF-803805
Ngày cấp bằng
10/2/22
Số km
151
Động cơ
12,422 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em tưởng đèn nào chẳng nháy? Điện sinh hoạt là điện xoay chiều 50 hz, trừ bóng sợi đốt là nó còn nóng đỏ lâu thì bóng led hay bóng huỳnh quang nó luôn nháy theo tần số dòng điện. Có điều nhấp nháy 50/60 hz là quá nhanh nên mắt không biết mà thôi.
EM ĐÃ NÓI Ở #1 LÀ EM QUAY ĐÈN NHÀ EM, ĐÈN CÔNG TY KHÔNG NHÁY MÀ!
TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ VS CŨNG CÓ BẢO EM QUAY NHÀ CÔ ẤY KHÔNG NHÁY.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
1. Bóng đèn huỳnh quang "có sao đâu" thì có sao chứ!
Nguồn: https://www.flickersense.org/home
Humans have evolved in a world, that until quite recently, did not include regularly repetitive flicker. Incandescent lights first introduced a fairy mild form of flicker that people weren't consciously aware of seeing and that didn't seem to bother people, but the development of fluorescent lights first introduced a harsher form of flicker that was linked to headaches, eye strain, and other adverse health effects. Special electronic ballasts for fluorescent lights were then introduced to reduce the flicker in the late 1980s and the health impacts were also reduced.

Google dịch tạm: Đèn sợi đốt lần đầu tiên tạo ra một dạng nhấp nháy dịu nhẹ mà mọi người không ý thức được khi nhìn thấy và điều đó dường như không làm phiền mọi người, nhưng sự phát triển của đèn huỳnh quang lần đầu tiên tạo ra một dạng nhấp nháy khắc nghiệt hơn có liên quan đến đau đầu, mỏi mắt và các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khác. Chấn lưu điện tử đặc biệt dành cho đèn huỳnh quang sau đó đã được giới thiệu để giảm hiện tượng nhấp nháy vào cuối những năm 1980 và các tác động đến sức khỏe cũng được giảm bớt.
Thế tần số flick bao nhiêu thì ko ảnh hưởng sức khoẻ?

Ngay từ post 1 thì cụ đã viết visible flick là <50hz đấy thôi
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
22,407
Động cơ
3,087,694 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có sự khác biệt giữa việc quay cùng 1 chiếc điện thoại, cùng chế độ: Ở nhà + cty em quay thì không sao, nhưng quay ở lớp lại bị nháy. Đó là sự khác biệt, còn em CHƯA CHẮC nó ảnh hưởng 100%, chứ em chứng minh được thì em ko lên đây hỏi.
Tiếp nữa là em sợ sự khác biệt đó sẽ gây hại cho mắt. Còn việc "đèn nhấp nháy mà mắt không nhìn thấy" gây hại cho mắt thì em có để link tài liệu tiếng anh #1 rồi đó.
Muốn cho người nghe gật đầu thì chả có cách nào là cụ phải chứng minh cái điều chưa chắc kia là có ảnh hưởng. Vì ở đk thông thường, test ánh sáng chỉ đang dừng lại ở việc xem phòng đó có đủ sáng k bằng cảm nhận của mắt dựa trên số lượng và công suất đèn, tiếp đến nó sáng đều k nhấp nháy k bị cái nào tối hơn, thế là đạt. Khi nào có tài liệu yêu cầu test = quay video như cụ nói thì đó mới là căn cứ để thẩm định và kết luận dc
 

Broker11

Xe hơi
Biển số
OF-803805
Ngày cấp bằng
10/2/22
Số km
151
Động cơ
12,422 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thế thì cụ lại phải đi học về cái gọi là cộng hưởng tần số rồi
Cũng thấy 2 cụ nói về cái tần số, mà 1 ông nói xuôi 1 bà nói ngược:
Người 1: có thể là cái tần số nháy của cái con bóng đó nó vẫn trên 100hz nhưng lại lẻ nên nó không trùng tần số với cam (120hz) còn màn 60hz thì nó là bội số của 120hz nên sẽ không thấy nháy.
Người 2: ví dụ bóng 1 nháy 900hz, bóng 2 nháy 200hz, tất nhiên bóng 900hz tốt hơn
camera 300hz, ước của 900hz quay sẽ thấy bóng 1 nháy, không thấy bóng 2 nháy

Người 1 nói rằng bội của nhau thì KHÔNG NHÁY.
Người 2 thì nói trùng mới nháy!
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
EM ĐÃ NÓI Ở #1 LÀ EM QUAY ĐÈN NHÀ EM, ĐÈN CÔNG TY KHÔNG NHÁY MÀ!
TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ VS CŨNG CÓ BẢO EM QUAY NHÀ CÔ ẤY KHÔNG NHÁY.
Chắc cụ chưa bao giờ nghe về cộng hưởng tần số

Việc camera quay đc hay ko quay đc flick chả có nghĩa là tần số flick của hai nhà thấp hơn hay cao hơn

Đơn giản, tần số flick của đèn và camera gần hoặc bằng hoặc là bội số của nhau thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng thế thôi.

Ví dụ tần số quét của camera là 90hz, tần số flick của 2 bóng đèn là 60 và 90,--> cái 90hz thấy flick thì có nghĩa là nó có tần số thấp hơn cái 60hz à?
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
Cũng thấy 2 cụ nói về cái tần số, mà 1 ông nói xuôi 1 bà nói ngược:
Người 1: có thể là cái tần số nháy của cái con bóng đó nó vẫn trên 100hz nhưng lại lẻ nên nó không trùng tần số với cam (120hz) còn màn 60hz thì nó là bội số của 120hz nên sẽ không thấy nháy.
Người 2: ví dụ bóng 1 nháy 900hz, bóng 2 nháy 200hz, tất nhiên bóng 900hz tốt hơn
camera 300hz, ước của 900hz quay sẽ thấy bóng 1 nháy, không thấy bóng 2 nháy

Người 1 nói rằng bội của nhau thì KHÔNG NHÁY.
Người 2 thì nói trùng mới nháy!
Thấy nháy hay ko thì còn coi thử cái số "phi" trong phương trình sóng nữa ông thần

Như em nói trong còm trước. Camera có tần số quét 90 quay bóng đèn flick 90hz thì kết luận là bóng đèn đó có tần số quét thấp hơn cái 60hz ko nháy à?
 

Broker11

Xe hơi
Biển số
OF-803805
Ngày cấp bằng
10/2/22
Số km
151
Động cơ
12,422 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chắc cụ chưa bao giờ nghe về cộng hưởng tần số

Việc camera quay đc hay ko quay đc flick chả có nghĩa là tần số flick của hai nhà thấp hơn hay cao hơn

Đơn giản, tần số flick của đèn và camera gần hoặc bằng hoặc là bội số của nhau thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng thế thôi.

Ví dụ tần số quét của camera là 90hz, tần số flick của 2 bóng đèn là 60 và 90,--> cái 90hz thấy flick thì có nghĩa là nó có tần số thấp hơn cái 60hz à?
À, cảm ơn cụ nhé. Thông tin mới đã được tiếp thu.
Trước có 2 người đã nói về cái này, nhưng lại nói ngược nhau thành thử chả biết ông nào đúng ông nào sai.
Tuy nhiên em hỏi tiếp: Nếu màn PC IPS của em là 60hz, mà màn ips thì bóng nền nó cũng là LED, vậy tại sao quay điện thoại 60hz nó lại không nháy vậy cụ? Dù trùng tần số?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top