- Biển số
- OF-20344
- Ngày cấp bằng
- 24/8/08
- Số km
- 644
- Động cơ
- 511,729 Mã lực
Tham gia giao thông và diễn đàn, các vi phạm và tranh cãi đến biển báo hiệụ rất phổ biến. Mình có thắc mắc này nhờ các bác thông não giúp:
- Nhóm biển báo cấm theo Quy chuẩn thì "phải tuyệt đối tuấn theo", vi phạm thì phạt, cái này rõ ràng rồi;
- Nhóm biển hiệu lệnh thì "Báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành", không thi hành thì phạt, cái này rõ rồi;
- Nhóm biển chỉ dẫn "báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình", tức là chỉ mang tính hướng dẫn để người đi đường nên làm theo để thuận tiện trong giao thông. Nhưng trong thực tế thì nhóm biển này thường hay bị phạt nhất.
Trong ba nhóm trên, trong quy chuẩn ghi rõ chữ "phải", mình nghĩ nhóm biển chỉ dẫn mang tính chất "nên" mang tính chất hướng dẫn, do đó không thể có căn cứ để phạt được.
Mấy bác thông não giúp!
Chương III
BIỂN BÁO HIỆU
Điều 14. Phân loại biển báo hiệu
Biển báo hiệu đường bộ nói trong Quy chuẩn này được chia thành 6 nhóm.
14.1. Nhóm biển báo cấm: Là hình tròn (trừ biển số 122 "Dừng lại" có hình 8 cạnh đều - hình bát giác) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ;
Nhóm biển báo cấm gồm có 40 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 140.
14.2. Nhóm biển báo nguy hiểm: Là hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. Nhóm biển báo nguy hiểm gồm có 47 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 247.
14.3. Nhóm biển hiệu lệnh: Là hình tròn, trừ biển số 310 là hình chữ nhật, nền màu xanh lam, trừ biển số 310 nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. Nhóm biển hiệu lệnh gồm có 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.
14.4. Nhóm biển chỉ dẫn: Là hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình chữ nhật vát nhọn một đầu, để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình, nền màu xanh lam gồm có 47 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 447;
14.5. Nhóm biển phụ: Là hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung nội dung biển chính hoặc được sử dụng độc lập. Nhóm biển phụ gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509;
14.6. Nhóm biển sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại: Nhóm biển này tuân thủ theo các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 14.7. Ngoài 6 nhóm biển báo hiệu trên, Quy chuẩn này còn có loại biển viết bằng chữ có dạng hình chữ nhật nền màu xanh lam chữ màu trắng dùng để chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh đối với xe thô sơ và người đi bộ. Đối với các tuyến đường đối
ngoại, các biển bằng chữ đều phải viết thêm chữ tiếng Anh ở bên dưới chữ tiếng Việt, kích cỡ chữ bằng kích cỡ chữ tiếng Việt.
- Nhóm biển báo cấm theo Quy chuẩn thì "phải tuyệt đối tuấn theo", vi phạm thì phạt, cái này rõ ràng rồi;
- Nhóm biển hiệu lệnh thì "Báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành", không thi hành thì phạt, cái này rõ rồi;
- Nhóm biển chỉ dẫn "báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình", tức là chỉ mang tính hướng dẫn để người đi đường nên làm theo để thuận tiện trong giao thông. Nhưng trong thực tế thì nhóm biển này thường hay bị phạt nhất.
Trong ba nhóm trên, trong quy chuẩn ghi rõ chữ "phải", mình nghĩ nhóm biển chỉ dẫn mang tính chất "nên" mang tính chất hướng dẫn, do đó không thể có căn cứ để phạt được.
Mấy bác thông não giúp!
Chương III
BIỂN BÁO HIỆU
Điều 14. Phân loại biển báo hiệu
Biển báo hiệu đường bộ nói trong Quy chuẩn này được chia thành 6 nhóm.
14.1. Nhóm biển báo cấm: Là hình tròn (trừ biển số 122 "Dừng lại" có hình 8 cạnh đều - hình bát giác) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ;
Nhóm biển báo cấm gồm có 40 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 140.
14.2. Nhóm biển báo nguy hiểm: Là hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. Nhóm biển báo nguy hiểm gồm có 47 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 247.
14.3. Nhóm biển hiệu lệnh: Là hình tròn, trừ biển số 310 là hình chữ nhật, nền màu xanh lam, trừ biển số 310 nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. Nhóm biển hiệu lệnh gồm có 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.
14.4. Nhóm biển chỉ dẫn: Là hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình chữ nhật vát nhọn một đầu, để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình, nền màu xanh lam gồm có 47 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 447;
14.5. Nhóm biển phụ: Là hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung nội dung biển chính hoặc được sử dụng độc lập. Nhóm biển phụ gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509;
14.6. Nhóm biển sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại: Nhóm biển này tuân thủ theo các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 14.7. Ngoài 6 nhóm biển báo hiệu trên, Quy chuẩn này còn có loại biển viết bằng chữ có dạng hình chữ nhật nền màu xanh lam chữ màu trắng dùng để chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh đối với xe thô sơ và người đi bộ. Đối với các tuyến đường đối
ngoại, các biển bằng chữ đều phải viết thêm chữ tiếng Anh ở bên dưới chữ tiếng Việt, kích cỡ chữ bằng kích cỡ chữ tiếng Việt.