Em đọc được cái tin này hay quá. Xã hội cần nhiều hơn những người như anh Nam
http://www.vtc.vn/394-254903/phong-su-kham-pha/chuyen-ky-la-ve-nguoi-chuyen-tim-giay-to-mien-phi.htm
(VTC News) - Một lần, Nguyễn Giang Nam nhặt được giấy tờ, nhưng không có cách nào trả lại, rồi chính anh cũng một lần mất hết giấy tờ tùy thân. Khi đó, anh mới cảm nhận được việc mất giấy tờ phiền toái thế nào, rồi anh luôn trăn trở vì sao không có một cầu nối giữa người đánh mất và người nhặt được giấy tờ? Vậy là Văn phòng tìm kiếm đồ thất lạc miễn phí ra đời. Bạn bè, người thân tròn mắt ngạc nhiên: “Mày có điên không đấy?”.
Hai năm sau, anh trả lời rằng mình không điên bằng việc tìm lại cho trên 3.000 người bị mất giấy tờ tùy thân.
Thư từ gửi đến văn phòng nhờ tìm kiếm giấy tờ.
Người "gàn dở"
Anh Nguyễn Giang Nam vẫn nhớ như in cái ngày anh thông báo cho bạn bè, người thân việc anh sẽ mở “Văn phòng tìm đồ thất lạc” để làm cầu nối cho những người nhặt được đồ với người mất đồ. Người thân trong nhà thì tròn xoe mắt ngạc nhiên, bạn bè nhiều người thẳng thắn: Đúng là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Thậm chí, nhiều người còn nói anh là kẻ hâm, chập mạch, "ốc chưa mang nổi mình ốc còn làm cọc cho rêu"... Khi nghe những nhận xét đó, anh thường im lặng, có khi đánh trống lảng sang chuyện khác.
Các món đồ thất lạc văn phòng tìm được.
Rất tâm đắc với ý tưởng của mình, nên dù ai nói ngược nói xuôi, anh cũng chỉ cười. “Vậy mà văn phòng cũng đã tồn tại được hai năm rồi đó. Từ chỗ vô danh giờ thì hàng ngày có cả chục cuộc điện thoại thông báo đến văn phòng, người kêu mất giấy tờ, người thông báo vừa nhặt được giấy tờ của người đánh rơi”, anh nói.
Nhớ lại cái ngày Văn phòng tìm đồ thất lạc manh nha đi vào hoạt động, anh kể: “Khi văn phòng tìm lại giấy tờ miễn phí cho người bị mất ra đời, nhiều người đặt câu hỏi với tôi rằng lấy kinh phí ở đâu mà hoạt động, trả lương nhân viên thế nào? Nhưng cũng may trên đời có rất nhiều người tốt, sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ với người khác. Nhiều người đã làm tình nguyện viên cho tôi mà không lấy một đồng phí nào, để cùng tôi xây dựng văn phòng đến ngày hôm nay”.
Sau khi có văn phòng, anh Nam lập website mang tên www.vanphongdothatlac.com. Anh bỏ tiền túi để in tờ rơi rồi thuê sinh viên đi phát tờ rơi. Khắp hang cùng ngõ hẻm, tờ rơi có nhan đề “Tìm được của rơi, trả người đánh mất” của anh đều có mặt. Theo anh Nam, vì sự tận tình của mình, nên số người sinh sống tại Hà Nội biết đến cái văn phòng “gàn gàn” của anh ngày một nhiều.
Việc làm kỳ quặc của anh một phần bắt nguồn từ việc gia đình anh làm dịch vụ cho thuê ống nhòm và thuê diều dưới Hạ Long. Để được thuê những thứ đó, khách phải đặt lại giấy tờ tùy thân. Không thiếu khách “cố tình quên giấy tờ của mình” để chiếm đoạt vật dụng, nhưng cũng có người vô tình quên.
Cứ thế, trong ngăn tủ nhà anh, số giấy tờ ngày một nhiều, mà không có cách nào trả lại, khiến anh Nam luôn trăn trở.
Anh Nam.
Rồi chính anh Nam lại trở thành người bị mất giấy tờ. Cách đây 2 năm, anh bị mất các giấy tờ tùy thân gồm: chứng minh thư nhân dân, bằng lái xe và mất luôn cả giấy đăng kí kết hôn trong một lần đi từ Hà Nội về Quảng Ninh.
Anh đã phải mất nhiều tuần liền để làm lại số giấy tờ đó. Đó cũng là nguyên nhân thôi thúc ý tưởng mở văn phòng tìm đồ thất lạc của anh. “Tôi phải đi lại nhiều ngày liền, chi phí tốn kém vô kể, mới xin cấp lại được số giấy tờ bị mất. Nhưng thật trớ trêu, sau đó, lại có người mang trả tôi toàn bộ số giấy tờ mình bị mất”, anh Nam nhớ lại.
Từ ngày đó, anh Nam luôn đau đáu rằng, không chỉ có mình, mà nơi này, nơi khác trên địa bàn Hà Nội, trên khắp đất nước, hằng ngày, vẫn có những người không may bị mất giấy tờ tùy thân, nhiều người còn bị ăn cắp.
Người nhặt được giấy tờ quan trọng của người khác dù muốn trả lại chủ nhân, song nhiều khi không biết tìm họ ở đâu. Người bị mất lại phải tốn khá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc đến các cơ quan chức năng làm lại giấy tờ... Vậy sao mình không làm cầu nối để giúp họ? Câu hỏi đó đã thôi thúc anh Nam và khiến anh nảy sinh ra cái văn phòng đặc biệt này.
Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng
Câu chuyện giữa chúng tôi liên tục bị đứt quãng khi chiếc điện thoại của anh báo chuông. Cặn kẽ chỉ bảo cho người gọi điện, rồi anh quay sang tôi giải thích: “Có người báo mất đồ, nhờ văn phòng tìm kiếm giúp. Anh ấy là bộ đội”.
Anh Nguyễn Giang Nam sinh năm 1976, trong một gia đình thuần nông, tại xã An Mỹ (Bình Lục, Hà Nam).
Giấy tờ vừa được tìm thấy.
Anh Nam từng tham gia quân ngũ, là chiến sĩ Phân đội 1, Đơn vị M01, thuộc Đoàn B25 (Binh đoàn Hương Giang). Những ngày trong quân đội, anh học hỏi được nhiều điều bổ ích trong cuộc sống, nhất là ý thức tổ chức kỉ luật, ý chí, nghị lực và tinh thần đồng đội.
Anh rất thích một câu nói của một nhà tâm lí học quân sự rằng: “Quân đội là một môi trường văn hóa mà ở đó cái chân được đề cao, cái thiện được coi trọng và cái mỹ được quan tâm đúng mức”.
Tự nguyện, thành tâm lo việc kết nối thông tin, gắn kết mọi người để tìm kiếm giấy tờ, của rơi, trả lại người đánh mất, nên mỗi tháng anh phải bỏ ra chi phí khoảng 10 triệu đồng để duy trì hoạt động của văn phòng. “Gia đình tôi không giàu, nhưng nghề kinh doanh gạo, mấy cái bàn bi-a cũng đủ tiền để tôi trang trải cuộc sống gia đình và toàn tâm toàn ý làm cái nghề đặc biệt này”, anh nói.
Thói đời, khi người ta làm việc thiện thì lại hay bị người đời gán cho những điều không mấy tốt đẹp, nếu không hâm, không chập mạch thì chỉ có thể là thích chơi ngông, chơi trội. Có lẽ, những người làm việc không công, làm việc thiện mỗi ngày một ít hơn…
Còn tiếp...
Lê Thanh
http://www.vtc.vn/394-254903/phong-su-kham-pha/chuyen-ky-la-ve-nguoi-chuyen-tim-giay-to-mien-phi.htm
(VTC News) - Một lần, Nguyễn Giang Nam nhặt được giấy tờ, nhưng không có cách nào trả lại, rồi chính anh cũng một lần mất hết giấy tờ tùy thân. Khi đó, anh mới cảm nhận được việc mất giấy tờ phiền toái thế nào, rồi anh luôn trăn trở vì sao không có một cầu nối giữa người đánh mất và người nhặt được giấy tờ? Vậy là Văn phòng tìm kiếm đồ thất lạc miễn phí ra đời. Bạn bè, người thân tròn mắt ngạc nhiên: “Mày có điên không đấy?”.
Hai năm sau, anh trả lời rằng mình không điên bằng việc tìm lại cho trên 3.000 người bị mất giấy tờ tùy thân.
Người "gàn dở"
Anh Nguyễn Giang Nam vẫn nhớ như in cái ngày anh thông báo cho bạn bè, người thân việc anh sẽ mở “Văn phòng tìm đồ thất lạc” để làm cầu nối cho những người nhặt được đồ với người mất đồ. Người thân trong nhà thì tròn xoe mắt ngạc nhiên, bạn bè nhiều người thẳng thắn: Đúng là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Thậm chí, nhiều người còn nói anh là kẻ hâm, chập mạch, "ốc chưa mang nổi mình ốc còn làm cọc cho rêu"... Khi nghe những nhận xét đó, anh thường im lặng, có khi đánh trống lảng sang chuyện khác.
Rất tâm đắc với ý tưởng của mình, nên dù ai nói ngược nói xuôi, anh cũng chỉ cười. “Vậy mà văn phòng cũng đã tồn tại được hai năm rồi đó. Từ chỗ vô danh giờ thì hàng ngày có cả chục cuộc điện thoại thông báo đến văn phòng, người kêu mất giấy tờ, người thông báo vừa nhặt được giấy tờ của người đánh rơi”, anh nói.
Nhớ lại cái ngày Văn phòng tìm đồ thất lạc manh nha đi vào hoạt động, anh kể: “Khi văn phòng tìm lại giấy tờ miễn phí cho người bị mất ra đời, nhiều người đặt câu hỏi với tôi rằng lấy kinh phí ở đâu mà hoạt động, trả lương nhân viên thế nào? Nhưng cũng may trên đời có rất nhiều người tốt, sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ với người khác. Nhiều người đã làm tình nguyện viên cho tôi mà không lấy một đồng phí nào, để cùng tôi xây dựng văn phòng đến ngày hôm nay”.
Sau khi có văn phòng, anh Nam lập website mang tên www.vanphongdothatlac.com. Anh bỏ tiền túi để in tờ rơi rồi thuê sinh viên đi phát tờ rơi. Khắp hang cùng ngõ hẻm, tờ rơi có nhan đề “Tìm được của rơi, trả người đánh mất” của anh đều có mặt. Theo anh Nam, vì sự tận tình của mình, nên số người sinh sống tại Hà Nội biết đến cái văn phòng “gàn gàn” của anh ngày một nhiều.
Việc làm kỳ quặc của anh một phần bắt nguồn từ việc gia đình anh làm dịch vụ cho thuê ống nhòm và thuê diều dưới Hạ Long. Để được thuê những thứ đó, khách phải đặt lại giấy tờ tùy thân. Không thiếu khách “cố tình quên giấy tờ của mình” để chiếm đoạt vật dụng, nhưng cũng có người vô tình quên.
Cứ thế, trong ngăn tủ nhà anh, số giấy tờ ngày một nhiều, mà không có cách nào trả lại, khiến anh Nam luôn trăn trở.
Rồi chính anh Nam lại trở thành người bị mất giấy tờ. Cách đây 2 năm, anh bị mất các giấy tờ tùy thân gồm: chứng minh thư nhân dân, bằng lái xe và mất luôn cả giấy đăng kí kết hôn trong một lần đi từ Hà Nội về Quảng Ninh.
Anh đã phải mất nhiều tuần liền để làm lại số giấy tờ đó. Đó cũng là nguyên nhân thôi thúc ý tưởng mở văn phòng tìm đồ thất lạc của anh. “Tôi phải đi lại nhiều ngày liền, chi phí tốn kém vô kể, mới xin cấp lại được số giấy tờ bị mất. Nhưng thật trớ trêu, sau đó, lại có người mang trả tôi toàn bộ số giấy tờ mình bị mất”, anh Nam nhớ lại.
Từ ngày đó, anh Nam luôn đau đáu rằng, không chỉ có mình, mà nơi này, nơi khác trên địa bàn Hà Nội, trên khắp đất nước, hằng ngày, vẫn có những người không may bị mất giấy tờ tùy thân, nhiều người còn bị ăn cắp.
Người nhặt được giấy tờ quan trọng của người khác dù muốn trả lại chủ nhân, song nhiều khi không biết tìm họ ở đâu. Người bị mất lại phải tốn khá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc đến các cơ quan chức năng làm lại giấy tờ... Vậy sao mình không làm cầu nối để giúp họ? Câu hỏi đó đã thôi thúc anh Nam và khiến anh nảy sinh ra cái văn phòng đặc biệt này.
Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng
Câu chuyện giữa chúng tôi liên tục bị đứt quãng khi chiếc điện thoại của anh báo chuông. Cặn kẽ chỉ bảo cho người gọi điện, rồi anh quay sang tôi giải thích: “Có người báo mất đồ, nhờ văn phòng tìm kiếm giúp. Anh ấy là bộ đội”.
Anh Nguyễn Giang Nam sinh năm 1976, trong một gia đình thuần nông, tại xã An Mỹ (Bình Lục, Hà Nam).
Anh Nam từng tham gia quân ngũ, là chiến sĩ Phân đội 1, Đơn vị M01, thuộc Đoàn B25 (Binh đoàn Hương Giang). Những ngày trong quân đội, anh học hỏi được nhiều điều bổ ích trong cuộc sống, nhất là ý thức tổ chức kỉ luật, ý chí, nghị lực và tinh thần đồng đội.
Anh rất thích một câu nói của một nhà tâm lí học quân sự rằng: “Quân đội là một môi trường văn hóa mà ở đó cái chân được đề cao, cái thiện được coi trọng và cái mỹ được quan tâm đúng mức”.
Tự nguyện, thành tâm lo việc kết nối thông tin, gắn kết mọi người để tìm kiếm giấy tờ, của rơi, trả lại người đánh mất, nên mỗi tháng anh phải bỏ ra chi phí khoảng 10 triệu đồng để duy trì hoạt động của văn phòng. “Gia đình tôi không giàu, nhưng nghề kinh doanh gạo, mấy cái bàn bi-a cũng đủ tiền để tôi trang trải cuộc sống gia đình và toàn tâm toàn ý làm cái nghề đặc biệt này”, anh nói.
Thói đời, khi người ta làm việc thiện thì lại hay bị người đời gán cho những điều không mấy tốt đẹp, nếu không hâm, không chập mạch thì chỉ có thể là thích chơi ngông, chơi trội. Có lẽ, những người làm việc không công, làm việc thiện mỗi ngày một ít hơn…
Còn tiếp...
Lê Thanh