- Biển số
- OF-11881
- Ngày cấp bằng
- 3/12/07
- Số km
- 2,082
- Động cơ
- 547,200 Mã lực
- Nơi ở
- Việt Nam quê hương tôi
Hưởng ứng phong trào du lịch chụp choạch rồi show hàng, em làm thêm cái thơts khoe tý ảnh. Bài viết sẽ hầu các cụ sau. Treo tạm 1 cái cho các cụ đoán xem ở đâu nhé
Hành trình siêu tốc Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh
Với 5 ngày ít ỏi và 1 đam mê khám phá, chúng tôi nhắm đích đến là Trung Quốc, ông bạn láng giềng không mấy thân thiện.
Do quỹ thời gian quá eo hẹp mà lòng tham lại quá lớn nên việc chọn hành trình là cả vấn đề nan giải, phải mất khá nhiều thời gian lục tìm các trang web thông tin điểm đến có thể liên kết với Bắc Kinh và những ứng cử viên cuối cùng gồm 3 hành trình
1/ Bắc Kinh – Tây An – Bắc Kinh
2/ Bắc Kinh – Thiếu Lâm Tự – Bắc Kinh
3/ Bắc Kinh – Tô Châu – Hàng Châu – Bắc Kinh
Vé máy bay đi BK thì mua của VN online, vé Nội địa TQ thì mua qua http://www.elong.net/flights/ và khách sạn tự đặt trực tiếp tại Tô Châu, tại Hàng Châu và BK đặt qua www.agoda.com
Sở dĩ khách sạn Tô Châu đặt trực tiếp vì nó rẻ hơn bất cứ qua trang đặt khách sạn nào khác và lại gồm cả ăn sáng.
Cuối cùng thì cũng quyết được hành trình số 3. Chắc các cụ sẽ thắc mắc sao lại quay về Bắc Kinh làm gì cho mất thời gian; câu trả lời là thằng VN airlines nó khuyến mại hành trình đi Bắc Kinh khứ hồi có 180$ gồm cả thuế.
Ngày đầu tiên là ngày gian khổ nhất; khởi hành từ trung tâm đi Nội Bài trong nhung nhúc biển người kẹt xe và ông VOV GT cứ liên tục nhắc cầu TL đang ùn tắc nghiêm trọng. Mất đứt 2h để lên đến Nội Bài, vội vàng vào phòng cách ly, lùa tạm 2 tô phở gà, 1 chai nước cho 2 người và em nó nhẹ nhàng tính 198k trong sự tiếc nuối và đắng cay.
Chuyến bay VN900 đúng giờ, các em tiếp viên chuyến này sao trẻ và xinh thế không biết, chưa bao giờ em đi VN mà lại hài lòng thế. Đồ ăn trên chuyến bay này chấp nhận được.
Đến sân bay BK lúc 2h30, ngoài trời có 1oC và tuyết vẫn còn vương trên các mái nhà và thảm cỏ. Ấn tượng đầu tiên tại nước bạn là thủ tục nhập cảnh cực nhanh và mấy ẻm công an cửa khẩu chào mình trước khi mình kịp chào ẻm và cười rất tươi đón khách. Chả có lý do gì mà không bấm vào cái nút màu xanh đặt tại quầy để chấm điểm cho em điểm hài lòng cao nhất.
Thủ tục nói chuyến bay đi Thượng Hải bằng China Eastern Air (HK Đông Phương TQ) hơi gặp khó khăn vì thông tin trên bảng điện tử không chính xác. Chuyến bay đến sân Bay Hồng Kiều (Hongquai) được xếp làm thủ tục khu vực riêng ngay bên ngoài trong khi các chuyến bay đến sân bay Phu Đông (Pudong) làm phía bên trong. Vé nội địa em mua qua http://www.elong.net/flights/ với giá chấp nhận được cho 3h bay, tính ra khoảng 1,5tr/người. Nếu mua càng sớm thì càng rẻ. Các em tiếp viên TQ rất trẻ và xinh nhưng không mấy thân thiện. Chén no nê, đang thiu thiu ngủ thì thấy rầm 1 cái, hóa ra bác cơ trưởng hạ cánh kiểu tàu, cứ như cắm đầu xuống đường băng chứ không ngọt ngào như chuyến bay VN.
Thượng Hải không lạnh lắm, khoảng 8oC. Xếp hàng chờ taxi thì thôi rồi là dài, chắc vài trăm con người. Mấy quý ông TQ trông rất lịch lãm với cà vạt và complet nhưng luôn nhăm nhe chen hàng và sẵn sang khạc nhổ bất cứ lúc nào. Quả phản cảm này chỗ nào cũng gặp. Các cụ nên tránh xa kẻo nhiễm H1N1.
Phần lớn taxi là xe Volskwagen đời Tống. Cửa chỉ cho phép mở bên phải nên chỉ có thể vào và ra 1 bên. Sư phụ phi vèo vèo 140km/h trong sương mù dày đặc.
Điểm dừng chân đầu tiên là Tháp truyền hình Minh châu Đông Phương. Thực ra là chả có nhu cầu thăm cái tháp này mà chỉ là chờ cái xe bus Seat In Coach để đi tour dạo quanh phố phường. Tiếc là không kịp chuyến xe cuối cùng nên đành vẫy taxi dạo quang 1 vòng ra đi thẳng rag a bắt chuyến tàu đêm đi Tô Châu lúc 11h51.
Nhà ga Thượng Hải khá sạch đẹp và thực sẽ dễ sử dụng ngay cả khi không biết câu tiềng Tầu nào. Điều phàn nàn duy nhất với cái nhà ga này là khu vệ sinh ẩn bên trong nên hơi khó tìm và cực bẩn, không có giấy vệ sinh. Mấy tên Tàu khựa toàn gác chân lên bồn rửa chân nên càng bẩn.
Tàu khởi hành chính xác giờ như in trên vé. Mỗi toa tàu ngồi chứa tới 118 hành khách và đường ray hàn liền nên không có tiếng lục khục như tàu ở ta. Hành trình gần 100km đi Tô Châu chỉ mất 50 phút và khá yên tĩnh, tuy nhiên hơi khó ngủ được vì hệ thống ghế ngồi lưng thẳng đứng nên khá đau lưng. Thực sự thì với 15 tệ cho hành trình này cũng không nên phàn nàn.
An ninh tại tất cả nơi công cộng đều rất tốt, đồn cảnh sát với biển hiệu POLICE rất to luôn nằm tại vị trí dễ nhìn nhất. Nhà ga cũng soi an ninh như sân bay và không có những thành phần dặt dẹo phía trong nên rất an toàn. Bên trong là thế nhưng ra cửa thì thôi rồi, cò đâu ra mà lắm thế; thôi thì mời chào đủ thứ từ thuê xe, thuê hướng dẫn, tour, tơ lụa…cho tới xxx và tất cả đều bằng…tiếng Tầu mặc kệ các cụ hiểu hay không. Taxi được quy hoạch quản lý rất tốt và xếp hàng nghiêm chỉnh chờ khách. Nhân viên an ninh vẫn làm việc mặc dù đã là 00h30. New Century là khách sạn khá đẹp và trung tâm. Phòng sạch sẽ và thiết bị rất mới; bữa ăn sang không đến nỗi tệ. Ngày đầu tiên kết thúc bằng giấc ngủ như chưa từng được ngủ.
Sáng Tô Châu khá đẹp, nhiệt độ khoảng 15oC, áo khoác mỏng là phù hợp để đi thăm quan.
Dự định bắt taxi đi thăm quan bị gạt bỏ khi thấy quả phương tiện đặc trưng tính bóc lột lao động này. Dự tính chi phí taxi cho tất cả các điểm thăm quan tại Tô Châu chắc không quá 60 tệ nhưng 2 bác tài xe đạp này đòi 50 tệ/xe cho 4 điểm thăm quan + tiễn ra bến xe buýt nên cũng không buồn mặc cả. Thực sự đây là công việc nặng nhọc trên chiếc xe cà tàng với pedal bằng gỗ không vòng bi và những ổ trục khô dầu mỡ và 2 vị khách trên gần tạ rưỡi.
Hành trình thăm quan trên xe đạp khá thú vị, đôi lúc hơi choáng vì đi ngược chiều hoặc băng qua đường ô tô. Các bác tài kiêm luôn hướng dẫn viên và xài tiếng địa phương giới thiệu các điểm trên đường và không quên mời chào ghé mua tơ lụa, ngọc trai Tô Châu.
Dân số Tô Châu khá thưa thớt và giao thông yên bình. Mọi người luôn nhường đường ngay khi bác tài đập cái thanh sắt tay phanh vào khung xe tạo ra tiếng lạch xạch thay chuông. Tuyệt nhiên không thấy ai quay lại phàn nàn hay tỏ ý khó chịu ngay cả khi xe đi ngược chiều hoặc trèo cả lên vỉa hè. Một điểm đặt biệt là rất nhiều xe đạp, ô tô phi vào đường ngược chiều một cách vô tư. Xe cảnh sát ở đây là xe điện loại nhỏ như Golf car và chỉ dùng mục đích tuần tra chứ không phải để truy đuổi.
Thành phố sạch sẽ, thanh bình, không khí trong lành và con người thân thiện, cảnh quan tươi đẹp. Do thời gian hạn chế nên chúng tôi chọn một số điểm tiêu biểu để thăm quan. Điểm đến đầu tiên là Tịnh Viên (CangLangTing Garden), khu vườn lâu đời nhất Tô Châu. Đây là khu quần thể tuyệt đẹp với ao nước (không phải hồ nhé), các con kênh uốn lượn quanh các công trình kiến trúc cổ và các dãy hành lang dài miên man bằng gỗ chạm trổ tinh vi được trang trí bởi các bức tranh vẽ các lễ hội và tết cổ truyền Trung Hoa.
Chuyện kể rằng khu vườn này do một vị quan bị giáng chức và lưu đày Tô Châu xây dựng và đặt tên là Canglang theo họ ông là Canglang Wong. Vườn Tịnh Viên cũng là khu vườn duy nhất tại Tô Châu có được sự kết hợp hài hòa nhất giữa các công trình nhân tạo và tự nhiên, tạo cảm giác như đang đi bộ giữa các khu rừng nguyên sinh, các công trình nằm sát mép nước tạo nên vẻ đẹp hiếm có.
Một dấu hiệu cho thấy cư dân đây khá giàu có là việc bắn…pháo hoa giữa ban ngày trong các dịp khai trương cửa hiệu. Trời sang thế mà bắn tới 15 phút, có lẽ pháo tàu rẻ chăng???
Một danh thắng nữa mà theo nhiều người là “sẽ tiếc nuối cả đời nếu đến Tô Châu mà không thăm tháp Hổ Khâu”.
Hổ Khâu của Vân Nham tự nằm trên đồi Hổ. Đây là một tháp nghiêng. Nó là ngọn tháp nổi tiếng nhất ở miền đông Trung Quốc. Đồi Hổ thực chất là một tảng nham thạch lớn và bằng phẳng. Hai ngàn năm trăm năm về trước, đế vương chư hầu đều đến đây tham quan du ngoạn, thật sự là một bức tranh tuyệt đẹp.
(cái ảnh trên không phải em chụp)
Điểm tiếp theo là Bàn Môn (Panmen), có 2.500 năm tuổi, được xây dựng trong thời kỳ nước Ngô. Nó được biết đến vì kiến trúc xây dựng độc đáo duy nhất cũng như là sự kết hợp hài hòa của nước và cổng đất. Ngay cổng vào là Chùa Thụy Quang, ngôi chùa cổ nhất Tô Châu với ngọn tháp bát giác 7 tầng cao 53,57m.
Có rất nhiều công trình kiến trúc cảnh quan tuyệt mỹ tại Bàn Môn, trong đó tiêu biểu phải kể đến Công thành và cầu Wumen (chả biết dịch là gì)
Hành trình siêu tốc Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh
Với 5 ngày ít ỏi và 1 đam mê khám phá, chúng tôi nhắm đích đến là Trung Quốc, ông bạn láng giềng không mấy thân thiện.
Do quỹ thời gian quá eo hẹp mà lòng tham lại quá lớn nên việc chọn hành trình là cả vấn đề nan giải, phải mất khá nhiều thời gian lục tìm các trang web thông tin điểm đến có thể liên kết với Bắc Kinh và những ứng cử viên cuối cùng gồm 3 hành trình
1/ Bắc Kinh – Tây An – Bắc Kinh
2/ Bắc Kinh – Thiếu Lâm Tự – Bắc Kinh
3/ Bắc Kinh – Tô Châu – Hàng Châu – Bắc Kinh
Vé máy bay đi BK thì mua của VN online, vé Nội địa TQ thì mua qua http://www.elong.net/flights/ và khách sạn tự đặt trực tiếp tại Tô Châu, tại Hàng Châu và BK đặt qua www.agoda.com
Sở dĩ khách sạn Tô Châu đặt trực tiếp vì nó rẻ hơn bất cứ qua trang đặt khách sạn nào khác và lại gồm cả ăn sáng.
Cuối cùng thì cũng quyết được hành trình số 3. Chắc các cụ sẽ thắc mắc sao lại quay về Bắc Kinh làm gì cho mất thời gian; câu trả lời là thằng VN airlines nó khuyến mại hành trình đi Bắc Kinh khứ hồi có 180$ gồm cả thuế.
Ngày đầu tiên là ngày gian khổ nhất; khởi hành từ trung tâm đi Nội Bài trong nhung nhúc biển người kẹt xe và ông VOV GT cứ liên tục nhắc cầu TL đang ùn tắc nghiêm trọng. Mất đứt 2h để lên đến Nội Bài, vội vàng vào phòng cách ly, lùa tạm 2 tô phở gà, 1 chai nước cho 2 người và em nó nhẹ nhàng tính 198k trong sự tiếc nuối và đắng cay.
Chuyến bay VN900 đúng giờ, các em tiếp viên chuyến này sao trẻ và xinh thế không biết, chưa bao giờ em đi VN mà lại hài lòng thế. Đồ ăn trên chuyến bay này chấp nhận được.
Đến sân bay BK lúc 2h30, ngoài trời có 1oC và tuyết vẫn còn vương trên các mái nhà và thảm cỏ. Ấn tượng đầu tiên tại nước bạn là thủ tục nhập cảnh cực nhanh và mấy ẻm công an cửa khẩu chào mình trước khi mình kịp chào ẻm và cười rất tươi đón khách. Chả có lý do gì mà không bấm vào cái nút màu xanh đặt tại quầy để chấm điểm cho em điểm hài lòng cao nhất.
Thủ tục nói chuyến bay đi Thượng Hải bằng China Eastern Air (HK Đông Phương TQ) hơi gặp khó khăn vì thông tin trên bảng điện tử không chính xác. Chuyến bay đến sân Bay Hồng Kiều (Hongquai) được xếp làm thủ tục khu vực riêng ngay bên ngoài trong khi các chuyến bay đến sân bay Phu Đông (Pudong) làm phía bên trong. Vé nội địa em mua qua http://www.elong.net/flights/ với giá chấp nhận được cho 3h bay, tính ra khoảng 1,5tr/người. Nếu mua càng sớm thì càng rẻ. Các em tiếp viên TQ rất trẻ và xinh nhưng không mấy thân thiện. Chén no nê, đang thiu thiu ngủ thì thấy rầm 1 cái, hóa ra bác cơ trưởng hạ cánh kiểu tàu, cứ như cắm đầu xuống đường băng chứ không ngọt ngào như chuyến bay VN.
Thượng Hải không lạnh lắm, khoảng 8oC. Xếp hàng chờ taxi thì thôi rồi là dài, chắc vài trăm con người. Mấy quý ông TQ trông rất lịch lãm với cà vạt và complet nhưng luôn nhăm nhe chen hàng và sẵn sang khạc nhổ bất cứ lúc nào. Quả phản cảm này chỗ nào cũng gặp. Các cụ nên tránh xa kẻo nhiễm H1N1.
Phần lớn taxi là xe Volskwagen đời Tống. Cửa chỉ cho phép mở bên phải nên chỉ có thể vào và ra 1 bên. Sư phụ phi vèo vèo 140km/h trong sương mù dày đặc.
Điểm dừng chân đầu tiên là Tháp truyền hình Minh châu Đông Phương. Thực ra là chả có nhu cầu thăm cái tháp này mà chỉ là chờ cái xe bus Seat In Coach để đi tour dạo quanh phố phường. Tiếc là không kịp chuyến xe cuối cùng nên đành vẫy taxi dạo quang 1 vòng ra đi thẳng rag a bắt chuyến tàu đêm đi Tô Châu lúc 11h51.
Nhà ga Thượng Hải khá sạch đẹp và thực sẽ dễ sử dụng ngay cả khi không biết câu tiềng Tầu nào. Điều phàn nàn duy nhất với cái nhà ga này là khu vệ sinh ẩn bên trong nên hơi khó tìm và cực bẩn, không có giấy vệ sinh. Mấy tên Tàu khựa toàn gác chân lên bồn rửa chân nên càng bẩn.
Tàu khởi hành chính xác giờ như in trên vé. Mỗi toa tàu ngồi chứa tới 118 hành khách và đường ray hàn liền nên không có tiếng lục khục như tàu ở ta. Hành trình gần 100km đi Tô Châu chỉ mất 50 phút và khá yên tĩnh, tuy nhiên hơi khó ngủ được vì hệ thống ghế ngồi lưng thẳng đứng nên khá đau lưng. Thực sự thì với 15 tệ cho hành trình này cũng không nên phàn nàn.
An ninh tại tất cả nơi công cộng đều rất tốt, đồn cảnh sát với biển hiệu POLICE rất to luôn nằm tại vị trí dễ nhìn nhất. Nhà ga cũng soi an ninh như sân bay và không có những thành phần dặt dẹo phía trong nên rất an toàn. Bên trong là thế nhưng ra cửa thì thôi rồi, cò đâu ra mà lắm thế; thôi thì mời chào đủ thứ từ thuê xe, thuê hướng dẫn, tour, tơ lụa…cho tới xxx và tất cả đều bằng…tiếng Tầu mặc kệ các cụ hiểu hay không. Taxi được quy hoạch quản lý rất tốt và xếp hàng nghiêm chỉnh chờ khách. Nhân viên an ninh vẫn làm việc mặc dù đã là 00h30. New Century là khách sạn khá đẹp và trung tâm. Phòng sạch sẽ và thiết bị rất mới; bữa ăn sang không đến nỗi tệ. Ngày đầu tiên kết thúc bằng giấc ngủ như chưa từng được ngủ.
Sáng Tô Châu khá đẹp, nhiệt độ khoảng 15oC, áo khoác mỏng là phù hợp để đi thăm quan.
- Tô Châu là một thành phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền và các khu vườn (viên lâm) được thiết kế tỉ mỉ, mà ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Tô Châu cũng đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa Trung Hoa kể từ thời kỳ nhà Tống (960-1279) cũng như tiếp tục nắm giữ vị trí nổi tiếng này trong thời gian gần đây. Thành phố này là một phần của Tam giác vàng thuộc Trung Quốc. Thành phố này đặc biệt nổi tiếng vì những khu vườn. Một số vườn cây cảnh cổ điển đã được UNESCO xếp loại là di sản thế giới. Dân số: 6,06 triệu người (trong đó dân số nội thị 2,2 triệu), diện tích: 8.488 km². GDP trên đầu người của thành phố này là ¥66.826 (khoảng US$7.649) vào năm 2005, đứng hàng thứ năm trong số 659 thành phố Trung Quốc.
- Tô Châu, cái nôi của văn hóa Ngô, là một trong những đô thị cổ nhất trong lưu vực sông Dương Tử. Khoảng 2.500 năm trước, các bộ lạc bản địa, tự gọi mình là "Câu Ngô" vào cuối thời kỳ nhà Thương đã sinh sống trong khu vực mà sau này gọi là Tô Châu. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, Thái Bá đã đến đây để lập ra nước Ngô, đóng kinh đô tại đây và gọi nó là Ngô thành. Năm 473 TCN, nước Ngô bị nước Việt của Việt vương Câu Tiễn đánh bại. Tô Châu trở thành kinh đô của nước Việt. Năm 306 TCN, nước Việt lại bị nước ở sáp nhập. Vào thời kỳ nhà Tần, thành phố này được biết dưới tên gọi Ngô huyện. Vào thời kỳ nhà Tùy, thành phố này đã được đổi tên thành Tô Châu vào năm 589.
- Trong thời kỳ hai triều Minh-Thanh, thành phố này đã có nhiều thời kỳ thịnh vượng. Nhiều khu vườn nổi tiếng của các tư nhân đã được các tầng lớp quan lại và người giàu có xây dựng.
- Năm 1981, thành phố cổ này đã được Quốc vụ viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa liệt kê như là một trong bốn thành phố mà sự bảo vệ các di sản lịch sử và văn hóa cũng như cảnh quan thiên nhiên phải được đặt lên hàng đầu (các thành phố khác là Bắc Kinh, Hàng Châu và Quế Lâm). Kể từ đó, với các công trình kinh tế ở ngoại ô, Tô Châu đã phát triển thành một trong những thành phố thịnh vượng nhất ở Trung Quốc.
Dự định bắt taxi đi thăm quan bị gạt bỏ khi thấy quả phương tiện đặc trưng tính bóc lột lao động này. Dự tính chi phí taxi cho tất cả các điểm thăm quan tại Tô Châu chắc không quá 60 tệ nhưng 2 bác tài xe đạp này đòi 50 tệ/xe cho 4 điểm thăm quan + tiễn ra bến xe buýt nên cũng không buồn mặc cả. Thực sự đây là công việc nặng nhọc trên chiếc xe cà tàng với pedal bằng gỗ không vòng bi và những ổ trục khô dầu mỡ và 2 vị khách trên gần tạ rưỡi.
Hành trình thăm quan trên xe đạp khá thú vị, đôi lúc hơi choáng vì đi ngược chiều hoặc băng qua đường ô tô. Các bác tài kiêm luôn hướng dẫn viên và xài tiếng địa phương giới thiệu các điểm trên đường và không quên mời chào ghé mua tơ lụa, ngọc trai Tô Châu.
Dân số Tô Châu khá thưa thớt và giao thông yên bình. Mọi người luôn nhường đường ngay khi bác tài đập cái thanh sắt tay phanh vào khung xe tạo ra tiếng lạch xạch thay chuông. Tuyệt nhiên không thấy ai quay lại phàn nàn hay tỏ ý khó chịu ngay cả khi xe đi ngược chiều hoặc trèo cả lên vỉa hè. Một điểm đặt biệt là rất nhiều xe đạp, ô tô phi vào đường ngược chiều một cách vô tư. Xe cảnh sát ở đây là xe điện loại nhỏ như Golf car và chỉ dùng mục đích tuần tra chứ không phải để truy đuổi.
Thành phố sạch sẽ, thanh bình, không khí trong lành và con người thân thiện, cảnh quan tươi đẹp. Do thời gian hạn chế nên chúng tôi chọn một số điểm tiêu biểu để thăm quan. Điểm đến đầu tiên là Tịnh Viên (CangLangTing Garden), khu vườn lâu đời nhất Tô Châu. Đây là khu quần thể tuyệt đẹp với ao nước (không phải hồ nhé), các con kênh uốn lượn quanh các công trình kiến trúc cổ và các dãy hành lang dài miên man bằng gỗ chạm trổ tinh vi được trang trí bởi các bức tranh vẽ các lễ hội và tết cổ truyền Trung Hoa.
Chuyện kể rằng khu vườn này do một vị quan bị giáng chức và lưu đày Tô Châu xây dựng và đặt tên là Canglang theo họ ông là Canglang Wong. Vườn Tịnh Viên cũng là khu vườn duy nhất tại Tô Châu có được sự kết hợp hài hòa nhất giữa các công trình nhân tạo và tự nhiên, tạo cảm giác như đang đi bộ giữa các khu rừng nguyên sinh, các công trình nằm sát mép nước tạo nên vẻ đẹp hiếm có.
Một dấu hiệu cho thấy cư dân đây khá giàu có là việc bắn…pháo hoa giữa ban ngày trong các dịp khai trương cửa hiệu. Trời sang thế mà bắn tới 15 phút, có lẽ pháo tàu rẻ chăng???
Một danh thắng nữa mà theo nhiều người là “sẽ tiếc nuối cả đời nếu đến Tô Châu mà không thăm tháp Hổ Khâu”.
Hổ Khâu của Vân Nham tự nằm trên đồi Hổ. Đây là một tháp nghiêng. Nó là ngọn tháp nổi tiếng nhất ở miền đông Trung Quốc. Đồi Hổ thực chất là một tảng nham thạch lớn và bằng phẳng. Hai ngàn năm trăm năm về trước, đế vương chư hầu đều đến đây tham quan du ngoạn, thật sự là một bức tranh tuyệt đẹp.
(cái ảnh trên không phải em chụp)
Điểm tiếp theo là Bàn Môn (Panmen), có 2.500 năm tuổi, được xây dựng trong thời kỳ nước Ngô. Nó được biết đến vì kiến trúc xây dựng độc đáo duy nhất cũng như là sự kết hợp hài hòa của nước và cổng đất. Ngay cổng vào là Chùa Thụy Quang, ngôi chùa cổ nhất Tô Châu với ngọn tháp bát giác 7 tầng cao 53,57m.
Có rất nhiều công trình kiến trúc cảnh quan tuyệt mỹ tại Bàn Môn, trong đó tiêu biểu phải kể đến Công thành và cầu Wumen (chả biết dịch là gì)
Chỉnh sửa cuối: