- Biển số
- OF-644805
- Ngày cấp bằng
- 30/4/19
- Số km
- 311
- Động cơ
- 119,149 Mã lực
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á nhưng xét về Văn hóa và nhân chủng học ( ít nhất là bề ngoài) và văn hóa thì xem ra lại có những khác biệt nhất định. Người Việt có nước da sáng hơn, tóc thẳng, tầm vóc thuộc hạng thấp bé (hiện nay đã được cải thiện do kinh tế phát triển).
* Cung phi thời Nguyễn (https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/cuoc-song-go-bo-buon-tui-cua-cung-phi-trieu-nguyen-641222.html):
Việt Nam lập quốc tương đối sớm vào thế kỷ thứ VII TCN nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á từng là một bộ phận của Trung Quốc, bị đô hộ 1000 năm. Biểu đồ Gien được phân tích nghiêng về phía cư dân ĐNA nhưng văn hóa thì là bản sao của Trung quốc (do khả năng nên sao chép văn hóa Trung Quốc chỉ chú trọng ở khía cạnh thần bí, cúng bái, lễ hội là nhiều...), trong thống kê của một cuốn sách viết việc giao lưu thư tịch giữa Trung Quốc và Đại Việt đã cho biết các sứ thần khi sang Tàu thường mua nhiều tiểu thuyết chương hồi văn bát cổ, sách bói toán trong khi thời Minh Thanh cũng đã có sách khoa học cơ bản được phương Tây truyền đến qua các Giáo sỹ. Trong "Hải ngoại ký sự", một nhà sư là Thích Đại Sán sang Quảng Nam theo lời mời của Chúa Nguyễn cũng bày tỏ sự thất vọng khi các quan viên không hỏi về chỉ hỏi về kinh Dịch. Sự sùng bái văn hóa tàu ở các triều đại quân chủ đã sao chép tận lực từ ngôn ngữ phong tục, trang phục cho đến anh hùng, người dân và nho sỹ tôn sùng Quan Vũ, Khổng Minh, thi cử tuyển dụng nhân tài thì dùng Tứ Thư Ngũ Kinh Tứ Sử, những kinh nghiệm trị quốc và Danh nhân Việt không được đưa vào hệ thống đào tạo. Trường Đại học đầu tiên của Việt nam là Quốc Tử Giám thờ Khổng tử, mãi sau này mới đưa ông Chu Văn An vào phối thờ (bố ông này là người Trung Quốc)
* Tượng Khổng tử trong Văn Miếu (http://vanmieu.d.webcom.vn/vi/khong-tu-5F0787DB69A05AFCA2022B6370D300B0.html):
Mô hình tổ chức nhà nước được sao chép từ Trung quốc nhưng khác về quy mô, người đứng đầu các triều đại Việt Nam tuy có xưng đế trộm với các chư hầu (Bồn Man, Thủy Xá, Hỏa Xá, tàn tích Chăm Pa...nói chung chủ yếu là tập hợp các bộ lạc miền núi) xung quanh nhưng trên văn bản chính thức thì chỉ được xưng là An Nam Quốc Vương, có những giai đoạn chỉ được phong là Quận Vương. Việc cầu phong từ " thiên triều" đã trở thành một nghi thức sống còn với vua chúa An Nam, được phong là có chính danh được người dân thừa nhận, có chính danh mới ngăn ngừa được các mầm mống phản loạn. Vị vua anh hùng Nguyễn Huệ của người Việt Nam đã phải sang chầu Càn Long sau khi đánh tan quân Mãn để được phong An Nam Quốc Vương.
* Vua Quang Trung chầu Càn Long (https://tuoitre.vn/di-tim-chan-dung-vua-quang-trung-20171230203943696.htm):
Ngôn ngữ có đặc trưng dạng đơn âm tiết, nhiều thanh âm, giàu các từ vựng biểu lộ sắc thái biểu cảm, từ vựng miêu tả cuộc sống thường nhật nhưng ít từ vựng trừu tượng diễn đạt các khái niệm tinh thần, nghệ thuật. Người Việt rất sáng tạo trong lĩnh vực từ vựng thuộc lĩnh vực tứ khoái " ăn, ngủ, đụ, ị" có lẽ nhiều hàng tốp trên thế giới, rất phong phú về các từ tục thuộc văn hóa hạ lưu, riêng về hoạt động giao phối đã thành một đề tài riêng với: ngủ, nện, chịch, đụ, bề, làm tình, đyt, quan hệ, giao hợp, yêu, xoạc, nhấp nhô, nắc, phang, cối, quả là một dân tộc phồn thực và có phần hình nhi hạ. Đại từ xưng hô, chỉ ngôi rất phức tạp từ trang trọng tới bình dân nhưng không lại có đại từ xưng hô trung tính cho ngôi thứ nhất. Trong giao tiếp, người Việt phải xác lập ngay vị trí giữa các bên đối thoại, không có từ vựng trung tính khi xưng hô với người lớn tuổi, nếu xưng "tôi" với người bề trên là mang sắc thái thiếu tôn trọng, hoàn toàn khác tiếng Anh hoặc tiếng Tàu với các đại từ "I", You" và "Ngộ" "Nị" được sử dụng trong giao tiếp giữa các đối tượng bình thường trừ Hoàng gia. Nói chung tiếng Việt giàu biểu cảm nhưng ít suy lý, có tính bạo lực, đậm tính phồn thực, việc sáng tạo từ vựng mới gần như phó thác cho tầng lớp bình dân, giai cấp tinh hoa chỉ tiếp xúc với các khái niệm mới qua ngả đường Trung Quốc và dịch từ tiếng Tàu sang tiếng Hán Việt là đưa từ mới vào kho từ nguyên. Thời Cận đại thì tiếng Việt cũng đã tiếp tục du nhập một số lượng từ vựng lớn từ Trung Quốc mang đậm sắc thái ý thức hệ như nghị quyết, cương lĩnh, chỉnh huấn, lập trường...
* Bài chửi mất gà:
Làng trên xóm dưới! Bên sau phía trước! Bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào ở gần đây mà qua, đứa ở xa mà lại, nó day tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của tôi, thì buông tha nó ra, không thì tôi chửi cho đơơới!
Chém cha đứa bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua bà cho nó ăn hãy còn, sáng hôm nay, con bà gọi hãy còn, mà bây giờ mày đã bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì mày buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào thằng tam đại tứ đại nhà mày lên, bà khai quật san bằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đỏ mỏ, nó mổ chồng mổ con, mổ cái nhà mày cho mà xem. Ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà, thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba, mày xuống âm phủ mày bị quỷ sứ thần linh rút ruột ra, ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia ạ!
Việt Nam đã mượn chữ Tàu trong cả ngàn năm lịch sử thành văn và chỉ thoát được thứ chữ vuông rắc rối kia nhờ giáo sỹ A lịch sơn Đắc Lộ, nhờ chữ quốc ngữ mà việc phổ cập giáo dục cho người dân trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.(https://tuoitre.vn/chu-quoc-ngu-nhung-nguoi-dau-tien-khai-sang-20191206213804476.htm)
Trong lịch sử là một nước nhỏ, quốc lực yếu nên Việt Nam không có khả năng tập trung xây dựng những công trình lớn, những di tích vật chất có niên đại sớm của Việt Nam còn tồn tại khá ít và tầm vóc của nó không so sánh được với một số nước trong vùng ví dụ như Angco vat và Angco thom của người Khơ me
Thánh địa BaGan và chùa Vàng của Myanmar
Còn tiếp....
Biên soạn từ các nguồn : Đại Việt Sư ký toàn thư, Hải Ngoại Ký sự, Đại Nam Thực Lục.....Dặm dài đất nước - Những vùng đất, con người, tâm thức người Việt của Giáo sư Trần Quốc Vượng.
* Cung phi thời Nguyễn (https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/cuoc-song-go-bo-buon-tui-cua-cung-phi-trieu-nguyen-641222.html):

Việt Nam lập quốc tương đối sớm vào thế kỷ thứ VII TCN nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á từng là một bộ phận của Trung Quốc, bị đô hộ 1000 năm. Biểu đồ Gien được phân tích nghiêng về phía cư dân ĐNA nhưng văn hóa thì là bản sao của Trung quốc (do khả năng nên sao chép văn hóa Trung Quốc chỉ chú trọng ở khía cạnh thần bí, cúng bái, lễ hội là nhiều...), trong thống kê của một cuốn sách viết việc giao lưu thư tịch giữa Trung Quốc và Đại Việt đã cho biết các sứ thần khi sang Tàu thường mua nhiều tiểu thuyết chương hồi văn bát cổ, sách bói toán trong khi thời Minh Thanh cũng đã có sách khoa học cơ bản được phương Tây truyền đến qua các Giáo sỹ. Trong "Hải ngoại ký sự", một nhà sư là Thích Đại Sán sang Quảng Nam theo lời mời của Chúa Nguyễn cũng bày tỏ sự thất vọng khi các quan viên không hỏi về chỉ hỏi về kinh Dịch. Sự sùng bái văn hóa tàu ở các triều đại quân chủ đã sao chép tận lực từ ngôn ngữ phong tục, trang phục cho đến anh hùng, người dân và nho sỹ tôn sùng Quan Vũ, Khổng Minh, thi cử tuyển dụng nhân tài thì dùng Tứ Thư Ngũ Kinh Tứ Sử, những kinh nghiệm trị quốc và Danh nhân Việt không được đưa vào hệ thống đào tạo. Trường Đại học đầu tiên của Việt nam là Quốc Tử Giám thờ Khổng tử, mãi sau này mới đưa ông Chu Văn An vào phối thờ (bố ông này là người Trung Quốc)
* Tượng Khổng tử trong Văn Miếu (http://vanmieu.d.webcom.vn/vi/khong-tu-5F0787DB69A05AFCA2022B6370D300B0.html):

Mô hình tổ chức nhà nước được sao chép từ Trung quốc nhưng khác về quy mô, người đứng đầu các triều đại Việt Nam tuy có xưng đế trộm với các chư hầu (Bồn Man, Thủy Xá, Hỏa Xá, tàn tích Chăm Pa...nói chung chủ yếu là tập hợp các bộ lạc miền núi) xung quanh nhưng trên văn bản chính thức thì chỉ được xưng là An Nam Quốc Vương, có những giai đoạn chỉ được phong là Quận Vương. Việc cầu phong từ " thiên triều" đã trở thành một nghi thức sống còn với vua chúa An Nam, được phong là có chính danh được người dân thừa nhận, có chính danh mới ngăn ngừa được các mầm mống phản loạn. Vị vua anh hùng Nguyễn Huệ của người Việt Nam đã phải sang chầu Càn Long sau khi đánh tan quân Mãn để được phong An Nam Quốc Vương.
* Vua Quang Trung chầu Càn Long (https://tuoitre.vn/di-tim-chan-dung-vua-quang-trung-20171230203943696.htm):

Ngôn ngữ có đặc trưng dạng đơn âm tiết, nhiều thanh âm, giàu các từ vựng biểu lộ sắc thái biểu cảm, từ vựng miêu tả cuộc sống thường nhật nhưng ít từ vựng trừu tượng diễn đạt các khái niệm tinh thần, nghệ thuật. Người Việt rất sáng tạo trong lĩnh vực từ vựng thuộc lĩnh vực tứ khoái " ăn, ngủ, đụ, ị" có lẽ nhiều hàng tốp trên thế giới, rất phong phú về các từ tục thuộc văn hóa hạ lưu, riêng về hoạt động giao phối đã thành một đề tài riêng với: ngủ, nện, chịch, đụ, bề, làm tình, đyt, quan hệ, giao hợp, yêu, xoạc, nhấp nhô, nắc, phang, cối, quả là một dân tộc phồn thực và có phần hình nhi hạ. Đại từ xưng hô, chỉ ngôi rất phức tạp từ trang trọng tới bình dân nhưng không lại có đại từ xưng hô trung tính cho ngôi thứ nhất. Trong giao tiếp, người Việt phải xác lập ngay vị trí giữa các bên đối thoại, không có từ vựng trung tính khi xưng hô với người lớn tuổi, nếu xưng "tôi" với người bề trên là mang sắc thái thiếu tôn trọng, hoàn toàn khác tiếng Anh hoặc tiếng Tàu với các đại từ "I", You" và "Ngộ" "Nị" được sử dụng trong giao tiếp giữa các đối tượng bình thường trừ Hoàng gia. Nói chung tiếng Việt giàu biểu cảm nhưng ít suy lý, có tính bạo lực, đậm tính phồn thực, việc sáng tạo từ vựng mới gần như phó thác cho tầng lớp bình dân, giai cấp tinh hoa chỉ tiếp xúc với các khái niệm mới qua ngả đường Trung Quốc và dịch từ tiếng Tàu sang tiếng Hán Việt là đưa từ mới vào kho từ nguyên. Thời Cận đại thì tiếng Việt cũng đã tiếp tục du nhập một số lượng từ vựng lớn từ Trung Quốc mang đậm sắc thái ý thức hệ như nghị quyết, cương lĩnh, chỉnh huấn, lập trường...
* Bài chửi mất gà:
Làng trên xóm dưới! Bên sau phía trước! Bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào ở gần đây mà qua, đứa ở xa mà lại, nó day tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của tôi, thì buông tha nó ra, không thì tôi chửi cho đơơới!
Chém cha đứa bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua bà cho nó ăn hãy còn, sáng hôm nay, con bà gọi hãy còn, mà bây giờ mày đã bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì mày buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào thằng tam đại tứ đại nhà mày lên, bà khai quật san bằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đỏ mỏ, nó mổ chồng mổ con, mổ cái nhà mày cho mà xem. Ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà, thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba, mày xuống âm phủ mày bị quỷ sứ thần linh rút ruột ra, ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia ạ!
Việt Nam đã mượn chữ Tàu trong cả ngàn năm lịch sử thành văn và chỉ thoát được thứ chữ vuông rắc rối kia nhờ giáo sỹ A lịch sơn Đắc Lộ, nhờ chữ quốc ngữ mà việc phổ cập giáo dục cho người dân trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.(https://tuoitre.vn/chu-quoc-ngu-nhung-nguoi-dau-tien-khai-sang-20191206213804476.htm)

Trong lịch sử là một nước nhỏ, quốc lực yếu nên Việt Nam không có khả năng tập trung xây dựng những công trình lớn, những di tích vật chất có niên đại sớm của Việt Nam còn tồn tại khá ít và tầm vóc của nó không so sánh được với một số nước trong vùng ví dụ như Angco vat và Angco thom của người Khơ me

Thánh địa BaGan và chùa Vàng của Myanmar

Còn tiếp....
Biên soạn từ các nguồn : Đại Việt Sư ký toàn thư, Hải Ngoại Ký sự, Đại Nam Thực Lục.....Dặm dài đất nước - Những vùng đất, con người, tâm thức người Việt của Giáo sư Trần Quốc Vượng.
Chỉnh sửa cuối: