- Biển số
- OF-40761
- Ngày cấp bằng
- 16/7/09
- Số km
- 844
- Động cơ
- 476,030 Mã lực
Bài này trích từ VNe, các bác vào comment nhá :41:
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/09/3BA13581/?p=2#aComment
Ôtô tải đang tránh một xe máy sang đường tại cổng khu công nghiệp Vĩnh Tuy (Hà Nội), gần chục xe máy phía sau tranh thủ nhào ngay sang làn bên trái đi ngược chiều. Ít phút sau giao thông hỗn loạn.
> 'Mê cung' dưới hầm bộ hành gần 100 triệu USD / Những cú băng qua đường 'thót tim'
Không khó để bắt gặp những người đi ngược chiều khi tắc đường ở Hà Nội. Ảnh: Xuân Tùng
Không chỉ có việc đi ngược chiều, nhiều người còn có thói quen hễ ùn tắc là đi trên vỉa hè. Chiều 11/9, trên đường Chùa Bộc, ôtô, xe máy ken kín. Ngay lập tức, xe máy lao ầm ầm lên vỉa hè. Chẳng mấy chốc, vỉa hè cũng tắc.
Cảnh tắc đường trèo lên vỉa hè cũng không phải là hiếm. Ảnh: Xuân Tùng Ông Hoàng Văn Mạnh, Phó thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội khi nói về văn hóa đi đường cho rằng, một số người thiếu ý thức không đi đúng làn đường đã khiến tình trạng tắc đường nghiêm trọng hơn. "Đáng lẽ trong đám ùn tắc thì mọi người phải nhường nhịn, nhìn nhau mà đi", ông Phó thanh tra nói.
Theo thống kê của Ban chỉ đạo 197 thành phố, từ đầu năm đến nay Hà Nội xảy ra gần 100 vụ ùn tắc giao thông. Riêng tháng 8, xảy ra 24 vụ, tăng 4 vụ so với tháng 7. Một nguyên nhân quan trọng là do ý thức người tham gia giao thông còn quá kém.
Còn đây là comment của thiên hạ ợ (iem cũng cmm phát rồi ợ)
Tôi thường xuyên chứng kiến sự thiếu ý thức
Nhà tôi ở Hà Đông, làm việc ở Đền Lừ, vì thế, mỗi sáng đi làm, đều phải đi qua các điểm ùn tắc như: Ngã 3 đường bê tông (Khuất Duy Tiến) - Nguyễn Trãi, Ngã ba Nguyễn Trãi - Khương Trung, Trường Chinh...
Tuy nhiên, điểm tắc đường gây khó chịu nhất là đường Trường Chinh, bởi ngoài lý do đường hẹp, mật độ giao thông lớn, thì điều mà bức xúc nhất chính là thái độ tham gia của mọi người rất kém.
Thường xuyên có cảnh các phương tiện lấn làn gây ách tắc. Khi ai đó có ý kiến thì họ phản ứng lại rất gay gắt và thiếu văn hoá!
Thiết nghĩ, cần có hình thức xử phạt thích đáng, bởi vì chỉ có đánh vào kinh tế, thiết thân thì họ mới thực hiện nghiêm túc, còn nếu để tự ý thức, thì e rằng, còn lâu lắm!
Và mỗi sáng, chúng ta mất nhiều thứ ở những đoạn đường tắc như vậy.
( Hà)
Ý thức tham gia giao thông và xử lý chưa nghiêm!
Tôi thường xuyên là nạn nhân tắc đường của thiểu số người thiếu ý thức. Theo tôi phải đến 80% số vụ tắc đường, kẹt xe từ nguyên nhân này mà ra. Cứ tắc đường phía trước là tràn ngay phía đường ngược chiều, ùn tắc xảy ra là điều đương nhiên.
Những nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc vì lý do này là: Đê La Thành, đường xung quanh hồ Thành Công, đường Trại Găng... và rất nhiều nơi khác tại thành phố.
Tôi đề nghị CSGT phải phạt thật nặng, tước bằng lái xe, giam xe 1 tháng những người này thì may ra mới cải thiện được tình hình giao thông nhất là ở thủ đô Hà Nội.
( Nguyễn Tuấn)
Buồn về văn hoá giao thông VN
Quả thực tôi chả thấy ở đâu mà giao thông lại hỗn loạn như ở mình cả. Bất cứ chỗ nào, lúc nào không có công an, trật tự...hoặc dải phân cách bêtông, là chỗ ấy tắc đường. Tắc trầm trọng.
Gần nhà tôi có một ngã tư, hôm nào đi làm mà không thấy mấy bác trật tự phường đứng đó là y như rằng tắc nghẽn và muộn giờ làm. Ngay hôm kia, đang đi trên đường, do tránh ôtô đi ngược chiều nên tôi đi chậm lại, ngay lập tức bị một "chú" choai choai phóng vọt lên trước ôtô và "rầm". Tôi ăn trọn cái mũ bảo hiểm của anh ta vào mặt. May mà chỉ thương nhẹ. Càng nghĩ, càng thấy buồn cho văn hoá giao thông của người Việt mình.
( Phạm Anh Tuấn)
Giải pháp giao thông
Tôi thấy chúng ta đang lãng phí một phần diện tích đường - đó chính là vỉa hè. Vỉa hè đang được sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Chúng ta mất rất nhiều công sức để dọn quang đường phố. Kết quả xem chừng không được là bao. Theo tôi biết thì tại nhiều nước, vỉa hè được dành cho người đi bộ và đi xe đạp.
Giá mà khoản tiền đầu tư vào việc dẹp hàng rong, lấn chiếm vỉa hè được dành để tu sửa vỉa hè, làm thành đường cho xe đạp. Khi đó xe đạp sẽ không phải sử dụng chung đường với xe máy, ôtô. Các bậc phụ huynh sẽ đỡ lo hơn khi con em mình đi xe đạp tới trường. Lòng đường cũng sẽ trở nên thông thoáng hơn.
( Phạm Thanh An)
Ý thức là quan trọng!
Theo tôi ý thức của các lái xe bus cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tắc đường. Chỉ cần một chiếc xe bus đi sai làn hoặc cố tình vượt đèn đỏ cũng có thể gây tắc đường và rất dễ gây nguy hiểm cho bên kia.
Giải pháp: Tăng cường quy hoạch và quản lý lại giao thông, tuyên truyền ý thức của người tham gia giao thông (có thể làm các khẩu hiệu to dễ đọc tại các đèn đỏ). Xử phạt nghiêm minh và công bằng đối với tất cả mọi người tham gia giao thông.
( Do Luc )
Cần giáo dục về ý thức đi đường
Hiển nhiên đây là những người thiếu ý thức về cái họ đang làm. Nhưng nhiều lúc tôi suy ngẫm tại sao họ lại thiếu ý thức như thế? Phải chăng họ chưa được dạy, trách họ hay trách nền giáo dục của ta đây?.
Có ai nói và dạy cho họ biết rằng, tắc đường nguyên nhân chính là do đi lấn đường của phần đường ngược chiều, có phải ai cũng tự nhận thức được vấn đề này đâu? Cho nên theo tôi, chúng ta phải có một bài học trong các trường phổ thông về xử lý tình huống tắc đường cho học sinh. Nếu không dân ta chẳng bao giờ nhận thức được điều đó và hiển nhiên những câu đại loại như "ý thức kém khi đi đường", ... vẫn tồn tại trong người Việt.
( Trung Thu )
Chương trình nâng cao ý thức cộng đồng
Thiết nghĩ, cũng giống như các chương trình nâng cao sức khỏe cộng đồng khác, đã và đang được trình chiếu trên VTV1, VTV3 vào những giờ có số lượng người xem truyền hình nhiều nhất, nhà nước mình nên có xây dựng những chương trình hướng dẫn tham gia giao thông theo hình thức "tiểu phẩm".
Đường có dải ngăn cách thì đỡ, người dân chịu nuối đuôi xe nhau, chứ đường chỉ có vạch vôi thì thôi rồi, thành đường một chiều của những người thiếu ý thức... ngán lắm.
( Ngô Tiến Quyết )
Văn hóa nơi công cộng rất tệ
Nói về ý thức nơi công cộng thì nhiều người Việt Nam rất tệ. Đến ngã tư đèn đỏ mà không thấy công an thì vô tư vượt, hoặc nếu thấy ai cũng vượt thì mình cũng vượt, nếu một người nào đó dừng lại thì những người khác cũng dừng lại, đúng là ngộ thật.
Khi dừng đèn đỏ, đèn chưa bật xanh hay mới bật xanh mà đã bấm còi inh ỏi, trong khi phía trước quá nhiều xe đang bắt đầu lăn bánh, người phía trước ai cũng cần đi, đâu có ai ngủ gật mà bấm còi.
Tôi từng được nghe một người nói rằng "muốn biết trình độ văn hóa, văn minh của một nước, hãy ra đường". Nghĩ lại tôi thấy rất đúng. Mỗi khi ra đường gặp kẹt xe bạn sẽ biết. Người thì chạy lên lề, người thì cố chạy ngược chiều, người thì bấm còi inh ỏi, hai bên sáp vào như đánh trận thời Tam Quốc vậy.
Tôi thấy chúng ta hãy học tập ở con kiến, dù chúng có đông đến đâu, tổ kiến có nhỏ đến đâu, đường đi có dài, có đi vòng hay khó khăn như thế nào đi nữa, nếu chúng vẫn chịu khó xếp hàng lần lượt một để đi, nếu chúng ta cũng làm vậy thì nạn kẹt xe sẽ giảm rất nhiều, càng muốn đi vội, càng lấn thì hóa ra chúng ta càng làm khổ chúng ta, vì ai cũng như ta vậy, khi đó những thứ rắc rối khó chịu đó sẽ quay lại và chúng ta sẽ là người nhận hết những thứ mà chúng ta gây ra, từ rác hôi thối, ồn, kẹt xe trễ giờ làm việc...
( Nguyen Ngoc )
Nên có chế tài phạt
Theo tôi vấn đề này nên có chế tài phạt như mũ bảo hiểm thì một số người mới chấp hành được. Tôi cũng là người thường đi trên con đường Lê Trọng Tấn sang Tôn Thất Tùng thường xuyên bị một số người đi lấn trái đường, mà những người đi lấn trái đường này là rất ít nhưng lại để xảy ra ùn tắc.
( Hà Đại Hải)
Khó chịu nhất là việc lấn làn đường
Khi đường đông, nhiều người lấn làn đường, chen lên, bịt đường đi của chiều ngược lại, và từ đông thành tắc. Họ quá bon chen và thiếu ý thức.
Còn việc đi lên vỉa hè thì cũng dễ hiểu (mặc dù vi phạm luật giao thông). Ít ra việc đó cũng không làm ảnh hưởng tới việc tắc đường.
( huy phong )
Ý thức không tốt, thì đừng kêu chuyện tắc đường
Tôi thấy thật lạ là người ta cứ kêu chuyện đường xá thế này, giao thông thế nọ mà chính những người kêu ca lại không tự nhìn lại mình xem ý thức tham gia giao thông của họ ra sao. Không ít lần tôi chứng kiến nhiều người cứ muốn nhích lên thêm một tí để chen vào khoảng trống, hoặc đi ngược chiều để rồi đứng giậm chân tại chỗ vì tắc nghẽn, ùn ứ.
Kể cả hạ tầng giao thông tốt nhưng nếu ý thức tham gia giao thông kém thì vẫn cứ tắc. Chuyện ôtô dàn hàng 3 trên đường Kim Mã không hiếm, chuyện xe máy trèo lên vỉa hè rất phổ biến, chuyện SH, @, LX, Dylan vượt đèn đỏ, không mũ bảo hiểm xảy ra thường ngày (cứ lên khu gần bờ Hồ thì thấy rõ ràng)...
Nhanh một vài phút, chen lấn vài centimet để rồi lỡ cả mạng sống, thật không đáng. Đôi khi, tôi thấy người Việt mình cũng xấu xí thật...(xin mượn lời của một đề tựa tác phẩm văn học).
( Trần Hoàng Tùng )
Việc xảy ra hằng ngày
Vì nhà xa chỗ làm đến hơn 20km nên chuyện kẹt xe với tôi là chuyện hằng ngày. Rất nhiều người chạy xe thiếu ý thức, đến giao lộ đèn đỏ vẫn cố nhấn ga, nhiều người khi thấy đèn đỏ mà xe đông quá thì cố nhoi ra ngoài làn đường ngược chiều để ráng chạy lên trước để mình được đi đầu tiên, cho dù là phải chạy ra khỏi con lươn phân cách.
Không biết những người này nghĩ gì vì chắc chắn sẽ ùn tắc, như vậy là vô tình làm mất đi thời gian của chính mình, nghĩ là được đi trước nhưng cuối cùng lại càng mất thêm thời gian.
Còn một chuyện nữa mà tôi nghĩ cũng rất bức xúc, nhiều người băng qua đường mà không báo hiệu, nhiều chị nhiều cô chạy tràn ra giữa đường với tốc độ chậm làm cản trở giao thông của xe bus, ôtô trong khi làn bên trong lại bỏ trống.
Tôi nghĩ là đã có bằng lái xe thì chí ít cũng phải biết rằng phương tiện lưu thông tốc độ thấp phải chạy bên trong làn đường nhường cho những phương tiện chạy nhanh phần đường bên ngoài, như vậy mới bảo đảm được an toàn giao thông và tiết kiệm thời gian của người khác.
( Khánh)
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/09/3BA13581/?p=2#aComment
Ôtô tải đang tránh một xe máy sang đường tại cổng khu công nghiệp Vĩnh Tuy (Hà Nội), gần chục xe máy phía sau tranh thủ nhào ngay sang làn bên trái đi ngược chiều. Ít phút sau giao thông hỗn loạn.
> 'Mê cung' dưới hầm bộ hành gần 100 triệu USD / Những cú băng qua đường 'thót tim'
Tại ngã tư cầu Mai Động - Minh Khai, sáng đầu tuần, ôtô, xe máy đang lao vội qua ngã tư thì bên làn đối diện mặc dù đang đèn đỏ nhưng nhiều người vẫn cố tình điều khiển xe máy phóng qua. Vài giây sau, khu vực giữa ngã tư giao thông bắt đầu ùn ứ, hàng trăm người chen lấn, trong đó không khó để nhận ra vài người đang cố điều khiển chiếc xe máy đi ngược chiều.
Ngã ba Lĩnh Nam - cổng khu công nghiệp Vĩnh Tuy cũng thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc. Lòng đường hẹp, vào giờ cao điểm công nhân ở khu công nghiệp đổ ra đông, một số người thiếu ý thức đi ngược đường dẫn tới xung đột giữa các làn xe.
Chiều 11/9, chiếc ôtô tải dừng lại tránh một xe máy sang đường tại ngã ba Lĩnh Nam - cổng khu công nghiệp Vĩnh Tuy, 3 xe máy đang đi bên phải nhao ngay sang bên trái đi ngược chiều.
Trong ùn tắc, nhiều người tiếp tục đi sang làn đường bên trái để rẽ vào cổng khu công nghiệp. Vài lời bình phẩm khó chịu vang lên: "Đi đứng kiểu gì chen ngang giữa đường thế này", "cứ đi ngược đường thế nào chẳng tắc"... Hơi nóng từ ống xả ôtô, xe máy tỏa ra ngột ngạt.
Câu chuyện về văn hóa giao thông cũng phơi bày vào sáng 10/9, trên đường Trường Chinh, đoạn gần khu vực cây xăng ngã tư Trường Chinh - Lê Trọng Tấn. Đường hẹp, gần ngã tư, ai cũng muốn tranh thủ về sớm nên đã lấn tuyến, biến đường hai chiều thành một chiều.
Trong không khí ngột ngạt, mùi khói khét lẹt, một phụ nữ cố gắng rẽ trái, kéo vành khẩu trang đeo trên miệng, nói: "Mấy anh nhường đường giúp, vì nhà ở sát đây thôi". Vừa dứt lời, một người đàn ông nhấn ga, ngáng đầu xe chị và đáp: "Nhà tôi ở cạnh nhà chị đấy, chị nhường tôi trước đi"... Vậy là không ai nhường ai cứ thế dìm tay ga, cố nhích từng chút.
Đứng "chôn chân" tại ngã tư Trường Chinh - Lê Trọng Tấn sáng 10/9, chị Nguyễn Thị Như (Tôn Thất Tùng, Hà Nội) lắc đầu ngán ngẩm khi nhìn trên vỉa hè vài người điều khiển xe máy đi ngược chiều. "Đã tắc đường lại còn có người đi ngược chiều thế kia không biết bao giờ đường mới thông". Chị vừa dứt lời, tiếng người đàn ông bên cạnh vang lên giọng bực tức: "Thật thiếu ý thức".Không chỉ có việc đi ngược chiều, nhiều người còn có thói quen hễ ùn tắc là đi trên vỉa hè. Chiều 11/9, trên đường Chùa Bộc, ôtô, xe máy ken kín. Ngay lập tức, xe máy lao ầm ầm lên vỉa hè. Chẳng mấy chốc, vỉa hè cũng tắc.
Theo thống kê của Ban chỉ đạo 197 thành phố, từ đầu năm đến nay Hà Nội xảy ra gần 100 vụ ùn tắc giao thông. Riêng tháng 8, xảy ra 24 vụ, tăng 4 vụ so với tháng 7. Một nguyên nhân quan trọng là do ý thức người tham gia giao thông còn quá kém.
Xuân Tùng
Còn đây là comment của thiên hạ ợ (iem cũng cmm phát rồi ợ)
Tôi thường xuyên chứng kiến sự thiếu ý thức
Nhà tôi ở Hà Đông, làm việc ở Đền Lừ, vì thế, mỗi sáng đi làm, đều phải đi qua các điểm ùn tắc như: Ngã 3 đường bê tông (Khuất Duy Tiến) - Nguyễn Trãi, Ngã ba Nguyễn Trãi - Khương Trung, Trường Chinh...
Tuy nhiên, điểm tắc đường gây khó chịu nhất là đường Trường Chinh, bởi ngoài lý do đường hẹp, mật độ giao thông lớn, thì điều mà bức xúc nhất chính là thái độ tham gia của mọi người rất kém.
Thường xuyên có cảnh các phương tiện lấn làn gây ách tắc. Khi ai đó có ý kiến thì họ phản ứng lại rất gay gắt và thiếu văn hoá!
Thiết nghĩ, cần có hình thức xử phạt thích đáng, bởi vì chỉ có đánh vào kinh tế, thiết thân thì họ mới thực hiện nghiêm túc, còn nếu để tự ý thức, thì e rằng, còn lâu lắm!
Và mỗi sáng, chúng ta mất nhiều thứ ở những đoạn đường tắc như vậy.
( Hà)
Ý thức tham gia giao thông và xử lý chưa nghiêm!
Tôi thường xuyên là nạn nhân tắc đường của thiểu số người thiếu ý thức. Theo tôi phải đến 80% số vụ tắc đường, kẹt xe từ nguyên nhân này mà ra. Cứ tắc đường phía trước là tràn ngay phía đường ngược chiều, ùn tắc xảy ra là điều đương nhiên.
Những nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc vì lý do này là: Đê La Thành, đường xung quanh hồ Thành Công, đường Trại Găng... và rất nhiều nơi khác tại thành phố.
Tôi đề nghị CSGT phải phạt thật nặng, tước bằng lái xe, giam xe 1 tháng những người này thì may ra mới cải thiện được tình hình giao thông nhất là ở thủ đô Hà Nội.
( Nguyễn Tuấn)
Buồn về văn hoá giao thông VN
Quả thực tôi chả thấy ở đâu mà giao thông lại hỗn loạn như ở mình cả. Bất cứ chỗ nào, lúc nào không có công an, trật tự...hoặc dải phân cách bêtông, là chỗ ấy tắc đường. Tắc trầm trọng.
Gần nhà tôi có một ngã tư, hôm nào đi làm mà không thấy mấy bác trật tự phường đứng đó là y như rằng tắc nghẽn và muộn giờ làm. Ngay hôm kia, đang đi trên đường, do tránh ôtô đi ngược chiều nên tôi đi chậm lại, ngay lập tức bị một "chú" choai choai phóng vọt lên trước ôtô và "rầm". Tôi ăn trọn cái mũ bảo hiểm của anh ta vào mặt. May mà chỉ thương nhẹ. Càng nghĩ, càng thấy buồn cho văn hoá giao thông của người Việt mình.
( Phạm Anh Tuấn)
Giải pháp giao thông
Tôi thấy chúng ta đang lãng phí một phần diện tích đường - đó chính là vỉa hè. Vỉa hè đang được sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Chúng ta mất rất nhiều công sức để dọn quang đường phố. Kết quả xem chừng không được là bao. Theo tôi biết thì tại nhiều nước, vỉa hè được dành cho người đi bộ và đi xe đạp.
Giá mà khoản tiền đầu tư vào việc dẹp hàng rong, lấn chiếm vỉa hè được dành để tu sửa vỉa hè, làm thành đường cho xe đạp. Khi đó xe đạp sẽ không phải sử dụng chung đường với xe máy, ôtô. Các bậc phụ huynh sẽ đỡ lo hơn khi con em mình đi xe đạp tới trường. Lòng đường cũng sẽ trở nên thông thoáng hơn.
( Phạm Thanh An)
Ý thức là quan trọng!
Theo tôi ý thức của các lái xe bus cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tắc đường. Chỉ cần một chiếc xe bus đi sai làn hoặc cố tình vượt đèn đỏ cũng có thể gây tắc đường và rất dễ gây nguy hiểm cho bên kia.
Giải pháp: Tăng cường quy hoạch và quản lý lại giao thông, tuyên truyền ý thức của người tham gia giao thông (có thể làm các khẩu hiệu to dễ đọc tại các đèn đỏ). Xử phạt nghiêm minh và công bằng đối với tất cả mọi người tham gia giao thông.
( Do Luc )
Cần giáo dục về ý thức đi đường
Hiển nhiên đây là những người thiếu ý thức về cái họ đang làm. Nhưng nhiều lúc tôi suy ngẫm tại sao họ lại thiếu ý thức như thế? Phải chăng họ chưa được dạy, trách họ hay trách nền giáo dục của ta đây?.
Có ai nói và dạy cho họ biết rằng, tắc đường nguyên nhân chính là do đi lấn đường của phần đường ngược chiều, có phải ai cũng tự nhận thức được vấn đề này đâu? Cho nên theo tôi, chúng ta phải có một bài học trong các trường phổ thông về xử lý tình huống tắc đường cho học sinh. Nếu không dân ta chẳng bao giờ nhận thức được điều đó và hiển nhiên những câu đại loại như "ý thức kém khi đi đường", ... vẫn tồn tại trong người Việt.
( Trung Thu )
Chương trình nâng cao ý thức cộng đồng
Thiết nghĩ, cũng giống như các chương trình nâng cao sức khỏe cộng đồng khác, đã và đang được trình chiếu trên VTV1, VTV3 vào những giờ có số lượng người xem truyền hình nhiều nhất, nhà nước mình nên có xây dựng những chương trình hướng dẫn tham gia giao thông theo hình thức "tiểu phẩm".
Đường có dải ngăn cách thì đỡ, người dân chịu nuối đuôi xe nhau, chứ đường chỉ có vạch vôi thì thôi rồi, thành đường một chiều của những người thiếu ý thức... ngán lắm.
( Ngô Tiến Quyết )
Văn hóa nơi công cộng rất tệ
Nói về ý thức nơi công cộng thì nhiều người Việt Nam rất tệ. Đến ngã tư đèn đỏ mà không thấy công an thì vô tư vượt, hoặc nếu thấy ai cũng vượt thì mình cũng vượt, nếu một người nào đó dừng lại thì những người khác cũng dừng lại, đúng là ngộ thật.
Khi dừng đèn đỏ, đèn chưa bật xanh hay mới bật xanh mà đã bấm còi inh ỏi, trong khi phía trước quá nhiều xe đang bắt đầu lăn bánh, người phía trước ai cũng cần đi, đâu có ai ngủ gật mà bấm còi.
Tôi từng được nghe một người nói rằng "muốn biết trình độ văn hóa, văn minh của một nước, hãy ra đường". Nghĩ lại tôi thấy rất đúng. Mỗi khi ra đường gặp kẹt xe bạn sẽ biết. Người thì chạy lên lề, người thì cố chạy ngược chiều, người thì bấm còi inh ỏi, hai bên sáp vào như đánh trận thời Tam Quốc vậy.
Tôi thấy chúng ta hãy học tập ở con kiến, dù chúng có đông đến đâu, tổ kiến có nhỏ đến đâu, đường đi có dài, có đi vòng hay khó khăn như thế nào đi nữa, nếu chúng vẫn chịu khó xếp hàng lần lượt một để đi, nếu chúng ta cũng làm vậy thì nạn kẹt xe sẽ giảm rất nhiều, càng muốn đi vội, càng lấn thì hóa ra chúng ta càng làm khổ chúng ta, vì ai cũng như ta vậy, khi đó những thứ rắc rối khó chịu đó sẽ quay lại và chúng ta sẽ là người nhận hết những thứ mà chúng ta gây ra, từ rác hôi thối, ồn, kẹt xe trễ giờ làm việc...
( Nguyen Ngoc )
Nên có chế tài phạt
Theo tôi vấn đề này nên có chế tài phạt như mũ bảo hiểm thì một số người mới chấp hành được. Tôi cũng là người thường đi trên con đường Lê Trọng Tấn sang Tôn Thất Tùng thường xuyên bị một số người đi lấn trái đường, mà những người đi lấn trái đường này là rất ít nhưng lại để xảy ra ùn tắc.
( Hà Đại Hải)
Khó chịu nhất là việc lấn làn đường
Khi đường đông, nhiều người lấn làn đường, chen lên, bịt đường đi của chiều ngược lại, và từ đông thành tắc. Họ quá bon chen và thiếu ý thức.
Còn việc đi lên vỉa hè thì cũng dễ hiểu (mặc dù vi phạm luật giao thông). Ít ra việc đó cũng không làm ảnh hưởng tới việc tắc đường.
( huy phong )
Ý thức không tốt, thì đừng kêu chuyện tắc đường
Tôi thấy thật lạ là người ta cứ kêu chuyện đường xá thế này, giao thông thế nọ mà chính những người kêu ca lại không tự nhìn lại mình xem ý thức tham gia giao thông của họ ra sao. Không ít lần tôi chứng kiến nhiều người cứ muốn nhích lên thêm một tí để chen vào khoảng trống, hoặc đi ngược chiều để rồi đứng giậm chân tại chỗ vì tắc nghẽn, ùn ứ.
Kể cả hạ tầng giao thông tốt nhưng nếu ý thức tham gia giao thông kém thì vẫn cứ tắc. Chuyện ôtô dàn hàng 3 trên đường Kim Mã không hiếm, chuyện xe máy trèo lên vỉa hè rất phổ biến, chuyện SH, @, LX, Dylan vượt đèn đỏ, không mũ bảo hiểm xảy ra thường ngày (cứ lên khu gần bờ Hồ thì thấy rõ ràng)...
Nhanh một vài phút, chen lấn vài centimet để rồi lỡ cả mạng sống, thật không đáng. Đôi khi, tôi thấy người Việt mình cũng xấu xí thật...(xin mượn lời của một đề tựa tác phẩm văn học).
( Trần Hoàng Tùng )
Việc xảy ra hằng ngày
Vì nhà xa chỗ làm đến hơn 20km nên chuyện kẹt xe với tôi là chuyện hằng ngày. Rất nhiều người chạy xe thiếu ý thức, đến giao lộ đèn đỏ vẫn cố nhấn ga, nhiều người khi thấy đèn đỏ mà xe đông quá thì cố nhoi ra ngoài làn đường ngược chiều để ráng chạy lên trước để mình được đi đầu tiên, cho dù là phải chạy ra khỏi con lươn phân cách.
Không biết những người này nghĩ gì vì chắc chắn sẽ ùn tắc, như vậy là vô tình làm mất đi thời gian của chính mình, nghĩ là được đi trước nhưng cuối cùng lại càng mất thêm thời gian.
Còn một chuyện nữa mà tôi nghĩ cũng rất bức xúc, nhiều người băng qua đường mà không báo hiệu, nhiều chị nhiều cô chạy tràn ra giữa đường với tốc độ chậm làm cản trở giao thông của xe bus, ôtô trong khi làn bên trong lại bỏ trống.
Tôi nghĩ là đã có bằng lái xe thì chí ít cũng phải biết rằng phương tiện lưu thông tốc độ thấp phải chạy bên trong làn đường nhường cho những phương tiện chạy nhanh phần đường bên ngoài, như vậy mới bảo đảm được an toàn giao thông và tiết kiệm thời gian của người khác.
( Khánh)